Lương Nguyên Hiền
Ở Amman được một ngày, chúng tôi lên đường đi tới Jerash. Jerash cách Amman 48 km về phía Bắc, đi xe Bus mất khoảng 45 phút. Từ đằng xa, tôi đã nhìn thấy những công trình kiến trúc La Mã nổi lên trên vùng trời trong vắt của một ngày nắng ráo. Jerash một thành phố với ngàn năm lịch sử được xây dựng từ thời đế chế La Mã, cùng thời với Pompeii. Pompeii, một thành phố phồn thịnh ở Napoli bên Ý, năm 79 Công Nguyên đang trong thời cực thịnh, bất chợt bị chôn vùi hoàn toàn dưới đống tro tàn sau một cơn thịnh nộ kéo dài 2 ngày của ngọn núi lửa Vesuvius. Từ đó Pompeii đi vào quên lãng, cho đến năm 1748, tức là 1.700 năm sau người ta mới tìm thấy được nó nằm sâu dưới lòng đất. Thành phố Pompeii đã đi vào lịch sử thế giới, ngoài những di tích quý giá được khai quật, các nhà khảo cổ còn dựng lại được những thân xác của con người bị chôn sống bất ngờ bởi ngọn núi lửa phun ra quá nhanh. Để tưởng nhớ đến Pompeii, người ta đặt cho Jerash là “Thành phố Pompeii của Trung Đông”, một thành phố La Mã nằm mãi tận nơi xa xôi, chung quanh là sa mạc nóng cháy, là những quốc gia chịu ảnh hưởng nền văn hóa Ả Rập, một thành phố La Mã ngoài La Mã. Jerash cũng có một số phận giống với Pompeii, tuy không bị chìm dưới phún thạch của núi lửa, nhưng Jerash bị chôn vùi dưới cát nóng sa mạc cả mấy thế kỷ, mãi đến cuối thế kỷ 19, Jerash mới được hồi sinh lại. Nhờ vậy thành phố Jerash được gìn giữ tương đối còn nguyên vẹn nhất trong những thành phố xây từ thời La Mã còn lại. Dưới đế chế La Mã, Jerash đã có một thời hoàng kim của mình với tên Gerasa. Sau này người ta đọc trại thành là Jerash.
Từ Jerash, chúng tôi được chở về Amman. Ngủ lại một đêm, sáng sớm hôm sau, lên đường đi Nebo. Nebo là một ngọn núi cao 808 m, không xa thủ đô Amman là bao và từ đây có thể nhìn thấy biển Chết, Israel và sông Jordan. Nebo gắn liền với những huyền thoại về nhà tiên tri Moses sinh ra ở Ai Cập và sống vào thế kỷ thứ 13 TCN.
Trên đỉnh cao nhất của núi Nebo có một nhà thờ cổ được xây cách đây 2.000 năm. Ngoài ra còn có Nhà Tưởng Niệm Moses nơi lưu giữ các di tích cổ được khai quật quanh vùng, trong đó những bức tranh khảm mosaic xưa hơn 1.500 năm. Bên cạnh Nhà Tưởng Niệm có xây tượng “con rắn bằng đồng quấn quanh cây sào” (Serpentine cross) biểu tượng cho thập tự giá. Tương truyền Thiên Chúa đã sai Moses làm tượng một con rắn bằng đồng để cứu những người bị rắn độc cắn trên đường đi tìm vùng đất hứa. Cũng từ đó, hình tượng con rắn quấn quanh cây sào đã thành biểu tượng cho ngành Dược khoa ở phương Tây.
Xe Bus chở chúng tôi tới Hotel ở Petra lúc trời bắt đầu tối. Chúng tôi lấy phòng, dùng cơm tối, rồi lên giường đi ngủ để 6 giờ sáng mai còn xách ba lô lên đường. Anh Jamali khuyên, nên đi từ sáng sớm, trời còn mát và dễ chịu, còn đợi đến khi mặt trời bắt đầu đứng bóng, du khách lúc đó sẽ được tận hưởng thêm cái nắng nóng cháy da đầu. Petra khá rộng lớn kể cả sa mạc tổng cộng là 264 km² và ở nơi đây để di chuyển chỉ có ba cách chọn lựa, một là đi bộ, hai là cỡi ngựa và ba là ngồi xe ngựa kéo, kiểu xe thổ mộ ở Việt Nam. Vì không muốn tới đây chỉ để “cỡi ngựa xem hoa”, nên chúng tôi chọn đi bộ vừa khỏe, vừa rẻ, vừa có nhiều thì giờ để ngắm nghía và được thêm đổ mồ hôi khỏi phải đi tắm sauna. Từ cổng đến thành phố cổ Petra, du khách phải đi qua hẻm núi Siq dài 1 km, cao đến 180 m, được tạo bởi những kẽ nứt của núi đồi do địa chấn tạo ra. Hẻm lúc dốc, lúc hẹp, lúc ngoằn nghèo, có nơi bề ngang chỉ còn 2 m, nhưng đẹp vô cùng tận. Những vách núi bằng đá cát đỏ theo thời gian bị mưa nắng xoi mòn, biến thành những hình tượng vô cùng độc đáo.
