Thursday, March 7, 2019

NHẠC TỪ ORLANDO FLORIDA
 Tôn Nữ Hoàng Hoa
Hôm nay có người bạn từ xa gọi điện thoại về hỏi tôi Orlando có xa Tampa không? Tôi bảo chỉ cách nhau 2 tiếng đồng hồ hơn chút chút. Muốn dọn về Orlando sao?
- Đó có phải là thành phố du lịch không chị ?
- Yes, tôi đáp; Có du lịch, có chính trị.
Biết người bạn tôi rất sợ loài ễnh ương nên nói:
- Và cũng có nhiều ễnh ương nữa.
Hai đứa phá lên cười.
- Tại sao chị lại cho ễnh ương vào nơi danh lam thắng cảnh vậy?.
- Bởi ở đây có nhiều sông hồ nên có nhiều ễnh ương lắm. Nhất là ở hồ, ễnh ương kêu suốt ngày . Cứ mỗi lần ễnh ương mà kêu lên thì ỏm tai ỏm óc cả làng xóm. Nhưng dân địa phương nghe quen tai nên cũng chả ai thấy bực mình. Có người nói ở đâu có ễnh ương mà kêu la làm ồn ào làng xóm thì chỗ đó sắp sửa bị động đất.
- Có thật không ?
- Đâu biết chỉ nghe người ta nói vậy.
- Vậy mấy người ở xa muốn về Orlando ở thì phải gọi Diệt Trừ Sốt Rét DTT diệt sâu bọ .
- Có cái lạ là người dân ở Orlando lại không nghe tiếng ễnh ương kêu.
- Sao kỳ vậy?.
- Không hiểu chắc nghe quen nên cũng chả thèm để ý.
- Kỳ quá hả chị ? Chị nói nghe kinh quá ai dám dọn về đó.
- Thì ở đâu cũng vậy có đẹp thì có xấu. Con người cũng vậy có ai đẹp hoàn toàn mà cũng chả có ai xấu hoàn toàn phải không ?
Nhưng Orlando cũng thi vị thâm trầm lắm. Mới đây tôi dạo chơi trên Net gặp một bài thơ được nhạc sĩ Châu Đình An phổ nhạc. Bản nhạc lâu rồi nhưng tôi vốn không mê nghề ca hát nên cũng ít khi vào lãnh vực đó.
Hôm gặp bài ca BỐN MƯƠI NĂM RỒI SAO như một tình cờ. Tình cờ như một sững sốt khi biết một nhà bình luận gia viết về chính trị lại là một thi sĩ nhiều hoài nghi? . Tôi search vào URL hàng chữ "Trên 40 năm" thì hiện ra bản nhạc 40 năm rồi sao. Tôi click vào đó nghe hát. “40 mươi năm rồi sao. vẫn còn nhớ năm nào. Em đi trong nắng nhạt. Ai về đếm vì sao.” Nhạc của Châu Đình An mênh mông lã lướt nghẹn ngào trong lời ca phổ thơ của Thi Sĩ Lê Mâu với nỗi niềm thắc mắc. Vì sao và vì sao??
Ngọc Anh - 40 Năm Rồi Sao (Châu Đình An) PBN 114
Nghe tên Lê Mâu tôi bỗng ĩm cười một mình. Với nhạc sĩ Châu Đình An tôi đã có viết hai lần. Sở dĩ cái tên nhạc sĩ Châu Đình An tôi biết qua bản Đêm Chôn Dầu Vượt Biển. Bài hát đã làm tôi xúc động cho đến câu kết đã làm tôi khóc khi nghe "Xin chào tự do với nỗi niềm cay đằng. Nhìn lại nước non mình muối mặn khóc nghẹn ngào" (ĐCDVB) và cũng chính bài ca đó đã đưa tên tuổi nhạc sĩ Châu Đình An bay cao trên vòm trời ca nhạc ở hải ngoại.
Và từ đó bản nhạc được tôi hát vu vơ không đầu không đuôi để nghe lòng mình nao nao thương cảm. Tôi biết nhạc sĩ Châu Đình An ở Orlando và cả thi sĩ Lê Mâu cũng ở đây luôn. Cả hai ông này rất khiêm nhường. Hầu như họ là những người sống không ồn ào trong khi tài nghệ đã đi vào hàng tên tuổi
Với tôi, ông Lê Mâu là một bình luận gia có rất nhiều bài phân tích rất có giá trị và thường xuất hiện trên Net. Ông cũng mang tâm trạng lo lắng cho nước Mỹ khi thấy nhà lãnh đạo nước Mỹ hôm nay bị bọn Cộng Sản và bọn thiên tả chống phá rất nhiều.
