Trong khi chúng ta đang ra sức làm phép cộng, thì những người biết sống cả đời đều đang làm phép trừ.
Vì luôn cảm thấy trong cuộc sống này những điều đạt được vẫn không nhiều không đủ, cho nên dường như chúng ta đều đang gắng sức tích trữ, ra sức ‘làm phép cộng’. Tuy nhiên, bạn có biết rằng… Rất nhiều người nổi tiếng và thành công, cả đời họ đều đang làm phép trừ.
Năm 1845, học giả người Mỹ Thoreau đã đi đến bờ hồ Walden, xây dựng một ngôi nhà bằng gỗ nhỏ và sống một mình trong 2 năm 2 tháng ở đó.. Trong tác phẩm nổi tiếng của mình “ Walden – Một mình sống trong rừng” ông viết: “Tôi muốn chầm chậm tiến sâu và hút hết từng vi ngọt tới tận xương tủy của cuộc sống. Tôi sẽ sống một cách đơn giản, loại bỏ tất cả những điều không thuộc về cuộc sống một cách sạch sẽ gọn gàng. Dùng hình thức đơn giản nhất để đoạn tuyệt hết những thứ liên quan” Thực tế đã chứng minh những người càng thành công sẽ càng theo đuổi một cuộc sống đơn giản, hơn nữa càng không để những ham muốn vật chất và lợi ích khống chế bản thân.
Steve Jobs – nhà sáng lập Apple cả một đời luôn tin rằng “ít tức là nhiều”, khi ở vào tuổi đã gần 30 mà cuộc sống gia đình và mọi thứ trong gia đình ông đơn sơ tới mức đáng ngạc nhiên. Một bức hình của Einstein, một chiếc đèn bàn Tiffany, một cái ghế và một cái giường. Ông thận trọng khi lựa chọn từng vật dụng nhỏ trong ngôi nhà mình
Người sáng lập Facebook Zuckerberg, tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới là một người trung thành ủng hộ “chủ nghĩa chí giản”. Khi mở tủ quần áo của ông chỉ có một hàng áo T-shirt màu xám nhạt và một hàng gồm mũ và áo lót màu xám đậm. Chiếc xe hàng ngày đi làm của ông là chiếc xe của hảng Honda trị giá 16.000 USD (khoảng 360 triệu VNĐ). Ông luôn mặc áo phông màu xám và quần jean, đến nỗi khiến cho ngay cả nhân viên cũng đều nghĩ rằng hằng ngày ông không thay quần áo!
Ông chủ Facebook Zuckerberg
Hóa ra những nhân vật nổi tiếng và thành công mà chúng ta vẫn ngưỡng mộ về mọi mặt, họ cả đời đều đang làm phép trừ. Họ không bị ràng buộc và khống chế bởi những ham muốn vật chất, vậy nên họ luôn cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống của mình.
Cuộc sống tối giản sẽ giúp chúng ta có thể nhìn rõ cuộc sống một cách chân thực nhất! Nhà văn nổi tiếng người Mỹ Joshua Becker là một công tử đẹp trai con nhà giàu có. Nếu nhìn mọi thứ hào hoa bên ngoài có thể nói ông là một người có sự nghiệp thành công và đáng để nhiều người ngưỡng mộ: Mức lương với 6 con số, lại có một người vợ vô cùng xinh đẹp giỏi giang. Mới 22 tuổi đã có biệt thự siêu xe, muốn gì có đó, không có gì ràng buộc. Nhưng ông phát hiện thực sự cuộc sống của mình không hề hạnh phúc.
Joshua Becker
Cứ mỗi dịp lễ Tết ông đều mua quà và mang tặng mẹ mình, tuy nhiên lại bỏ lỡ mất cơ hội gặp mẹ lần cuối cùng trước khi bà qua đời, điều này khiến ông hối hận cả đời vì không thể nào làm lại được. Ông mua rất nhiều những món quà hàng hiệu xa hoa đắt tiền cho vợ và con trai nhưng lại không mang lại được cho họ điều cần nhất, chính là thời gian ở bên cạnh họ. Vậy nên gia đình ông đối diện với nguy cơ tan vỡ.
