Wednesday, October 1, 2008

Vô Nam: Chuyến Đi Định Mệnh

Xuân Vũ TRẦN ĐÌNH NGỌC

Không gian: thành phố Hà Nội. Thời gian: sau Hiệp định chia đôi đất nước năm 1954. Nơi chốn: khu dân cư ở Hàm Long, không cách bao xa với nhà thờ Hàm Long.

Khi tôi đang làm hai quả trứng chiên định ăn cho xong bữa tối thì anh chị Dục về.

Anh Dục vừa bằng tuổi anh Lân tôi, còn chị thì trẻ hơn vài ba tuổi. Anh chị lấy nhau đã lâu nhưng chưa có đứa con nào. Anh Dục làm thư ký vật liệu cho một toà báo Pháp từ khi anh chị bỏ vùng Vẹm vào thành tức khoảng năm 1950. Ăn tiêu chẳng bao nhiêu mà người Pháp trả lương cũng khá nên chị Dục chỉ ở nhà nấu nướng và làm việc vặt, mình anh đi làm cũng dư dả.

Mỗi thứ bảy hoặc chủ nhật, các bà Sơ (Pháp và Việt) từ nhiều dòng tu ở Hà Nội vào các nhà thương Bạch Mai, Saint Paul v.v...săn sóc các thương bệnh binh của quân đội Pháp và quân đội Quốc gia (lúc đó thuộc quyền Quốc trưởng Bảo Đại) thì chị Dục cùng đi với các Sơ thay băng, tắm rửa, cho ăn, cho uống hoặc ngồi chuyện trò cho các thương bệnh binh này có thêm nguồn an ủi vì y tá và các phụ y tá không mướn đủ.

Nhiều nữ sinh Hà Nội đã theo các bà Sơ đi làm công tác thiện nguyện này, không thiếu trường hợp kẻ đi săn sóc lại hạp nhãn với mấy anh thương binh. Thế là sau khi thương tích tạm lành, một đám cưới xẩy ra. Người làng tôi, anh Đạc đi Nhảy Dù quân đội Quốc gia bị thương về nằm Saint Paul rồi cũng lấy một cô. Năm 1954, hai người vào Nam sinh một đàn con ở trong Nam.

Chị Dục vào trong bếp, hỏi tôi:

“Chú Vũ làm cái gì đó?”

“Anh chị mới về? Em đang tính làm vài cái trứng gà au plat ăn với bánh mì cho xong bữa. Em đã vào tiệm phở Hàm Long mà buồn quá, lủi thủi có một mình, lại ra về.”

“Tôi có gà luộc và phở gà. Chú đừng chiên trứng nữa, ngồi ăn với chúng tôi cho vui.”

Trong khi anh Dục đi tắm thì tôi phụ chị hâm nồi nước dùng, chặt con gà sống thiến khá béo, rửa húng cây, thái hành ngò, lá chanh, nấu nước trụng bánh phở vì chị có đủ thứ.

Bia Ô-mền còn lại hai chai lại có nước đá, tôi với anh Dục chén chú chén anh. Thịt gà sống thiến ở Hà Nội lúc đó phải nói rằng tuyệt. Nó là gà rẫy, nuôi bằng cám với bột ngô, thịt rất thơm ngon, gà mái dầu Tây Ninh sau này ở trong Nam cũng ngon nhưng vẫn thua. Những năm đó, khác hẳn với bây giờ ở Hoa Kỳ, gà, vịt, lợn phải béo ăn mới ngon; không ai sợ mỡ. Đình đám ở nhà quê và ngay cả ở thành phố, thợ cỗ thái thịt lợn luộc chỉ có 20% thịt còn toàn là mỡ, ai nấy thưởng thức tận tình bởi cả năm ít được ăn thịt.

Thức ăn ngon nhưng bữa ăn vẫn thế nào! Có lẽ cả hai anh chị Dục và tôi đều nghĩ rằng đây là bữa chót ăn tại Hà Nội và chẳng bao giờ còn ngồi ở Hà Nội mà ăn một bữa cơm như thế này nữa.

