Như thân phận của một chiếc lá khô nằm sát mặt đất. Khi cơn lốc thổi qua, chiếc lá khô bị cuốn bay vùng lên quay cuồng trong giây lát. Rồi sau đó cũng rớt xuống nằm im trên nền đất lạnh
Hai chữ “Cuồng Trump” và vấn nạn “cuồng” vì chống Trump chỉ xảy ra kể từ cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Trước đây, trong các nhiệm kỳ tổng thống Cộng Hòa như Ronald Reagan cùng hai thời kỳ Bush cha và Bush con, không hề có tình trạng “Cuồng Reagan” hay “Cuồng Bush” trong cộng đồng người Việt tại Mỹ. Đã vậy, Donald Trump chỉ vừa nhậm chức, chưa có thì giờ để kịp làm việc gì gọi là gây hại cho Hoa Kỳ, hay cho Việt Nam, thì những người Việt ủng hộ, hay có cảm tình với, Donald Trump cũng đã bị gọi là đám “Cuồng Trump” một cách miệt thị và nặng mùi căm hận.
Năm 1995, khi William Clinton, bỏ lệnh cấm vận và thiết lập bang giao với cộng sản Việt Nam. Những người Việt chống cộng tại Mỹ lại làm được gì? Rồi mọi chuyện cũng đi qua. Không người Việt nào ủng hộ Dân Chủ, hay ca tụng Bill Cliton bị gọi là những kẻ “Cuồng Clinton.”
Năm 2001, khi George Bush ký hiệp ước thương mại song phương với cộng sản Việt Nam, và sau đó Bush con cho Việt Nam xã nghĩa vào WTO. Những người Việt chống cộng tại Mỹ lại làm được gì? Rồi mọi chuyện cũng đi qua. Không người Việt nào ủng hộ phe Cộng Hòa, hay bầu phiếu cho George W. Bush bị gọi là những kẻ “Cuồng Bush.” Và cũng chẳng có người Việt nào lên tiếng chê bai, chửi rủa Bill Clinton Dân Chủ, hay George Bush Cộng Hòa.
Trong khi đó, năm 2017, Donald Trump đến Việt Nam dự hội nghị APEC, thì có cả khối người Việt “chống cộng” lớn tiếng nguyền rủa Donald Trump chỉ vì đồng tiền không chịu lo cho “nhân quyền” tại Việt Nam. Thật ra, họ chỉ xử dụng điều này làm cái cớ để chửi những người Việt ủng hộ Donald Trump là lũ “Cuồng Trump.” Không phải họ vì quá lo lắng cho người Việt đang sống tại Việt Nam đến nổi phát điên lên khi thấy Donald Trump không nói gì đến hai chữ nhân quyền tại Việt Nam cộng sản, khiến họ giận lây những người Việt có cảm tình với Donald Trump. Bởi nếu có họ đã không tiếc lời nguyền rủa William Clinton năm 1995, hay George Bush năm 2001.
Xét cho cùng, mắc mớ gì tổng thống Mỹ phải có trách nhiệm lo cho dân Việt Nam. Có người Việt chống cộng nào nguyền rủa thủ tướng Đức, tổng thống Pháp, thủ tướng Canada, thủ tướng Nhật, không chịu lo cho nhân quyền tại Việt Nam? Vừa qua, Pháp ký hiệp ước tự do mậu dịch với cộng sản Việt Nam. Có người Việt chống cộng nào tại Mỹ, tại Pháp, tại Canada, tại Việt Nam, nguyền rủa Emmanuel Macron chỉ biết đồng tiền không lo cho nhân quyền tại Việt Nam? Một tình trạng người nhà bị bệnh, liền ngoác mồm nguyền rủa hàng xóm không chịu chăm sóc con cái của mình. Quả là bệnh hoạn đến mất cả lý trí.
Trong khi đó có người Việt “chống cộng” bằng cách… lên tiếng khuyên đảng cướp cộng sản Hà Nội: “Không nên dồn người dân đến đường cùng.” Chẳng hóa ra là khuyên chúng dù có đàn áp, có cướp bóc, cũng nên làm vừa phải thôi hay sao? Đúng ra, nên cầu mong lũ cướp này phải nặng tay tàn ác hơn nữa. Khiến người dân Việt phải lâm cảnh đường cùng, tức nước vỡ bờ. Lúc bấy giờ toàn dân sẽ vùng lên đánh đuổi, mới mong tiêu diệt được lũ cướp ngày hiện nay.