Đi hết con đường đến cuối hẻm, Al Khazneh rực rỡ, đồ sộ hiện ra sau lưng những vách đá dựng đứng. Tôi giật mình, bàng hoàng trước vẻ đẹp của Al Khazneh. Ánh nắng ban mai lung linh chiếu qua vách núi phản chiếu trên thành cổ tạo nên muôn vàn màu sắc. Al Khazneh hay còn gọi là “Kho báu” là một công trình kiến trúc lâu đời, độc đáo, được chạm khắc trực tiếp vào vách đá sa thạch màu hồng. Một công trình pha trộn hai nền văn hóa cổ Nabataean và La Mã. Al Khazneh nổi bật giữa sa mạc, chung quanh là núi cao ngất chỉ có một con đường duy nhất để đi vào, được xây dựng vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên (TCN), nơi đây chôn những ngôi mộ của các vì vua thuộc vương quốc Nabataen.
nước bằng đất nung chạy theo vách núi để dùng trong thành phố, biết đào hầm chứa nước để dùng cho mùa hè, biết tạo các con đập để ngăn lụt vào mùa đông. Kinh doanh nước uống đã tạo nên sự hưng thịnh nơi đây, những đoàn Caravan tấp nập xuôi ngược đã phải ghé qua Petra để nghỉ ngơi và lấy nước uống. Con đường tơ lụa của Trung Đông mang tên “Con Đường Nhà Vua” (Kings Road) nối từ Amman đến Petra được hình thành vào thời kỳ này, đã mang lại sự giầu sang, sầm uất cho Petra. Nhưng Petra cũng không tránh được quy luật của trời đất, có thịnh tất có suy.
Khoảng năm 103 CN, Petra bị đế chế La Mã chinh phục hơn 300 năm, sau đó là đế chế Byzantine. Petra dần dần đi vào suy tàn và quên lãng. Khoảng đầu thế kỷ 8, Petra thực sự biến mất trên bản đồ thế giới. Không ai rõ vì sao, người ta chỉ có thể phỏng đoán là do thiên tai gây ra, những trận động đất vào thế kỷ thứ 4 và thứ 6 đã làm người Nabataen bỏ đi. Cho đến mãi năm 1812, Ladwig Burckhardt, nhà thám hiểm Thụy sĩ, đã phải cải trang thành người Ả Rập để có thể đi sâu vào đất nước Jordan và khám phá ra Petra.
Buổi trưa, dừng lại một quán cóc bên đường, tôi thưởng thức một ly trà đặc biệt của người Bedouine. Lá trà đen đun sôi, bỏ thêm đường, lá bạc hà. Uống từng ngụm trà nóng, vị ngọt của đường, mùi thơm của bạc hà làm tôi tỉnh táo, quên đi cái nóng buổi trưa sa mạc.
Những đồi cát vàng lượn nhấp nhô, những hẻm núi dài thăm thẳm, những vách núi cao chót vót đã tạo nơi đây cảnh hoang dã đẹp vô cùng tận. Tôi trèo lên một ngọn đồi cát, phóng tầm mắt đến cuối chân trời, tận hưởng cái không gian vô tận của trời đất, cảm nhận được cái tĩnh lặng vô cùng của từng hạt cát nóng đỏ lóng lánh dưới ánh mặt trời. Trời nắng cháy da, cát nóng đỏ dưới chân giày, gió hừng hực thổi vào mặt, như nhà thơ Tây Ban Nha Antonio Machado viết, nếu ai đi bộ ở Wadi Rum khi quay đầu nhìn lại đều có ngay ý nghĩ không bao trở lại đây một lần nữa. Nhưng biết bao nhiêu du khách đã quay đầu lại, họ đã bị cái hoang sơ của „Thung lũng Mặt Trăng“ mê hoặc. Wadi Rum đã trở thành địa danh quen thuộc, từ khi được nhà đạo diễn David Lean lấy nơi đây làm bối cảnh để quay cuốn phim nổi danh “Lawrence of Arabia“ với 7 giải Oscar (1962). Cuốn phim này dựa theo cuốn sách hồi ký “Seven Pillars of Wisdom“ (Tạm dịch “Bảy trụ cột trí tuệ”) của Thomas Edward Lawrence (1888-1935). Lawrence, một sĩ quan quân đội Anh, đi vào huyền thoại với tên “Lawrence of Arabia”. Ông đã cùng với Hoàng tử Feisal bin Al-Hussein đứng lên đánh đuổi đế quốc Ottoman ra khỏi bờ cõi. Lawrence đã phiêu lưu tới Wadi Rum và lấy đây làm căn cứ cho cuộc nổi dậy của người Bedouin (1917-1918). Sau đệ nhất thế chiến, đế quốc Ottoman bị sụp đổ, lãnh thổ đế quốc bị phân chia và tạo nên sự hình thành các quốc gia Ả Rập ngày hôm nay, trong đó có Jordan. Dân Bedouin đã coi ông như người anh hùng. Nên không có gì ngạc nhiên, nếu một số địa danh nơi đây mang tên Lawrence: Lawrence Spring, Lawrence House. Lawrence Spring ở ngọn núi Khazali có nguồn nước thiên nhiên để cho người và thú dừng chân lại nghỉ ngơi và uống nước trong sa mạc khô cằn. Ở gần đó bên trong hang đá có tìm thấy một số hình được khắc trên vách đá cách đây mấy ngàn năm. Không xa lắm, có Lawrence House là căn nhà bằng đá, ông đã sống ở đó một thời gian dài.
Cầu Jabal Burdah, nằm 30 Km ở phía bắc của sa mạc, cũng là nơi đáng đến để chiêm ngưỡng. Cao 35 m, là một chiếc cầu mái vòm do thiên nhiên cấu tạo, được khen là đẹp nhất thế giới. Muốn trèo lên cầu, cũng phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”, không có cầu thang, chỉ là những sườn đá thoai thoải, du khách men theo đó mà trèo lên và cũng theo đó để tuột xuống.
