Friday, September 13, 2019

Thác Máu kỳ bí tại thung lũng 2 triệu năm không mưa

Thác Máu nằm trên dòng sông băng Taylor của Hồ Tây Bonney thuộc thung lũng khô McMurdo tại Victoria Land, Nam Cực. Thung lũng McMurdo là hoang mạc khô hạn nhất Trái Đất. Theo các nhà khoa học, 2 triệu năm qua, nơi đây chưa hề có mưa.

Theo sách "Khám phá những vùng đất bí ẩn", Thác Máu là địa danh rất nổi tiếng ở châu Nam Cực. Đây là châu lục khô hạn nhất thế giới, nhiều vùng hàng trăm năm không có mưa, thậm chí có nơi đã 2 triệu năm chưa hề có mưa. Các nhà khoa học lý giải rằng, Thác Máu là dòng chảy của nước mặn nhiễm sắt, khiến nó luôn có màu đỏ. Vì thế, nó được gọi là Thác Máu.

Thác Máu là địa danh rất nổi tiếng ở châu Nam Cực. Khi phát hiện trong thung lũng McMurdo không hề có sự tồn tại của cây cối, các loài động vật gặm nhấm và động vật thân mềm như những nơi khác ở Nam Cực, thuyền trưởng Scott đã gọi đây là "Thung lũng chết".

Nguyên nhân khiến vùng này không thể có mưa, bởi tốc độ gió ở đây quá cao. Tốc độ gió thổi trong thung lũng lên đến 320 km/giờ, kéo theo không khi lanh dày đặc kết hợp lực hấp dẫn, làm bay hơi toàn bộ nước, đá và tuyết.

Thác máu là câu đố thách thức các nhà nghiên cứu trong hơn 100 năm qua. Ảnh: Informativa.

Theo các nhà khoa học, bề mặt tại thung lũng khô McMurdo có địa hình rất giống Sao Hỏa. Điều này mở ra cơ hội để các nhà khoa học nghiên cứu Sao Hỏa thông qua thung lũng McMurdo.

Ngoài nghiên cứu sinh học, các nhà khoa học cũng căn cứ nhiệt độ trung bình hàng năm và lượng băng tan tại McMurdo để đưa ra những đánh giá về khí tượng. Nhờ đó, họ có thể theo dõi và dự đoán những diễn biến của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Thác máu kỳ lạ ở Nam Cực.

Một nghiên cứu gần đây của đại học Alaska Fairbanks và cao đẳng Colorado (Mỹ) khẳng định sông băng không chỉ có hồ phía dưới, mà còn có hệ thống nước riêng đã tồn tại cả triệu năm.
Điều kiện hình thành thác máu. Ảnh: This Is Insider. 

Họ dùng phương pháp định vị bằng tiếng vang để theo dõi dòng nước chảy. Điều khiến nước không bị đóng băng là hệ thống thủy lực vĩnh viễn, trong đó năng lượng nhiệt sản sinh từ quá trình đông đá nước khiến băng xung quanh tan ra.

Thác Máu được coi là “nơi thời gian ngừng lại”, với hệ vi khuẩn cổ xưa thu hút các nhà khoa học, và cho họ cơ hội nghiên cứu khả năng tồn tại sự sống trên hành tinh khác mà không cần khoan xuống băng.
Các nhà nghiên cứu ở ĐH Alaska Fairbanks và Colorado mới cho hay đã giải mã được bí ẩn về Thác Máu ở Nam Cực.








Thác nước màu đỏ ối như máu giữa khung cảnh trắng xóa của Nam Cực trở thành chủ đề khó giải thích đối với giới khoa học trong suốt một thế kỷ.


Dòng "thác máu" này đã nhuộm đỏ cả một vùng băng tuyết.

Bí ẩn hơn 100 năm về Thác Máu được giải thích

Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc hai trường Đại học của Mỹ là Alaska Fairbanks và Colorado vừa công bố công trình nghiên cứu giải mã được bí ẩn tồn tại suốt hơn 106 năm qua của "Thác máu" tại thung lũng sông băng McMurdo Dry ở Đông Nam Cực.
Sơ đồ nghiên cứu các tầng địa chất của sông băng Taylor, từ đó các nhà khoa học giải thích được sự bí ẩn của “Thác máu”

Nguồn gốc của dòng nước màu đỏ máu chảy từ sông băng Taylor ở phía đông Nam Cực khiến các nhà thám hiểm băn khoăn từ khi được phát hiện lần đầu tiên năm 1911. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở Đại học Alaska Fairbanks và Colorado, Mỹ, cho biết họ đã tìm ra câu trả lời và công bố kết quả hôm 24/4 trên tạp chí Glaciology .

Màu đỏ của “Thác máu” là kết quả của sự kết tủa oxit sắt khi nước muối mang oxit sắt kém bền tiếp xúc với oxy trong không khí.
Màu đỏ của “Thác máu” là kết quả của sự kết tủa oxit sắt khi nước muối mang oxit sắt kém bền tiếp xúc với oxy trong không khí. Ảnh: WordPress.com.

Thác Máu là một trong những đặc trưng kỳ thú nhất trên lục địa băng. Đổ xuống từ dải sông băng dài 54 km, sự tương phản giữa màu trắng xanh của băng và màu đỏ máu của nước khiến ngọn thác trông như một con quái vật bị phong ấn trong băng

Trên thực tế, màu đỏ ối là do nước mặn ở thác bị nhuộm bởi các khoáng chất chứa sắt. Khi nước đổ xuống mặt băng theo định kỳ và tiếp xúc với không khí, sắt chuyển thành oxit sắt, tạo nên sắc đỏ sậm. Vấn đề khiến các nhà khoa học quan tâm là nước mặn giàu sắt của thác đến từ đâu.

Các nhà khoa học nhận thấy nước mặn có nguồn gốc từ một lớp trầm tích bị mắc kẹt suốt một triệu năm bên trong lớp băng. Điều khiến học bất ngờ hơn là nước muối thực sự chảy ra từ băng ở nhiệt độ dưới 0 độ C của vùng cực thay vì đông cứng. Đó là do băng tạo từ nước ngọt làm ấm nước muối.

"Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng nước giải phóng nhiệt khi đóng băng, và lượng nhiệt đó làm ấm lớp băng lạnh hơn ở xung quanh. Sông băng Taylor hiện là sông băng lạnh nhất từng được biết đến có nước chảy liên tục", Pettit nói.

Nguồn: ScienceDaily 

No comments:

Blog Archive