Tuesday, August 15, 2017

Cầu Trên Sông Kwai

TT Thành (Sưu tầm và dịch thuật)


Image result for bridge on the river kwai
Chiếc cầu trên sông Kwai là phim về tù binh Anh quốc thời Thế chiến II do David Lean đạo diển dựa theo cuốn truyện “Cầu trên sông Kwai”của tác giả người Pháp là Pierre Boulle năm 1957. Cuốn phim là một sự tạo dựng phim kịch nhưng mượn dùng đường rầy xe lửa của công ty Burma Railway hồi năm 1942-43 để làm bối cảnh lịch sử. Tài tử chính trong phim là: William Holden (Mỹ), Alec Guinness (Anh), Jack Hawkins và Sessue Hayakawa (Nhật).

Năm 1997, cuốn phim này được xem là “có ý nghĩa văn hóa, lịch sử và mỹ thuật” và đã được chọn để lưu giữ trong Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ về Phim Ảnh. Cuốn phim được dựa vào một câu chuyện ở nơi chiếc cầu đưọc xây dựng và thêm tình tiết vào về tù binh người Anh bị đặt dưới quyền trông coi trại tù khắc nghiệt của một sĩ quan Nhật. Nó nêu lên quân phong đáng trọng của binh sĩ Anh trước sự độc đoán và hà khắc của quân phiệt Nhật. Chíếc cầu là biểu tượng cho tinh thần đó và cuối cùng bị tiêu huỷ như là bằng chứng cho sự vô lý của chiến tranh qua một công trình do “nước sông công tù” này.

Tình tiết trong phim này được dựa vào chiếc cầu xây dựng năm 1943 trên sông Mae Klong, năm 1960 đổi tên là Khwae Yai ở tại điạ danh Tha Ma Kham, năm cây số cách làng Kanchanaburi của Thái. Theo lờì của Uỷ Ban thuộc Cộng Đồng chung Lưu Giữ Nghĩa Trang về Chiến Tranh thì:

“Đường xe lửa được tù binh anh, Hòa lan và Mỹ xây là dự án của Nhật để yểm trợ cho quân đội Nhật tại Miến Điện. Trong khi xây dựng, 13 ngàn tù đã chết và chon dọc theo đường rầy. Có từ 80 đến 100 ngàn thường dân bị cưởng bức lao động lấy từ Mã lai và những vùng lân cận hay bị trưng dụng từ Thái. Và Miến Điện. Hai nhóm lao công từ Thái và Miến làm lao tác ở hai đầu đường rầy rồi chạy dần về hướng trung tâm.”

Những biến chuyển mô tả trong phim phần lớn là tạo dựng để nói lên điều kiện tồi tệ và những thống khổ cực kỳ mà tù binh phải chịu. Trên thực tế thì điều kiện của tù binh còn tồi tệ hơn trong phim nhiều. Nhân vật có cấp bậc trung tá thực sự lúc sự việc xãy ra là Trung tá Philip Toosey. Trong chương trình phỏng vấn của đài BBC, một cựu tù binh ở trại thì nhân vật tưởng tượng là trung tá Nicholson nếu có thật sẽ không thể nào được sự tin tưởng và nể trọng của binh sĩ mình vì đã buộc họ phải thi hành lệnh của sĩ quan trưởng trại Nhật để xây chiếc cầu. Trung tá Toosey không bao giờ có hành động hợp tác với Nhật như Nicholson trong phim. Tác gỉa cuốn truyện là Pierre Boulle phủ nhận mạnh mẻ là không bao giờ ông có ý bài bác sĩ quan cao cấp Anh dù nhiều người nghỉ như vậy.

Trong phim có vaì nhân vật có thật ở ngoài đời nhưng không được mô tả chính xác trong phim thí dụ như thượng sĩ Saito (trong phim là sĩ quan coi trại) không phải là chỉ huy trưởng của trại giam. Cảnh cây cầu bị phá huỷ hoàn toàn cũng chỉ là truyện phim vì trong cuốn truyện thì cáí câù không bị phá huỹ hoàn toàn và Nicholson cũng không té lên cần máy nẩy cho nổ mìn. Tuy nhiên tác gỉa tuyện là Boulle lại thích thú vơí sự dàn dựng đó. Đạo diển được lựa chọn sau cùng là David Lean. Lean thường có mâu thuẫn về vai trò của viên sĩ quan Anh trong phim với tàì tử ngươì Anh là Guinness vì tài tử này cho rằng vai trò của trung tá Nilcholson trong phim mang ý nghĩ “bài bác xứ Anh”. Tài tử chính là Ale Guinness cho biết là ông tạo cách đi sau khi bị lôi ra khỏi cát sô “Lò nướng” trong phim bắt chước theo cách đi của đứa con trai của mình tên là Matthew khi mới vừa khỏi bịnh tê liệt. Còn đạo diển Lean thì xuýt bị chết đuối khi dạo diển ở trên con sông.

