Trung Quốc đã mua 50 triệu tấn gạo trên thế giới
Trong khi dịch viêm phổi Vũ Hán đang lan tràn trên toàn thế giới, chính phủ Trung Quốc không chỉ “quét sạch” khẩu trang và các vật tư y tế trên toàn cầu mà còn có dấu hiệu thu gom lương thực, thực phẩm.
Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan cho biết, vào cuối tháng 3, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gom được 50 triệu tấn gạo trên toàn thế giới.
Ngày 14/4, Viện hành chính Đài Loan đã tổ chức một cuộc họp báo về kế hoạch giải cứu để “hỗ trợ những khó khăn của nông dân”.
Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan Trần Cát Trọng cho biết tại cuộc họp, rằng ĐCSTQ đã mua 50 triệu tấn gạo trên khắp thế giới vào cuối tháng 3. Ông Trần nói thêm rằng nhiều nước trên thế giới hiện đang hạn chế xuất khẩu nông sản, bao gồm tăng thuế xuất khẩu và hạn chế hạn ngạch xuất khẩu. Trong số đó, Ấn Độ, Campuchia, Myanmar và Việt Nam đã thay đổi hạn ngạch xuất khẩu để hạn chế bán ra. Kazakhstan, Nga và Ukraine là những nhà xuất khẩu lúa mì lớn và hiện đều đã dừng xuất khẩu.
Ông cũng cho biết, các nước Đông Nam Á đã áp dụng việc kiểm soát hoặc mua số lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, trước đó ĐCSTQ đã mua được một lượng lớn 50 triệu tấn gạo trên khắp thế giới vào cuối tháng 3. Động thái này có thể khiến giá ngũ cốc toàn cầu tăng.
Ngưu Phượng Thụy, cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Phát triển Đô thị của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng động thái này là do các doanh nhân Trung Quốc nhân tình hình dịch bệnh mà tích trữ thực phẩm, thu lợi nhuận khổng lồ.
Nói với đài Á Châu Tự do vào ngày 15/4, Ngưu Phượng Thụy giải thich, vì Trung Quốc đã trải qua nạn đói trong quá khứ và nhiều người vẫn còn ký ức sợ hãi từ nạn đói đó nên họ tích trữ thực phẩm và các thương nhân đã lợi dụng tâm lý đó của người dân mà mua sẵn một lượng lớn lương thực, thực phẩm.
Tuy nhiên, nhiều người sử dụng mạng đã bắt đầu liên kết sự kiện này với việc thu gom khẩu trang và các vật tư y tế phòng chống dịch của ĐCSTQ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu bùng phát. Nhiều người đặt câu hỏi rằng, liệu việc thu gom lương thực cũng là bắt nguồn từ chỉ đạo của ĐCSTQ.
Hiện tại, dịch virus Vũ Hán đã bùng phát được hơn 3 tháng. Khi bắt đầu bùng nổ, một mặt ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, mặt khác thông qua các đại sứ quán và lãnh sự quán của ĐCSTQ ở nước ngoài phát động cái gọi là phong trào ủng hộ, đồng thời sử dụng các công ty Trung Quốc ở nước ngoài để thu gom vật tư y tế ở tất cả các quốc gia trên thế giới rồi chuyển về Trung Quốc. Do đó, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã trở nên thụ động, thiếu thốn các trang thiết bị y tế thiết yếu khi dịch bệnh lan tới nước họ.
Hiện nay, dịch bệnh vẫn đang lan rộng khắp nơi. Tình trạng thiếu lương thực đang là mối nguy tiềm ẩn đe dọa thế giới. Tổ chức Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã cảnh báo vào cuối tháng 3 rằng, nếu các quốc gia không thể ứng phó đúng với dịch bệnh, thế giới sẽ đối mặt với khủng hoảng thiếu lương thực .
Trung Quốc là nhà nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Năm 2018, nhập khẩu nông sản của nước này đạt 137,1 tỷ USD. Tình trạng thiếu lương thực toàn cầu nếu xảy ra, chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc.
Theo nguồn tin của NTDTV, một tài liệu mật do Văn phòng Đảng Ủy Lâm Hạ, tỉnh Cam Túc ban hành đã bị lộ ra ngoài vào ngày 1/4. Trong đó kêu gọi các quan chức địa phương bắt đầu “toàn lực trữ bị” (toàn lực dự trữ) lương thực, thịt dê bò và dầu, muối cùng các vật tư sinh hoạt. Đồng thời ghi: “Hãy chắc chắn rằng mỗi hộ gia đình dự trữ đủ 3 đến 6 tháng thực phẩm để dùng dần trong trường hợp cần thiết”.
Đồng thời, nhiều tỉnh ở Trung Quốc có hiện tượng người dân đổ xô đi mua thực phẩm và dầu ăn. Mặc dù các quan chức ĐCSTQ đã nhiều lần bác bỏ tin đồn, việc mua bán vẫn tiếp tục.
Và như để càng làm cho vấn đề tồi tệ hơn, tuyết đã bất ngờ rơi ở nhiều vùng của Trung Quốc vào giữa tháng 4, đe dọa mùa màng thất bát. Cùng với cuộc xâm lược của “sát thủ ngũ cốc” sâu keo (tên khoa học là Spodoptera frugiperda) và thảm họa châu chấu đang đến gần, viễn cảnh khủng hoảng lương thực ở Trung Quốc ngày càng có nguy cơ trở thành sự thật hơn.
Theo Li Yun, NTDTV
Phụng Minh biên dịch
Phụng Minh biên dịch
No comments:
Post a Comment