Máy bay đáp xuống phi trường Queen Alia International Airport vào lúc nửa đêm, chuyến bay bị trễ mấy tiếng đồng hồ. Phi trường mang tên của Alia Baha Ad-Din Touqan (1948-1977) nằm cách thủ đô Amman của Jordan khoảng 35 Km. Alia là hoàng hậu của Jordan, bà mất lúc còn rất trẻ, 29 tuổi, trong một tai nạn máy bay trực thăng ở Amman. Vị vua quá cố của Jordan, Hussein bin Talal (1935-1999), vì tiếc thương người vợ yêu quí của mình, nên đã lấy tên bà đặt cho phi trường quốc tế này.
Trời Amman tối như mực nhưng mát lạnh, khác hẳn cái nóng bức ban ngày của một đất nước nhiều sa mạc nắng cháy và lắm cao nguyên khô cằn sỏi đá. Những cơn gió thổi tới tấp đập vào mặt làm tôi tỉnh ngủ hẳn. Anh hướng dẫn viên du lịch tên Jamali đứng đón chúng tôi ở cổng phi trường. Anh khoảng chừng 60 tuổi và nói tiếng Đức rất thành thạo. Anh đã từng du học ở Đông Bá Linh vào thời kỳ mà nước Đức vẫn còn bị chia đôi. Về lại Jordan, anh không sử dụng bằng kỹ sư cơ khí của mình mà đi làm hướng dẫn viên du lịch, có lẽ nghề này dễ kiếm việc hơn và cũng vui hơn. Chúng tôi được chở bằng xe Bus về Hotel lúc 3 giờ sáng. Hotel nằm ở trung tâm thành phố Amman. Anh Jamali nói đùa, anh để chúng tôi được ngủ nướng đến 8:00 giờ sáng thay vì như thường lệ 7:00 giờ đã bị đánh thức dậy để lên đường đi tham quan. Ngủ mấy tiếng đồng hồ ở Hotel, tuy hơi ít nhưng đi chơi là vậy, có cái thất thường của nó mà mình phải chấp nhận. Với lại đối với tôi, ngủ ít không phải là vấn đề, tôi có thể ngồi ngủ bất cứ lúc nào trên xe Bus dù đang chạy, nên nhờ vậy mau lấy lại sức.
Chuyến du lịch của chúng tôi tổng cộng 10 ngày, bắt đầu từ thủ đô Amman của nước Jordan đi vòng xuống thành phố cổ Petra. Sau đó vượt biên giới qua Israel để tắm ở biển Chết (Dead sea), thăm hai ba thành phố cổ rồi tới Tel Avis, thủ đô của nước Israel, cũng là điểm cuối cùng của chuyến đi. Trong bài này, tôi chỉ muốn thu hẹp lại trong phạm vi đất nước Jordan. Bởi nếu viết thêm Israel, biết bao nhiêu chuyện để kề, bao nhiêu chuyện để nói vì những thành phố chúng tôi đi qua như Jerusalem, Bethlehem, Nazareth,… đều có quá nhiều thăng trầm, quá nhiều đổi thay của lịch sử. Mà lịch sử của nó như một ngọn lửa âm ỉ từ ba ngàn năm trước và ngày hôm nay thì bùng cháy, không ai có thể biết đến bao giờ mới chấm dứt. Chuyến đi này, tôi được may mắn gặp 3 người hướng dẫn viên đến từ 3 nơi khác nhau: Jordan, Israel và Bethlehem nằm ở Bờ Tây (Westbank) thuộc Palestine.
Ở Jordan, hướng dẫn viên đầu tiên là anh Jamali gốc Palestine, mang quốc tịch Jordan, sinh ra và lớn lên trên đất nước này. Vào năm 1948, như phần đông các người Palestine phải bỏ đất ra đi, cha mẹ anh cùng 700.000 người đồng hương chạy qua Jordan tị nạn. Ước mơ của cha anh được chết ở quê cha đất tổ không bao giờ thành tựu, ông mới mất cách đây mấy năm ở Jordan.
Ở Israel, hướng dẫn viên thứ hai là chị Henna. Chị gốc người Do Thái nhưng sinh và lớn lên ở Hòa Lan. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, khi đúng 18 tuổi chị tự nguyện di cư qua Israel và sống ở đây cho đến ngày hôm nay. Những ngày tháng đầu tiên ở đất nước mới lạ này, chị sống và làm việc ở Kibbutz, một kiểu Cộng đồng kinh tế, xã hội, canh nông mới ở Israel. Thành viên Kibbutz sống và làm việc không có tài sản riêng tư nhưng được nuôi ăn ở và cho quần áo. Chị bùi ngùi kể thêm về người mẹ yêu thương của chị. Thời Đệ Nhị Thế Chiến bà sống ở Hòa Lan và cũng như phần đông tất cả phụ nữ Do Thái khác, không bao giờ nói cho con cái biết tại sao mình còn sống sót mà không bị bỏ xác ở lò sát sinh của Đức Quốc Xã. Đây là một bí mật của mẹ chị và bà đã mang theo xuống đáy mồ của mình. Cần nhắc lại là có khoảng trên 6 triệu người Do Thái bị giết dưới thời Đức Quốc Xã.
Hướng dẫn viên thứ ba ở Bethlehem, nơi Chúa Jesus sinh ra đời. Anh là người Palestine trẻ tuổi, sinh ở Bethlehem, đang phải sống trong bầu không khí sôi động, căng thẳng của một đất nước đầy bất ổn. Anh nói cho chúng tôi nghe về cuộc sống cơ cực của dân chúng ở Bethlehem bị bao quanh bởi những bức tường do người Do Thái xây và kể về nhân vật Hanzala nổi tiếng trong thể loại tranhchâm biếm ở Palestine. Cậu bé Hanzala đầu tròn, đi chân đất luôn luôn quay mặt vào bức tường và thề rằng chỉ quay lại khi đất nước được độc lập. Ba người hướng dẫn viên, 3 tâm sự, 3 nghịch cảnh, 3 cuộc sống và 3 sự chịu đựng cũng khác nhau. Tôi nghe mà trong lòng trùng xuống, chiến tranh ở đâu cũng vậy, người dân vẫn là người bị đau khổ, bị thiệt thòi, bị mất mát nhiều nhất.