Nêu lên những điều này để nhận ra rằng, vấn nạn “Cuồng Trump” trong cộng đồng người Việt hoàn toàn do cơn lốc truyền thông tác động. Tất cả đều là nạn nhân của tuyên truyền và nhồi sọ. Như thân phận của một chiếc lá khô nằm sát mặt đất. Khi cơn lốc thổi qua, chiếc lá khô bị cuốn bay vùng lên quay cuồng trong giây lát. Rồi sau đó cũng rớt xuống nằm im trên nền đất lạnh. Chiếc lá khô không hề có khả năng tự bay lên cao để gây gió, tạo bão. Mà nó bị cuốn bay vùng lên do cơn lốc thổi qua. Hoàn toàn không tạo nên một tác động gì ảnh hưởng đến số phận của Việt Nam, nói chi đến số phận của Hoa Kỳ.
Nên bình tỉnh nhận ra thực tế hèn mọn, nhỏ nhoi, và hoàn toàn không có khả năng gì của người Việt trong mọi chủ trương và chính sách của chính phủ Mỹ, mà nhỏ nhất và trực tiếp nhất là đối với cộng sản Việt Nam.
Tổng số người Việt đang sống tại Mỹ chỉ hơn một triệu. Còn thua xa 26 triệu người dân Latino đang sống lậu tại Mỹ. Với một thiểu số nhỏ nhoi chẳng thấm vào đâu trên đất Mỹ, những cảm tình ủng hộ hay chống đối ghét khinh một tổng thống Mỹ trong cộng đồng người Việt hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chủ trương, chính sách của chính phủ Hoa Kỳ, dù đó là tổng thống Cộng Hòa hay Dân Chủ. Người Việt dù đang sống tại Mỹ, hay bất kỳ nơi nào trên thế giới, kể cả tại Việt Nam, nên nhận ra thực tế này. Cả một Miền Nam mà còn không làm được gì khi Hoa Kỳ quyết bức tử Việt Nam Cộng Hòa. Thử hỏi, thiểu số ít oi và hèn mọn dân Mỹ gốc Việt đang sống tại Mỹ thì lại làm được gì?
Ông Ngô Kỷ là người Việt duy nhất tham gia sinh hoạt chính trị trực tiếp với dòng chính Hoa Kỳ, là đại biểu (delegate) duy nhất trong cộng đồng người Việt cho Cộng Hòa. Ông từng tiếp xúc và làm việc trực tiếp với Ronald Reagan, Bush cha, Bush con, nên là người Việt duy nhất hiểu rõ thực tế này. Ngoài ra, phần lớn những người Mỹ gốc Việt khác chỉ biết các nhân vật hành nghề chính trị tại Hoa Kỳ qua truyền thông báo chí, tức qua tuyên truyền nhồi sọ.
Không nên tiếp tục sống trong huyền thoại dùng lá phiếu của mình để “quyết định số phận” tổng thống Mỹ, bắt phải làm theo ý muốn của người Mỹ gốc Việt, dù theo Cộng Hòa hay theo Dân Chủ. Không nên mãi sống trong huyền thoại và ảo giác về cái gọi là quyền quyết định của cử tri. Tuy vậy, vì bị ám ảnh quá lâu và quá sâu, cho nên việc thoát khỏi ảo giác mộng mị này không phải là điều dễ dàng.
Một tổng thống Mỹ có làm điều gì tốt cho dân tộc Việt Nam thì đó là điều đáng mừng. Nếu ngược lại thì ráng chịu. Chứ người Việt cũng chẳng làm được gì. Đây là một thực tế.
