Wednesday, March 27, 2019

Người Đức phải làm việc lâu như thế đó!

Lê Ngọc Châu

Dẫn nhập: Trước đây chúng ta thường nghe ở Mỹ, Úc … có người làm 2-3 jobs. Điều này đã làm người viết ngạc nhiên vì nói chung, sức khỏe con người giới hạn!. Hiện tại dân Đức đa số làm việc 35h/tuần, ngoài một số đặc biệt làm 40h/tuần hay hơn. Tuổi hưu nâng từ 65t lên 67 tuổi dựa theo thống kê tuổi thọ của người Đức, nhưng đó chỉ là một lý do. Lý do khác vì quỹ hưu trí không đủ để đáp ứng nổi cho số người về hưu chính thức với 65t, chưa nói đến số người về hưu sớm ở tuổi 60 (nếu đủ điều kiện) hay 63t trong khi phụ nữ Đức ít thích sinh sản nên càng ngày ít đi dân "lao động" và dễ hiểu "đóng góp vào quỹ hưu trí Đức" theo đó cũng sút giảm từ từ….

Sống ở Đức lâu năm nên tôi có thể nói dân Đức nổi tiếng thích du lịch (ưu tiên đến các nước có đời sống rẻ vì đồng Đức Mã trước đây và bây giờ là Euro có giá, ví dụ so với Thái Lan, VN … !) cho nên đây cũng là lý do các nước nghèo thấy vậy nghĩ rằng dân Đức giàu vì thế đừng ngạc nhiên "di dân hay người ty nạn gần đây đa số đều muốn đến Đức. Mặt khác vì thích đi du lịch nên nhiều người không để dành tiền và … cuối cùng ở thuê suốt đời, lúc về già hưu trí kém sẽ thiếu thốn, than nghèo. Người Đức có việc làm thường đi du lịch 1-2 lần trong năm vì ở Đức trừ vài hãng có 25-26 ngày nghỉ holliday/năm còn đa số là công nhân viên nghỉ thường niên đến 6 tuần làm việc (30 ngày nghỉ/năm, chưa kể đến những ngày nghỉ lễ Đức chính thức ấn định). 

Thêm vào đó, Đức không có biển ấm như Ý, Thỗ … hay nhiều cảnh đẹp như Á Châu nên dân Đức lợi dụng có nhiều ngày nghỉ tha hồ hưởng thụ, đi du lịch thăm nơi này nơi khác. Cũng nói thêm, làm việc 35h/tuần đúng ra không nhiều (nhưng dân Đức còn đòi bớt đi nữa xuống 32h/tuần mà mức lương thì không thay đổi để có nhiều thời gian rảnh hơn) cho nên quý độc giả đừng ngạc nhiên hàng hóa Đức đắt đỏ. (LNC)

* * *
Ở Đức, tuổi nghỉ hưu theo luật định là 67 tuổi hiện đang áp dụng. Tất nhiên, cũng có những hạn chế trong lĩnh vực này, mà người ta có thể chấm dứt làm việc sớm hơn.

Nhưng công nhân Đức phải làm việc trung bình bao lâu? Một công dân trung bình trải qua bao nhiêu năm làm việc và quốc gia này đứng như thế nào so với phần còn lại của châu Âu?

"Eurostat" đã tiếp nhập câu hỏi này bằng cách đưa ra một danh sách các năm làm việc trung bình ở châu Âu. Trong đó người ta cho rằng mọi người bắt đầu với công việc lúc 15 tuổi (ghi chú thêm 15t là tuổi thanh niên/ thiếu nữ bắt đầu học nghề, kéo dài từ 2,5 đến 3,5 năm tùy theo ngành nghề và phải thi đậu mới có bằng chuyên môn).

Trước hết, chúng ta hãy nói về "con voi trong phòng": Nếu một người bắt đầu làm việc vào năm 2017 ở tuổi 15, anh ta (hoặc cô ta) phải làm việc trung bình từ 38 đến 39,9 năm - ít nhất là "Eurostat" ước tính giá trị này. Theo ước tính, công nhân Đức tham gia vào thị trường lao động vào thời điểm ước tính sẽ duy trì hoạt động ở đó trong hơn 38 năm. Không quan trọng là "người dân" làm việc hay đang tìm việc. "Eurostat" chỉ quan tâm đến thời lượng ước tính mà người công nhân viên đang hoạt động trong thị trường lao động. 

Nhưng bây giờ ai nghĩ rằng Đức đang tốt với con số này, là sai. Mặc dù Cộng hòa Liên bang Đức cao hơn mức trung bình là 35,6 năm của EU, nhưng các quốc gia khác vẫn thua xa Đức - hoặc vượt xa mức đó.

Trước Đức vẫn là Hòa Lan, Thụy Điển và Đan Mạch, tất cả các quốc gia này đều nằm ở mốc 40 năm. Thụy Điển là nước dẫn đầu tại EU với 41,3 năm làm việc.

Tuy nhiên, một quốc gia ngoài EU cho EU thấy cuộc sống làm việc lâu dài có thể trông như thế nào. Mặc dù Iceland là một phần của châu Âu, nhưng đây không phải là một quốc gia thành viên của EU. Ở Iceland một cuộc sống làm việc theo ước tính của "Eurostat" hơn 45 năm. Nhưng vì Đức chỉ mới làm việc khoảng hơn 38 năm là khá tốt rồi ...

Ở dưới cùng của số liệu thống kê là Ý, Bulgaria và Croatia, nơi một cuộc sống làm việc trung bình cho một người 15 tuổi vào năm 2017 sẽ chỉ hơn 31 năm. Ở hàng giữa là các quốc gia như Cộng hòa Séc, Ireland và Síp, gần bằng mức trung bình của EU (35,6 năm).


No comments:

Blog Archive