Thursday, July 14, 2016

Bến Đình làng

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích


Cây đa bến cũ, con đ năm xưa” là hình ảnh quê hương như dấu ấn đã in đậm  trong tiềm thức của tôi, là kỷ niệm thuở thiếu thời, dầu  lưu lạc nơi đâu cũng không thể nào phai nhòa được. Như sợi dây huyền nhiệm trói buộc trái tim mình nhớ mang mang, rưng rức giữa đêm trường quạnh vắng, chợt nghe tiếng chèo khua nước là muốn quay về  tắm nước mát bến sông xưa.

Bến Đình làng tôi nằm ngay trên đoạn hẹp nhất của dng Trà Giang. Bên kia bờ là lũy tre xanh chạy dài soi mình trên mặt nước trong xanh thăm thẳm. Rời khỏi con đ bước lên bờ dốc thoai thoải gặp con đường làng đất mịn phù sa. Hai bên là hàng trengọn kết thành vng cung như cái cổng tam quan đn chào khách thập phương. Ẩn dưới bụi tre gai là chiếc lều của người đưa đ ngủ đêm đợi khách sang sông. Cái sạp thay giường ngủ đơn sơ bện bằng những vạc tre ngâm đã lên nước bng lẫy.

Không biết lý do nào đã kích thích tôi mỗi lần theo mẹ qua đ thăm Ngoại là tôi phải trèo lên đ để rờ vào các thanh tre trơn láng và nghe mùi mồ hôi hăng hắc của ông lái đ.

Bên đường làng là cái quán cốc của bà lão bán nước chè tươi. Cây sào gác ngang trên cao treo lủng liểng vài nải chuối, chục chiếc bánh ú, bao đựng bánh tráng nướng.  Bên dưới là những thẩu đựng kẹo, thèo lèo và rổ trái cây bán theo từng mùa như mận, ổi, xoài và những miếng mít chín vàng ối với chiếc lồng bàn đậy lên trên chiếc mâm đồng.

Bà cụ c mái tc bạc búi t như cái củ tỏi gắn sau t và nụ cười mm mém. Khoé miệng cụ dính đầy nước trầu đỏ tươi. Chiếc trã đất đựng lửa than hầm để nướng bánh tráng cũng vừa là l sưởi để chống cái rét của cơn gi bấc mùa Ðông. Quán hàng đơn sơ nhưng cần thiết cho khách bộ hành đường xa, nghỉ chân giải khát.

Mỗi lần qua đ, mẹ tôi thường ghé vào quán uống giúp bà cụ bát nước chè tươi, mua cho tôi vài trái mận hay mấy viên kẹo chặt.
                 
Ông lão chèo đò màu da sạm nắng đã quá cái tuổi lục tuần mà sức lực xem chừng cn dẻo dai. Cứ nhìn đôi tay gân guốc và gương mặt rắn rỏi là đủ ni lên kinh nghiệm mấy mươi năm chèo đ của ông.
        
Bên này hữu ngạn là bãi cát trắng trải dài đến tận chân Núi Cấm đình làng. Cây đa cổ thụ với vô số dây leo tầm gởi chằng chịt biến cái gốc trở nên đồ sộ cả chục người ôm không xuể. Những chiếc rễ sần sùi thoạt trông như những con trăn nước thả mình xuống vực sâu tìm mồi. Hàng trăm tảng đá khổng lồ chồng chất lên nhau xây quanh chân Núi Cấm như do bàn tay của Thượng đế sắp đặt để cản lại dng nước chảy xiết từ bên tả ngạn con sông đổ qua.

Thầy địa lý, thầy phong thủy cho rằng dải đất làng tôi c các mặt Thanh long, Huyền vũ, Minh đường. Phía sau lưng làng (Huyền Vũ) nhờ ba ngọn núi nhỏ vươn lên, đ là núi Chợ, núi Nhàn và Rừng Dê liên kết như con rồng (Thanh Long) bao bọc án ngữ, long mạch vững vàng. Minh Ðường của làng là con sông Trà Khúc uốn mình dọc theo lũy tre xanh. Hàng năm nước lụt mang phù sa bồi đắp cho cánh đồng lúa chạy dài dưới chân ba ngọn núi đến tận con kênh đào cắt ngang. Đồng ruộng  lúa tốt, vườn trái xanh tươi. Gái hiền lành, trai phát tuấn tú. Tuy nhiên, núi Cấm đầu làng bị chếch về mặt Tây Bắc chạm vào hướng Ngũ quỷ Lục sát thêm dng nước chảy xiết từ bên tả ngạn đổ qua trực chiếu vào đầu làng gặp dng nước bên này hữu ngạn tạo thành vực xoáy. Nước chảy cuồn cuộn gây tiếng ồn ào xôn xao như họp chợ suốt bốn mùa. Các thầy phong thủy cho rằng đây là hiện tượng thất thoát, hao tán của dân làng.