Hãy nhìn lại trường hợp Israel với huyền thoại trong đầu người Việt rằng đám tài phiệt Do Thái kiểm soát mọi chính sách của Hoa Kỳ. Suốt 25 năm, dân Do Thái phải cắn răng, ngậm đắng nuốt cay khi tổng thống Mỹ không chịu tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel. Họ cũng chẳng làm được gì với huyền thoại tài phiệt Do Thái kiểm soát cả nước Mỹ. Cho đến khi Donald Trump chính thức tuyên bố, và cho dời tòa đại sứ Mỹ đến, thủ đô Jerusalem của Israel.
Năm 2010, Obama ra lệnh chính phủ Tel Aviv phải rút dân Do Thái đang sống ở cao nguyên Golan trở về nước, và phải đập bỏ tất cả những nhà cửa, kiến trúc ở đó. Chính phủ Israel dù không muốn cũng phải cắn răng ríu ríu tuân theo lệnh Mỹ. Năm 2014, khi biết được John Kerry, ngoại trưởng của Barack Obama, đang ký một mật ước với Teheran và chi tiền để phục hồi lại chương trình nguyên tử của Iran, chính phủ Tel Aviv quyết định âm thầm và tấn công bất ngờ phá hủy lò nguyên tử của Iran. Biết được điều này, Barack Obama nổi giận, tuyên bố Hoa Kỳ sẽ bắn hạ bất kỳ chiến đấu cơ nào của Israel trước khi bay đến mục tiêu trong lãnh thổ Iran. Nói theo ngôn ngữ chống Donald Trump hiện này thì sẽ là: “Barack Obama quyết tâm và sẵn sàng tấn công đồng minh Israel để bảo vệ kẻ thù Iran.” Thế là kế hoạch tấn công Iran của Israel đành phải nghiến răng hủy bỏ trong uất hận đắng cay. Không nhiều người Việt biết điều này, vì truyền thông không ồn ào kết án Barack Obama. “ Obama threatened to shoot down Israeli jets before they could reach their targets in Iran. ”
Qua những điều trên, nên nhận ra thực hư về huyền thoại Hoa Kỳ nằm trong tay đám tài phiệt Do Thái. Và cũng nên nhận ra thực tế nhỏ nhoi, hèn mọn của người Mỹ gốc Việt.
Có người Việt lớn tiếng chửi Donald Trump về vụ Obamacare. Cũng chỉ là chiếc lá khô bị cơn lốc tuyên truyền thổi bay thốc lên cao, quay cuồng đến chóng mặt. Hoàn toàn không hề biết rằng chương trình Health Care này bắt nguồn do nghị sĩ Dân Chủ Ted Kennedy khởi xướng từ năm 1973. Tuy vậy, không nên vội tin rằng Ted Kennedy là tác giả của chương trình này. Kẻ nào là tác giả thực sự thì người dân khó lòng biết được. Lúc bấy giờ, Edward Kennedy gọi là Universal National Health Care. Nhưng sự việc bất thành. Chương trình này nằm im cho đến 1994, khi Bill Clinton làm tổng thống Dân Chủ. Lúc này Bill Clinton giao cho vợ là Hillary Clinton bỏ chữ National, gầy trở lại di sản của Ted Kennedy, và gọi là Universal Health Care, hay Hillarycare, nhằm đánh bóng bà vợ, chuẩn bị cho bước tiến thân kế tiếp trong sự nghiệp chính trị của Hillary Clinton. Nhưng Hillarycare cũng không thực hiện được như ý muốn. Một lần nữa chương trình bảo hiểm sức khỏe cưỡng bách này của phe Dân Chủ phải chờ thêm 12 năm nữa.
Đến nhiệm kỳ hai của Barack Obama chương trình Health Care của phe Dân Chủ mới được qua cầu. Không bàn đến chuyện tốt xấu của Obamacare. Nghĩa là dân Mỹ phải chờ từ năm 1973 đến 2014, tức 41 năm. Không phải do dân chúng Mỹ muốn hay không muốn, mà do các nhà lập pháp Hoa Kỳ thuận hay không thuận. Dù lúc bấy giờ, lưỡng viện quốc hội Mỹ do Cộng Hòa chiếm đa số, và quyết liệt chống đối Obamacare. Đặc biệt lớn tiếng và ồn ào nhất là nghị sĩ Cộng Hòa John McCain, liên tục chống Obamacare suốt 7 năm trời. Thế mà khi Donald Trump đòi hủy bỏ Obamacare, thì cũng lại chính John McCain là kẻ chống lại điều này. Có nghĩa là từ Obama sang Trump, nghị sĩ John McCain quay ngược 180 độ mà không ai biết lý do.