Jordan, quê hương của huyền thoại:
Jordan là một quốc gia có tên chính thức là Vương quốc Hashemite Jordan (Hashemite Kingdom of Jordan). Vua Abdullah II trị vì ở Jordan từ năm 1999 cho đến nay, là một thành viên của dòng họ Hashemite, hậu duệ trực tiếp của nhà Tiên tri Muhammad. Một quốc gia tương đối nhỏ có diện tích dưới 90.000 km² (Việt Nam khoảng 330.000 km²) với dân số 9,5 triệu người (2015), Jordan có chung biên giới với Israel, Syria, Iraq, Palestine và ngoài ra cùng chung với Israel biển Chết, vịnh Aqaba (biển Đỏ). Jordan nằm trên ngã ba của Đông và Tây, nơi khi xưa những đoàn lạc đà chở đồ gia vị, nhũ hương, tơ lụa tấp nập qua lại, nơi gặp gỡ của Thiên Chúa giáo và Hồi giáo với lịch sử ngàn năm, nơi có thiên nhiên hoang dã với sa mạc Wadi Rum khô cằn nhưng vô cùng độc đáo, với hẻm núi Petra huyền bí tuyệt vời, với biển Chết mặn mà, với ngọn núi Nebo mà từ đó Moses, nhân vật trong Kinh Cựu Ước, đã nhìn thấy miền đất hứa của Thiên Chúa ban cho dân Do Thái trước khi mất.
Tôi đã mê đất nước này lâu lắm rồi, từ khi coi phim “Lawrence of Arabia”. Cuốn phim nổi tiếng này đã lấy sa mạc Wadi Rum làm bối cảnh. Lấy bối cảnh ở Wadi Rum hay ở Petra còn có rất nhiều phim khác như “Indiana Jones and the Last Crusade”, “Sinbad and the Eye of the Tiger”, “Passion in the Desert”, “Arabian Nights”, “Transformers: Revenge of the Fallen”, “Rogue One: A Star Wars”, “The Martian”, ”Prometheus”,… Toàn là những phim nổi tiếng, đắt giá, đáng coi. Đất Jordan phần đông là sa mạc khô cằn, trơ trọi, nắng cháy da đầu, nơi “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, nơi bộ hành đi qua không dám quay đầu nhìn lại. Nhưng chính cái hoang sơ của trời đất nơi đây đã làm mê hoặc lòng người. Nhưng Jordan không chỉ có cảnh mà còn có rất nhiều công trình kiến trúc lịch sử ngàn năm. Những di tích có khắp nơi ở Jordan là những kỳ quan của thế giới như ở Petra với Al Khazneh xây từ thời văn minh Nabataean, Jerash với những phế tích từ thời La Mã, Wadi Ghuweir với lâu đài Shobak, thủ đô Amman là thành phố cổ có người ở lâu đời nhất thế giới,…Văn minh của Jordan là một nền văn minh lâu đời, đa dạng, kết hợp từ nhiều nền văn minh cổ khác nhau. Ở Jordan vẫn còn tồn tại nền văn minh rất xưa như Babylon, đế chế Ba tư, đế chế Ai Cập thời các Pharaon, nền văn minh Nabataean... Ngoài ra, đế chế Hy Lạp thời Alexander đại đế, đế chế La Mã, đế chế Byzantine, đế chế Ottoman và đế chế Anh đã từng hiện diện nơi đây và đã để lại những dấu ấn sâu đậm trên đất nước này.
Jerash, thành phố Pompeii của Trung Đông:
Quảng trường Oval Forum(Ảnh tác giả)
|
Phế tích ở Jerash (Ảnh tác giả)
Nhà hát lộ thiên chứa được 5.000 người (Ảnh tác giả)
|
Ở Amman được một ngày, chúng tôi lên đường đi tới Jerash. Jerash cách Amman 48 km về phía Bắc, đi xe Bus mất khoảng 45 phút. Từ đằng xa, tôi đã nhìn thấy những công trình kiến trúc La Mã nổi lên trên vùng trời trong vắt của một ngày nắng ráo. Jerash một thành phố với ngàn năm lịch sử được xây dựng từ thời đế chế La Mã, cùng thời với Pompeii. Pompeii, một thành phố phồn thịnh ở Napoli bên Ý, năm 79 Công Nguyên đang trong thời cực thịnh, bất chợt bị chôn vùi hoàn toàn dưới đống tro tàn sau một cơn thịnh nộ kéo dài 2 ngày của ngọn núi lửa Vesuvius. Từ đó Pompeii đi vào quên lãng, cho đến năm 1748, tức là 1.700 năm sau người ta mới tìm thấy được nó nằm sâu dưới lòng đất. Thành phố Pompeii đã đi vào lịch sử thế giới, ngoài những di tích quý giá được khai quật, các nhà khảo cổ còn dựng lại được những thân xác của con người bị chôn sống bất ngờ bởi ngọn núi lửa phun ra quá nhanh. Để tưởng nhớ đến Pompeii, người ta đặt cho Jerash là “Thành phố Pompeii của Trung Đông”, một thành phố La Mã nằm mãi tận nơi xa xôi, chung quanh là sa mạc nóng cháy, là những quốc gia chịu ảnh hưởng nền văn hóa Ả Rập, một thành phố La Mã ngoài La Mã. Jerash cũng có một số phận giống với Pompeii, tuy không bị chìm dưới phún thạch của núi lửa, nhưng Jerash bị chôn vùi dưới cát nóng sa mạc cả mấy thế kỷ, mãi đến cuối thế kỷ 19, Jerash mới được hồi sinh lại. Nhờ vậy thành phố Jerash được gìn giữ tương đối còn nguyên vẹn nhất trong những thành phố xây từ thời La Mã còn lại. Dưới đế chế La Mã, Jerash đã có một thời hoàng kim của mình với tên Gerasa. Sau này người ta đọc trại thành là Jerash.
