Wednesday, January 22, 2020

Phó Tỉnh trưởng Tỉnh Ninh Thuận.- Ông Hồ Đình Phương

Nhạc sĩ Hồ Đình Phương

Trước 30/04/1975, Ông Hồ Đình Phương là một nhà thơ, nhà văn, đã viết cho nhiều tờ báo, trong đó, có Bán Nguyệt San Văn Nghệ Tiền Phong của Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng. Vì thế, Ông đã viết lời cho nhiều bản nhạc của các Nhạc sĩ như: Lam Phương, Minh Kỳ, Châu Kỳ, Hoàng Trọng… mà mỗi lời ca, như một bài thơ, thường ca ngợi miền Nam thanh bình vào thời kỳ đầu của nền Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, cho đến thời chiến tranh khốc liệt, những lời ca do ông viết đã đi vào lòng người, không bao giờ phai nhạt.

Riêng Ông Hồ Đình Phương, vào năm 1960, Ông từng là Phó Tỉnh trưởng Tỉnh Ninh Thuận.

Năm 1963, Ông giảng dạy tại trường Đại học Thương mại Đà Lạt, rồi giữ chức Giám đốc Công ty Kỹ nghệ Giấy Đồng Nai, Biên Hòa.

Sau ngày 30/04/1975, Ông Hồ Đình Phương bị Việt cộng bắt vào nhà tù “cải tạo”. Tháng 11/1979, khi ra tù, Ông cùng vợ là bà Trần Thị Ngọc Oanh và bốn người con đã rời bỏ quê hương, lên đường vượt biển, chạy trốn Cộng sản. Nhưng đau đớn thay! Cả Ông/Bà Hồ Đình Phương và bốn người con đều đã “mất tích” trên biển Đông. Nghĩa là đã làm mồi cho cá, hay đã vùi chôn thân xác dưới lòng đại dương!

​Ông Hồ Đình Phương, người đã viết lời cho rất nhiều bản nhạc, là một trong vô số những cựu tù nhân chính trị dưới chế độ Cộng sản, một gia đình nạn nhân của bạo quyền Cộng sản Hà Nội. Như vậy, giờ đây, Việt cộng có “cho hát” hay “cấm” những bài ca có lời của Ông Hồ Đình Phương viết, cũng như của các tác giả khác đã viết về Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, lại càng khiến cho giới trẻ yêu thích những bài hát ấy nhiều hơn. Chẳng những vậy, mà tất cả những bài hát, những sách, truyện, những phim, ảnh, những bài thơ của các tác giả đã được phát hành tại miền Nam, đã từ lâu lắm, cũng đã đi vào lòng của người dân miền Nam. Còn giờ đây, thì người dân ở cả ba miền đất nước, khi vào Internet, họ đều thấy được đời sống sung túc, tự do, no ấm dưới thể chế Việt Nam Cộng Hòa hơn hai mươi năm, từ 1954-1975.

Những hình ảnh trung thực ấy, mà kể từ ngày Quốc Hận 30/04/1975, Cộng sản Hà Nội đã tìm mọi cách để “giết chết” tất cả những gì tươi sáng của miền Nam, với mục đích, để giới trẻ không biết gì về Việt Nam Cộng Hòa. Thế nhưng, kể từ ngày có Internet, thì Cộng sản Hà Nội không làm sao “cấm” được giới trẻ khi muốn tìm hiểu về lịch sử. Vì vậy, ngày nay, giới trẻ tại quốc nội đã biết rõ về Việt Nam Cộng Hòa, nên đã và đang hướng về Việt Nam Cộng Hòa với lá Quốc Kỳ mầu Vàng Chính Nghĩa.

Viết đến đây, người viết lại nhớ đến chuyện Khổng Minh bên Tầu. Khổng Minh được đa số người đời ca tụng hết lời là “Vạn thế sư biểu”, với những trận hỏa công nổi tiếng. Song, những ai chịu khó đọc về những “tài liệu sách sử”, thì phải biết rằng: Cả đời Khổng Minh luôn muốn giết chết Tư Mã Ý, mà đặc biệt, là trận hỏa công ở Hang Thượng Phương (Thượng Phương Cốc), khi Khổng Minh cho quân vây hãm và lừa được ba cha con Tư Mã Ý phải đi đến đường cùng, không còn lối đi nào khác, nên cả ba cha con của Tư Mã Ý phải chạy vào Thượng Phương Cốc, thì Khổng Minh ra lệnh cho ném những cây đuốc lớn bằng những bó củi, bó rơm vào hang, bịt kín hai đầu hang lại, rồi reo mừng, vì tin chắc rằng cha con Tư Mã Ý phải chết.

Thế nhưng, trong lúc Khổng Minh vui mừng vì “đắc thắng”, còn cha conTư Mã Ý đang tuyệt vọng, nghĩ mình chờ chết, thì lạ lùng thay: Kỳ Sơn chín tháng không hề có một giọt mưa, bỗng Trời đổ cơn mưa rất lớn, dập tắt hết những ngọn lửa. Nhờ thế, cha con Tư Mã Ý thoát chết, chạy khỏi Thượng Phương Cốc. Từ trận hỏa công này, mà theo dân gian lưu truyền cho đến tận ngày nay rằng: Lúc ấy, Khổng Minh đã ngửa mặt lên Trời mà than: “Mưu sự tại nhân; Thành sự tại Thiên!”

No comments:

Blog Archive