Người Quốc gia lúc đó, trong đó có cả người Pháp, hay nói cho rõ hơn là những người không Cộng sản, đã thua và phải đi. Lính Lê dương, lính Pháp trong binh đội Pháp lúc đó, không phải người nào cũng là lính đánh thuê. Rất nhiều người có lý tưởng là phải tận diệt Cộng sản vì Cộng sản gieo rắc đói khổ, dã man, hung tàn và tam vô. Tôi đã nói chuyện với vài người lính Lê Dương. Họ bảo:

“Chúng tôi cũng có lý tưởng chứ. Chúng tôi muốn giúp dân Việt Nam sống yên bình với Dân chủ, Tự do Hạnh phúc, Văn Minh, Tiến bộ. Muốn thế phải diệt trừ Cộng sản mà Hồ chí Minh là lãnh tụ. Nhiều đồng đội của chúng tôi bị bắt, bị tra tấn, chết đi sống lại. Họ dã man vô cùng, không tuân theo một định ước quốc tế nào về tù binh. Họ bán tù binh cho Trung cộng, cho Liên Sô để những nước này khai thác tin tức và hành hạ dã man. Chúng tôi đã biết Cộng sản là thế nào khi họ xâm chiếm Tiệp khắc, Lỗ ma ni, Hung gia Lợi, Ba lan và nhiều nước nhỏ xung quanh Liên Sô... Cộng sản còn tàn độc hơn Phát xít Hitler và quân phiệt Nhật.

Trong bọn chúng tôi cũng có những tên lính làm bậy nhưng chúng hành động vì thiếu thốn sinh lý (quân đội nào chẳng thế). Ngay bọn Việt Cộng cũng có kẻ túng quá hiếp dâm gái quê. Nhưng lính Pháp chúng tôi không bắn bậy người dân bao giờ nhất là không lấy tài vật của ai trong khi quân đội Việt cộng thì bắn bừa bãi, coi sinh mạng người dân như cỏ rác, hơn nữa hễ có dịp là bất cứ tài vật nào chúng cũng lấy hoặc phá cho tan tành.”

Đấy là những lời tố cáo thẳng thắn của các lính Pháp thời gian được đưa sang Việt Nam đánh nhau với Việt Minh từ 1945 đến 1954.

Tôi không biết những luận điệu này các báo Pháp có khai thác không chứ báo chí của người Việt Quốc gia thì không. Chính vì vậy, một đứa trẻ nít cũng chê ngành tuyên truyền chiến tranh chính trị, tâm lý chiến của người Việt Quốc gia. Hai mươi mốt năm ở miền Nam, 80% những người này chỉ cố đào sâu những “Cậu chó, Chú Tư Cầu (Lê Xuyên), Mười đêm ngà ngọc (Mai Thảo), Yêu nhau bằng mồm (Hoàng hải Thuỷ), Vòng tay học trò (Nguyễn thị Hoàng, Một ngày của Nhã (?), Mèo đêm (Thuỵ Vũ), Loan mắt Nhung (Nguyễn thuỵ Long)...” và rất nhiều tiểu thuyết khác (trong đó có cả Kim Dung, văn sĩ Tàu), cũng như những dòng Thơ tình ái làm băng hoại tinh thần thanh niên:

Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi vui với ai?
Hoặc là:

Anh đợi em từ ba mươi năm
Uổng hoa phong nhuỵ hoài trăng rằm!

Vũ hoàng Chương

Người Việt Nam theo Tàu với cái học cử nghiệp, kỹ thuật dốt nát, thuốc men kém cỏi, lý sự cùn (ngày nay vẫn còn y, chỉ quen phét lác một tấc đến trời) tuổi thọ trung bình chỉ được hơn 50, đợi em đến 30 năm là quá nửa đời người, đợi để làm cái gì đây? Nhưng những tư tưởng bá láp đó nhập nhiễm vào đầu óc thanh niên nam nữ, nhất là trong giai đoạn chiến tranh, thật tai hại vô cùng!

Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà đông...
Nhưng xa nhau mà không bảo gì nhau...

Nguyên Sa

Thương thương, nhớ nhớ, mơ mơ màng màng, day dứt (chứ không phải da diết) với những mối tình dang dở, ngụp lặn trong bể dục, bể hiện sinh bất cần đời, nhắm mắt trước chiến cuộc ác liệt mỗi ngày bao nhiêu người trai nằm xuống, những văn sĩ, thi sĩ này (nếu chúng ta có thể gọi họ là văn, thi sĩ) thật đắc tội với đất nước dân tộc. Ngay thời bình, xuất bản những Cậu chó, chú Tư Cầu, Vòng tay học trò, Mười đêm ngà ngọc...cũng còn phải thận trọng vì ảnh hưởng tai hại của chúng cho lớp trẻ con cháu mình.