Tới Jerash, tôi bị khựng lại trước cái nguy nga đồ sộ của những công trình kiến trúc ở đây, một thời đã được tượng trưng cho sức mạnh vô địch của đế chế La Mã. Cách đây 2.000 năm, Jerash đã có tất cả cái cần thiết của một đô thị, từ đường xá, hệ thống dẫn nước, nhà hát, quảng trường, cho đến trường đua ngựa,… Quảng trường Oval Forum rộng lớn với những hàng cột đá cao 10 m bao quanh hình vòng cung. Nơi đây, dân chúng thường tới hội họp hay tổ chức những lễ hội. Một cổng thành nguy nga cao 21 m với chiều dài 25 m xây vào năm 130, để đón tiếp Hoàng đế La Mã Hadrian đặt chân tới đây. Và cũng để thêm phần long trọng cho cuộc viếng thăm đặc biệt này, một trường đua ngựa được xây lên và mang tên Hadrian. Không xa đó là một nhà hát lộ thiên chứa được 5.000 người. Khán đài được xây hướng về phía bắc để cho khán giả không bị chói mắt bởi ánh mặt trời. Gần đó có hai ngôi đền thờ thần Zeus và nữ thần Artemis. Theo thần thoại Hy Lạp, thần Zeus là chúa tể của muôn loài, đứng trên tất các vị thần và nữ thần săn bắn Artemis xinh đẹp, tay luôn cầm cung tên. Artemis là con gái của thần Zeus, có một vị trí đặc biệt trong 12 vị thần ở trên đỉnh Olympus. Tiếc là đền thờ nữ thần Artemis không còn nguyên vẹn nữa, chỉ còn lại 32 cột đá cao, trạm trổ rất sắc sảo. Người ta có thể đoán ngày xưa, nơi đây rất huy hoàng, tráng lệ.
Trong một không gian tĩnh mịch của một buổi trưa nắng nóng vào tháng 5, đi trên những con đường phố lát đá với những hoa văn sắc sảo, chung quanh là những cột đá vôi cao sừng sững trạm trổ tinh vi, những đền đài nguy nga đồ sộ, tôi như đang đi lạc vào thế giới cổ xưa La Mã, cách đây hơn 2.000 năm.
Trên đỉnh núi Nebo:
Tượng “Con rắn bằng đồng” (Ảnh tác giả)
|
Từ Jerash, chúng tôi được chở về Amman. Ngủ lại một đêm, sáng sớm hôm sau, lên đường đi Nebo. Nebo là một ngọn núi cao 808 m, không xa thủ đô Amman là bao và từ đây có thể nhìn thấy biển Chết, Israel và sông Jordan. Nebo gắn liền với những huyền thoại về nhà tiên tri Moses sinh ra ở Ai Cập và sống vào thế kỷ thứ 13 TCN.
Trung Đông là nơi bắt nguồn của ba tôn giáo: Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Khởi đầu là Do Thái giáo vào khoảng 1.500 năm TCN, đến thế kỷ 1 xuất hiện Thiên Chúa giáo và cuối cùng vào thế kỷ thứ 7 là Hồi giáo. Chính vì vậy, ba tôn giáo ở đây đều có chung một số thánh tích. Moses là một sự điển hình, Moses là tiên tri cho cả ba tôn giáo. Theo Kinh Cựu Ước, dân Do Thái vào thời điểm đó bị các Pharaon của đế chế Ai Cập bắt làm nô lệ, họ sống rất cơ cực, lầm than. Để cứu dân tộc Do Thái khỏi bị diệt vong, Thiên Chúa đã giao cho Moses trọng trách dẫn nửa triệu dân Do Thái tới vùng đất hứa, vùng đất Canaan màu mỡ tràn trề “sữa và mật ong”. Cuộc hành trình (Exodus) đi từ Ai Cập đến vùng đất hứa, đã trải qua bao nhiêu gian nan, đói khát và nguy hiểm, khi thì lạc trong vùng sa mạc ở bán đảo Sinai, khi thì bị quân Ai Cập đuổi gấp rút, Moses đã phải dùng quyền năng của Thiên Chúa ban cho để rẽ nước làm hai ở biển Đỏ, nhờ đó dân Do Thái đi qua thoát nạn. Cuối cùng sau 40 năm trời lưu lạc, Moses đã tới được Nebo. Đứng trên đỉnh Nebo, Moses đã chỉ cho dân Do Thái đi tới được vùng đất hứa. Nhưng chính Moses thì không bao giờ đặt chân tới đó, Nebo đã là nơi yên nghỉ cuối cùng của nhà tiên tri. Moses mất lúc được 120 tuổi.
Bức tranh khảm mosaic hơn 1000 năm trong Nhà Tưởng Niệm Moses (Ảnh tác giả)
|
Trên đỉnh cao nhất của núi Nebo có một nhà thờ cổ được xây cách đây 2.000 năm. Ngoài ra còn có Nhà Tưởng Niệm Moses nơi lưu giữ các di tích cổ được khai quật quanh vùng, trong đó những bức tranh khảm mosaic xưa hơn 1.500 năm. Bên cạnh Nhà Tưởng Niệm có xây tượng “con rắn bằng đồng quấn quanh cây sào” (Serpentine cross) biểu tượng cho thập tự giá. Tương truyền Thiên Chúa đã sai Moses làm tượng một con rắn bằng đồng để cứu những người bị rắn độc cắn trên đường đi tìm vùng đất hứa. Cũng từ đó, hình tượng con rắn quấn quanh cây sào đã thành biểu tượng cho ngành Dược khoa ở phương Tây.
