Wednesday, July 3, 2019

PHONG TRÀO BIỂU TÌNH CỦA HỒNG KÔNG KHÔNG HỀ BẠO ĐỘNG.

Một nhóm người biểu tình chống Bắc Kinh đã tràn vào đập phá trụ sở Nghị Viện Hồng Kông (LegCo) trong suốt nhiều giờ đồng hồ sau cuộc biểu tình phản kháng chính quyền nhân kỷ niệm 22 năm vùng đất được trả lại cho Trung Quốc trong quy chế bán tự trị.

Cảnh sát đã khôn khéo rút ra để mặc những thanh niên bịt mặt xông vào tòa nhà, tự do đập phá trong nhiều tiếng đồng hồ, trước khi họ trở lại vào nửa đêm, đẩy người biểu tình ra khỏi toà nghị viện không mấy khó khăn bằng hơi cay và dùi cui. Những hình ảnh người biểu tình trẻ bịt mặt đập phá Nghị Viện được phát trực tiếp trên truyền hình ra khắp thế giới.

Nhiều nhà quan sát nhận định cuộc tấn công của người biểu tình vào Nghị Viện không phải là hành động « khôn ngoan hay cần thiết », mà nó chỉ càng làm cuộc đấu tranh của người Hồng Kông trở nên phản tác dụng. Chính quyền Hoa lục có thêm cơ hội áp đặt kiểm soát chặt hơn nữa hòn đảo, trong khi uy tín, của phong trào dân chủ ôn hòa đã bị tổn hại nặng nề.

Tuy nhiên nhà lãnh đạo trẻ Joshua Wong của Hong Kong đã phản đối quan điểm đó. Anh cho rằng phong trào đang rơi vào bế tắc nên phải tạo ra sự chú ý. Tất cả những người biểu tình vẫn rất văn minh và lịch sự khi tiến vào tòa nhà lập pháp. Họ biết rất rõ họ đang làm gì.

Joshua Wong có 1 lá thứ nhắn gửi thế giới, những gì đã diễn ra ngày hôm qua ở tòa nhà Lập pháp. Hi vọng các bạn đọc đầy đủ và có thể hiểu hơn về những hành động chiếm đóng tòa nhà Lập pháp hôm qua. Đoạn đầu Phong có nói về nguyên nhân tại sao có biểu tình, ban đầu là do có dự luật, chính quyền bà Lam bỏ qua công chúng, phê chuẩn dự luật, sau đó thì dân biểu tình, cảnh sát dùng hơi cay, sau đó thì bà ta lên xin lỗi và trì hoãn dự luật nhưng chỉ trích người biểu tình là bạo loạn. Và sự việc ngày hôm qua xảy ra, Phong viết:

.. Trong 1 nền dân chủ, cái dự luật này đáng ra phải bị hủy bỏ từ lâu. Thăm dò dư luận cho thấy có 70% người dân đồng ý rút hoàn toàn dự luật này. Sự nghiệp chính trị của bất cứ lãnh đạo nào cũng phải chấm dứt với cấp độ chống lại họ như này trong 1 thời gian dài.

Ala, Hong Kong không phải là nền dân chủ. Lam, 1 con rối của Bắc Kinh cũng không giống bất kỳ lãnh đạo nào khác. Quyền lực của bà ta không đến từ người dân HK mà đến từ ĐCSTQ. Điều này đã khiến tôi quay lại các sự kiện ngày hôm qua.

Những người biểu tình phá vỡ tòa nhà Lập pháp hôm qua không phải là những người nổi loạn Họ cũng không nổi loạn. Đối tượng của họ chưa từng gây hại đến bất cứ cá nhân nào. Họ muốn chế độ này nghe tiếng nói của người HK, và họ không có lựa chọn nào khác. CHÚNG TÔI ĐÃ THỬ MỌI THỨ KHÁC RỒI.

