Thursday, January 2, 2020

Ikigai là gì?

Thật tình quan niệm này, cho tới nay, không có từ ngữ nào tương dương tiếng Việt, tiếng Trung Hoa hay tiếng Anh, tiếng Pháp.

Người Anh dịch là “Things that you live for” hay là “the reason for which you wake up in the morning”

Người Pháp cũng dịch 1 cách tương tự là “La Raison D’Être”.

Người Nhật viết chữ Ikigai là 生き甲斐 , lẽ dĩ nhiên tôi không biết tiếng Việt là gì, tuy rằng tôi nhận thấy có nhiều Hán Tự trong 4 chữ này.

Phải nhờ các bạn thân như Nguyễn Trung Chí, Đào Tơ, Ngọc Hân, Cảnh, …đã sống và đi học Đại Học nhiều năm ở Tokyo vui long cắt nghỉa thêm.

Có lẽ quan niêm Ikigai có từ nhiều thế kỷ nay bên Nhật, nhưng Hoa Kỳ chỉ biết nhiều năm sau này mà thôi.

Tờ báo Le Monde của Pháp có viết 1 bài dài về vấn đề này. BBC có nhiều lần nói và bàn luận về vấn đề này.

Theo tôi nghĩ và có thể tôi lầm – người đầu tiên là giáo sư Lâm Ngữ Đường / Lin Yu Tang / có viết 1 cuốn sách rất quan trong về vấn đề này mà ông in tại Hoa Kỳ trong thập niên 30 dười tên là “The Importance Of Living” 生活的藝術

Cuốn sách rất thành công vào thời kỳ đó năm 1937, và được in lại rất nhiều lần trong 80 năm qua.

Cách đây 40 năm, tôi có mua được bản đầu in bên Mỹ của cuốn sách này tại 1 tiệm sách quý, và tôi quý hóa nó vô cùng.

Tuy nhiên tôi thấy bản dịch của Nguyễn Hiến Lê sang tiếng Việt đọc thích thú và học hỏi hơn rất nhiều.

Ông Nguyễn Hiến Lê đặt tên bản dịch là “Một quan niệm về Sống Đẹp” ( rất tiếc Nguyễn Hiến Lê thân Cộng Sản, ở lại, và sau này, vô cùng thất vọng về niềm tin xa xưa của minh)

Mỗi chúng ta có một cái quan niệm, một hiểu biết về Ikigai riêng biệt.

Nó phản ảnh cài nhìn của chúng ta về đời sống qua gia đình chúng ta trong những năm niên thiếu sống với Bố Mẹ, nó phản ảnh học vấn chúng ta, tín ngưởng hay không tín ngưỡng của chúng, những bạn hữu chúng ta từ thời Tiểu Học, Trung Học, các bạn hữu chúng ta trong đời sống hang ngày, nó phản ảnh nghề nghiệp chúng ta, phối ngẩu chúng ta, con cái chúng ta…

Và nó có thể thay đổi với thời gian, thay đôi với đời sống hiện tại của chúng ta.

Nói một cách khác, Ikigai là một mental state của riêng ta, mà ta sống thoải mái với nó, ta không hề phải gượng gựi vói Ikigai của ta.

Bên Nhật thì vùng Okinawa nổi tiếng là vùng dân chúng sống lâu nhất hoàn càu với đàn bà trung bình sống 87 tuổi và đàn ông 81 tuổi.

Okinawa không phải là vùng giầu sang, nhưng dân chúng sống thoải mái, vô tự lự, không qua lo xa.

Có 1 bà già 92 tuổi Okinawian cho biết là mội ngày cụ hát và nhẩy múa với các người láng giềng, với con cái các người láng diềng.

Cụ hát không hay và nhẫy củng không giỏi, nhưng không sao cả, đối với cụ, giọng ca của cụ là giọng truyền cảm nhất và điệu múa của cụ diễn tả con tim của cụ nhất.

Cái quan trọng là thế.

On vit sa vie. We live our own life.

Ta sống cho ta, chứ không phải cho làng xóm hay các người láng giềng hay cả con cái chúng ta nữa.

