Học tập theo gương Hồ Chí Minh
Bút Sử
Những lúc Hồ Chí Minh (HCM) qua Nga, có lần Hồ gặp Stalin. Đó là giai đoạn sau khi phe cộng sản của HCM được Mao Trạch Đông viện trợ đánh lại Pháp, đồng thời chính phủ Mao công nhận chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của HCM vào tháng 1/1950. Hiện tượng gì xảy ra khi HCM gặp Stalin?
Nikita Khrushchev, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Sô sau Stalin, cũng đã giáp mặt với HCM nhiều lần. Trong hồi ký Khrushchev Remembers, tác giả kể lại về hiện tượng HCM làm gì khi gặp Stalin.
During the conversation, Ho Chi Minh kept watching Stalin intently with his unusual eyes. I would say that there was in his gaze an almost childlike naiivité. I remember once he reached into his briefcase and took out a copy of a Soviet magazine – I think it was The USSR Under Construction – and asked Stalin to autograph. He liked the idea of being able to show people Stalin’s autograph back in Vietnam. Stalin gave Ho his autograph but shortly afterward had the magazine stolen back from him because he was worried about how Ho might use it. (Khrushchev Remembers, page 481)
Trong lúc nói chuyện qua lại, Hồ Chí Minh luôn nhìn Stalin một cách chăm chú với ánh mắt khác thường. Tôi có thể nói rằng cái nhìn chằm chằm này chẳng khác nào như một đứa trẻ khờ dại. Tôi nhớ một lần ông ta thò vào cái cặp và lấy ra một cuốn báo Liên Sô – Tôi nghĩ đó là cuốn USSR Under Construction – và ông ta hỏi Stalin ký tên. Ông ta thích cái ý nghĩ là có thể khoe mọi người chữ ký của Stalin khi về Việt Nam. Stalin đã cho Hồ chữ ký, nhưng ngay sau đó không lâu Stalin đã đánh cắp lại cuốn báo đó (cho đệ tử làm) bởi vì ông ta lo ngại không biết Hồ dùng chữ ký đó như thế nào.
Tính ra vào lúc này HCM đã phải hơn 60 tuổi mà tư cách như một đứa trẻ con ngu ngơ, theo nhận xét của Khrushchev nêu trên. Hơn nữa, Hồ là một người đã từng bôn ba nhiều nơi trên thế giới (Mỹ, Anh, Pháp, Liên Sô, Đức, Trung Quốc, Hungary, Indonesia…), một người hoạt động chính trị đã từng gặp gỡ nhiều chính khách, thế mà ông ta không học được gì về tư cách ngoại giao.
Trước đó, vào 6/1946, khi HCM qua Pháp dự Hội Nghị Fontainebleau, Hồ cũng đã làm cho Đại Sứ Pháp Jean Sainteny bực bội vì cử chỉ ngờ nghuệch của ông ta.
Glancing at Ho, I observed that he was deathly pale. His eyes glittered, and when he tried to speak to me, his throat was so tight that he could not utter a word. As the plane stopped on the runway, he grasped my arm. “Stay close to me,” he said. “There is such a crowd!” (Ho Chi Minh and his Vietnam, Jean Sainteny, 1972, page 76).
Liếc nhìn Hồ, tôi quan sát thấy ông ta mặt mày tái mét như chết. Mắt ông ta chớp lia, và khi ông ta cố gắng muốn nói với tôi thì cuống họng bị cứng lại đến nỗi không thốt ra được lời nào. Khi máy bay ngừng trên đường băng, ông ta níu cánh tay tôi. “Hãy đứng cạnh tôi, đám người đông quá kìa!” ông ta nói.
Nhưng thật ra, đám đông đó là phe cánh thiên tả của Đảng Cộng Sản Pháp và Đảng Xã Hội Pháp. Sau đó có người được mướn dạy cho HCM cách thức như thế nào của một nhà ngoại giao, nhưng ông thầy dạy học trò không có kết quả vì chứng nào tật đó, theo lời Sainteny thuật lại.
Lãnh tụ HCM được đàn em noi gương triệt để dựa theo những tuyên truyền hằng ngày trên mọi phương tiện truyền thông. Có lẽ dù muốn dù không, đó là bản chất của thành phần xuất thân trong hoàn cảnh giống nhau: học vấn, kiến thức, hoạt động, huấn luyện, môi trường…
Người ta từng có nhận xét về các nhân vật lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam khi ra nước ngoài, cũng như Khrushchev phê bình về HCM. Phan Văn Khải tại Seattle Washington và Washington DC, Nguyễn Minh Triết tại Cuba, Nguyễn Tấn Dũng tại Pháp… Tư cách của những ông quan lớn này trước thế giới nếu không phải là trẻ con thì cũng là những tên hề không hơn không kém.