Quan sát hướng gi thổi về núi Cấm đầu làng, nơi tiếp nhận cả hai ngọn gi bấc và nồm nên bị chế ngự. Khoa Phong thủy giải thích: “Nước giúp dẫn khí đến, nhờ nước cản mà khí tụ lại. Cn gi thổi thì khí tan đi. Ðất mà c gi ẩn tàng (Tàng phong) thì hung thần, ác quỷ hay đến trú ẩn.”

Hàng năm đến mùa nước lụt, dân làng tôi kẻ ghe người xuồng tập trung về Núi Cấm để vớt cũi rều theo ngọn nước bên tả ngạn quật qua tấp vào bờ. Nỗi đau của dân làng là năm nào cũng c người chết chìm tại khu vực nước xoáy nguy hiểm này. Theo lời pháp sư, cây đa là nơi thần linh trú ngụ. Hàng năm dân làng bị tổn hao nhân mạng.

Các vị chức sắc trong làng kiểm chứng lại, quả thực những người chết chìm tại đây đều cùng chung một thời điểm trong mùa nước lụt. Từ đ dân đng gp tài chánh cộng với hoa màu thu hoạch của công điền công thổ để xây dựng một ngôi đình uy nghiêm. Mặt tiền ngôi đình làng hướng về cây đa, nơi đây được xây một bức bình phong lớn để trấn yểm tà khí

Thuở cn là học sinh lớp đồng ấu trường làng, cha mẹ cấm tôi không được chơi đùa gần cây đa linh thiêng và cái miễu thờ oan hồn tử vong hay bắt người thế mạng. Nhưng tính t m và nghịch ngợm của tuổi học tr không ngăn được cả bọn ôi đột nhập vào khu bí ẩn đ.

Trước phong cảnh đẹp như chốn thần tiên khiến cho đứa nào cũng kinh ngạc và thích thú. Tán lá cây đa tỏa bng mát cả một vùng rộng lớn. Những rễ phụ mọc từ cành đa thõng xuống thoạt trông như hàng trăm con rắn treo mình ngủ quên. Sân đình lt gạch rộng thênh thang, tha hồ chơi trò đá banh, u mọi. Chung quanh khuôn viên đủ loại hoa thay nhau nở suốt ba mùa Xuân Hạ Thu.

Ngọn gi mát từ sông thổi vào như quạt trời gặp gi đẩy bạt cái nng mùa hè. Tiếng gi ngân vang trên ngọn cây đa reo suốt bốn mùa. Những ông táo, bình vôi do dân làng đem đặt dưới gốc cây đa reo làm tăng thêm vẻ thần bí. Ðôi tượng thần bạch hổ đứng hai bên bệ thờ dưới gốc đa c lư hương, chân đèn đã làm cho chúng tôi chùn bước ngại ngùng. Nhưng tuổi thơ đã cảm nhận được không khí bình an nên không cn sợ hãi, lại càng yêu thích cảnh mát mẻ nơi này.                                                                                                                                       
Núi Cấm cn là địa điểm hẹn h của những cặp gái trai làng, là nơi hứng gi mát của các cụ già trong những buổi trưa hè oi bức. Mùa trái chín của các loại cây rừng như trâm, bứa, xoài là lũ trẻ tựu về đây hái quả, vui chơi. Từ đ, cây đa reo, sân đình làng là điểm tập trung thường xuyên suốt những mùa hè tuổi dại của chúng tơi.
 Bến đ cách xa Núi Cấm vài mươi cây sào. Lợi dụng dng nước từ bên kia đổ qua chân núi, người lái đ đỡ phần vất vã phải chống chèo.

Bến đ gắn liền với hình ảnh thân thương của quê Ngoại tôi. Là kỷ niệm những chuyến theo mẹ về quê thăm Ngoại ở tận bên kia sông cách bến đ nửa giờ đi bộ.

