Nhạc Bolero
Phạm Tín An Ninh (Danlambao)
Có lẽ chưa bao giờ, kể cả thời VNCH, nhạc Bolero thịnh hành và được người trong nước mê mẩn như bây giờ, đặc biệt ở miền Bắc, nơi mà trước 1975 Bolero được dán cho cái nhãn “nhạc vàng” và không còn đất sống, một số người thích hát loại nhạc này đã bị tù đày 10-15 năm, để phải chết hay khốn khổ cả một đời, trường hợp Phan Thắng Toán (tức Toán Xồm) và Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) ở Hà Nội là những điển hình. Bây giờ Bolero như trận cuồng phong, phá tan mọi thành trì, chiếm ngự tất cả mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn, từ các “tụ điểm”, sân khấu “hoành tráng”nhất, len lỏi đến tận các hang cùng ngõ hẻm, “vùng sâu vùng xa”, kể cả trong các đám ma, đam cưới; làm mê mẩn từ người già đến con trẻ, từ những ông quan lớn, đại gia đến dân dã, bần cùng. Ở đâu cũng nghe Bolero.
Người ta không còn đếm được các chương trình tìm giọng hát cho loại nhạc này: “Hát Cùng Bolero”, “Thần Tượng Boleo”, “Solo Cùng Bolero”, “Tình Bolero”, “Tình Bolero Hoan Ca”... Những cuộc thi hát nhạc Bolero thu hút hằng vài chục ngàn thí sinh, đủ mọi thành phần, cán bộ, sĩ quan, thầy cô giáo, các em bé 7, 8 tuổi, đến từ “mọi miền đất nước”. Từ những danh ca, “nghệ sĩ ưu tú”, “nghệ sĩ nhân dân” đến anh bán kẹo kéo dạo đều đua nhau hát và kiếm tiền bằng Nhạc Bolero. Và không cần biết cho phép hay không, họ hát đủ mọi đề tài: miền Nam thanh bình, tình yêu, tình lính, đời lính (VNCH), kể cả những bản nhạc chiêu hồi, như “đêm nay trăng sáng quá anh ơi, sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu”, “miền Nam có nắng thanh bình có đồng lúa đẹp có tình quê hương, anh ơi mau sớm lên đường, bình minh còn đợi ruộng nương còn chờ...”v.v...
Trong cái khát khao Bolero ấy, thực chất chính là nỗi khát khao khung trời, con người, nếp sống, tình cảm, tấm lòng đối với quê hương đất nước của quân dân miền Nam thuở trước, và đặc biệt là tính nhân bản đã hoàn toàn thiếu vắng tại miền Bắc trên bảy mươi năm và tại miền Nam hơn bốn mươi năm dưới chế độ Cộng Sản. Khi một ca sĩ hát, họ thả hồn vào từng lời ca, cùng bâng khuâng với những hình ảnh, tình tự trong nhạc phẩm, họ có cảm giác đang được sống trong cùng không gian và thời gian mê đắm ấy. Người nghe thì hồn như bay bỗng đến chốn thiên thai nào đó, họ đắm chìm trong cảm xúc của một thời hạnh phúc, mà người miền Nam đã mất đi trong tiếc nuối, và người miền Bắc thì khát khao nhưng chưa bao giờ được sống. Và như thế, một thiên đường Miền Nam trước 1975 thực sự đã sống lại trong lòng mọi người, thiết tha và mãnh liệt.