Dân chúng Nhật là một dân chúng phần lớn, tôn trọng truyền thống, kính trọng cấp trên, vâng lời nhà nước, tôn trọng luật pháp hiện hành, đi làm thì xả thân cho công việc nơi mình làm, rất nhiều ngày làm hơn 10-12 tiếng mỗi ngày.

Sống mãi như vậy qua nhiều thế hệ, nhiều thế kỷ, thì nó cũng quen đi, cũng thoải mái.

Khi làm việc cùng trong khuôn khổ nền văn minh Âu Mỹ thì có nhiều vết nứt rạn ra, và dân chúng Nhật có nhiều trạng thái tinh thần khủng hoảng mà trước đó họ không có.

Vào thập niên 60, nước Nhật sáng chế ra cái máy Karaoke.

Cái máy này thay đổi rất nhiều đời sống bên Nhật, và các nước vùng Đông Nam Á và Trung Hoa lục địa.

Người dân Á Châu có dip lần đảu « xả xúp pắp » mà tiếng Pháp gọi là Défouler/ To let off steam, to unwind.

Khi người ta uống lon bia, người ta thả hồn theo điệu nhạc và ca hát khiêu vũ với bạn hữu, thì người ta làm cho tinh thần mình bớt căng thẳng đi rất nhiều.

Lâu lâu, tôi nghe thấy các bạn hữu chê bai người khác, nói họ ” tối tối họp bè bạn lại hát Karaoke’ .

Thật tình các máy Karaoke nho nhỏ đã cứu sống sức khỏe tinh thần nhiều cá nhân và hạnh phúc nhiều gia đình.

Như đã viết, Ikigai là 1 quan niêm sống hết sức riêng tư cho mổi cá nhân.

Có người thoải mái nghe nhạc Cổ Điển, có người thích chơi Chess, thích đánh cơ Vây (Go), có nhiều người hay ra đi bộ 1 mình, có người thích đi hiking vơi nhiều bạn, có nhiều người thích đi nhẩy line dancing, ballroom dancing, và có người lấy cái học làm Ikigai của mình.

Tôi có người cháu, con chị cả của tôi là Tiến Sĩ Vũ Thiện Đắc.

Tuy trong gia đình là cậu cháu nhưng tôi bao giờ cũng coi Đắc như 1 người em nhỏ hết sức thân tình.

Trong thời niên thiếu chúng tôi thì Đắc bao giờ cũng cầm cuốn sách đọc mải miết.

Đắc không nhửng giỏi về Toán, Khoa Học, văn chuơng Pháp, nhưng về Latin, Hy Lạp Cổ thì Đắc cũng luôn luôn nhất lớp.

Đắc được coi là một học trò xuất sắc nhất của Chasseloup Laubat trong thập niên 60.

Có lần tôi hỏi Đắc là tại sao lúc nào cũng cầm cuốn sách để học như vậy thì Đắc nói ’ ở đời ai cũng có 1 cái đam mê, người thích nghe nhạc, người thích nhẩy đầm, cái đam mê của cháu là đọc sách để học hỏi.

Tôi không ngạc nhiên là Đắc đậu nhất về khóa Tiến Sĩ tại Paris trong thập niên 60.

Viết dài giòng về một người cháu mà tôi vô cùng yêu thương và kính trọng vì muốn diễn ta cái tính cách vô cùng cá nhân của Ikigai.

Mỗi chúng ta phải kiếm lại cái chu vi của Ikigai mình, phải biết hòa hợp quan niêm cá nhân chúng ta với công việc, với gia đình, với bạn hữu thì chúng ta sẽ luôn luôn hạnh phúc và khỏe mạnh.

Nói thì dễ, nhưng làm thì rất khó.

Tôi ước mong và thèm muốn hình ãnh bà cụ 92 tuổi vùng Okinawa, luôn luôn ca hát và nhẩy múa, không lo âu, luôn luôn chấp nhận cuộc đời với những khó khăn của nó,

Ta nhớ là ở đời không có ai hoàn toàn cả, và ta luôn luôn nên tin tường Thượng Đế, Đức Phật, Đức Chúa, sẽ che chở ta nếu tai ăn ở tử tế ”sống hiền sẽ gặp lành”.

Rất thân mến,

Nguyen Thuong Vu

No comments:

Blog Archive