Thích nhất là ngày giỗ của ông Ngoại tôi vào ngày mồng 9 Tết. Các dì dượng cháu chắt tụ họp về đông đủ. Ba ông rể theo Nho học, ăn vận áo dài khăn đng. Ba ông rể sau ảnh hưởng Tây học trang phục bộ veston giầy da. Các dì tôi thì tha hồ trổ tài nấu nướng.

Mẹ tôi khéo tay về các loại chả. Ðặc biệt là chả ba màu cắt thành hình trái tim, hình ngơi sao tám cạnh rất đẹp mắt. Ðây là mn cao lương mỹ vị dành cho vua chúa nơi cung đình mà mẹ tơi đã học được từ bà bác dâu.
                   
Dì Ngọc, em kế mẹ tôi nổi tiếng làm bánh tét năm nhân. Lát bánh tét của dì đặc biệt đường kính lớn hơn một tấc rưỡi tây đặt tròn trĩnh trong chiếc đĩa lớn. Màu nếp trắng nõn mịn kết chặt vào nhau làm nổi bật năm màu nhân làm bằng các loại đậu hài hoà cân đối ở giữa vng trn màu xanh của lá chuối non.

Dì Châu, người con gái thứ bảy c chồng là sếp lục lộ ( quản lý về đường sá thời Pháp) thì chuyên làm bánh thuẫn, loại bánh bằng bột mình tinh đánh với trứng gà đổ vào khuôn đặt trên trã cát nng. Bánh thuẫn của dì nở to, vàng hươm xoè ra như những cánh hoa đẹp tựa bông lan vừa dn vừa mịn lại thơm mùi quế pha hương vị dầu chuối.

Bánh in của bà dì thứ Tám (Dì Lộc) lại càng công phu hơn. Năm nào dì cũng dành nửa sào ruộng nhà cấy nếp hương. Gạo nếp phải giã cho thật trắng. Khi chấy, nồi rang không được nng quá để tránh hột nếp lên màu vàng. Bột nếp xay thật nhuyễn, bỏ bột vào miệng là tan trong nước miếng. Chiếc bánh in của dì vừa trắng lại vừa mịn làm nổi bật các hình hoa quả in trên mặt bánh. Ăn bánh in của dì Tám chưa kịp nhai bột đã tan ra nghe mát rượi cả lưỡi. Hương thơm của nếp rang, ngọt thanh của đường, chất dẻo của nếp quyện vào nhau lưu lại trong lưỡi, dính vào chân răng hấp dẫn lạ lùng, ăn một cái là muốn ăn cái nữa.
       
Bà dì thứ Chín (Dì Tuân) được ngoại tôi truyền lại kỷ thuật làm bánh nổ. Ðây là loại bánh đặc biệt thổ sản của quê hương Quảng Ngãi. Gia đình dì dượng Chín tôi chuyên nghề dệt lụa, ươm tơ tằm và nhuộm vải.  Năm nào dì cũng đặt tiền cọc trước cho người làm rẽ ruộng cấy nếp ba trăng bán cho dì vài gánh phơi thật khô, quạt thật sạch. Dì cất vào chiếc lu đậy kín. Chỉ c loại nếp ba trăng khi bỏ vào nồi rang hột nếp mới nổ bung ra hết cỡ khoe màu trắng như bông. Nong nếp nổ, dì loại bỏ những hột nào nở chưa hết. Giai đoạn xên đường, dì tách chất bẩn trong đường bằng cách cho lòng trắng trứng gà làm nổi chất cặn bã lên trên  rồi vớt bỏ cho đến khi nước đường tinh chất trong veo mới tưới vào nổ trộn đều. Đổ nổ vào khuôn, đích thân dì thực hiện cùng một người cầm vồ đng bánh. Những lát bánh nổ được dì cắt ra vuông vức sắc cạnh, mịn màng như chiếc hộp giấy, vừa dn, vừa thơm mùi gừng lại giữ được màu trắng tươi của nếp. Ăn bánh nổ, nhấm pháp tách nước trà ướp  sen là cái thú của ba ngày xuân ở quê tôi. Các thầy thuốc Đông Y xếp bánh nổ vào loại thức ăn rất tốt cho người đau nặng mới bình phục, mau tiêu và không độc.
                                                                                         
Sau nầy, những năm tháng lớn khôn tôi theo học ở Sài Gn nên ít c dịp được về quê ăn Tết là thấy lng mình trống vắng lạ lùng. Tôi nhớ Mẹ, nhớ Ngoại, nhớ các Dì và nhớ cả những chiếc bánh khô của các bà Dì. Biết vậy, nên sau Tết là mẹ tôi gởi vào một xách đủ loại bánh trong ngày giỗ ông ngoại.