Văn chương hay âm nhạc là những phạm trù phản ảnh trung thực nhất cho một xã hội. Bolero, một loại nhạc bình dân, dù được ai đó gán cho cái tên nhạc “sến”, đã làm đúng vai trò ấy, đã suốt một thời thăng hoa qua cuộc sống chan hòa yêu thương, nhân bản, và nhạc Bolero cũng chính là tiếng than ai oán, bi phẩn của người dân miền Nam thời ấy, khi mà cuộc chiến phi lý và bẩn thỉu nhất do bọn người CS rừng rú gây ra để phá hoại đất nước, giết chết bao thế hệ thanh niên của hai miền, và tạo cảnh huynh đệ tương tàn, làm hệ lụy lâu dài cho cả một dân tộc. Những thế hệ ở Việt Nam bây giờ có cảm xúc như thế nào khi nghe những bài Tám Điệp Khúc, Đêm Nguyện Cầu, Kẻ Ở Miền Xa, Hai Chuyến Tàu Đêm, Đường Xưa Lối Cũ, Sương Trắng Miền Quê Ngoại, Những Đóm Mắt Hỏa Châu...? Và trong tất cả những bài ca về lính mà họ đang say mê hát, họ có tìm được câu nào hô hào “sinh Nam tử Bắc” hay “thề phanh thây uống máu quân thù” như trong chính bài quốc ca CS?
Nhạc Bolero đã đè bẹp tất cả các loại nhạc “đỏ”, nhạc ăn cắp, bắt chước, lai căng của nhiều nhạc sĩ trong nước, viết theo lệnh đảng hay làm dáng, đua đòi “vươn ra biển lớn!” Ca sĩ thì “thặng dư giá trị” đủ hạng đủ cỡ, mà nhạc sĩ thì hiếm hoi như lá cuối mùa thu và cũng chẳng sáng tác được bao nhiêu ca khúc ra hồn, ngoài một vài bài của các nhạc sĩ Thanh Tùng, Bắc Sơn, Phú Quang, Trần Tiến, Phan Đình Điểu... và bài Phượng Hồng phổ từ thơ Đỗ Trung Quân.
Những ca sĩ miền Nam chuyên hát nhạc “sến” đã hết thời ở hải ngoại cỡ Chế Linh, Giao Linh, Phương Dung, Thái Châu, Tuấn Vũ... về Việt Nam làm nhiều show đã cháy vé, được ca ngợi đón tiếp như những ông bà hoàng Bolero, mang về quê hương những làn gió mới! Nhiều người được trang trọng mời ngồi ghế “nóng” làm giám khảo cho các kỳ thi tuyển lựa ca sĩ Bolero!
Ngày 30.4.75, trên đường vào “tiếp thu” miền Nam, bà Dương Thu Hương ngồi khóc bên vệ đường khi nhìn thấy một miền Nam văn minh, hiền hòa, trù phú gấp vạn lần miền Bắc. Bà đã nhận ra cả một quá khứ bị lừa dối. Một số trí thức miền Nam, như chú cháu Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Hữu Ưng (ở cùng quê và học trung học cùng trường Võ Tánh-Nha Trang với người viết) khi bỏ miền Nam vô bưng, lòng nô nức đi làm “cách mạng”, nhưng đến khi được chuyển ra miền Bắc mới giật mình biết đã “lạc đường” nhưng quá muộn, đành phải “nín thở qua sông”. Trước khi vô bưng, Đỗ Hữu Ưng từng theo học Khóa 11 Đốc Sự tại Viện QGHC thời VNCH. Sau 75, về “tiếp thu miền Nam” giữ chức chủ tịch của một huyện nào đó ở Sài Gòn, đã tìm gặp lại những đồng môn cũ, khuyến khích mọi người nên sớm tìm đường vượt biển, nhưng chẳng mấy ai dám tin! Ông chú gốc giáo sư thì làm đến chức ủy viên tôn giáo của thành ủy, nhưng bất mãn nên cùng đám Nguyễn Hộ, Trần Văn Trà lập ra Câu lạc bộ Kháng Chiến Cũ. Để phản ứng cho sự ăn năn hối hận của mình, hai chú cháu đã bị lột hết các chức tước, riêng ông chú phải nhận những bản án tù và đã chết dưới tay người đồng chí CS!