Đại khái một đoạn văn tiêu biểu của ông Mai Thảo:

“Hơn 11 giờ trưa mình mới mở được mắt ra. Đêm qua nhảy với chàng về khuya quá, hơn hai giờ sáng chàng mới đưa về tới nhà, chàng lại đòi vào nhà, lại uống thêm một chầu nữa, chàng ép mình uống với chàng mặc dầu ở Lệ Uyển mình có uống vài ly rồi. Chàng đòi ngủ lại, thế là hai đứa lại mê đi trong trận bão tình tơi bời hoa lá...lúc ngủ thì đã gần sáng.
Chàng đã dậy và về lúc nào mình ngủ say không biết!
Hôm nay phải mặc cái áo dài nào đây?

Mất miền Nam vì sao? Vì chính những cái đó cũng như hiện tại, Việt gian Cộng sản chỉ muốn Người Việt ở hải ngoại sao lãng chuyện chống Cộng cho chúng nhờ nên chúng rất thích người Việt xem hết cuốn DVD này đến cuốn DVD khác của Thuý Nga Paris, nghe ông MC Ngã ba ông Tạ (danh từ của ông NS Nguyễn văn Chức) thuyết minh về bông lúa đỏ và trực thăng của quân đội Mỹ đang xả đại liên vào đoàn người chạy trốn trên đường.

Từ những sự việc nhìn thấy, ta có thể kết luận rằng rất đông người miền Nam CH khi xưa nay rất dễ tính, dễ quên và dễ chịu nhục, nhất là các ông HO đã mô tả bên trên.

Dễ tính đến nỗi ngày nay, ở hải ngoại vẫn có những cây viết tự nhận là Phê bình Văn học, lôi Cậu chó, Chú Tư Cầu, Vòng tay học trò ra mà tung hô vạn tuế chẳng biết ngượng là gì đến nỗi Truyện ngắn Bóng đè cũng nhào vào khen lấy khen để. Đúng là một bọn mù, nếu không mù thì ăn tiền của Cộng sản viết để ca tụng văn học XHCN thối tha của chúng hoặc để đánh lạc hướng những mũi dùi đang đâm vào mặt bọn chóp bu do những hành động bán biển dâng đất cho Tàu phù của chúng.

Quá truỵ lạc và sa đoạ đến nỗi Việt gian cộng sản bảo thi sĩ Vũ hoàng Chương, con chim đầu đàn của Văn học Nghệ thuật miền Nam trong 21 năm, khi ông trình diện đi tù (cải tạo):

“Thơ văn của anh chỉ để đầu độc quần chúng”

Nhà văn, nhà báo trong vùng Quốc gia (tức miền Nam) trong 21 năm từ 1954 đến 1975, (ngoại trừ vài tờ báo của Quân đội và các Nha Tuyên Uý Phật giáo, Công giáo, Tin Lành) bảy, tám mươi phần trăm đã chẳng đóng góp vào công cuộc chống Cộng cấp bách và cần thiết để sống còn (cho chính bản thân mình và gia đình mình) nhưng chỉ tìm cách bươi móc, vu khống, bôi nhọ chính quyền người QG của mình, có khi ra mặt ủng hộ bọn Cộng sản không hiểu vì ăn tiền của chúng, vì là tay sai của chúng hay bị chúng lừa. Đó là những kẻ “ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng sản” vô liêm sỉ và hèn hạ. Chúng rất dễ dàng vào phe với những kẻ biểu tình phá rối (Ngô bá Thành, ni sư Huỳnh Liên, bọn trốn quân dịch ở chùa Ấn quang cùng CS giả dạng nhà sư Thích trí Quang), chúng rất dễ dàng đâm những nhát dao chí tử vào lưng Quân lực VNCH đang ngày đêm đi truy lùng giặc Cộng bảo vệ an ninh cho chính những nhà văn nhà báo này và dân chúng.

Ba tờ nhật báo ở Sàigòn: Đại dân tộc của Võ long Triều, Tin Sáng của Dân biểu CS nằm vùng Ngô công Đức và Điện tín, DBCS nằm vùng Lý quý Chung chủ trương, là ba tờ báo của Cộng sản. Cộng sản dùng ba tờ này đánh phá chính phủ và QLVNCH tơi bời bằng những thêu dệt, vu khống nhưng những người ngày nay nghèo mạt rệp do VC vào bóc lột đến tận xương tuỷ, thí dụ giới xích lô, ba gác v.v...lại thích đọc những tờ báo CS chửi chính phủ QG như thế! Tên Huỳnh bá Thành (hoạ sĩ Ớt) chuyên vẽ biếm hoạ cho tờ Đại dân tộc chính là một Trung tá công an CS. Y thường vào Hạ Viện VNCH lấy tin, anh em Dân biểu chúng tôi đều nhẵn mặt y nhưng lúc ấy không ai biết y là trung tá công an CS, cơ quan tình báo của tướng Nguyễn khắc Bình và An ninh quân đội của Đỗ Mậu vẫn nằm ngủ chẳng biết gì ngoài việc lĩnh lương và hưởng mọi đặc quyền đặc lợi của miền Nam.