Trên đỉnh núi Nebo, nhìn xuống dòng sông Jordan chảy lững lờ, liên tưởng tới cuộc hành trình gian nan của dân Do Thái đi tìm vùng đất hứa, tôi chợt nhớ đến bản hòa tấu “Exodus”, tôi đã được nghe hồi còn ở quê nhà. Lòng tôi tự nhiên bâng khuâng, thấy miên man vô vàn những kỷ niệm xa xưa hiện trở về. Bản nhạc do Ernest Gold viết cho cuốn phim “Exodus” năm 1960. Đây là cuốn phim nói lên cuộc di cư khốc liệt của dân Do Thái vào thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến để trở về lại vùng đất hứa sau mấy ngàn năm lang thang phiêu bạt trên khắp thế giới với lòng quyết tâm xây dựng lại đất nước Israel.
Petra, thành phố hoa hồng đỏ:
Thi sĩ John William Burgon (1813-1888), người đoạt giải thưởng Newdigate năm 1845, nổi tiếng với bài thơ “Sonnet”. Trong bài thơ, ông đã ca tụng Petra như “Một thành phố hoa hồng đỏ với tuổi đời bằng một nửa độ dài của thời gian” (A rose red city half as old as time). Mặc dù John William Burgon chưa một lần đặt chân tới đây, chỉ mới được nghe kể lại, ông đã say mê vẻ đẹp huyền bí của thành phố này. Và từ bài thơ, Petra được mang danh là “Thành phố hoa hồng đỏ”. Xứng đáng với lời ca tụng, Petra được công nhận là di sản thế giới của UNESCO vào năm 1985 và còn được vinh danh là một trong “bảy kỳ quan mới” của thế giới (New Seven Wonders of the World) năm 2007.
Tượng voi bằng sa thạch do thiên nhiên tạo nên ở Petra (Ảnh tác giả)
|
Xe Bus chở chúng tôi tới Hotel ở Petra lúc trời bắt đầu tối. Chúng tôi lấy phòng, dùng cơm tối, rồi lên giường đi ngủ để 6 giờ sáng mai còn xách ba lô lên đường. Anh Jamali khuyên, nên đi từ sáng sớm, trời còn mát và dễ chịu, còn đợi đến khi mặt trời bắt đầu đứng bóng, du khách lúc đó sẽ được tận hưởng thêm cái nắng nóng cháy da đầu. Petra khá rộng lớn kể cả sa mạc tổng cộng là 264 km² và ở nơi đây để di chuyển chỉ có ba cách chọn lựa, một là đi bộ, hai là cỡi ngựa và ba là ngồi xe ngựa kéo, kiểu xe thổ mộ ở Việt Nam. Vì không muốn tới đây chỉ để “cỡi ngựa xem hoa”, nên chúng tôi chọn đi bộ vừa khỏe, vừa rẻ, vừa có nhiều thì giờ để ngắm nghía và được thêm đổ mồ hôi khỏi phải đi tắm sauna. Từ cổng đến thành phố cổ Petra, du khách phải đi qua hẻm núi Siq dài 1 km, cao đến 180 m, được tạo bởi những kẽ nứt của núi đồi do địa chấn tạo ra. Hẻm lúc dốc, lúc hẹp, lúc ngoằn nghèo, có nơi bề ngang chỉ còn 2 m, nhưng đẹp vô cùng tận. Những vách núi bằng đá cát đỏ theo thời gian bị mưa nắng xoi mòn, biến thành những hình tượng vô cùng độc đáo.
Hẻm núi Siq (Ảnh tác giả)
|
Đi hết con đường đến cuối hẻm, Al Khazneh rực rỡ, đồ sộ hiện ra sau lưng những vách đá dựng đứng. Tôi giật mình, bàng hoàng trước vẻ đẹp của Al Khazneh. Ánh nắng ban mai lung linh chiếu qua vách núi phản chiếu trên thành cổ tạo nên muôn vàn màu sắc. Al Khazneh hay còn gọi là “Kho báu” là một công trình kiến trúc lâu đời, độc đáo, được chạm khắc trực tiếp vào vách đá sa thạch màu hồng. Một công trình pha trộn hai nền văn hóa cổ Nabataean và La Mã. Al Khazneh nổi bật giữa sa mạc, chung quanh là núi cao ngất chỉ có một con đường duy nhất để đi vào, được xây dựng vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên (TCN), nơi đây chôn những ngôi mộ của các vì vua thuộc vương quốc Nabataen.
Một thời, Petra trở thành trung tâm về thương mại, cửa ngõ giao thông giữa đông và tây và được chọn làm thủ đô của vương quốc Nabataen. Nabataen là một quốc gia hùng mạnh xuất hiện vào thế kỷ thứ 4 cho đến thế kỷ thứ nhất TCN. Cách đây gần 3.000 năm, người Nabataen đã có một nền văn minh rực rỡ. Họ biết thiết lập một hệ thống công trình thủy lợi, biết xây những đường ống dẫn
Al Khazneh nhìn qua hẻm núi Siq (Ảnh tác giả)
|
nước bằng đất nung chạy theo vách núi để dùng trong thành phố, biết đào hầm chứa nước để dùng cho mùa hè, biết tạo các con đập để ngăn lụt vào mùa đông. Kinh doanh nước uống đã tạo nên sự hưng thịnh nơi đây, những đoàn Caravan tấp nập xuôi ngược đã phải ghé qua Petra để nghỉ ngơi và lấy nước uống. Con đường tơ lụa của Trung Đông mang tên “Con Đường Nhà Vua” (Kings Road) nối từ Amman đến Petra được hình thành vào thời kỳ này, đã mang lại sự giầu sang, sầm uất cho Petra. Nhưng Petra cũng không tránh được quy luật của trời đất, có thịnh tất có suy.
