BBCHiện có xu hướng thân Mỹ trong xã hội Ba Lan sau thời kỳ cộng sản
Hộ chiếu được định hình theo mẫu bìa cứng có ảnh và khổ rộng như chúng ta biết ngày nay từ năm 1920
Ba Lan trở thành quốc gia gốc xã hội chủ nghĩa đông dân nhất tại Liên hiệp châu Âu được Tổng thống Trump cho hưởng quyền miễn trừ visa nhập cảnh.
Cho tới nay, trong số 38 quốc gia được hưởng quyền không cần visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ, chỉ có CH Czech, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia và Lithuania thuộc nhóm quốc gia gốc cộng sản.
Đồng minh mới của Hoa Kỳ
Với dân số năm 2018 là 38,6 triệu, Ba Lan là quốc gia cựu XHCN đông dân nhất trong EU và là thành viên Nato từ 1997.
Chế độ miễn visa vào Mỹ (Visa Waiver Program-VWP) không chỉ tạo sự tiện lợi cho người mang hộ chiếu các nước được hưởng, mà còn là chỉ dấu quốc gia đó là đồng minh của Washington.
Sau khi Tổng thống Trump ký quyệt định về VWP cho Ba Lan, đại sứ Hoa Kỳ tại Warsaw, Georgette Mosbacher đã đăng ngay lời chúc mừng các công dân Ba Lan trên Twitter.
Hôm 07/10, bà Mosbacher cho báo chí Ba Lan biết thủ tục xóa thị thực cho công dân Ba Lan vào Mỹ 90 ngày để thăm viếng và du lịch sẽ được hoàn tất cho tới hết năm 2019.
Ba Lan đã đặt mua 32 chiếc F-35
Bà khẳng định rằng bắt đầu từ 2020, công dân Ba Lan có thể bắt đầu sang Hoa Kỳ theo chế độ không visa.
Lãnh thổ Hoa Kỳ được hiểu ở đây gồm toàn bộ 50 tiểu bang, cùng Porto Rico và Đảo Virgins.
Chính phủ cánh hữu tại Ba Lan đã đón ông Trump sang thăm và Washington đồng ý tăng quân luân chuyển đóng ở Ba Lan trong chiến lược phòng ngừa Nga.
Ba Lan cũng vừa đặt mua và được Hoa Kỳ đồng ý bán cho chiến đấu cơ F-35, một chỉ dấu nữa về quan hệ quân sự song phương ngày càng chặt chẽ.
Sau khi gia nhập EU vào năm 2004, hàng trăm nghìn dân Ba Lan đã sang các nước Anh, Ireland, Bắc Âu làm ăn, sinh sống.
Hiện chưa rõ là con số người Ba Lan sang Mỹ du lịch sẽ tăng lên bao nhiêu sau khi chế độ visa được thay đổi.
Dù được vào thăm Mỹ 90 ngày, công dân Ba Lan và những nước "miễn trừ visa" vẫn cần các loại giấy tờ khác để ở lại Hoa Kỳ làm việc.
Theo trang về kiều dân Ba Lan ở nước ngoài, Polonia.net, Hoa Kỳ hiện là nước có người gốc Ba Lan đông nhất thế giới, chừng 10 triệu, tập trung ở Chicago, Denver, Detroit, Los Angeles, New York và Seattle.
Tuy nhiên, đây là con cháu những người Ba Lan di dân sang Mỹ đã nhiều thế hệ, còn số người sang sau này và còn dùng tiếng Ba Lan hàng ngày chỉ khoảng 600 nghìn.
Phân loại đồng minh, đối tác của Mỹ
Tư cách thành viên của hai tổ chức Nato và EU không đảm bảo cho công dân một nước sang Hoa Kỳ mà không cần visa nhập cảnh.
Ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ, nước thành viên Nato quan trọng ở Trung Cận Đông không được quyền này.
Trong 28 thành viên EU, có nước không được Mỹ miễn trừ visa, như Bulgaria, Romania.
Hộ chiếu được định hình theo mẫu bìa cứng có ảnh và khổ rộng như chúng ta biết ngày nay từ năm 1920
Vậy My áp dụng VWP cho những nước nào?
Trang web của Biên phòng Liên bang Hoa Kỳ cho đến nay nêu tên các nước châu Âu sau được hưởng chế độ miễn trừ visa:
Andorra, Áo, Bỉ, CH Czech, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ireland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Malta, Monaco, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, San Marino, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Anh Quốc.
Bên ngoài châu Âu, cả châu Mỹ La Tinh chỉ có Chile được quyền miễn visa vào Mỹ, còn khu vực châu Á-Thái Bình Dương có Úc, New Zealand, Singapore, Brunei, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trường hợp riêng ở châu Á là công dân Đài Loan, xứ sở không được Liên Hiệp Quốc công nhận, có quyền vào Hoa Kỳ miễn visa tới 90 ngày, theo Luật về Đài Loan (The Taiwan Act) của Mỹ.
Toàn bộ châu Phi, Trung Đông và vùng thuộc Liên Xô cũ không có nước nào được Hoa Kỳ cho hưởng quy chế miễn visa.
---------
---------
No comments:
Post a Comment