John McCain: “Mấy người nhét sáu mươi lá phiếu và Luật Affordable Care [Obamacare] vào cuống họng chúng tôi. Chúng tôi không muốn sửa nó. Chúng tôi chỉ muốn thay nó vì nó là một sự thất bại hoàn toàn.” (“You ramped the sixty votes and Affordable Care Act down our throat. We don’t want to fix it. We want to replace it because it’s a complete failure.”)
Xem lại những lần John McCain (Cộng Hòa) chống cuội Obamacare (Dân Chủ) trong suốt mấy năm trời:
Một điều khôi hài khác. Khi Affordable Care Act (Obamacare) đưa ra quốc hội để thông qua và thành luật, chủ tịch phe Dân Chủ hạ viện lúc bấy là Nancy Pelosi nói rằng: “Chúng ta phải thông qua dự luật rồi mấy người sẽ biết trong đó nó là cái gì.”
Nancy Pelosi: “We have to pass the bill so that you can find out what is in it.”
Không bàn đến chuyện tốt xấu của Obamacare. Quả là khôi hài và diễu dỡ cho cái gọi là quốc hội “của dân, do dân, và vì dân.” Đó là cách các nhà “lập pháp” Hoa Kỳ ban hành luật mà dân chúng Hoa Kỳ phải chịu. Dù muốn hay không. Nói chi đến người Mỹ gốc Việt, một thiểu số ít oi và hèn mọn.
Thử xét qua một ví dụ. Gần nhất là kể từ ngày Hillary Clinton làm đệ nhất phu nhân trong hai nhiệm kỳ của chồng là Bill Clinton và lo vụ Hillarycare. Kế đến là tám năm ngồi ghế nghị sĩ New York. Tổng cộng, Hillary Clinton phải mất ít nhất là mười sáu năm chuẩn bị cho chiếc ghế tổng thống Mỹ. Thế mà cuối cùng Hillary Clinton lại giao số phận và sự nghiệp chính trị của bà cho những người mà bà gọi là đám cử tri thiếu hiểu biết (low information voters) chỉ biết qua những gì họ nghe. (“Voters are going to hear what they hear.” – Hillary Clinton) Trong khi bà tự cho là giới thượng đẳng (elites) có sứ mạng lãnh đạo (leader) và cai trị (govern). Nên hiểu rằng, dù có bỏ phiếu hay không bỏ phiếu cho bà cũng là quyết định số phận của bà. Như vậy thì còn gì để gọi là lãnh đạo và cai trị. Một người Việt vừa vào quốc tịch Hoa Kỳ, nói không rành tiếng Mỹ, đọc tên đường chưa xong, viết không đúng cái tên Hillary, lại có thể do không biết cách bầu nên chọn lầm tên ứng cử viên. Thế mà bà dám để cho họ quyết định số phận cùng sự nghiệp chính trị của bà hay sao? Phó tổng thống Joe Biden, thượng nghị sĩ Bernie Sanders, vẫn chưa có khả năng làm điều này. Chẳng lẽ một người Mỹ gốc Việt ở miệt Cái Mơn, Cái Sắn, cả đời chỉ biết lội sình chặt dừa nước, vừa có quốc tịch Mỹ lại có cái quyền này; quyền quyết định ai sẽ là tổng thống Mỹ. Giỡn chơi hoài hay sao vậy? Không nên tự cho mình có cái quyền lớn đến vậy. Cũng không nên tự gạt mình, cho rằng giáo sư đại học Mỹ khác với kẻ chỉ biết vác quày dừa nước ở miệt Cái Mơn, Cái Sắn. Về phương diện cử tri và phiếu bầu, cả hai vẫn có “giá trị” như nhau. Vẫn chưa dám tin? Hãy lắc đầu, đập trán cho thật mạnh. Xong, tự đặt mình vào vị trí của Hillary Clinton, rồi suy nghĩ cho thật kỹ. Hy vọng sẽ nhận ra được cái thực tế ảo này. Quả là một trò chơi lớn để mọi người cùng hài lòng, thỏa mãn. Lớn đến nổi không mấy ai dám nhận rằng đó chỉ là trò chơi (game people play). Vẫn không nhận ra thực tế ảo này, e rằng đúng với lời chê kém hiểu biết (low information) và đáng khinh (deplorable) của Hillary Clinton, dù có bầu cho ai cũng mặc. Cũng chỉ là đảng cử dân bầu. Đảng cử Joe Biden, dân bầu Biden. Đảng cử Bernie Sanders, dân bầu Sanders. Đảng cử Hillary Clinton, dân bầu Clinton. Nên suy nghĩ thật kỹ và thật sâu về điều này, may ra sẽ hiểu khôi hài của trò chơi quyền lực.
