Wednesday, May 22, 2019

Dân VN không vô cảm họ là sóng ngầm đợi thời cơ vươn lên mặc dù đang bị tà quyền, ác đảng dùng bạo lực để đàn áp
(Một clip trong các cuộc biểu tình ngày 10-6-2018)

Nguyễn Nhơn


Huyền thoại về Dân trí thấp và Vô cảm

Trích: “Người dân tự động biểu tình với mục đích nói lên nguyện vọng chính đáng của mình. Sự bức xúc đó là đúng, là chính đáng không một lực lượng hay tổ chức nào kích động như nhà cầm quyền Mafia rêu rao. Sở dĩ đảng và nhà nước vô văn hóa muốn biến người dân Việt Nam thành những người vô cảm hòng dễ dàng biến họ thành bầy cừu non với mục đích kéo dài việc thống trị độc tài, công an trị của bọn vô văn hóa Ba Đình ngõ hầu tham nhũng vơ vét của cải, làm giàu bất chính trên sự khổ đau của Dân Tộc Việt.
Muốn phá vỡ hệ thống giáo điều của đảng CSVN, người dân Việt phải biết đoàn kết nhất trí, kết hợp có tổ chức cùng nhau ồ ạt xuống đường tranh đấu cho một nước Việt Nam Tự Do Dân chủ và Công bằng thật sự.”

Huyền thoại nói đây hiểu theo ý nghĩa là sự ngoa truyền sai lạc không đúng thực tế.

Nếu hiểu chữ “dân trí thấp” bằng thước đo trình độ học vấn thì có thể đúng do hệ thống giáo dục xã nghĩa việt cọng yếu kém.

Còn nếu hiểu theo nghĩa “nhận thức xã hội” bằng kinh nghiệm sống thì người dân Việt Nam có thể nói là hiểu biết chế độ áp bức, bất công mà họ đang sống thật rõ ràng và sâu sắc.

Cũng vậy, nếu nói vô cảm là không cảm nhận nỗi khổ của người xung quanh thì chỉ đúng một phần từ những người hiện đang sống với sự ưu đãi của chế độ mà không cảm thấy nỗi nhọc nhằn của giới nghèo khó.

Nhưng người dân thấp cổ bé miệng thì chẳng những cảm thấy thắm thía mà còn đau đớn, nhọc nhằn vì bị áp bức, bất công.

Mươi ngày sau ngày “giải phóng, đổi đời,” tôi từ Ty An ninh nhân dân Biên hòa bước ra sau cuộc “làm việc thành thật khai báo tội tình” thì gặp ông chú họ đang đứng thơ thẩn bên kia đường, tay cầm tờ báo Sài gòn giải phóng. Thấy tôi, ông quơ quơ tờ bào trước mặt và chép miệng nói: ” Bửa trước kêu thằng Thiệu độc tài mà Sài gòn có mười tờ nhật báo đọc mệt nghỉ. Còn bây giờ, “cách mạng” dìa cả Miền Đông chỉ có mỗi tờ báo mỏng lét như dzầy. Có đọc thì đọc, không thì thôi!

Ông chú tôi thời Tây chỉ học tới bằng tiểu học. Ông có thớt bán thịt ngoài chợ Biên Hòa, nay đã “được giải phóng”. Vậy mà chỉ bằng một so sánh đơn giản, ông chỉ rõ hậu quả giữa độc tài và dân chủ. Cái gì là tự do báo chi!

Năm 1981, sau 6 năm theo học chương trình “giáo dục cải tạo” trên đỉnh Hoàng Liên Sơn, tôi về thực hành nghề tiến xĩ nông nghiệp cuốc đất trên khu kinh tế mới Bảo Lộc.

Một bửa, ngồi nghỉ giữa buổi, đốt thuốc rê bặp. Bác già người xứ Quảng lưu lạc lên đây từ xưa bỗng chỉ tay vào bụi trà bảo: “Ngày trước, “chủ tư nhân,” bụi trà to bằng chiếc đệm, cành lá sum xuê, tươi tốt. Bây giờ làm “chủ tập thể,” bụi trà bằng manh chiếu rách còi cọc, xác xơ.

Vậy đó, bác già xứ Quảng ít học, chỉ đọc thông quốc ngữ mà phân tích “Tư hữu / Sở hữu tập thể” gọn gàng mạch lạc như vậy đó.

Có người sẽ nói rằng các bác già miền Nam sống từng trải qua các thời kỳ lịch sử từ thực dân Tây qua Quốc gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng Hòa và tới thời xã nghĩa nên mới lão luyện như vậy.

Thì đây, năm ba câu chuyện về tuổi trẻ trên miền Bắc, dưới thời dân chủ cộng huề hồ tráng men vừa bước qua thời xã nghĩa.