Tôi đọc rất nhiều bài bình luận của ông Lê Mâu. Mới đây ông cũng có viết một bài "HÃY NHÌN LẠI MÌNH VÀ XIN ĐỪNG TRÁCH BẤT CỨ AI" để nói về bà Hillary Clinton. Nhưng không ngờ bên những bài bình luận sắc bén đó, ông Lê Mâu lại là một thi nhân vẫn còn hỏi “vì sao và vì sao trong thắc mắc đã 40 năm rồi mà vẫn còn thương nhớ ai. và ai kia đâu biết bốn mươi năm lạnh lùng, trong xa xăm nghìn trùng vẫn mỏi mòn thương nhớ”
Những người đã rời xa nơi chôn nhau cắt rốn của mình thường hay nhìn về nơi chân trời tiếp nối với biển khơi để hình dung về một khung trời quê hương bỏ lại. Họ thường hay hỏi như thi sĩ Lê Mâu: "Bốn mươi năm một đời. Như cơn gió bay qua ngậm ngùi".
Cũng có lúc họ nhìn trời hoàng hôn vần vũ mây xám. Phút đó là lúc lòng người tha hương nghe mình độc thoại trong tâm hồn một cảm xúc hoài hương buồn thảm rồi thảng thất hỏi rằng "40 mươi năm rồi sao, ngày tháng cũ đâu rồi". và trong nỗi niềm cô đơn xót xa đó của người tha hương phải lìa bỏ cố quốc trong thân phận tỵ nạn đã thảng thốt kêu lên như thi sĩ Lê Mâu đã viết:"Bốn mươi năm rồi sao. Ngày tháng cũ đâu rồi. Nơi đây nơi xứ người... Mặt trông lên trời cao. Chút tình bỗng dạt dao" rồi lại tiếp tục hỏi "Vì sao và Vì sao ta đang ở nơi này. Môi xưa giờ lỗi hẹn, lại cứ hỏi Vì sao và Vì sao"
Con người khi cô đơn thường hoài nghi và trong tận cùng sâu thẫm của trái tim hoang vu thường mơ ước một con tàu, một dấu chân hờ hững nào đó đi qua trên nỗi niềm xa cách. Nỗi nhớ thương đó của những người tha hương không chỉ trong tình yêu trai gái mà đó là tổng hợp của nhiều cảm xúc không tên. Thứ tình đó mơ hồ phẳng lặng thường hiện lên trong tâm hồn vào những buổi chiều lên.
Thi sĩ Lê Mâu cũng vậy. Cũng có những giây phút dằng dặc đắm chìm trong thương nhớ cho dù đã bốn mươi năm rồi khi mà hồn đi thật xa về Việt Nam trong tiếng gió vi vu cuốn theo những ký ức âm thầm ẩn hiện chạy dài trên con đường suốt 40 năm. 
Như một chuyến tốc hành băng qua những trạm đường tương lai, quá khứ và hiện tại chở nặng những xót xa đau buồn hoài niệm của "40 mươi năm "
Những cảm xúc nghẹn ngào trong bài ca "40 Năm Rồi Sao" của nhạc sĩ Châu Đình An phổ thơ của thi sĩ Lâ Mâu đã cho người nghe một cảm xúc nghẹn ngào trong tâm trạng bi ai . "40 năm rồi sao? Vẫn còn nhớ năm nào. Em đi trong nắng nhạt. Anh về đếm vì sao"
Cái dấu buồn đó của tác giả đã lặng lẽ ghi lại một nỗi buồn như một nỗi buồn thuỷ tinh ngăn chia sự suy tư và cuộc đời thực tế. Có lẽ cũng vì vậy mà thi sĩ Lê Mâu cứ hỏi hoài vì sao và vì sao. Trong khi đó nhạc sĩ Châu Đình An đã cho biết:
"Anh phải bỏ đi thắp lên ngọn lửa hy vọng
Anh phải bỏ đi để em còn sống
Anh phải rời xa mẹ Việt Nam đau đớn
Quê mình rồi đây em có đợi chờ
Anh tạm rời xa nước non mình yêu kiều
Ô người thân yêu người quen hàng xóm
Mong vượt biển Đông mà lòng anh tan nát
Núi mờ mờ xa, ôi ngọn núi ở quê hương!"
(Đêm Chôn Dầu Vượt Biển)

Nhưng thi sĩ Lê Mâu vẫn hoài nghi vẫn thắc mắc trong thương nhớ lại cứ hỏi hoài, hỏi mãi Vì sao và Vì sao ??
Tôn Nữ Hoàng Hoa
2019/3/07

No comments:

Blog Archive