Dân oan ngày nay đi khiếu kiện bị mất nhà, mất đất có thiếu gì những kẻ xưa kia đã giấu diếm cán binh VC trong nhà, nuôi chúng ăn cho béo để chúng đánh lại QLVNCH. Ngày nay chúng trả ơn đích đáng!

Có những tên nhà báo thiên CS hoặc tư thù viết liên tu bất tận rằng anh em ông Ngô đình Diệm gia đình trị, không cần biết đúng hay sai. Họ bị chính những tên CS nằm vùng như Lý quý Chung, Ngô công Đức, Nguyễn đắc Xuân, Phan xuân Huy, Nguyễn văn Binh...cho vào xiếc. Họ tự cầm dao chặt tay chặt chân mình. Việt cộng vào thì họ què cụt và nhiều kẻ phải chết, có khi chết vẫn chưa hiểu ra hậu quả việc mình làm! Nhà báo Chu tử chết vì đạn pháo kích của Việt cộng khi ông đang ở trên con tầu Việt Nam Thương tín trên sông Sàigòn ngày 30-4-75, nhưng khi còn làm báo Sống, ông vẫn viết và để cho những thân hữu của ông là bọn CS nằm vùng hoặc thiên Cộng viết bài đả kích nặng nề chính quyền miền Nam.

Những tạp chí Văn, Sáng tạo của Mai thảo, Thanh tâm Tuyền, Doãn quốc Sỹ, Nguyễn sĩ Tế, Trần thanh Hiệp...ngoài những bài Văn, Thơ phản chiến còn xúi đám thanh niên trốn quân dịch, thơ sầu đời, chán đời, làm thui chột dũng khí của thanh niên đến tuổi tòng quân diệt giặc.

Tên nhạc sĩ Trịnh công Sơn là một tay sai đắc lực cho CS, khỏi cần nêu ra, bạn đọc cũng dư biết những bản nhạc phản chiến y viết cho những ca sĩ ngô nghê vô ý thức hát đêm hát ngày trên đài phát thanh Sàigòn. Anh nhạc sĩ già mất nết họ Phạm cũng có vài bài, nay chán cơm Mỹ thì về lòn trôn CS chơi, kiếm gái nhí, may ra chúng vứt cho cái xương cái xẩu cũng tương tựa tên liếm trôn, bợ dái Nguyễn cẩu Kỳ.

Tóm lại, ở một thời đại mà người Quốc gia miền Nam phải chống nhau với VC sinh tử để sống còn lại đẻ ra một đám nhà văn, nhà thơ no ăn rửng mỡ và thiển cận này chỉ sản xuất ra những đống rác hôi thối, khăm khẳm mùi hôi nách và son phấn của gái nhảy, mùi thuốc phiện, mùi huýt-ki, đem những rác rến hôi thối đó vào trong những bài tuỳ bút, truyện dài, truyện ngắn, thơ (đa phần là thơ vô nghĩa) dựng lên bảo rằng đó là văn chương hiện sinh để đầu độc giới trẻ, cũng không khác bao nhiêu với truyện “Bóng Đè” của Đỗ hoàng Diệu hiện nay ở Hà Nội mà hàng trăm Nhà Văn Bắc Việt hồ hởi hô hoán lên rằng đó là Văn học Nghệ thuật chính hiệu bà lang Trọc!

Thực sự nó chỉ là một đoạn văn khiêu dâm, loạn luân bỉ ổi chưa từng thấy trên Văn đàn quốc tế. Nếu Văn học Nghệ thuật của một quốc gia mà chỉ có bấy nhiêu với những câu khen Hồ tặc và khen đảng gẫy lưỡi từ một em bé thi vào lớp 6 thì ôi thôi, nền văn hoá văn học của quốc gia ấy đã phá sản y như thị trường chứng khoán và trị giá đồng bạc Việt Nam vài tháng nay.

Nửa thập niên 70, mỗi ngày hàng chục, có khi hàng trăm chiếc quan tài phủ cờ vàng chở vào nghĩa trang Quân đội Biên Hoà và Hạnh Thông tây nhưng các văn, thi sĩ này thì vẫn ngụp lặn trong những ao hồ đầy xú uế của dâm ô, thơ văn vô nghĩa và dăm ba câu triết hiện sinh của Nietzche, Camus, Sartre, Sagan v.v... vô cùng sa đoạ trong khi cuộc chiến 1954-1975 là một cuộc chiến sinh tử, một mất một còn với Cộng sản mà bất cứ công dân nào, từ già đến trẻ, từ trí thức đến bình dân thảy đều có trách nhiệm tuỳ theo tuổi tác và chức nghiệp.