Nhiều thanh niên miền Bắc, điển hình là Nguyễn Viết Dũng, đang là một sinh viên giỏi, từng đoạt giải “Đường Lên Đỉnh Olympia”, với một tương lai tươi sáng, nhưng đã dám công khai treo cao cờ vàng ba sọc đỏ trên nóc nhà, mặc quân phục và mang phù hiệu QLVNCH như là một hình thức tôn vinh, luyến tiếc một chính thể, một quân đội chính danh đã bị bức tử. Bị cầm tù ra, anh con khắc trên cánh tay hai chữ "Sát Cộng" và rủ nhiều bạn bè tìm vào Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thắp hương kính cẩn tưởng niệm những người lính miền Nam đã vị quốc vong thân. Những người mê hát, mê nghe nhạc Bolero, chắc hẳn ít nhiều đều mang trong lòng những hoài niệm, suy tư, cảm xúc như thế.
Những nhạc sĩ miền Nam, đang còn sống như Lam Phương, Lê Dinh, Song Ngọc... hay đã mất ở hải ngoại như Trần Thiện Thanh, Trịnh Hưng, Hoàng Thi Thơ, Duy Khánh, Nhật Ngân, Anh Bằng,... hoặc chết ở quê nhà trong nghèo nàn khốn khó như Trúc Phương, Thanh Sơn, Nguyễn Văn Tý... khi sáng tác những bản nhạc Bolero chắc họ không ngờ đã tạo thành những vũ khí vô hình nhưng ghê gớm, làm mê mẩn hàng mấy chục triệu người sống trong chế độ Cộng sản, có sức xoi mòn và làm sụp đổ chế độ tàn ác man rợ này. Mặc dù bọn tà quyền vẫn đang sống thoi thóp, dựa vào bạo lực, và sự kết họp mong manh của đám đồng chí cùng băng đảng, để chia chác quyền lợi, tài sản cướp bóc của nhân dân và sẵn sàng “mỏi gối quì mòn sân Tàu phủ”, nhưng bên trong thực sự đã mục rữa, thối tha, chia bè kết nhóm để tranh giành, thanh toán lẫn nhau. Lòng dân sẽ thay đổi nhanh chóng khi Nhạc Bolero ngày càng xoáy sâu vào trí não và tâm hồn họ, cộng với một thực trạng xã hội rệu rã, xuống cấp ở tất cả mọi lãnh vực, tất yếu sẽ tạo thành một hệ quả khôn lường.
Cả một đất nước như đang bị ngón sóng thần Bolero tràn ngập, làm thay đổi não trạng và nỗi khao khát của con người, biết đâu sẽ dẫn đến việc sụp đổ cả thành trì của một chế độ từng lên án, tìm mọi cách để ngăn cấm, triệt tiêu nó. Thêm một chỉ dấu báo hiệu cho ngày tàn của CSVN.
4/9/2017
Tuesday, September 5, 2017
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2017
(1677)
-
▼
September
(155)
- Dưới áp lực của TT Trump, Bộ trưởng Y tế Price từ ...
- NÓI VỚI CHỊ TRẦN KIỀU NGỌC Hoàng ThịChúng tôi là...
- TỪ TRẦN KIỀU NGỌC TỚI NANCY NGUYỄN: NHỮNG...
- Chống Quốc Kỳ Là Chống Những Lý Tưởng Của Mỹ Vi A...
- TỪ D.C "KHÔNG CỘNG SẢN" QUA ÚC " KHÔNG CHỐNG CỘNG...
- Nguyễn Xuân Sơn: Tử Hình HANOI -- Tử hình... chu...
- Một Triệu Đô Của Người Tâm Thần Phạm Hoàng C...
- Sổ Tay Ký Thiệt kỳ 166 “The Vietnam War”, một...
- BUỒN VUI KHO ĐẠNTRẦN QUÝ TRÂMAi ở Đà Nẵng chắc cũn...
- TC Phải Che Chở Bắc Hàn Vi Anh Gần đây để...
- SỢ !!! Gặp bọn chúng (những người cùng lớp thờ...
- Ngụy Biện Cù Nhây: Chống cái Ác là Chống cộng ...
