Friday, September 15, 2017

Trang phục Tây phương của phụ nữ Saigon gần 1/2 thế kỷ trước




Image may contain: 2 people, people standing, shoes and outdoor

Ra phố hôm nay thấy buồn lên mắt....
Đường chiều man mác như gợi niềm thương.

 Hoàng Trang.


Gần năm mươi năm sau, bộ đồ cô gái nầy mặc vẫn là ... À la mode !

Xem lại những tấm hình, thước phim cũ về Sài Gòn xưa, đặc biệt là những năm 60, 70 trước ngày mất nước, nhiều bạn trẻ ngày nay không khỏi ngỡ ngàng trước những kiểu mốt từ cách đây tới hơn 40 năm nhưng đã sành điệu không kém thời hiện đại. 

Thậm chí, nhiều món đồ vẫn rất được ưa chuộng trong tủ đồ của giới trẻ ngày nay.

So với miền Bắc và các vùng nông thôn Việt Nam thời kỳ đó, trang phục của các quý cô Sài Gòn đã có nhiều thay đổi, phóng khoáng hơn, "Tây" hơn và nhiều màu sắc hơn. Trên đường phố Sài Gòn thời điểm đó không thiếu bóng dáng những chiếc váy suông, váy xòe hay bó sát gợi cảm. Phái đẹp ngày ấy cũng đã biết cách phối đồ váy áo với phụ kiện, giày dép khá cầu kỳ.

Thiếu nữ Sài Gòn trước năm 1975 đã diện mốt chân váy ôm kết hợp cùng sơ mi sát nách như những cô gái công sở ngày nay

Hai trang phục xưa cũ và giản dị nhất là chiếc áo bà ba truyền thống và áo dài chiết eo trứ danh. Áo bà ba xuất hiện không nhiều ở thành thị, thường chỉ những người già hoặc người làm công việc lao động chân tay như bán hàng rong vỉa hè hay trong các khu chợ mới thường mặc.

Còn áo dài lại được phụ nữ Sài Gòn khi ấy coi là một thứ váy áo mặc hàng ngày chứ không phải một "bộ cánh" chỉ được trưng diện những dịp trọng đại một năm vài lần. Họ có thể mặc áo dài đi tiệc, đi làm hay đi học, và cả khi xách giỏ đi chợ. Áo dài trước năm 1975 được may kiểu phom dáng không quá ôm khít cơ thể như bây giờ, với cổ cao kín đáo và đường chiết eo "trứ danh" nhằm tôn lên vẻ đẹp thắt đáy lưng ong của người phụ nữ.

Áo bà ba, áo dài dành cho những phụ nữ ưa phong cách ăn mặc truyền thống, kín đáo và đầy nữ tính. Còn váy ngắn, váy xòe hay trang phục ôm sát dành cho những quý cô chuộng nét đẹp phương Tây hiện đại, thời thượng và gợi cảm.

Hoài Thu.

No comments:

Blog Archive