Đó cũng là lỗi của ông tướng Trần văn Trung, quá tầm thường về kỹ thuật chiến tranh tâm lý, đã chỉ hưởng tối đa phúc lợi quyền cao chức trọng của miền Nam, của quân đội mà ngốc nghếch ngây ngô như một thằng mán về thành phố, mới nên cớ sự.

Ở miền Nam thì thế, còn miền Bắc thì sao?

Đấy cũng chính là thời kỳ ở ngoài Bắc Việt văn nghệ sĩ (80-90%) đang làm tôi mọi cho Nga-Tàu, đứng đầu là Tố Hữu, Chế lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận. Chúng ta hãy nghe vài câu của Tố Hữu:

Giết giết nữa bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít ta lin bất diệt!

Và:

Thương biết mấy nghe con học nói
Tiếng đầu lòng con gọi Xít ta lin
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười!
Xít ta lin! Xít ta lin! Đời đời cây đại thụ!

Rất sơ sài (bởi loạt bài này đã dài), tôi đã trưng lên hai hình ảnh của Văn học nghệ thuật hai miền Nam-Bắc thời kỳ 54-75.

Một bên là những tên rượu chè, thuốc phiện, gái điếm, dâm ô, sa đoạ, trốn lính... không còn biết trời đâu đất đâu đến nỗi mất cả nước mà vẫn như mơ ngủ, đi trình diện tù cải tạo cũng còn muốn mang theo cái bàn đèn thuốc phiện, sang đến Mỹ còn khoe là tôi viết tuỳ bút không ai bằng! Chẳng biết nhục là gì cũng chẳng biết vì sao mà mất nước?

Bên kia là những tên nô lệ đói rách quì mọp mà liếm trôn Tàu-Nga mất hết nhân cách con người trong khi vẫn hách xì xằng với đồng bào, vẫn trù dập người có tinh thần yêu nước nhưng không cùng thờ Mác-Mao với chúng.

Đó là hình ảnh giới làm VHNT nước ta ở hai miền Nam-Bắc 21 năm mà giới này chính là giới trí thức, cái bộ não của quốc gia. Mất nước như ngày nay với Tàu đỏ cũng đúng thôi!(Mời vào vnfa.com, Thảo luận với Võ văn Kiệt và Góp ý với Bùi Tín, cùng tác giả.)

Cứ xem như hiện tại, có thiếu gì những cấp Tá, Uý trở thành HO, xưa kia đi tù cải tạo gần táng mạng (nhiều kẻ đã bỏ thây nơi rừng thiêng nước độc), được VC tha cho về, được người Mỹ cưu mang cho sang Hoa Kỳ định cư, cả gia đình sung sướng tưởng như được lên Niết bàn. Ấy vậy mà chỉ có mấy năm, no ăn rửng mỡ, có chút tiền già, tiền bệnh (có kẻ khai gian) lại rủ nhau về Việt Nam khúm núm lễ phép chào hỏi và nịnh bợ từ thằng công an, thằng phường trưởng mà đi.

Số HO ấy không ít, có những kẻ đi đi về về cả năm, bảy lần, mười lần, đi về như đi chợ, về làm ăn với Cộng sản. Lẽ dĩ nhiên rừng nào cọp đó, muốn được mọi sự dễ dãi phải đút lót, mời ăn, thưa gửi lễ phép với những thằng VC chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu mình.

Một tên trước kia là Trung tá, Lý KV, xuất thân từ trường Đà lạt, về nịnh bợ làm ăn với VC từ khi Mỹ bỏ cấm vận thập niên 90. Có những tên già đem tiền về mua gái trẻ đáng tuổi con, tuổi cháu để dâm dục. Đúng là một bọn vô liêm sỉ, không biết nhục là gì! Đã không biết nhục là gì thì chúng đâu còn nghĩ đến đất nước? Chúng đã quá dễ quên cái thời kỳ phải đi bốc cứt và viên cứt trong trại tù. Tôi nói người Việt, một số đông, dễ tính và dễ quên là vì vậy.
***
Sáng sớm hôm sau, Kim Vân và Ngân Hà đến địa chỉ mới tôi cho thực sớm. Sau bữa cơm tối hôm qua, anh chị Dục và tôi đã dùng xe người quen đến đây khoảng 10 giờ tối vì phải đề phòng e có những bất trắc xẩy ra trước khi lên máy bay thì hỏng hết. Mấy năm rồi ở chung với Pháp mà không lo Pháp bắt sảng (trừ phi đi làm chính trị, vào hội kín chống Pháp) nhưng ở chung với Việt Minh thì phải coi chừng. Chúng muốn bắt mình lúc nào cũng được không vì lí do gì hết, thích bắt là bắt. Coi Phạm Giao, con trai ông Phạm Quỳnh, vợ đẹp mà bị Trần huy Liệu giết tốt. Còn hàng ngàn hàng vạn trường hợp như vậy. Tôi thì Phong và Chủng, câu chuyện quí bạn đọc đã hiểu.

