Sau khi Công ty đường sắt Hồng Kông (Cảng Thiết – MTR) đóng cửa hai tuyến tầu điện ngầm trọng yếu, người biểu tình đã bị bỏ lại trên đảo Lạn Đầu và không có phương tiện để trở về.
Vào Chủ Nhật (1/9), người biểu tình Hồng Kông đã lên kế hoạch tọa kháng tại sân bay quốc tế vào buổi chiều bất chấp lệnh cấm của tòa án chống lại các cuộc biểu tình tại Xích Liệp Giác (Chek Lap Kok), theo HKFP.
Vào lúc 4h30 chiều cùng ngày, MTR tuyên bố đóng cửa toàn bộ tuyến đường sắt sân bay (Airport Express) và Đông Dũng (Tung Chung) với lý do những người biểu tình đã xâm phạm đường ray. Đến chiều muộn, nhiều người biểu tình đã bắt đầu rút lui từ sân bay đến Đông Dũng (Tung Chung) – một thị trấn trên đảo Lạn Đầu (Lantau) bằng cách đi bộ.
Những biểu tình phải đi bộ khi phương tiện công cộng nối sân bay với Hồng Kông dừng hoạt động.. (Ảnh: Twitter)
James, một thanh niên 25 tuổi làm việc trong ngành giáo dục, nói với HKFP rằng nhóm của anh đã quyết định rời khỏi sân bay do vị trí địa lý nguy hiểm của nó: “Vào buổi tối, tình hình rất nguy hiểm, đặc biệt là ở sân bay – đó chỉ là một hòn đảo nhỏ. Cảnh sát có thể đổ bộ từ hướng sân bay và thị trấn Đông Dũng, họ có thể tấn công từ hai phía. Vì vậy, sẽ rất khó để tự vệ”.
Những người biểu tình bị mắc kẹt tại đảo Lạn Đầu sau khi hai trạm tầu điện ngầm trọng yếu nối hòn đảo với bán đảo Cửu Long và đảo Hồng Kông bị đóng cửa.
Một đoàn người lớn đã quyết định đi bộ trên tuyến đường dài 15km (mất khoảng 4 giờ đồng hồ) dọc theo Quốc lộ Bắc Lạn Đầu rồi qua cầu Thanh Mã để trở về nhà, giữa cơn mưa xối xả, sau khi có thông tin về cơn bão số 3 đang ập tới, HKFP đưa tin.
Mũi tên màu đỏ là đoạn đường người biểu tình bị mắc kẹt ở đảo Lạn Đầu phải đi bộ để về bán đảo Cửu Long hoặc đảo Hồng Kông (ảnh chụp màn hình satellites.pro).
Ngay lập tức, chiến dịch mang tên Về nhà an toàn đã được phát động trên ứng dụng mạng xã hội Telegrams và thu hút hàng nghìn người Hồng Kông tham gia. Theo tài khoản AntiELAB, chiến dịch đã kêu gọi những người có xe riêng đến hỗ trợ người biểu tình bị mắc kẹt về nhà an toàn khi cảnh sát chặn ở bến phà vào đất liền đang chờ bắt người biểu tình.
Người Hồng Kông ở trong thành phố đã thể hiện sự đoàn kết và ủng hộ những người bị mắc kẹt bằng cách lái xe riêng ra đảo để cho họ quá giang về nhà. Nhiều người đã mang đồ ăn, thức uống cho những người biểu tình đã phải đi bộ 2, 3 giờ đồng hồ.
Người dân lái xe từ bán đảo Cửu Long hoặc đảo Hồng Kông ra sân bay mang theo cả nước uống cho người biểu tình bị mắc kẹt (ảnh: Twitter).
Trên trang mạng xã hội của Đảng Hương Cảng Chúng Chí (Demosisto) do Hoàng Chi Phong đứng đầu đã đăng một đoạn Tweet:
“Cuộc di tản Dunkirk được tổ chức tại #HongKong. Tất cả các đèn phanh (màu đỏ như trong hình) là những người lái xe tình nguyện đã giúp giải cứu hàng ngàn người biểu tình đến nơi an toàn. Những người biểu tình đã bị mắc kẹt tại Đông Dũng do hệ thống tàu điện ngầm ngừng hoạt động và bị cảnh sát chống bạo động bao vây. #SOSHK”
(Ảnh: Chụp màn hình Twitter Demosisto)
Cuộc di tản của người biểu tình bị mắc kẹt ở Lạn Đầu đã được ví như cuộc di tản Dunkirk, một sự kiện lịch sử trong Thế chiến 2. Trong trận đánh diễn ra tại thành phố Dunkirk (Pháp) từ 26/5 cho tới 4/6/1940 giữa quân đội Đồng minh và Đức Quốc xã, trước sức ép tấn công mạnh mẽ của Đức, phe Đồng Minh vừa phải chống trả, vừa phải lui ra bãi biển và rút quân theo đường biển về Anh quốc.
Theo ước tính ban đầu, chỉ có thể di tản được 45.000 binh lính trong vòng 48 tiếng. Nhưng Lực lượng Viễn chinh Anh quốc đã tìm cách giải cứu được lượng người nhiều gấp 9  lần so với dự kiến, khiến đây trở thành cuộc di tản lớn nhất trong lịch sử quân sự.
(Ảnh: Twitter)
Người Hồng Kông dơ tay để ra dấu cần xe cho nhóm bao nhiêu người đi về đâu (ảnh: Twitter)
820