Riêng dì Út tôi (Dì Mừời ) c chồng ở tỉnh thành nên năm nào Dì Dượng cũng mang về cúng ông Ngoại cặp rượu Pháp, vài hộp bánh Tây mà hàng năm bầy cháu của Dì  trông chờ để được thưởng thức. Ở thôn quê mà được ăn bánh tây có lớp kem màu sữa trắng đục hay màu nâu sơ-cơ-la ngọt lịm khiến cho lũ trẻ hàng xm trố mắt nhìn thèm thuồng.

Năm nào cũng vậy, chúng tôi vui hưởng ba ngày Tết nhưng vẫn nôn nao mong chờ đến ngày giỗ ông Ngoại. Рlà dịp họp mặt bà con bên ngoại mỗi năm một lần đã kết chặt tình yêu thương của toàn thể anh chị em.  Khi lớn lên, kẻ gc biển, người chân trời lưu lạc khắp nơi nhưng đến ngày mồng Chín tháng Giêng, đàn cháu của ngoại không tránh khỏi lng rưng rưng khi nhớ về cảnh cũ người xưa!

*  *  *

Rồi một hôm, tại bến đ làng tôi chứng kiến một cảnh hãi hùng. Buổi sng mùThu năm 1945, sau ngày Việt Minh khởi nghĩa cứơp chính quyền (19/8/ /1945)), trời chưa sng tỏ, dân làng tôđược lệnh đình công bãi th. Tất cả đồng bo nam phụ lão ấu phải tập trung về tại bãi Xoang để dự phiên Tòa Nhân dân khởi tố “tên Ðịa chủ cường hào”.

Khi mặt trời lên quá cây sào, đội tự vệ áp giải cha con ông Phan Quang Thao đến địa điểm đã đông nghẹt dân làng. Trên bãi Xoang cạnh bến đình làng đã đóng sẵn hai cây cọc chỉ cao trên tầm thắt lưng. Họ ấn hai nạn nhân quì xuống rồi quấn chặt dây thừng quanh người vào cọc.

Một người đàn ông nhỏ thó, khuôn mặt loắt choắt tiến ra trước đám đông đọc bản cáo trạng lên án ông Tú Thao là một đại điền chủ gian ác bóc lột tá điền, cậy quyền hiếp đáp đồng bào. Người con trai cả Phan Quang Trì là Việt gian thân thiện với Pháp và Nhật. Ủy ban khởi nghĩa tuyên bố hai cha con ông Tú có tội với cách mạng, với nhân dân. Cả rừng người im thin thít. Ðột nhiên, lão ta la lớn:
“Ðồng bào tha hay g.i.ế.t?”

Tiếng g.i.e.t sau cùng kéo dài là ám hiệu dứt mạng sống của hai nạn nhân. Cả pháp trường như chết lịm. Bỗng có tiếng “g-i-ế-t, g-i-ế-t” của một người nào đó giữa đám đông vang lên đã lôi cuốn lượng sóng người cùng cất tiếng hô theo:
“G-i-ế-t, g-i-ế-t”

“Cách mạng” thường hay dùng cò mồi để làm nhân tố kích thích tâm lý quần chúng. Chẳng một ai dám lên tiếng ngược lại lời hướng dẫn của cò mồi. Tên loắt choắt kia là hiện thân của “thẩm quan địa ngục” và bọn “cò mồi” là “quỷ sứ ngưu đầu mã diện”.
                                                                         
Một đao phủ không biết từ đâu xuất hiện. Ðầu trùm một bao vải màu đen, đôi mắt đỏ ngầu hiện ra sau hai lỗ tròn. Hắn cầm một thanh mã tấu sáng lấp loáng dưới ánh mặt trời bước đến phía sau nạn nhân, hai chân đứng thế trung bình tấn. Bất thần, tiếng hét vang lên “sát..!”. Người ta chỉ thấy một đường sáng trắng đi vào gáy ông Tú Thao. Lưỡi đao cắt ngọt chiếc cổ trắng ngần, đầu nạn nhân văng ra xa, máu phụt lên thành vòi. Máu nhuộm đỏ cả bộ bà ba trắng nạn nhân đang mặc. Máu tưới đỏ cả một vùng cát rộng. Dân chúng khiếp sợ, kẻ bịt mắt, người bụm miệng nôn thốc, nôn tháo, tiếng trẻ con khóc thét!