Khoảng 8 giờ sáng, chúng tôi ngồi hai taxi vào phi trường Gia Lâm. Lúc ngồi ở phòng đợi, Kim Vân thì thầm thuật lại cho tôi nghe:

“Hôm qua, khi em ở nhà anh về thì anh Phong đã đi chơi hay đi họp với đồng đội chi đó. Anh Chủng cũng không có đó nên em nói hết cho bố mẹ nghe.

Em nói bố mẹ nên cho anh Phong rõ là em chỉ có thể lấy anh chứ em không đồng ý lấy ai cả và em đã có thai với anh. Bố mẹ bảo bố mẹ đã nói điều đó với anh Phong (chỉ chưa nói là đã có thai) nhưng Phong không chịu. Anh Phong nói em phải lấy Chủng vì Chủng có tương lai lắm. Nếu anh Phong còn gặp anh lảng vảng ở Hà Nội, anh ấy sẽ báo cho bọn an ninh tình báo của đảng (CS) băt nhốt anh ngay, vu cho anh là thông ngôn cho Tây, Việt gian phản động. Em nghe mà rùng mình!

Em cũng nói anh đã xin được 3 chỗ trên máy bay cho hai anh em mình và Ngân Hà. Còn bố mẹ phải ra ga hàng Cỏ xuống Hải Phòng. Lúc đầu Hà nói Hà không đi khi không có bố mẹ nhưng bố bảo con phải đi với Vũ và Kim Vân. Đi với bố mẹ rất nguy hiểm chưa chắc gì đã thoát được xuống Cảng mà con phải vào Nam đi học thêm, đi làm xây dựng sự nghiệp tương lai chứ ở với Việt cộng thì chỉ có đi cào cỏ tát nước, lấy một anh bộ đội nữa là xong, suốt đời ngu dốt, nghèo nàn, thất học.

Bố mẹ khuyên mãi rồi Hà mới bằng lòng cùng em sáng nay đi sang đây. Trước khi đi, em và Hà ôm bố mẹ mà khóc vì chẳng biết có còn gặp lại nhưng bố nói, phải nín ngay và lo đi sớm kẻo anh Phong về hoặc Chủng tới thì hỏng hết mọi việc. Đêm rồi bố mẹ và tụi em đâu có ngủ, chỉ ngồi bàn tính chuyện đi suốt đêm. May là anh Phong đi họp suốt đêm không về.

Bố mẹ ngồi bàn chuyện ra ga hàng Cỏ xuống Cảng. Bố bảo bác Kình đi hụt về cho bố hay đám phụ nữ tuyên vận của Việt cộng đông lắm. Họ tổ chức từng nhóm dàn ra các nhà ga xe lửa. Họ thấy các ông già bà cả như hai bác Kình liền thân mật đến bảo:

- Bố mẹ đi đâu đây? Vào Nam làm gì, bây giờ nước nhà độc lập rồi vào trong Nam để chịu khổ à? Trong ấy đói kém, vất vả lắm, không đủ gạo ăn phải ăn bobo, cám, ngô, khoai thay cơm. Ở lại bác Hồ cho lo mỗi gia đình đầy đủ, cơm gạo dư thừa, trường học cho trẻ nhỏ cho đến sinh viên đại học. Việt Nam sẽ giầu mạnh sung túc hạnh phúc lắm, lúc đó bố mẹ có muốn trở về cũng không được.

Bác Kình cũng nói họ khéo nói lắm, người không cương quyết thì nghe vậy là ở lại, nhưng hai bác quyết đi thì chúng cản cho lỡ chuyến tầu.

Cũng có người đi xe ca. Nếu đi xe ca (xe chuyến) thì phải cố làm sao đến được phần đất của Pháp (khoảng chưa đến Kiến An) thì an toàn. Phần gần phía Hà Nội, tức phần có nhiều Việt cộng thì phải nói dối là có người nhà ở Cảng sắp chết, có khi phải tìm cách hối lộ cho chúng.

