Saturday, March 23, 2019

BÃO TỐ ẬP XUỐNG ĐẦU ĐẢNG DÂN CHỦ

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller phụ trách cuộc điều tra 

Ở nước Mỹ, công dân có quyền nói xấu quan chức chánh phủ và biểu đạt những hành vi phù hợp trong ứng xử nếu họ không bằng lòng trước việc lại sai trái của chánh quyền.

Tuy nhiên, nếu là quan chức chánh phủ mà lại đi vu cáo đối thủ chánh trị của mình một cách vô chứng cứ thì sẽ không đơn giản khi anh bị gán tội "Vu khống - Phỉ báng" vì mục đích chánh trị.


Chánh trường nước Mỹ hai năm qua đã có 02 vụ "Vu khống - Phỉ báng" chấn động nước Mỹ đó là vụ "Cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016" được chính quyền của Obama đưa ra ngày 29/12/2016 và vụ bà Christine Blasey Ford tiến sĩ tâm lý - giáo sư Đại học California cáo buộc ông Brett Kavanaugh đã tìm cách tấn công và cởi quần bà ra vào năm 1982 khi cả 2 là học sinh trung học ở Maryland, ngoại ô thủ đô Washington.

Tuy nhiên kết cục thì cà hai vụ này đều là hành vi "Vu khống - Phỉ báng" vì mục đích chánh trị mà phe Dân chủ nhắm vào tổng thống Trump và Thẩm phán Tối cao pháp viện Brett Kavanaugh được ông Trump đề cử.

Xin nói sơ việc định tội "Vu khống - Phỉ báng" của nền Tư pháp Mỹ như sau:

Trước năm 1964, các tiểu bang thường quyết định rằng "phỉ báng" và "mạ lỵ" không được Tu Chính Án Số Một (First Amendment) của Hiến Pháp bảo vệ.

Năm 1964, Tối Cao Pháp Viện xử vụ án “New York Times đấu với Sullivan” mới thẩm định rằng các nhân vật được xếp vào thành phần “chính khách, viên chức” (public official), nếu muốn thắng kiện phải chứng minh rằng tin tức phổ biến là thất thiệt, có tính cách "phỉ báng - mạ lỵ" và bị đơn là người phổ biến tin tức có manh tâm ác ý, biết rõ đó là tin thất thiệt mà vẫn phổ biến gây phương hại cho nguyên đơn.

Vụ án “New York Times đấu với Sullivan” xuất phát từ một trang quảng cáo đăng trên tờ New York Times của một số mục sư nhằm quyên tiền để bào chữa cho mục sư Martin Luther King sau khi ông mục sư này bị bắt giam. Sullivan, người phụ trách sở cảnh sát thành phố Montgomery, tiểu bang Alabama cho rằng nội dung quảng cáo đã nói không đúng về các hành vi của lực lượng cảnh sát và phỉ báng mình, nên đã kiện New York Times và các mục sư ra tòa án.

Xét thấy nội dung quảng cáo có một số thông tin không đúng, tòa án đã quyết định cho Sullivan thắng kiện, buộc các bị đơn phải bồi thường cho ông này 500 ngàn USD.

New York Times và các mục sư đã kháng cáo lên Tối Cao Pháp Viện. Tòa tối cao cho rằng không thể áp đặt hình phạt đối với việc phê phán hành vi ứng xử của các công chức. Tòa cho rằng, những công chức Nhà nước muốn thắng kiện trong trường hợp này không những phải chứng minh những nội dung được đăng tải là sai mà còn phải chứng minh những người đăng tải nội dung này là “có ác ý”.

Trong vụ kiện trên tòa nhận thấy không có bằng chứng nào chứng tỏ tờ New York Times và các mục sư đã “có ác ý” khi đăng nội dung đó vì vậy, tòa phán quyết New York Times và các mục sư thắng kiện.

Từ thời điểm này án lệ trên được áp dụng cho tất cả các vụ kiện về tội phỉ báng là: một nguyên đơn là quan chức Nhà nước muốn thắng kiện nhất thiết phải chứng minh rằng những lời phỉ báng của bị đơn là sai, đồng thời phải chứng minh được cái sai đó là “có ác ý”.

Như vậy vụ bà Christine Blasey Ford đã "cáo buộc" ông Brett Kavanaugh đè bà xuống lột quần bà ra vào năm 1982 là hành vi "vu khống" nhằm "phỉ báng - mạ lỵ" vì mục đích chánh trị. Nếu ông Brett Kavanaugh khởi kiện ngược lại bằng này thì bả sẽ rắc rối to.

Với vụ "Cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016" được chính quyền của Obama đưa ra ngày 29/12/2016 nhằm phế truất ông Trump thì càng kinh thiên, động địa nếu ông Trump khởi kiện những cá nhân và tổ chức đã khẳng định chắc nịch rằng "họ có bằng chứng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016", cụ thể:

1. Cựu tổng thống Obama;

2. Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI), đại diện cho
17 cơ quan tình báo và Bộ An ninh Nội địa (DHS) lúc bấy giờ,

3. Các quan chức CIA lúc bấy giờ gồm: Giám đốc CIA John Brennan, Giám đốc FBI James Comey và DNI James Clapper.

Đặc biệt với cá nhân cựu Tổng thống Obama, ông ta còn phải chịu trách nhiệm về việc "trả đũa chống lại Nga" vì ông ta khẳng định tổng thống Nga Putin đã chỉ đạo can thiệp vào bầu cử Mỹ để giúp ông Trump đánh bại bà Hillary.

Cụ thể chỉ căn cứ trên những lời "vu cáo" mà vào ngày 29/12/2016 ông đã áp đặt các lịnh trừng phạt rộng lớn nhứt chống lại Nga kể từ cuộc Chiến tranh Lạnh bất chấp Tổng thống vừa đắc cử là Donald Trump bác bỏ bản báo cáo và công kích các cơ quan tình báo qua một tuyên bố của nhóm chuyển giao.

Giờ đây sau 02 năm tốn kém tiền của từ thuế của dân để tay thợ săn phù thủy Robert Mueller ra sức "bới rác tìm giòi" nhưng đã phải nộp bản báo cáo đầy đủ về cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử cho Bộ trưởng Tư pháp William Barr mà "không kết tội thêm bất ky` nhân vật thân cận nào của Tổng thống Trump". Một sự kết thúc đầy cay đắng và nhục nhã.

Kẻ đứng sau lưng tay thợ săn phù thủy Robert Mueller để đánh phá ông Trump suốt hai năm qua chính là Obama - Hillary Clinton và các cá nhân khác trong đảng Dân chủ. Tất cả sẽ bị Tối Cao Pháp Viện phán xét nếu ông Trump quyết đòi lại công bằng. BÃO TỐ ẬP XUỐNG ĐẦU ĐẢNG DÂN CHỦ là khó lòng tránh khỏi./.

Tran Hung : 23-03-2019

No comments:

Blog Archive