Truyền thống trên tiếp tục cho tới thời nay, có thể còn táo bạo hơn -Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc mà người ta hay gọi là Phúc niễng.
Phúc nhìn vào bài văn viết sẵn đọc trong các buổi họp quốc tế khá đông người: Cờ, Lờ, Mờ, Vờ -chữ tắt của Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam. Made in Vietnam thì Phúc đọc là ma de in Việt Nam.
Nguyễn Xuân Phúc ngoáy mũi và quạt phành phạch khi cùng các nguyên thủ G20 nghe hòa nhạc tại Đức
Nhân hội nghị G20 tại Đức, 2017, trong phòng nghe nhạc giao hưởng có rất đông chính khách thì ông Phúc cầm tờ chương trình phẩy phành phạch, mặt mày khó chịu, đến nỗi người ngồi kế bên phải liếc nhìn, camera phải quay thẳng vào mặt vợ chồng Phúc, chắc hẳn họ có cảm tưởng như ông thủ tướng này làm hành động ồn ào trong khi mọi người đang thưởng thức nghệ thuật cao cấp của Tây Phương. Báo Đức cũng phải đăng bài lên tiếng về cử chỉ khiếm nhã của ông Phúc.
Hành vi kém văn hóa tiếp tục. Lần G20 tại Đà Nẵng, 2018, ông Thủ Tướng Phúc đi song song bên Tổng Thống Trump ngoài đường và nắm tay ông Trump, một điều tối kỵ của người Tây Phương, mà người Việt cũng không ai làm vậy.
Sự kém cỏi đã thành nề thành nếp. Mới đây nhất là sự hiện diện của ông Phúc tại G20 bên Nhật, cuối tháng 6/2019. Tổng Thống Donald Trump đang ngồi thì ông Phúc cùng người thông dịch tiến tới. Ông Phúc thò tay bắt tay ông Trump. Ông Trump thụt tay lại khoanh cứng ngắt với gương mặt méo xẹo thật tội nghiệp. Không dừng tại đó, ông Phúc còn thò tay tiếp , vuốt vuốt mấy cái trên cánh tay ông Trump. Ông Phúc nói nói gì đó không ai biết rõ, người thông dịch kề sát mặt ông Trump dịch nghĩa cũng thật là mất lịch sự. Bực quá ông Trump phải buông nhanh tay ra bắt tay ông Phúc để hai người rời khỏi chỗ ông ngồi.
Cử chỉ lố bịch của HCM mà Sainteny kể trên khi nhìn thấy đám đông đứng đợi cứ tưởng là phe của thủ tướng Bidault đến biểu tình chống đối cộng sản HCM. Tâm trạng của ông Phúc ngày nay cũng không kém gì lãnh tụ Hồ của Phúc: Tổng Thống Trump đã tuyên bố Việt Nam đã xuất cảng hàng hóa của Trung Cộng qua Mỹ, nhưng đóng nhãn hiệu Made in Vietnam để khỏi phải trả thuế. Ông Trump tuyên bố rằng hành động gian dối của giới lãnh đạo Việt Nam còn tệ hơn Trung Cộng, quốc gia mà ông Trump đã trừng phạt bằng cách đánh thuế cao trên các mặt hàng. Vì lo sợ bị ông Trump đánh thuế trừng phạt nên ông Phúc ve vuốt ông Trump một cách thô bỉ như hình trên chăng?
Tóm lại thì người ta nói chung trên thế giới cũng đã nhìn thấy nhan nhản cái văn hóa của những con người hay tự cho mình là “đỉnh cao trí tuệ.”
Cũng trong ngày này thì tại Việt Nam, Lê Thanh Hải, người từng đứng đầu thành phố và mang nhiều tội với dân Saigon lại lên tiếng chỉ trích“một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái phẩm chất đạo đức.” Chế độ không dùng luật pháp là vậy, họ hay dùng hai chữ “đạo đức” như một lớp sơn đẹp để che lấp tội lỗi, đớn hèn.
Từ ngày có chế độ cộng sản trên đất nước Việt Nam, có bao giờ mà không suy thoái! Nó thể hiện từ trong tâm thức ra tới bên ngoài. Người lãnh đạo của chế độ sống trong sự cố chấp, ỷ lại, tự mình ngu hóa, không chịu học hỏi để tiến bộ theo đà văn minh của nhân loại.
Bút Sử
7/2019
Sources: Khrushchev Remembers, an Introduction,Commentary and Notes by Edward Crankshaw, translated and Edited by Strobe Talbott, 1970; Ho Chi Minh and his Vietnam, Jean Sainteny, translated from French by Herma Briffault, 1972; internet photos.
No comments:
Post a Comment