Có đoạn phải đi bộ khoảng 100m, sau đó mới lên xe (xe đã đi qua cái cổng có cây chắn) rồi mới lên xe đi tiếp tục. Người nào cũng đánh sóng trong bụng vì chỉ sợ bị chúng bắt sảng, kẹt lại mà hạn 300 ngày ở Cảng Hải Phòng gần hết.

Uỷ Hội quốc tế kiểm soát đình chiến gồm đủ thứ người da đen, da trắng, mặc kaki vàng, đội mũ calô vàng. Đúng ra, họ sẽ làm biên bản mỗi khi có xẩy ra biến cố nhưng vì họ (đa số là lính các nước CS) cũng nể nang VM nên chỉ làm biên bản trường hợp nào có sự níu kéo rõ ràng quá mà thôi.

Có nhiều người đã tránh đi ngang qua những nút chặn bằng cách lội ruộng vòng vào trong làng rồi mới vòng ra lên đường ô-tô. Có người mang sẵn tiền hoặc vàng, nói miệng không được thì bỏ tiền, bỏ vàng ra hối lộ. Bọn cán binh CS chúng ăn tiền như nhái vì chúng đói rách lâu ngày.

Bác Kình bảo hai bác bị chúng cản trở nên phải trở về Hà Nội, hai bác sẽ lừa dịp đi nữa, đi nữa cho kỳ xuống đến Hải Phòng mới thôi.

Nếu bọn Việt cộng không ngăn cản thì 80% dân Bắc Việt vào Nam hết nghĩa là có những làng, những huyện đi không còn một người. Nhưng chúng đã ngăn cản tối đa vì sợ mất mặt với quốc tế. Cách mạng, giải phóng, Dân chủ, Tự do, Hạnh phúc, Ấm no gì mà người dân không một ai muốn ở với “đến cái cột đèn nó cũng muốn đi”. Đó là một điều nhục nhã.”

Kim Vân thì thầm vào tai tôi đại ý như vậy.

Đúng 10 giờ, tất cả hành khách ra sân bay để lên phi cơ. Đó là ba chiếc máy bay Mỹ mỗi chiếc chở khoảng 150 người. Một sĩ quan Mỹ đứng ngay cửa phi cơ gọi tên từng người, có một sĩ quan Việt Nam phụ tá. Chỉ nửa giờ sau hành khách đã lên đầy đủ và thắt giây an toàn. Cánh cửa phi cơ đóng lại và phi cơ chạy vào phi đạo rồi bốc lên nhẹ nhàng. Tôi và Kim Vân ngồi kế cửa sổ nên cố nhìn qua cửa kính xuống phía dưới. “Hà Nội ơi! tạm biệt Hà Nội nhé!” Có cái gì dâng lên chận lấy cổ làm tôi nghẹn ngào.

Kim Vân có lẽ cũng có cảm giác đau đớn như tôi. Vân nắm lấy tay tôi như tìm một sự an ủi.

Tôi không dám nghĩ nhiều đến mẹ tôi e chảy nước mắt. Tôi lại lo không biết ông bà phán Quế có xuống Hải Phòng được không hay bị cán bộ nữ tuyên vận cản lại. Nếu ông bà phán Quế không đi được vào Nam thì Kim Vân và Ngân Hà sẽ buồn lắm, khó nguôi ngoai đi được. Nhưng trong hoàn cảnh này, không làm thế nào hơn được. Tôi, Vân và Hà còn là quá may có máy bay đi, lại không bị Phong và Chủng cản trở vì họ không ngờ. Tôi chắc khi về nhà không thấy Vân và Hà đâu, Phong sẽ cật vấn ông bà phán Quế dữ lắm và khi biết Vân và Hà đã đi rồi thì chắc Phong sẽ điên lên.
***
Hình như có lệnh trên nên ba chiếc máy bay chúng tôi đi đổ người xuống sân bay Nha trang. Nha trang cũng được, tôi nhủ thầm, miễn là ra khỏi miền Bắc. Nha Trang lại đẹp với thành phố nhỏ và hiền hoà, với bãi biển cát trắng phau với hàng dừa nghiêng bóng tuyệt đẹp.

Chính phủ miền Nam, lúc đó là Thủ tướng Ngô đình Diệm, phát mùng mền, quần áo, gạo và tiền cho chúng tôi sống tạm. Mỗi gia đình được một khoảng bằng hai căn nhà trong cái ba-rắc (baraque) lớn, mỗi ba-rắc chứa cả ba, bốn chục gia đình.