Tháng 6 năm 1978, vừa đủ 3 năm cải tạo lưu linh, được lịnh lên xe camion di chuyển. Tưởng là thụ huấn đủ 3 năm theo thông cáo 9 điểm của Mặt trận Giải phóng miền Nam trước khi phế thải, được cho về nhà với vợ con. Chẳng ngờ họ chở xuống bến đò Ấm Thượng, Vĩnh Yên chờ tàu sắt chở qua trại Tân Lập bên kia sông Hồng ở tù tiếp.

Một bửa ngồi nghỉ, vui miệng hỏi cậu tù hình sự cầm cày cho đội rau xanh: Xem cậu còn nhỏ tuổi như vậy mà sao lưu lạc tới đây?

Cậu nhỏ cười tếu đáp: em phạm tội hình sự  “hiếp người yêu?!”. Thấy chú tù miền Nam chưng hửng, cậu nhỏ tiếp: Hồi năm 18 tuổi, em yêu con gái ông chủ nhiệm hợp tác xã. Em xin mẹ dạm hỏi. Mẹ vì thương gượng gạo trầu cao tới xin ra mắt. Họ chê nghèo từ chối thẳng thừng. Em bèn hẹn người yêu ra chốn vắng, tính chuyện “ván đã đóng thuyền, gạo thổi thành cơm.” Họ bắt đưa ra tòa vu tội hiếp dâm, kêu án 7 năm. Nay em đã 25, còn ít lâu nữa là mãn án.

Hỏi: Lần nầy về chắc tu tỉnh làm ăn?

Đáp: Bác coi đó! Cháu cầm cảy chui cho người có “đất phần trăm” (đất hương hỏa còn cho lại sau sửa sai CCRĐ) mỗi ngày được 10 đồng. Họ không cho mà bắt vào làm cho HTX, lương tháng trả bằng lương thực đáng giá 40 đồng, nghĩa là họ ăn khống của cháu mỗi tháng trên 200 đồng, rồi chê nghèo, không chịu gả con. Như vậy là bóc lột, bất công. Kỳ nầy về, cháu khôn hơn, tính toán “làm ăn lớn” để cho giàu có như họ. Nếu có thất bại thì lại vào đây thì vào.

Đội rau xanh có em nhỏ tù hình sự “tự giác”, nghĩa là tù sắp mãn án được đi lại thong thả một mình không có quản giáo và bảo vệ chăn dắt, lo việc dọn dẹp nhà lô và phục dịch cán bộ quản giáo. Một bửa ruột đau quặn thắt, được đội cắt cho ngồi nấu nước ở nhà lô. Lúc nghỉ giữa buổi ngồi trò chuyện.

Hỏi: Cậu xem nhỏ tuổi, làm sao mà phải đi tù hình sự?

Đáp: Thay vì trả lời, em nhỏ tỉ tê. Bố mẹ cháu là thầy cô giáo trung học. Năm cháu 12 tuổi, nhà nghèo thèm ăn, cháu ăn cắp một lô hàng thương nghiệp đáng giá 200 đồng, bị bắt đưa vào “Trường dạy nghề thiếu nhi ” lao động 6 tháng.

Năm lên 14, cháu ăn cắp lô hàng đáng giá 700 đồng, bị bắt xử tù 4 năm, đi trại cải tạo xã hội như người lớn.

Bố tức giận từ bỏ. Mẹ vì thương nên chắt chiu thăm nuôi mỗi 3 tháng một lần, đã được mười mấy lần rồi. Chỉ còn vài kỳ thăm nuôi nữa là cháu được về với mẹ.

Hỏi: Giờ lớn rồi chắc về tu tỉnh làm ăn giúp bố mẹ nuôi bầy em nhỏ?

Đáp: Bác coi đó, bố mẹ cháu là thầy cô giáo trung học, lại chắt chiu lao động cải thiện mà gia đình vẫn túng thiếu. Còn họ ngồi mát ăn bát vàng. Như vậy là bất công. Kỳ nầy cháu về tính chuyện ” làm ăn lớn ” giúp bố mẹ một số vốn kha khá rồi có lại vào đây thì vào.

Bữa kia, đứng xếp hàng chờ lãnh cơm cho tổ, bỗng nghe tiếng huyên náo phía sau. Nhìn lại thấy hai cậu hình sự vừa đi tới vừa đùa giởn. Thấy bác tù miền Nam nhìn lại, một cậu tươi cười phanh ngực áo phơi bày hình xâm ”nữ thần Tự do “, phía dưới phụ đề chữ Liberté rõ to, ra ý bảo cháu cùng phe tự do như bác. Cậu kia cũng trật ngực áo phô ra hình xâm con thuyền mang thập tự giá đang ngả nghiêng trên sóng ba đào, phía dưới in ba chữ S.O. S thiệt bự, ra ý bảo đạo Chúa của cháu đang lâm nguy.