- Nỗi niềm đêm mưa Uyên Sồ Em đến thăm anh ...
- Kể Chuyện Ở Tiệm Nails Minh Nguyệt Graves ...
- CHXHCN Cali Và “The Vietnam War” Vũ Linh .....
- Cá Cạn Kiệt, Phải Vô Biển Phi: 2 Ngư Dân Việt Bị B...
- CÂU CHUYỆN 2 BÉ GÁI DƯỚI CHÂN ĐỒI ĐỒNG LONG-AN LỘC...
- Trị Bệnh Ung Thư Bằng Aspirine Trần Mộng Lâm ...
- Hàng chục binh sĩ biên phòng Triều Tiên bị bắn bỏ ...
- THÀ ĐỂ ĐẤT NƯỚC HOA KỲ BỊ TÀN MẠT ... “Ông ấy đa...
- Tôn trọng ông Trump và giữ trung thực cho ngành bá...
- VC Vẫn Là Thế Mà! Nguyễn Thị Cỏ May Vụ Trịnh Xuâ...
- Giống chuối khổng lồ cao 18m, ăn một quả no nguyên...
- Những luật cấm lạ lùng nhưng có lý ở Thụy Sĩ Không...
- ĐÔI DÒNG GHI LẠI VỀ THI SĨ DU TỬ LÊ Bà Phan ...
- TÁCH CÀ PHÊ CUỘC ĐỜIMột nhóm sinh viên, sau khi tố...
- Mùi cọp. Quí Thể Anh ơi! Tôi giả vờ ngủ. Ch...
- An Lộc, chiến trường đi không hẹn (Viết cho nh...
- LO XA
- Tiểu Đoàn Trâu Điên và người phóng viên chiến trư...
- Chuyến Lưu Diễn “Không Tên” và Thầy Sáu Vũ Thà...
- Một ngày rất lạMột buổi sáng chủ nhật, nắng rực rỡ...
- Chiêm ngưỡng 20 viên đá rực rỡ đẹp nhất thế giới N...
- “Con” và “Người” Cuộc khủng hoảng ở bán đảo Tr...
- Tôi đã làm gì nên tội ?
- Thơ Bài thơ sau đây được nhặt từ túi áo một chiến...
- "Thọ" chưa hẳn là may mắn Cứ mỗi lần có dịp phải ...
- Trần Kiều Ngọc, kẻ binh người chống ! Author: Hồ...
- Khói bay vô mắt! Con của má viết xong mộ...
- Chuyện tình nữ tiếp viên hàng không Trên chuy...
- Chả giò! Dân Việt Nam mình ai cũng biết mó...
- Cali Kiện Trump Vì Xây Tường Biên Giới SACRAMENT...
- 1 Phụ Tá Bác Sĩ Gốc Việt Cơ Nguy 140 Năm Tù Vì Biê...
- Buồng Chuối Còn Xanh Trương Ngọc Bảo Xuân
- Tại sao những người thông minh thường khó yêu?Các ...
- MẠN ĐÀM VỚI BÀ MỘNG ĐIỆP Vĩnh Phúc
- ĐÔI DÒNG TÂM SỰ CỦA NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN ĐÔNG V...
- Các " Miệt “ Tại Miền Nam Miền Nam là phầ...
- Chuối Nướng Mỹ ThoĐã lâu tôi và Mai không...
- NGƯỜI MỸ
- XÀI HÀNG MỸ.
- Bộ trưởng Y tế Uganda 'vi hành' bắt quả tang hối...
- Sau Gần 1/2 Thế Kỷ Cấm Kỵ, VN In Lại Sách Hồ Hữu T...
- Một Mẹ Nuôi Mười Con Trần C. Trí Năm nay là nă...
- Chư Thiên vấn Phật -Thiên nhân hỏi:Thanh kiếm n...
- Triều Tiên nhờ thế giới giúp gạo Thanh Hảo/ Japan...
- Nợ Tình Tạ Quang KhôiHưng đi chợ mua trái c...
