Friday, April 3, 2020

Fake News lên ngôi?

Hãng truyền thông RFI (Radio France Internationale) trong ngày 2 tháng 4 đã đăng bài ''Khẩu Trang Từ Trung Quốc Dự Tính Cho Pháp Đã Bị Mỹ ‘Cướp’ Vào Phút Cuối” (xem hình số 1). Một số báo đài khác bên Pháp, Đức và VN liền hùa theo và chửi Mỹ thậm tệ. Báo Mới còn đăng bài “Pháp mua khẩu trang từ TQ, Mỹ trả giá cao ‘mua đứt’ ngay tại sân bay” nhưng hôm nay đã đăng bài phủ nhận chuyện đó (hình số 2).

Một số người, trong đó có bạn bè với mình ở ngoài đời và trên Facebook cũng đăng bài chửi Mỹ “khốn nạn”, “mặt chuột bẩn thỉu”, “mất nhân tính”... Dù không muốn tranh cãi vô ích và tốn thời gian, mình đăng bài này chỉ với mong muốn làm rõ sự việc và có thể giúp cho ai đó “sáng mắt sáng lòng” hơn. Nếu vụ này được chứng minh là có thật 100% trong vài ngày nữa, mình sẽ đăng bài cáo lỗi.

Dưới đây là đoạn dịch từ bài báo trên Fox News (có link đính kèm - hình số 3):

Một số quan chức Pháp tại một số vùng tuyên bố trong tuần này rằng Hoa Kỳ đã trả cho các nhà phân phối Trung Quốc ít nhất gấp đôi, bằng tiền mặt, để lấy đi các tiếp tế y tế thiết yếu từ Pháp.

Ông Ren Renaud Muselier, Chủ tịch vùng Paca và Hiệp hội các địa phương tại Pháp đã nói với RT France hôm thứ năm: “Sáng nay trên đường băng [tại sân bay] ở Trung Quốc, một đơn đặt hàng của Pháp đã được người Mỹ mua bằng tiền mặt, và chiếc máy bay thay vì đến Pháp đã bay thẳng đến Hoa Kỳ.”

RT France là phiên bản tiếng Pháp của đài tin tức quốc tế RT của Liên Bang Nga.

Trong khi Muselier không bình luận thêm về cáo buộc của mình với tờ nhật báo Pháp Liberation, tờ báo cho biết sau đó ông ta nói với hãng tin AFP có trụ sở tại Pháp rằng một Chủ tịch vùng khác vực khác tuyên bố Hoa Kỳ đã trả gấp ba lần tiền mặt cho khẩu trang y tế. Muselier không nói được tên vùng đó hoặc số khẩu trang đã được đặt hàng.


Lưu ý vài điểm sau:

• RT France là phiên bản tiếng Pháp của đài tin tức quốc tế RT của Liên Bang Nga. Ai dám khẳng định tin tức của đài Nga này là đáng tin cậy 100%

• Mình từng làm “quản trị kinh doanh” cho một hãng thương mại và logistics hơn 5 năm nên khá rành các thủ tục xuất nhập khẩu quốc tế, đặc biệt là từ Trung Quốc đến Mỹ. Khi hàng hoá theo đơn đặt hàng đã chuyển đến bến cảng hay phi trường để chuẩn bị xuất ra nước ngoài thì lô hàng đó đã hoàn tất thủ tục hải quan (hay còn gọi là “thông quan”), nghĩa là tất cả thông tin trong hồ sơ của lô hàng đó phải trùng khớp 100% và được xác nhận bởi các bên liên quan. Không ai có thể phá vỡ thủ tục hải quan và thay đổi hồ sơ ngay tại bến bãi.

Dưới đây là danh sách các hồ sơ thông thường cho một chuyến hàng xuất khẩu:

* Commercial Invoice

* Export Packing List

* Pro Forma Invoice

* Airway Bill

* Generic Certificate of Origin

* Dangerous Goods Certificate

* Insurance Certificate

* Shipper's Letter of Instruction

Do vậy, không thể có chuyện “Mỹ nẫng tay trên” vào phút cuối ngay tại phi trường. Ai nói Mỹ làm (hay dám làm) chuyện đó là NÓI LÁO 100%!

• Chính ông Muselier cũng không đưa ra được thông tin cụ thể ra sao. Nói mập mờ thiếu bằng chứng mà cũng được báo đài đưa tin? Có nên gọi là “fake news” hay không?

• Nhiều tập đoàn và công ty lớn nhỏ tại Mỹ đã và đang tăng công suất sản xuất khẩu trang và thiết bị y tế... Trong tương lai rất gần, Mỹ sẽ có đủ trang thiết bị y tế chống dịch. Vaccines và thuốc đặc trị cũng vậy.

• Một điều rất phi lý nữa là “Mỹ tranh mua và trả tiền ngay tại chỗ.” Một hợp đồng mua tới hàng triệu khẩu trang y tế thì chẳng có công ty nào rút tiền mặt ra trả trực tiếp ngay tại bến bãi giống như mafia! Phương thức thanh toán thông thường là mở LC (Letter of Credit) rồi chuyển khoản qua các nhà băng thương mại quốc tế.

Thời buổi tin tức nhiễu loạn, tin giả mạo (fake news) lan tràn khắp nơi, hãy sàng lọc và đối chiếu thông tin, suy nghĩ chín chắn trước khi lên mạng xã hội chửi bới lung tung theo cảm tính chủ quan của mình hay thiếu bằng chứng cụ thể.

Update :

Mình không muốn tranh cãi mất thời gian với những “chuyên gia kinh tế chính trị mạng”. Một công ty sản xuất độc quyền cho một hãng thương mại nếu họ đặt giá cao hơn các hãng khác và có uy tín, khả năng cộng tác làm ăn lâu dài. Không thể có chuyện hãng khác “nẫng tay trên” ngay tại bến bãi xuất khẩu vào phút cuối vì ngoài chuyện hồ sơ hải quan còn dẫn đến việc kiện tụng tại Toà Án Quốc Tế. Hãng sản xuất nào dám “chơi” vậy nếu không muốn bị kiện sập tiệm?

FB dang vu nam phong


Image may contain: text

Image may contain: 1 person

No comments:

Blog Archive