Xét cho kỹ, việc ra luật bắt buộc phải mua bảo hiểm sức khỏe của Obamacare chỉ là bước kế tiếp sau luật bắt buộc phải mua bảo hiểm xe hơi mới được lái xe. Mỗi bước cách nhau 10, 15, hay 20 năm, nên khó mấy ai nhận biết. Những bước âm thầm, nhưng chắc chắn, dẫn đến một tình trạng “nhà nước quản lý” của xã hội chủ nghĩa mà ít người nhận ra. Cứ tiếp tục tạo ra những vụ bắn súng giết người, nhất là tại các trường học đông trẻ con. Chắc chắn trong 20, 25, hay 30 năm nữa, sẽ có luật cấm dân Mỹ xử dụng súng. Nên nhớ Obamacrae phải mất 41 năm mới thành luật.
Tỉnh trí và thật lòng nhận xét. Không kể đến tốt xấu, hoặc đúng sai. Chưa có một tổng thống Mỹ nào chỉ chưa đầy hai năm Donald Trump đã thực hiện hầu như tất cả mọi điều đã hứa trong khi tranh cử. Từ đánh Tàu cộng, cấm vận Nga, diệt ISIS, bắt các quốc gia NATO phải chi tiền, giải quyết tình trạng Bắc Hàn dùng vũ khí nguyên tử để làm tiền Mỹ (nuclear blackmail), dẹp TPP, dẹp NAFTA, dẹp Global Warming, cấm vận Iran, trả Jerusalem lại cho Israel làm thủ đô, kéo công ty Mỹ trở về nước, hủy bỏ Obamacare, xây tường biên giới, vân vân. Nếu không có những chống đối quyết liệt, từ cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa, vụ Obamacare, và bức tường biên giới cũng đã xong từ lâu. Ở đây, không kể đến những chống đối ồn ào của truyền thông. Đó chỉ là phương tiện tuyên truyền nhồi sọ dành cho quần chúng, hoàn toàn không ảnh hưởng đến những người hành nghề chính trị ở thượng tầng trong quốc hội hay hành pháp. Xét ra, cũng vì Donald Trump thực hiện đúng lời hứa, nên mới bị chống đối dữ dội và liên tục đến vậy. Phải chi Donald Trump cứ hứa lèo, hứa cuội, và ngậm miệng ăn tiền thì đã không có bao nhiêu chống đối ồn ào xảy ra. Cũng bởi Donald Trump không cần làm tổng thống, không cần tiền, và không là kẻ hành nghề chính trị để kiếm sống nên mới ra cớ sự.
Nên bình tỉnh trở lại. Không nên tiếp tục bị cơn lốc tuyên truyền và nhồi sọ do truyền thông tạo ra, cuốn thốc đến quay cuồng. Mà cứ tưởng mình hay mình giỏi. Nên nhớ đến thân phận của một chiếc lá khô nằm trên mặt đất. Hoàn toàn không có một chút khả năng tự bay lên để gây gió, tạo bão, thay đổi chủ trương hay chính sách của chính phủ Hoa Kỳ. Chỉ là may nhờ rủi chịu mà thôi. Dù sao thì cũng không đến nổi quay cuồng đến chóng mặt, hay nhức đầu, hoặc điên loạn đến phát cuồng.
Phan Quang
No comments:
Post a Comment