- Để trả lời câu hỏi: “TC có thể làm bá chủ thế giớ...
- Ile de Lumière-chiếc tàu đã cứu hàng chục ngàn thu...
- Cha Tôi Đâu? Nguyễn Thị Cỏ May Một nhà tâ...
- Thằng Bé Cu Li Lý Lan
- Nhạc sĩ Nam Lộc làm xói mòn niềm tin của đồng bào ...
- Kỹ thuật đơn giản giúp loại bỏ stress trong tích t...
- Luật lệ khi đến nước ngoài
- Quá trình thu hoạch CÀ-PHÊ BLACK IVORY Tại phía B...
- Minh tinh trong phim "Cuốn Theo Chiều Gió" 101 Tuổ...
- Nghỉ Hè Ở Mallorca Phạm Tín An Ninh/ Người Phươ...
- NỖ TRÊN TÀU ĐIỆN NGẦM LONDON Trọng Giáp/RFI Vào...
- Trang phục Tây phương của phụ nữ Saigon gần 1/2 t...
- THỔI HỒN VÀO ĐÁ CUỘI *** Đá cuội ở sông suối không...
- Nổ như tạc đạn Thạch Đạt Lang Trước hế...
- Nữ Hoàng Liều Đoàn Thị Sàigòn bị đổi tên, bố...
- Mười thang thuốc bổ! Đoàn xuân thu Thưa chữ ...
- Tha Thứ Nguyễn Thị Thêm Bà Hoa ngồi xếp ...
- Mỹ ngã ngửa trước bí mật về công nghệ tên lửa Triề...
- Những nhà khoa học nguyên tử Bắc Triều Tiên là ai ...
- Chạy Lũ Ở Mỹ & Sống Với Lũ Ở Việt Nam
- Huấn luyện Đặc nhiệm Hải quân Mỹ Để có thể trở ...
- 8 ĐIỀU CẤM KỴ CỦA HOÀNG GIA ANH QUỐC. Sept. 07/201...
- Mỹ không cấp visa cho 4 nước Campuchia, Eritrea, G...
- THƯ MỜI THAM DỰ HỌP BÁO “TÌM CÔNG LÝ CHO CÁC NHÀ ...
- Họa phúc khôn lường Dù cho “thù trong giặc n...
- Như thế nào là một người phụ nữ đẹp? Quan điểm của...
- Nội Các Sùng Đạo Nhất trong Lịch Sử ...
- Hai người Anh nhận án tù vì đưa lậu 12 người Viê...
- Trần Kiều Ngọc KHÔNG CHỐNG CỘNG! Trần Kiều Ngọc vớ...
- Câu Chuyện Trẻ Con Di Dân Lậu Vũ Linh ...Không ...
- Gìn vàng giữ ngọc cho tiếng Việt truyền thống tại ...
- Ngôi làng Thụy Sĩ khốn khổ vì không có trẻ em ...
- Nàng dâu Nam Kỳ Nguyễn Thị Thanh Dương
- Tình Nghĩa, Nghĩa Tình Khôi An Lần đầu ti...
- Trại “Cải Tạo” Những ngày cuối tháng 3, trời...
- Vượt biên qua đất Thái Nguyễn Duy Chính ...
- 5 Động Tác: Đánh Tan" Mỡ Bụng Dưới
- Mạn đàm quanh chuyện sử dụng tiếng Việt ‘chêm’ ti...
- Khi Chúng Tôi 55 Nguyễn Bích Thủy Chúng tôi bên ...
- CON XE CON CHỐT CUẢ MỘT VÁN CỜ Tôn Nữ Hoàng Ho...
- Mặc xác con em chúng mày Trần Văn/ Thiên Hạ Luận ...
- Thần đồngMột cậu bé 5 tuổi đang được các nhà khoa ...
- Thông Báo 24 – “Đại Hội Phong Trào Giới Trẻ Vì Nhâ...
-
▼
September
(155)
No comments:
Post a Comment