Kiến trúc Al Khazneh
(Ảnh tác giả)
|
Khoảng năm 103 CN, Petra bị đế chế La Mã chinh phục hơn 300 năm, sau đó là đế chế Byzantine. Petra dần dần đi vào suy tàn và quên lãng. Khoảng đầu thế kỷ 8, Petra thực sự biến mất trên bản đồ thế giới. Không ai rõ vì sao, người ta chỉ có thể phỏng đoán là do thiên tai gây ra, những trận động đất vào thế kỷ thứ 4 và thứ 6 đã làm người Nabataen bỏ đi. Cho đến mãi năm 1812, Ladwig Burckhardt, nhà thám hiểm Thụy sĩ, đã phải cải trang thành người Ả Rập để có thể đi sâu vào đất nước Jordan và khám phá ra Petra.
Tới Petra, du khách không dừng ở Al Khazneh, đi bộ thêm đoạn nữa sẽ gặp nhà hát lộ thiên rộng lớn (Amphitheater) với hình vòng cung có thể chứa hàng ngàn người. Đây là một trong những chứng tích lịch sử của người La Mã để lại đây. Đi tiếp đến là khu những ngôi mộ chôn trong vách đá, tu viện Ad-Deir và hơn 500 công trình lớn nhỏ còn tồn tại. Tu viện Ad-Deir nằm trên một ngọn núi, được xây vào thế kỷ thứ 2, để thờ phượng các vị vua của người Nabataen. Sau này, dưới thời Byzantine, họ đã biến Tu Viện Ad-Deir thành một nhà thờ Thiên Chúa giáo tráng lệ. Muốn lên đây, du khách phải leo lên 800 bậc thang và đứng trên đó, du khách có thể tận hưởng quang cảnh của thung lũng chung quanh.
Đường ống dẫn nước bằng đất nung chạy theo vách núi (Ảnh tác giả)
|
Buổi trưa, dừng lại một quán cóc bên đường, tôi thưởng thức một ly trà đặc biệt của người Bedouine. Lá trà đen đun sôi, bỏ thêm đường, lá bạc hà. Uống từng ngụm trà nóng, vị ngọt của đường, mùi thơm của bạc hà làm tôi tỉnh táo, quên đi cái nóng buổi trưa sa mạc.
Ở Petra hiện nay chỉ còn vài trăm người dân du mục Bedouine sống bằng nghề buôn bán với du khách. Định mệnh Petra đã an bài như tên của nó là “đá” (theo nghĩa của tiếng Hy Lạp). Cái huy hoàng, tráng lệ của một thời, cái cực thịnh của một vương quốc giầu mạnh đã qua đi, bây giờ chỉ còn là cát bụi, sỏi đá. Thương cho một dân tộc trôi nổi trong cuộc thịnh suy.
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
(Thăng Long hoài cổ của Bà huyện Thanh Quan)
Wadi Rum, Thung Lũng Mặt Trăng:
Rời Petra, tiếp tục đi tới sa mạc Wadi Rum. Wadi Rum là trạm chót ở Jordan, trước khi bước qua biên giới Israel. Chúng tôi tới Hotel vào buổi chiều, sau khi nhận phòng, được nghỉ ngơi lấy sức để sáng sớm mai ngồi xe Jeep đi vào sa mạc.
Wadi Rum còn gọi là Wadi Ramm. Trong tiếng Ả Rập, Wadi có nghĩa là thung lũng cát và Ramm là đỉnh cao. Wadi Rum rộng740 km² và có ngọn núi Dschabal Umm ad-Dami cao 1832 m. Đứng trên núi, du khách có thể nhìn đến tận Saudi Arabia (Ả Rập Xê Út). Waldi Rum được mệnh danh „Thung lũng Mặt Trăng“ và được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2011.
Wadi Rum sa mạc nắng cháy(Ảnh tác giả)
|
Những đồi cát vàng lượn nhấp nhô, những hẻm núi dài thăm thẳm, những vách núi cao chót vót đã tạo nơi đây cảnh hoang dã đẹp vô cùng tận. Tôi trèo lên một ngọn đồi cát, phóng tầm mắt đến cuối chân trời, tận hưởng cái không gian vô tận của trời đất, cảm nhận được cái tĩnh lặng vô cùng của từng hạt cát nóng đỏ lóng lánh dưới ánh mặt trời. Trời nắng cháy da, cát nóng đỏ dưới chân giày, gió hừng hực thổi vào mặt, như nhà thơ Tây Ban Nha Antonio Machado viết, nếu ai đi bộ ở Wadi Rum khi quay đầu nhìn lại đều có ngay ý nghĩ không bao trở lại đây một lần nữa. Nhưng biết bao nhiêu du khách đã quay đầu lại, họ đã bị cái hoang sơ của „Thung lũng Mặt Trăng“ mê hoặc. Wadi Rum đã trở thành địa danh quen thuộc, từ khi được nhà đạo diễn David Lean lấy nơi đây làm bối cảnh để quay cuốn phim nổi danh “Lawrence of Arabia“ với 7 giải Oscar (1962). Cuốn phim này dựa theo cuốn sách hồi ký “Seven Pillars of Wisdom“ (Tạm dịch “Bảy trụ cột trí tuệ”) của Thomas Edward Lawrence (1888-1935). Lawrence, một sĩ quan quân đội Anh, đi vào huyền thoại với tên “Lawrence of Arabia”. Ông đã cùng với Hoàng tử Feisal bin Al-Hussein đứng lên đánh đuổi đế quốc Ottoman ra khỏi bờ cõi. Lawrence đã phiêu lưu tới Wadi Rum và lấy đây làm căn cứ cho cuộc nổi dậy của người Bedouin (1917-1918). Sau đệ nhất thế chiến, đế quốc Ottoman bị sụp đổ, lãnh thổ đế quốc bị phân chia và tạo nên sự hình thành các quốc gia Ả Rập ngày hôm nay, trong đó có Jordan. Dân Bedouin đã coi ông như người anh hùng. Nên không có gì ngạc nhiên, nếu một số địa danh nơi đây mang tên Lawrence: Lawrence Spring, Lawrence House. Lawrence Spring ở ngọn núi Khazali có nguồn nước thiên nhiên để cho người và thú dừng chân lại nghỉ ngơi và uống nước trong sa mạc khô cằn. Ở gần đó bên trong hang đá có tìm thấy một số hình được khắc trên vách đá cách đây mấy ngàn năm. Không xa lắm, có Lawrence House là căn nhà bằng đá, ông đã sống ở đó một thời gian dài.
