Sunday, January 26, 2020

Làm sao Vi khuẩn Corona Vũ Hán có thể xổng chuồng?

Năm 2018, khoa học gia Mỹ đã từng cảnh báo virus Tàu ở Trung Tâm Vi Trùng Học Vũ Hán có thể “xổng chuồng” bất cứ lúc nào. Thực tế, năm 2004, virus SARS đã hai lần bị rò rỉ từ đây, nhưng Trung Cộng dấu. Con vi khuẩn Corona có sản sinh từ Trung tâm ở Vũ Hán này rồi xổng chuồng hay không, thì Trung Cộng cũng không bao giờ dám thú nhận.

Nhưng suy luận cho có tình có lý thì bạn cứ tự hỏi tại sao bệnh dịch vi khuẩn lại cứ xảy ra ở Vũ Hán mà không ở Thượng Hải hay Bắc Kinh?. Dân Tàu ở đâu cũng ăn dơi, ăn rắn mà. Và không chỉ bệnh dịch mới xảy ra hôm nay; theo tình báo Nga thì từ năm 2008, hai lần tai nạn “bể lò máy vi khuẩn” ở Vũ Hán cũng đã xảy ra rồi. Hay lúc đó họ ăn thịt mèo?

Hình ảnh các chuyên gia thuộc Trung Tâm Vi Trùng Học ở Vũ Hán, cho thấy họ bảo vệ ra sao khi làm việc. Tuy nhiên trên đời thì không có gì hoàn hảo 100% cả. Tại nạn bất cẩn do con người hay do công việc lúc nào cũng có thể xảy ra. Nói cách khác, độ an toàn cao nhất là 99.99% nhưng cái 0.1% kia vẫn có thể mang lại thãm họa. Phi thuyền con thoi Mỹ đã từng nổ tung trên không gian khi phóng ra khỏi trái đất, chỉ vì một cái “seal”, chịu không nổi sức nóng của nhiệt.
Image may contain: 1 person

Image may contain: one or more people, people standing and indoor
Bạn đã từng làm việc trong môi trường chân không “vacuum” thuộc lãnh vực Semiconductor chưa? Cách ly cũng không thua gì trong phòng thí nghiệm vi trùng học (Xem Hình). Vì sợ con ngoại khuẩn “Particle” với kích thước chừng 0.20 Micron thôi, nếu bất cẩn nó có thể lọt vào và làm hỏng hàng chục ngàn con Chip điện tử, mất đi cả triệu Mỹ kim. Trong thế giới thử nghiệm sinh vật học cũng vậy; con vi khuẩn Corona có kích thước rất nhỏ, 0.12 Micron bán kính, so với sợi tóc của bạn là 75 Micron. Nó không chui lọt vào cơ thể được nếu chuyên gia trùm kín khắp người trong lòng kiếng, nhưng bỏ lồng kính ra thì khẩu trang hay đeo mặt bình thường không thể ngăn nổi nó, nếu có tai nạn bất cẩn xảy ra, hay bị lây truyền từ đồ vật này sang đồ vật khác, thuật ngữ chuyên môn là bị “cross contamination”. Và chỉ cần một chuyên gia bị nhiễm từ trong phòng thí nghiệm vì nhiều lý do; thì xã hội ở ngoài sẽ lây lan, không cần ra chợ “Hải sản”, hay chợ “Thịt rừng” ăn canh dơi, thịt rắn làm gì.
Image may contain: one or more people and people standing
Theo nhận định của các chuyên gia sinh vật học ở Mỹ, để thử nghiệm vi trùng học; chủng độc cần tiêm, cấy vào thú vật, trong đó cơ thể loài khỉ là giống con người nhất để theo dõi, nghiên cứu. Trong quá trình tiêm chủng, cấy cho khỉ, không loại trừ người tiêm bị khỉ phản ứng lại như cào, cấu hay cắn. Và thậm chí khỉ cũng có thể bị xổng chuồng. Trong nhiều tình huống, thì mầm bệnh đã bị thoát ra khỏi phạm vi “cách ly” an toàn, và chỉ chờ thời gian hay cơ hội thích hợp, thì bùng phát thành đại dịch, gây thãm họa cho nhân loại.

Đỗ T. Công

No comments:

Blog Archive