Friday, April 3, 2020

KHẨU TRANG

Khẩu trang là một thứ hàng vô cùng quan trọng và khan hiếm trong đại dịch Corona hiện nay.

Gần đây tôi đọc tin tức thấy một số nước trên thế giới đã phải trả lại một số lớn khẩu trang y tế và kit xét nghiệm Corona mua của Trung quốc vì những hàng hoá này không đủ tiêu chuẩn.

Giang sơn dễ đổi bản chất khó thay, bản chất của Trung cộng là dối trá lọc lừa, ngàn đời vẫn không thay đổi.

Hàng hóa dởm, không đủ tiêu chuẩn thì gây hại cho người dân nhiều hơn là không dùng những thứ đó.

Việc người dân có nên mang khẩu trang hay không thay đổi theo tùy quốc gia. Đa số những quốc gia ở Á châu khuyến khích người dân nên mang khẩu trang khi ra ngoài trong khi ở những quốc gia khác thì chưa bắt buộc. Tại Úc, đất rộng người thưa, số người mắc bệnh COVID-19, chưa cao lắm, thì sự cách ly xã hội (social distancing), là biện pháp được xem là hữu hiệu.

Khi nói tới khẩu trang y tế, thì có 2 loại:

1. Khẩu trang giải phẫu (surgical mask)
Surgical Mask Stock Photos, Pictures & Royalty-Free Images - iStock
Theo Giáo sư Raina MacIntyre, một chuyên gia nghiên cứu về an toàn sinh học tại Đại học New South Wales, Sydney, Úc châu, khẩu trang giải phẫu (surgical mask) chỉ là một rào cảng ngăn ngừa người đeo tránh được “những tia hay giọt nước bắn ra”. Loại khẩu trang này không thật sự hoàn toàn che kín gương mặt cho nên chúng không thể ngăn ngừa hết vi khuẩn, vì vậy những hạt bụi hay chất lỏng li ti vẫn có thể thâm nhập.

Tuy nhiên trong một cuộc nghiên cứu Giáo sư Raina MacIntyre thấy rằng nếu những thành viên trong gia đình mang khẩu trang giải phẫu này khi chăm sóc cho một đứa con bị bệnh thì họ sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Nhưng lợi ích này chỉ xảy ra khi bạn luôn luôn mang khẩu trang khi ở chung phòng với người bệnh.

2. Mặt na hô hấp N95 (respirator N95)
Theo CDC (Centers for Disease and Prevention) thì mặt nạ hô hấp N95 hữu hiệu hơn nhiều, nhất là đối với những nhân viên y tế tiếp cận với người bệnh COVID-19. Loại mặt nạ này được thiết kế để gắn chặt chung quanh mũi và miệng và, khi đeo đúng cách, mặt nạ này sẽ ngăn chận được 95% những hạt li ti bay trong không khí.

Theo BS William Schaffner thuộc Vanderbilt University Medical Centre, thì deo mặt nạ hô hấp N95 là một vấn đề nghiêm trọng. Những nhân viên y tế mang loại khẩu trang này cần phải trải qua một sự kiểm tra hàng năm để chắc chắn là khẩu trang này vẫn có thể gắn chặt vào mặt của họ để ngăn ngừa không khí nhiễm khuẩn không tràn vào được.

Mặt nạ hô hấp N95 rất khó mang, bởi vì nó không thoải mái, nhưng nó là loại khẩu trang hữu hiệu nhất. Tuy nhiên giới chức y tế có thẩm quyền không khuyên công chúng nên đeo loại mặt nạ N95 này.

Trở lại với nước Úc, thì ông Steve Csiszar, Tổng Giám Đốc Điều Hành của Med-Con, một công ty duy nhất tại Úc sản xuất khẩu trang y tế, nói với đài ABC là điều quan trọng là phải dùng những khẩu trang đúng tiêu chuẩn, nếu không thì nó chỉ mang lại sự an toàn giả tạo mà thôi.

Trước đại dịch Corona, công ty Med-Con sản xuất 5% số lượng của khẩu trang dùng ở Úc, nhưng gần đây quân đội đã giúp tăng cường sự sản xuất.

Ông Steve Csiszar cũng nói thêm là nước Úc trong những năm qua đã mất đi khá nhiều những công nghiệp sản xuất vì cạnh tranh không lại với những nước có nguồn nhân công rẻ. Tuy nhiên hàng rẻ từ nước ngoài có hội đủ tiêu chuẩn hay không là một vấn đề đáng nghi ngờ.

Theo ông, nếu mang những khẩu trang thiếu tiêu chuẩn thì thà dùng khăn tay hay giấy vệ sinh che mặt lại, vì nó chẳng có tác dụng gì cả.

Sở dĩ ông nói vậy là vì khẩu trang phải dùng những vật lị̣ệu nhân tạo, trong khi khẩu trang không đủ tiêu chuẩn thì vi khuẩn vẫn có thể đi xuyên qua hay nằm trong vật liệu hay sản phẩm.

------------

FB Phuong Nguyen

No comments:

Blog Archive