Chiều mùa đông Trường Sơn giá buốt, quản giáo cho đội tù xuống suối A Mai tắm. Tên tù ốm bịnh không tắm được, ngồi bên bờ suối ngó mông. Bỗng nghe tiếng bảo vệ võ trang nạt nộ. Nhìn lại thấy một chú nhỏ tù hình sự đang ngồi vắt vẻo trên cành cây sung hái trái nhai. Nghe bảo vệ hét, cậu nhỏ lật đật trèo xuống, chạy lại đứng nghiêm, trình diện.

Tên bảo vệ la: Mầy phạm nội quy biết không?

Chú nhỏ khẽ khàng thưa: Báo cáo cán bộ, em đói quá!

Ở chốn địa ngục trần gian nầy, tù được dạy dỗ: “Nhờ ơn bác đảng nuôi cho ăn học cải tạo. Phải học tập tốt, lao động tốt ” mà em nhỏ kêu đói quá, không khác nào chửi cha tên bảo vệ nên nó sấn lại, dọng cho em nhỏ một báng súng vào bụng. Em đau đớn oằn người quỵ xuống bãi cát. Vừa rên vừa lòm còm đứng lên chưa thẳng người, nó lại nạt: Mầy phạm nội quy biết không?
Em nhỏ phều phào thưa: Dạ, em đói quá, cán bộ.

Nó lại dọng cho em một báng súng vào ngực. Em té lăn ra bãi, sùi bọt mép. Nó sấn lại toan đạp giày vào mặt em.

May quản giáo nghe thấy, chạy lại giữ tay nó lại.

******

Thuật lại năm ba câu chuyện ngày trước để thấy rằng người dân dù ít học nhưng vẫn ý thức rõ ràng cái gì lá áp bức, bất công. Cái gì là tự do hay đàn áp tôn giáo.

Cho nên bảo rằng dân trí thấp, không biết gì về tự do, dân chủ, nhân quyền là sai lầm.

Cũng vậy, người dân tự thân cảm nhận bị áp bức, bóc lột thật rõ ràng và lòng đầy phẫn nộ như em nhỏ bị đánh đập dã man mà vẫn kiên cường phản kháng “em không phạm tội gì cả mà chỉ vì em đói quá!”

Ngày trước, xin cái giấy đi đường chỉ vi thiềng gói thuốc Jet. Chuộc người vượt biển bị bắt là một  “cây ” vàng.

Ngày nay, giới kinh doang làm “thủ tục đầu tiên ” là một bao bố tiền hồ trị giá 500 ngàn đô la xanh như trong vụ con ngựa chết thứ trưởng côn an Phạm Quý Ngọ.

Ngày trước, dân thôn quê nhà tranh vách đất lụp xụp. Bọn cường hào, nhà gạch lợp ngói khang trang.

Ngày nay, Lê Khả Phiêu ở nhà lầu ba tầng, trồng rau trên sân thượng ăn để khỏi nhiễm chất độc hóa học. Ngoài kia, bà lão dắt tay cháu nhỏ bươi rác sống từng ngày!

Bị côn an bắt vào đồn, “vào sống – ra chết ” gần như là chuyện thường ngày ở huyện.

Tham nhũng, áp bức, bất công ngày càng tàn tệ.

Người dân thấy hết, biết hết và những người “dân oan ” tự thân nhận lãnh hậu quả của chế độ cướp giựt ấy lại càng thắm thía, đau đớn, nhọc nhằn chớ làm sao mà vô cảm cho được?!

Cho nên những ai được xã hội nuôi dưỡng, học hành có hiểu biết, chịu ơn xã hội nhiều hơn người dân ít học phải có trách nhiệm nhiều hơn.

Trước hoạn họa hán ngụy việt cọng, nguy cơ mất nước, diệt chủng hiển hiện rõ ràng: Hiện tại biển Đông nhiễm độc, cá chết. Ngày mai người bị đầu độc chết!

Người có hiểu biết, là thức giả không thể ngồi đó thở than “dân trí ngu hèn – vô cảm” như người bàng quan để tắc trách, chối bỏ trách nhiệm với Đất nước và Dân tộc được.

Hiện tại lòng dân sôi sục hờn căm như những đốm lửa nhỏ rải rác, rời rạc. Hôm qua 3 ngàn dân Cồn Sẻ, Quảng Bình biểu tình chống Formosa bị bạo quyền huy động mọi thứ côn an, côn đồ đánh đập dã man. Cần phải có người gom lửa thành cơn bảo lửa. Nổi lên giông gió bảo lửa thiêu rụi bạo quyền phản nước, hại dân.

Giới thức giả biết trách nhiệm phải dũng mãnh dấn thân làm ngọn đuốc soi đường quy tụ sức mạnh quần chúng thành giông bảo cách mạng đưa Dân – Nước qua cơn lầm than. Đừng ngồi đó thở than vô trách nhiệm. 

Nguyễn Nhơn
Quốc Hận 44
Viết lại với tiếc nuối ngậm ngùi
17/4/2019

No comments:

Blog Archive