Ông nhận thấy rằng chính những dục vọng ham muốn về vật chất vô tri vô giác kia đã làm cho cuộc sống trở nên hỗn loạn, bản thân mình bị mê lạc trong đó và hết lần này tới lần khác quên đi thứ đáng trân quý nhất của sinh mệnh mình. Thế là ông dứt khoát từ bỏ công việc với mức lương hàng triệu đô, thanh lý hết thảy những suy nghĩ tạp loạn trong tâm, đồng thời cũng dọn dẹp lại mọi thứ trong nhà. Ông mang rất nhiều quần áo hàng hiệu và những đồ dùng dư thừa cho người khác hoặc mang tới tặng các tổ chức từ thiện. Cuối cùng tới 90% những đồ dùng trong nhà đều được dọn dẹp sạch, chỉ còn lại một số đồ dùng thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày.
Ông dành phần lớn thời gian của mình để tận hưởng một cuộc sống và bắt đầu sống một cuộc đời ung dung tự tại: Chậm rãi chế biến và thưởng thức vị ngon của từng món ăn, cùng bạn bè uống trà vào buổi chiều tà, cùng tận hưởng những chuyến du lịch không kế hoạch và có nhiều thời gian hơn cho gia đình. Khi đứng từ một xuất phát điểm khác để nhìn nhận lại cuộc sống của mình và tự đặt câu hỏi mình muốn gì, mình không muốn gì? Mình thích điều gì và không thích điều gì? Tư duy suy nghĩ của ông đã thay đổi một cách rất rõ ràng.
Từ khi còn nhỏ Joshua Becker đã từng mong muốn trở thành một nhà văn nhưng chưa bao giờ có thời gian để cầm bút. Giờ là lúc ông có thể thực hiện được mong ước của mình. Và quả thật 2 năm sau, Joshua Becker đã trở thành nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm bán chạy nhất nước Mỹ. Joshua Becker nhận thấy rằng chính những dục vọng ham muốn về vật chất vô tri vô giác kia đã làm cho cuộc sống trở nên hỗn loạn, bản thân bị mê lạc quên đi thứ đáng trân quý nhất của sinh mệnh.
Cũng giống như Joshua Becker, 2 anh chàng trai người Mỹ là Joshua Fields Millburn và Ryan Nicodemus là những người người đã thổi bùng trào lưu Minimalism – Sống tối giản vào những thập niên 2010.
Ryan từng làm giám đốc điều hành và bị sa thải. Sau khi bị thất thế anh trở nên vô cùng buồn rầu chán nản, cuối cùng anh quyết định sống một cuộc sống chí giản trong 21 ngày. Ngay ngày hôm sau, Ryan và Joshua Millburn đã dùng 8 giờ đồng hồ để dọn dẹp mọi đồ dùng trong gia đình và đóng gói chúng vào những cái thùng to. Sau đó mỗi ngày Ryan sẽ lấy những đồ mình cần dùng từ trong đó ra để sử dụng.. Kết thúc 21 ngày những đồ còn lại trong thùng là những thứ không cần thiết sẽ được bỏ hết đi. Ngày đầu tiên Ryan lấy trong tủ ra ga trải giường và một vài vật dụng cần thiết cho sinh hoạt cá nhân và sau đó là một vài bộ quần áo. Sau một tuần anh phát hiện hầu như đồ đạc vẫn còn nguyên trong thùng không động đến. Và bắt đầu từ ngày thứ 11 anh không còn cần bất cứ thứ gì trong thùng nữa. Ba tuần sau đó, 80% đồ dùng không cần thiết của Ryan được thanh lý. Cái thì anh mang đi bán, đi quyên góp và vứt vào thùng rác. Ryan chuyển nhà và mang theo 20% đồ dùng cần thiết của mình, bắt đầu một cuộc sống mới. Anh chia sẻ rằng đây là lần đầu tiên anh thực sự cảm thấy mình giàu có. Buông bỏ những thứ vật chất lộn xộn và những gánh vác trách nhiệm quá độ, cuộc sống của họ trở nên thoải mái và thú vị.
Và bởi vậy, họ quyết định truyền đạt “bí quyết hạnh phúc” này tới toàn thế giới. “Chúng ta vứt bỏ 90% những thứ không cần thiết trong cuộc sống và 10% còn lại sẽ làm chúng ta gặt hái được nhiều điều hơn”
Joshua và Ryan đã đề xướng ca ngợi chủ nghĩa tối giản. Từ Mỹ chủ nghĩa này đã lan rộng tới Châu Âu và toàn thế giới từ đó ngày càng có nhiều người thoát khỏi những ham muốn ràng buộc về vật chất và cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn.