Có lẽ không phải tất cả các bạn đều đồng ý với từng hành động mà họ đã làm. Nhưng mấy miếng kính vỡ có giá trị gì khi so với mạng sống của 3 người trẻ tuổi? Mấy bức chân dung ấy có giá trị gì so với sự tồn tại của HK?

Khoảnh khắc mà họ bước vào tòa nhà, họ đã biết được những gì đang chờ đợi họ. Họ sẽ chắc chắn đối mặt với việc truy tố và án tù vì bạo loạn, lên đến 10 năm tù. Họ có 1 cuộc đời phía trước.

1 vài nghị sỹ đối lập có thiện chí đã cố thuyết phục họ ra khỏi đó. Nhưng họ đã trả lời rằng từ khi có những mạng sống đã ngã xuống, thì cho dù bất cứ hậu quả thể chất hay tù đày cũng làm sao có thể so sánh được. Xem được những điều này khiến tôi đã nước mắt tuôn rơi.


Thậm chí sau khi phá cửa, họ đã hành động với những nguyên tắc không thể tưởng tượng. Họ đã để lại tiền trên quầy trước khi lấy đi nước uống từ quầy cafe. Họ dán lên thư viện giữ gìn dữ liệu lịch sử bên trong. Không có 1 giây nào họ đánh mất sự dễ thương của mình.


Hình mẫu thanh niên nào mà Hong Kong đã tạo ra? Thông minh, hiệu quả, chu đáo và yêu tự do. Tôi tự hào về họ, mặc dù tôi thề là tôi không khuyến khích họ làm điều đó ngày hôm qua. Tôi đã từng đi tù 3 lần, vì thế tôi hoàn toàn hiểu những gì mà họ phải hứng chịu phía trước.

Thi thoảng trong cuộc đời chúng ta bị buộc có những quyết định ngay tức khắc mà nó khiến chúng ta mãi mãi thay đổi như những cá nhân và có lẽ thay đổi cả lịch sử. Đương nhiên còn quá sớm để nói, tôi chỉ hi vọng rằng sau nhiều năm khi chúng ta nhìn lại 2019, chúng ta sẽ không phải hối tiếc.

Người Hong Kong còn lại luôn đoàn kết như chúng tôi đã từng. Tôi tự hào về những gì bạn tôi đã làm tối qua. Lần đầu tiên tôi bị khí ngạt, ngay bên ngoài tòa nhà khi cảnh sát cố gắng xua đuổi hàng phòng vệ. Hướng về phía trước, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm thấy chỗ của chính chúng tôi và tiếp tục chiến đấu.

Những cuộc biểu tình diễn ra đã thách thức những kỳ vọng không chỉ những nhà bình luận và học giả mà còn ngay cả bản thân tôi với vai trò là 1 nhà hoạt động. Tôi sẽ thật ngu ngốc khi cố gắng dự đoán những gì tiếp theo.

Nếu có 1 sự nhấn mạnh nào đó cho thế giới thì đó là: các sự kiện ở Hong Kong nhiều hơn cả dự luật, bà Lam, thậm chí hơn cả nền dân chủ. Họ là tất cả mọi vấn đề. Nhưng cuối cùng nó là tương lai của Hong Kong sau 2047, 1 tương lai thuộc về thế hệ chúng tôi.

Trong cuộc xuống đường để tiếp tục phản đối dự luật dẫn độ, hàng trăm người biểu tình đã tiến vào bên trong tòa nhà Hội đồng Lập pháp (Legco).

Họ phá hủy các chỉ dấu của chánh phủ độc tài chuyên chế, như biểu tượng của Hồng Kông, chân dung của các Chủ tịch Legco , nhưng tuyệt đối không đụng đến các cổ vật, đồng thời bảo vệ các cuốn sách, lịch sự trả tiền cho các lon nước mặc dù không có nhân viên nào ở đó.




No comments:

Blog Archive