Cầu Jabal Burdah (Ảnh tác giả)
|
Cầu Jabal Burdah, nằm 30 Km ở phía bắc của sa mạc, cũng là nơi đáng đến để chiêm ngưỡng. Cao 35 m, là một chiếc cầu mái vòm do thiên nhiên cấu tạo, được khen là đẹp nhất thế giới. Muốn trèo lên cầu, cũng phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”, không có cầu thang, chỉ là những sườn đá thoai thoải, du khách men theo đó mà trèo lên và cũng theo đó để tuột xuống.
Wadi Rum là một bản nhạc giao hưởng, với những cung bực được kết hợp từ nắng, gió, đá, cát và thời gian. Mà thời gian là âm La trưởng trong bản nhạc, Wadi Rum đã xuất hiện từ thời đại tiền sử và thiên nhiên diệu kỳ nơi đây là kết quả của một quá trình tiến hóa mấy triệu năm. Rời Wadi Rum, trong lòng tôi còn lâng lâng niềm cảm xúc. Cảm xúc của một con người thấy mình quá bé nhỏ, thấy cuộc sống quá ngắn ngủi so với cái thiên nhiên bao la, vô tận.
Cuối cùng:
Rồi cũng như mọi chuyến đi, có cái bắt đầu để gặp gỡ và có cái cuối cùng để chia tay. Mặc dù thời gian tiếp xúc với Jordan thật ngắn ngủi, nhưng đất nước và con người nơi đây đã để lại trong tôi quá nhiều dấu ấn sâu đậm, mà hình như tôi chưa nhận được ở các quốc gia khác tôi đã đi qua. Ở Petra, tôi chênh vênh giữa hiện tại và quá khứ khi đứng trước “Kho báu” ngàn năm huyền bí Al Khazneh, chênh vênh giữa ảo và thực khi đi dưới hẻm núi Siq lung linh nắng sớm ban mai với muôn vàn màu sắc chạy dài trên vách đá màu hồng. Nhưng Jordan không chỉ có Petra,những con phố lát đá hoa văn sắc sảo, những cột đá vôi trạm trổ tinh vi và những ngôi đền đài nguy nga ở Jerash, đã dẫn tôi về thời huy hoàng của đế chế La Mã cách đây 2.000 năm. Hay đứng trên ngọn núi Nebo, tôi như bị kéo lui trở về thời cổ đại, lần theo bước chân của nhà tiên tri Moses trên đường đi tìm vùng đất hứa cho dân Do Thái, những ngày tháng lưu lạc ở bán đảo Sinai, đoạn đường vượt qua biển Đỏ. Rồi khi tới Wadi Rum, ngồi trên xe Jeep chạy như bay trên sa mạc nóng cháy hoang vu, tôi đã bị cuốn theo từng hạt cát đang tung bay trước gió để hòa tan vào thiên nhiên vô tận. Và còn biết bao nhiêu điều khác nữa kể ra không hết.
Tôi chợt nhớ câu thơ của Nguyên Thạch trong bài “Hỏi đá có buồn ?”:
Tượng vô tri
Hỏi đá có biết buồn?
Triệu năm trước, đá vẫn vô tư lự
Bỗng hôm nay, tượng nhỏ lệ sầu tuôn.
Hỏi đá có biết buồn?
Triệu năm trước, đá vẫn vô tư lự
Bỗng hôm nay, tượng nhỏ lệ sầu tuôn.
Tượng ở nơi đây vô tri, vô giác, đá ở nơi đây vô tư lự như triệu năm trước. Nhưng hôm nay đá bỗng trở mình thức dậy, mà “nhỏ lệ sầu tuôn”. Loài vô tri vô giác hình như cũng cảm nhận được niềm xúc động của tôi khi đứng trước thiên nhiên hùng vĩ, bao la mà cảm thông cho thân phận con người quá bé nhỏ, cho cái kiếp nhân sinh chỉ là một “sát na” ngắn ngủi so với cái mênh mông vô tận của trời đất nơi đây, dù cái vô tận ấy chỉ mới bằng một nửa độ dài của thời gian.
Trước khi bước chân qua biên giới Israel, tôi giã từ anh Jamali, người bạn mới Palestine, cầu mong cho đất nước anh sớm được thanh bình. Quay đầu lại, tôi vẫy tay chào giã từ đất nước Jordan lần cuối và thầm nói câu vĩnh biệt bằng tiếng Ả Rập “mai alslama”.
Mùa xuân 2018
Lương Nguyên Hiền
No comments:
Post a Comment