Ðến phiên người con, đao phủ có lẽ yếu tay nên phải chém đến hai lần. Ðầu ông Ðại Hào Trì vẫn còn dính lớp da cổ treo lủng lẳng trước ngực. Cái cổ bày ra những sợi gân bầy nhầy trắng hếu. Có một điều khiến cho đám đông ngạc nhiên là không có giọt máu nào chảy ra. Người ta thầm thì: “ Ông Trì lên cơn đau tim lại sợ quá nên tắt thở truớc khi bị hành quyết!” Dù chưa đạt được nghệ thuật chém treo ngành như nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả, nhưng tên đao phủ đã thể hiện bản lãnh giết người chuyên nghiệp.

Lần đầu tiên, làng tôi, mảnh đất của những người nông dân hiền lương, chất phác suốt mấy mươi đời lấy nghĩa tình đối đãi với nhau giờ đây phải chứng kiến cảnh tàn bạo sắt máu tưởng chừng như một cơn ác mộng!

Những ngày tháng sau đó, ủy ban khởi nghĩa quê tôi giam giữ chí sĩ Ngô Ðình Diệm, và nhà cách mạng Cộng sản Ðệ tứ Tạ Thu Thâu tại nhà ông Tú Thao nơi “Uỷ Ban Khởi Nghĩa” chiếm giữ lm cơ quan của ủy ban Cách Mạng lúc bấy giờ. Chỉ một thời gian ngắn họ đưa ông Tạ Thu Thâu qua đò làng tôi rồi giết ông ấy bên kia sông trên đất quê ngoại tôi.  Không biết lý do nào họ không giết cụ Diệm nên được thoát chết ngày đó.

Mặt nước sông Trà cũng phải rùng mình nổi sóng. Bờ tre như cúi mình thấp hơn để tiển đưa những oan hồn ra đi trong hoang lạnh. Lũ trẻ không còn ngụp lặn nô đùa nơi bến sông. Và khách kêu đò về đêm cũng bặt tiếng. Hai chiếc đầu của nạn nhân và máu nhuộm đỏ bến Đình Làng là hình ảnh kinh hoàng đã khắc sâu trong ký ức của tuổi thơ tôi đến tận  bây giờ.

Khi trưởng thành, tôi ngẫm nghĩ về khoa địa lý phong thủy mà ông thầy Tàu đã giải đoán. Tôi càng thấy thấm thía vô cùng. Người ta nói Quảng Ngãi là đất địa linh nhân kiệt nhưng làng tôi có hai ngọn gió kết hợp với  hai luồng nước đổ về đầu làng tạo thành vực xoáy tích tụ Tàng phong là hai mặt xấu trong môn Phong thủy khiến cho hung thân quỷ dữ ẩn trú, thường xuyên tác hại gây biết bao đau thương cho dân làng.

Quê tôi từ đây thuộc vùng Liên Khu 5 Việt Minh chiếm giữ chạy suốt chiều dài 4 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Miếu thờ bị đập phá, ngôi đình làng bỏ hoang phế không người chăm sóc. Núi Cấm làng tôi trở thành nơi hoang vu vắng bước chân người. Cây đa cổ thụ già nua rễ mọc từ trên cao buông dài tua tủa như người đàn bà xõa tóc sầu muộn bên sông.

*  *  *

Ðồn Komplong do quân Pháp trấn đóng giáp ranh hai tỉnh Quảng Ngãi và KonTum như ngọn giáo thường trực đâm vào yết hầu Liên Khu 5. Ngày đầu mùa thu năm 1952, bến Đình làng tôi bỗng nhiên tấp nập người là người. Bộ đội và dân công lũ lượt qua sông bằng hàng chục chiếc ghe trưng dụng. Ðó là những đêm điều quân của Bộ tư lệnh Liên Khu với hai sư đoàn cùng với lực lượng địa phương thuộc hai tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam chuẩn bị tấn công đồn Komplong. Trong suốt nửa tháng trời họ bí mật vận chuyển lương thực, đạn dược súng ống tiến về hướng tây nam Quảng Ngãi thuộc các huyện giáp ranh với Kontum.

Qua mấy ngày công đồn, kết quả Việt Minh chiếm được đồn, nhưng hai bên đều bị tổn thất nặng nề. Bệnh viện không đủ chỗ chứa. Quê ngoại tôi, nhà nào cũng biến thành một “quân y viện bỏ túi”.