Cuốn phim này là một sự hợp tác quốc tế giữa công ty Mỹ và Anh. Cảnh quay được định ở Thaí nhưng phần lớn quay tại Tích lan (Sri Lanka) với vài cảnh quay tại Anh. Cảnh cho nổ chiếc cầu là vào ngày 10 thánh Ba, 1957 vớí sự hiện diện của Thủ Tướng Tích Lan là S.W.R.D. Bandaranaike và các nhân vật trong chính phủ. Đọan phim quay cây cầu sập được chở máy bay vế Anh bị biến mất làm mọi người cuống cuồng tìm kiếm khắp mọi nơi. Một tuần sao mới biết là nó nằm ở một kho hàng ở phi trường Cairo của Ai cập. Mọi người còn lo ngại là khí nóng sẽ làm hại đến phim nhưng may thay, khi tráng phim ra thì vẫn không sao.

Bản nhạc chính được húyt sáo bởi tù binh để đời trong phim tên là “Colonel Bogey March” có lời văng tục mạ lỵ Hitler, đám lảnt tụ Đức Quốc Xả và phát xít Nhật mà nhiều người Anh vẫn còn nhớ. Nhạc sĩ Arnold được trao giải Academy Award cho phần nhạc viết cho phim.

Phim Cầu Trên Sông Kwai được tặng bảy giải Oscars cho: hình ảnh đẹp nhất, đạo diển tài nhất, diển viên hay nhất, viết phan cảnh hay nhất, nhạc hay nhất, cát ráp hay nhất và hình ảnh đẹp nhất. Ba giải của Hội Điện ảnh Anh BAFTA. Ba giải của Golden Globes (Qủa Cầu Vàng). Giải diển viên phụ xuất xắc nhất về tay diển viên ngưòi Nhật đóng vai Saito là Sessue Hayakawa. Phim được tặng giải âm nhạc Grammy Award cho nhạc phim.

Cuốn phim được chọn để lưu giữ vào Viện Phim Ảnh Quốc Gia của Mỹ. Đài TV số 4 của Anh trong cuộc trưng cầu bình chọn từ khán giả 100 phim về chiến tranh hay nhất năm 2005, phim Cầu trên song Kwai được đứng hạng thứ 10. Viện Phim Ảnh của Anh quốc liệt phim này vào thứ 11 của những phim hay nhất nước Anh.

Chắc có qúy vị đã từng xem qua phim này và co cùng xúc động khi nghe đám tù binh trong bộ binh phục tả tơi, giày bị rách mòn, há mõm vừa dậm chân vừa huýt sáo trong ánh mặt trời nắng gắt cháy da một cách thật là bi hùng. Riêng phần chúng tôi, khi qua đưọc bên này tôi được anh bạn cũng mê phim xưa tên Tôn cho tôi mượn cuốn phim về xem. Xem lại cuốn phim mà lòng chúng tôi vẫn thấy bôì hồi như thuở xa xưa xưa khi xem trong rạp Rex ở Saigon. Chắc phải là vì đã bị trải qua nhiêu năm bị đày ải trong trại cải tạo nên có sự thông cảm xâu xa vớí thảm cảnh của kẻ bị giam cầm trong trại tù. Nhất là cái oai hung của ngươì chiến sĩ dù bị bại trận nhưng vẫn kiêu hùng trước kẻ thù mà không hề khuất phục.

Riêng về bản nhạc húyt sáo trong phim nó đã trở nên bất hủ ở thế hệ chúng tôi. Âm hưởng của nó nói lên sự kiêu hùng của đời chiến binh đem cuộc đời để đền đáp nợ núi sông. Hiện nay có rất nhiều đại xuất phẩm ra đời nhưng sao riêng chúng tôi trong lòng và trong trí lúc nào cũng vẫn còn thấy và vẫn còn nghe khúc nhạc kiêu hùng và hình ảnh bi tráng đó trong phim. Có phải vì vậy mà:

Dù cho năm tháng chất chồng
Phim xưa vẫn mãi trong lòng không quên./.

Lacey, cuối tháng Tám, 2010

No comments:

Blog Archive