Đài vô tuyến truyền hình AFVN của Quân Đội Mỹ và Đài Vô Tuyến truyền hình Việt-Nam-Cộng-Hòa.
Đài Truyền hình Quân Đội Hoa Kỳ tại Sài-Gòn trên băng tần 11 và nữ phát thanh viên ngày đó của Hoa-Kỳ là cô Bobbie Keith, cô là tình nguyện viên đến từ Florida ngoài tiết mục thông báo thời tiết, cô cũng ủng hộ tinh thần cho các lính quân đội đóng đô tại Sài-Gòn và các vùng lân cận của Miền-Nam..!
Những mục của truyền hình Quân Đội Mỹ như "thời tiết - tình hình quân sự - phim Mỹ .." khi đó đều phát trên băng tần 11, băng tần 11 đối với dân mình hồi đó rất là mới lạ mặc dù dụng cụ còn thô sơ như dùng phấn viết những chi tiết dự báo lên bản đồ, không có sự hỗ trợ của hình ảnh từ ra-đa và vệ tinh như bây giờ còn đài truyền hình Việt Nam trên băng tần số 9 thì không có mục này với giờ phát hình cũng ít hơn.
Những mục của truyền hình Quân Đội Mỹ như "thời tiết - tình hình quân sự - phim Mỹ .." khi đó đều phát trên băng tần 11, băng tần 11 đối với dân mình hồi đó rất là mới lạ mặc dù dụng cụ còn thô sơ như dùng phấn viết những chi tiết dự báo lên bản đồ, không có sự hỗ trợ của hình ảnh từ ra-đa và vệ tinh như bây giờ còn đài truyền hình Việt Nam trên băng tần số 9 thì không có mục này với giờ phát hình cũng ít hơn.
Đài Truyền hình và Tiếng nói Quân đội có mặt từ năm 1954, thuộc Nha Vô tuyến Truyền thanh, sau chuyển sang Nha Chiến tranh Tâm lý, trụ sở đài đặt ở 2bis đường Hồng Thập Tự, trong khi đó VTVN hoạt động bán tự trị do ban quản trị năm thành viên quản lý nhưng chủ tọa là bộ trưởng Bộ Thông tin. Tổng giám đốc của VTVN là thư ký của ban quản trị, năm 1970 thì VTVN với ngân sách 1,7 triệu Mỹ kim chuyển về phụ thuộc Bộ Thông tin, cơ sở ở Sài Gòn tọa lạc tại số 3 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao. Đài Phát Thanh Sài Gòn là tiếng nói của Chánh phủ Việt-Nam-Cộng-Hòa.
Đài này chấm dứt hoạt động vĩnh viễn vào 11 giờ 30, ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Vào năm 1964 trong số 11 đài trên toàn quốc phát thanh 120 giờ/ngày, trong đó 96 giờ (80%) phát thanh bằng tiếng Việt. Phần còn lại bằng tiếng Anh, Pháp, Hoa, Miên, Thái và một số ngôn ngữ sắc tộc người Thượng.
Chương trình Đài phát thanh Quân đội gồm có "Giờ của Dạ Lan", bắt đầu từ năm 1964, phát thanh từ 19h30 đến 20h30 mỗi đêm; "Tiếng ca gởi người tiền tuyến" do Mạnh Phát phụ trách (1735 đến 1825); "Văn nghệ quân nhân tài tử" (Chủ nhật 1800 đến 1845). Các nghệ sĩ thường góp mặt trong chương trình "Tiếng ca gởi người tiền tuyến" gồm có Thanh Thúy, Lệ Thanh, Hà Thanh, Thái Thanh, Minh Tuyết, Tuyết Mai, Hùng Cường và Duy Khánh.
Dương Thiệu Tước phụ trách chương trình "Cổ kim hòa điệu", kết hợp nhạc truyền thống và tân nhạc
Nhân tiện nhắc tới cục phấn, bây giờ ôn lại chuyện cũ chắc ít ai ngờ cục phấn Mỹ, một vật rất tầm thường người Mỹ hồi đó mang qua Việt-Nam cũng làm học trò con nít mê mẩn, có thằng bạn trong lớp lâu lâu đem vô khoe vài cục phấn Mỹ mà chắc là đồ chôm từ sở Mỹ bởi không thấy bán ở chợ trời, đứa nào cầm cũng mê tít, nó nặng và chắc như cục gạch, cầm thích tay với lại viết lâu mòn, trong khi cục phấn Việt-Nam xốp và nhẹ tênh.
Sài Gòn Xưa
==============Liên kết Facebook : https://www.facebook.com/oldsaigon75
No comments:
Post a Comment