Chúng tôi có tiền ra chợ Nguyễn Hoàng mua thức ăn về nấu nướng. Đèn cồn nấu bằng dầu hôi là thông dụng lúc đó. Bát, đũa, nồi, xoong chúng tôi chỉ cần vừa đủ bởi đây chỉ là ở tạm, nơi định cư cuối cùng phải là Sàigòn.

Ba tháng sau, tôi và Vân gặp hai bác Kình ở trong “ba-rắc” F. Bác trai kể chuyện cho chúng tôi nghe:

“Ông bà phán Quế đã lừa được Phong để ra ga hàng Cỏ, mua vé tầu hoả xuống Hải phòng. Nhưng Phong quỉ quái hơn. Anh ta xin được giấy xuống công tác Hải Phòng, vào khu lều của người di cư tạm trú kiếm ra được ông bà phán Quế, cật vấn ông bà phán Quế là Kim Vân và Ngân Hà đang ở đâu? Ông phán Quế bảo: Chắc Vũ, Vân và Hà đã vào đến Sàigòn làm Phong tức cành hông.

Phong muối mặt bắt ông bà phán Quế phải trở về Hà Nội, không cho di cư vào Nam. Ông bà phán Quế trước không đồng ý nói thế nào cũng phải đi theo Vân và Hà vì là con gái yếu đuối. Còn Phong đã trưởng thành, có thể sống một mình được nhưng giằng co mãi mà Phong cứ nằng nặc đòi hai ông bà phải trở về. Phong nói Phúc đã chết, giờ chỉ còn lại bố mẹ và Phong, bố mẹ bằng mọi giá phải về. Phong lên văn phòng Uỷ hội quốc tế di cư 1954 nói với Uỷ Hội gạch tên ông bà phán Quế không phát “vé” xuống tầu há mồm. Uỷ hội trả lời Phong rằng UH không có quyền gì với hai ông bà. Đi hay ở là tuỳ họ. Do níu kéo, cuối cùng ông bà phán Quế phải ở lại.

Kim Vân, tôi và Ngân Hà ở Nha Trang 6 tháng, sau đó chúng tôi lên xe lửa vào Sàigòn.

Một thành phố lớn, đẹp, khang trang và dân tình hiền hoà hiện ra trước mắt chúng tôi. Mới đầu nghe người Sàigòn nói cứ ríu rít như chim, giọng của họ nhẹ hơn giọng người Bắc. Tiền cắc thiếu nên lúc cần thối, kẻ bán người mua cứ việc xé đôi tờ giấy bạc ra trả. Một đồng xé đôi, mỗi nửa là 50 xu. Năm đồng xé đôi thành 2 nửa mỗi nửa hai đồng rưỡi.

Sau 3 tháng có chỗ ở đàng hoàng, tôi kiếm được một công việc làm thư ký cho Nha Nhân Viên Bộ Quốc Phòng, lương tiền cũng đủ sống, mãi đến cuối năm 1956 tôi mới bắt đầu đi học những lớp đêm và hè năm 1959, đậu xong bằng Tú Tài II Toán, tôi chuyển sang nghề dạy Toán Lý Hoá cho các lớp đi thi Trung học đệ nhất cấp. Mùa hè năm 1965, tôi lại chuyển khoa dạy một lần nữa (sau khi đậu Cử nhân Văn chương trường Đại học Văn khoa Sàigòn) là chỉ chuyên dạy Triết cho các lớp thi Tú tài II, Việt văn cho các lớp thi Tú tài I và Anh ngữ cho nhiều lớp cả đệ Nhị và đệ nhất cấp.(vietnamexodus.org Văn học).

Vì di chuyển nhiều, sức yếu không chịu đựng quen, lại lo lắng chuyện gia đình, cha mẹ phải ở lại không có hi vọng gặp lại, Kim Vân vào đến Nha Trang thì bị sẩy thai.

Tôi cũng hỗ trợ cho Vân và Hà đi học buổi tối và cả hai đã đậu Tú Tài I sau 4 năm học tối còn ban ngày thì phải đi bán hàng cho người quen ở chợ Bến Thành để kiếm sống.

Tôi vẫn yêu Hà Nội với những kỷ niệm đẹp nhưng có lẽ Sàigòn mới chính là nơi đã đào tạo nên con người tôi như ngày nay. Sàigòn là một bà mẹ, một ông bố luôn luôn nâng giấc và săn sóc tôi với tất cả lòng trìu mến, yêu thương.Tôi mãi mãi nhớ ơn Sàigòn!

6-2008

No comments:

Blog Archive