Joshua Fields Millburn và Ryan Nicodemus là những người người đã thổi bùng trào lưu Minimalism – Sống tối giản.
Những đồ dư thừa rất có thể sẽ lấy đi tính mạng của bạn.
Quay trở lại với đại đa số những người lao động phổ thông bình thường như chúng ta, bởi được không nhiều nên chúng ta ai cũng đều đang cố gắng làm phép cộng. Tuy nhiên nếu bạn muốn thực sự có được hạnh phúc, xin hãy cố gắng học phép trừ.
Bộ phim truyền hình Nhật “Nhà tôi trống rỗng không một vật gì” với nhân vật chính là Satō Mai một cô gái chất chứa trong tâm những điều bất thường cũng giống như ngôi nhà của cô. Trong nhà lộn xộn tới mức cặp sách cũng không thể tìm được, khách đến nhà cũng không biết ngồi ở đâu. Mãi cho tới một ngày sau khi bị thất tình, khi Satō Mai nhìn thấy bất cứ thứ gì của người bạn trai cũ thì cảm thấy bực bội, bèn vứt bỏ thứ đó. Kết quả càng vứt đi cô càng cảm thấy thoải mái. Sau khi bản thân trải qua một trận động đất, cô bị nằm lẫn trong những thứ hỗn tạp đầy khắp trong nhà, đến cả cứu hộ cũng không tìm thấy cô. Và một câu nói của Satō Mai đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem :
“Những thứ đồ dư thừa rất có thể sẽ lấy đi tính mạng của bạn” – Câu nói của Satō Mai đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem.
Vậy nên, Yutaro Matsuura – một học giả người Nhật từng nói: “ Những vật dụng bầu bạn với chúng ta cả ngày lẫn đêm mới chính là người bạn đáng tin cậy nhất, gần gủi nhất và không biết nói dối nhất. Chúng ta nên có sự lựa chọn cẩn thận đối với các vật dụng, hoặc là không mua chúng hoặc nếu mua thì mua món đồ thật tốt. Bởi vì tôi cảm thấy có những đồ vật thực sự có thể làm bạn với chúng ta cả đời. Kỳ thực, không phải vì không gian sống quá hẹp mà là những thứ dư thừa quá nhiều"
Mọi người ai cũng hy vọng sống trong nhà to rộng rãi thoải mái tự tại. Nhưng lại không ngừng đi mua thêm và tích trữ khiến những thứ dư thừa ngày càng nhiều và dồn ép không gian sinh sống của chúng ta.
Có câu chuyện rằng, vua Nghiêu muốn nhường thiên hạ lại cho Hứa Do. Nhưng Hứa Do lấy ví dụ một con chim nhỏ làm tổ trên cây trong rừng sâu, cái cần chẳng qua là một nhánh cây; con chuột uống nước bên dòng sông, cái cần chẳng qua cũng là để no bụng.. Ông cho rằng cuộc sống ẩn cư thanh bần khiến ông cảm thấy quá hài lòng, còn cần chi đến thiên hạ của Nghiêu làm gì?
Suy rộng ra một đạo lý rất đơn giản trong xã hội, mỗi người đều có một vị trí và một cuộc sống tương xứng với bản thân mình, cũng nên biết đủ, giống như những chú chim ri, chuột đồng kia. Nhưng con người ngày nay khi quá chìm đắm vào những ham muốn vật chất và lợi ích thực tế trước mắt, thì để đạt đến “tri túc” (biết đủ) thì quả là việc không hề dễ dàng! Có thể xả bỏ mới có thể đắc được, người càng hiểu cách buông bỏ sẽ đắc được càng nhiều. Xử lý và buông bỏ những thứ dư thừa trong cuộc sống, bạn sẽ cảm nhận được một niềm hạnh phúc nhẹ nhõm, thanh tịnh, an yên – niềm hạnh phúc mà vật chất không thể mang lại. Đó là lý do mà người biết sống hạnh phúc thực sự sẽ làm phép trừ…
Trừ một chút vật chất, thêm một phần thanh sạch. Trừ một chút dục vọng, thêm một phần an lành. Và bạn sẽ hiểu, hạnh phúc không đến từ nhừng gì bên ngoài, niềm hạnh phúc thực sự chỉ đến từ bên trong. Chỉ cần bạn buông bỏ những ham muốn, dục vọng bên ngoài, bạn sẽ cảm nhận được giá trị và niềm vui của nó.
Theo NTDTV Kiên Định biên dịch
No comments:
Post a Comment