Ngày Tết đã gần kề, tôi theo chân anh nuôi bộ đội sang sông thăm đồng đội của anh bị thương đang nằm điều trị tại quân y viện. Nhân dịp này, tôi ghé thăm  Ngoại và mang cho bà ít thức ăn của mẹ tôi bới. Ðã từ lâu, ngày Tết, ngày giỗ huy hoàng của Ngoại tôi không còn nữa.
                              
Khi trở về, chúng tôi qua chuyến đò An Mỹ. Ðò đến giữa sông, chợt hai khu trục cơ của quân Pháp bay dọc theo bờ sông đột nhiên đảo lại. Theo kinh nghiệm, anh bộ đội đoán biết máy bay sẽ bắn đò, liền hối thúc mọi người rời bỏ đò.  Một khắc sau, những loạt đạn đại liên từ trên máy bay thay nhau bắn xối xả vào chiếc đò trôi lềnh bềnh giữa sông. Ðây là mục tiêu không thể bỏ qua khi tình báo Pháp biết được Việt Minh đã dùng tuyến đường này để chuyển quân đánh đồn Komplong.  Bị trúng đạn, đò chìm, oanh tạc cơ bỏ đi. Ðồng bào ùa ra sông tiếp cứu. Hậu quả đau đớn là hai người phụ nữ không biết bơi nằm lại trên đò tử thương. Ông lái đò mất tích đến hai ngày sau xác ông mới nổi lên trôi tấp vào bờ,  cuối bãi dâu.

Hình ảnh ông lái đò có nụ cười móm mém tận tụy đưa khách sang sông dù là đêm đông lạnh giá hay trưa hè nắng gắt, cái sạp tre nằm đợi khách gọi đò về đêm lên nước láng bóng dưới mái lều đã khiến cho lòng tôi ngậm ngùi mỗi lần qua đó. Nước vẫn trôi, đò vẫn đưa nhưng ông lái đò xưa không còn nữa. Con đò bây giờ đối với tôi trông lạc lõng, vô tình như những ánh mắt của người chèo đò trong tổ hợp hiện giờ do chính quyền địa phương cắt cử. Họ lấm lét, xoi mói, dò xét để phát giác gián điệp của địch qua sông.Vẫn chống vẫn chèo nhưng trái tim họ chẳng hề gắn bó với chiếc đò, với bến sông. Khác xa với ông lão chèo đò lúc trước, ánh mắt ông lúc nào cũng nồng ấm chan chứa tình dành cho khách đi đò và gởi cả hồn ông trong mỗi nhịp chèo khuấy nước hòa cùng nhịp đập trái tim mình. Trái tim đầy ắp tình người mênh mông, êm ả như nước sông lặng lờ trôi.

Lòng ông lái đò cũng cuồn cuộn buồn nhớ theo từng con nước đục ngầu trong mùa nước lụt đổ về dâng tràn, ngăn cách đôi bờ khiến cho con đò ông bất lực trước sức cuốn xô tàn bạo của con nước nguồn. Con đò và bến sông đã gắn chặt cả cuộc đời lão. Ông yêu nó và vĩnh viễn không xa rời nó như người thuyền trưởng giữ đúng trách nhiệm của mình nhất định không bỏ thuyền khi gặp nạn và ông đã chết theo con đò.  

Hiệp Ðịnh Geneve 1954 chia đôi đất nước, nền tự do được phục hồi trên toàn cõi Miền Nam. Dân hai bên bờ sông thương tiếc ông lái đò đã tự động lập miễu thờ trên bờ sông. Ông xứng đáng là vị Thần Hoàng của bến sông này. Mỗi lần qua sông thăm Ngoại là mắt tôi rưng rưng khi thấy miễu thờ ông lái đò khói hương lên nghi ngút. Hàng ngày khách qua đò không quên ghé vào miễu đốt nén hương để tưởng nhớ người lái đò đã chết theo chiếc đò như người cha đã hy sinh để bảo vệ và che chở đứa con yêu của  mình.

Có người đã chứng kiến, ngày đó, ông lái đò lặn xuống nước cố đẩy con đò tấp vào bờ để tránh đạn nhưng chẳng may đạn của máy bay bắn xuyên qua thuyền trúng vào đầu ông. Thân xác ông lão chèo đò không còn hiện hữu trên cõi đời này, nhưng linh hồn ông hẳn còn lẩn quất bến sông xưa và hình bóng ông vẫn còn lưu mãi  trong lòng tôi.


 Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

No comments:

Blog Archive