Đã lâu tôi và Mai không về Mỷ Tho, lần này về đây nghe nói chiếc cầu Rạch Miểu đã hoàn tất, đã khánh thành hôm tháng rồi, xe cộ đã lưu thông hai chiều tấp nập, bến phà Rạch Miểu sau hơn 50 năm hoạt động cũng chấm dứt sinh hoạt, Mai và tôi muốn lên đó để chụp hình chiếc cầu mới và cũng để biết bến phà Rạch Miểu bây giờ thay đổi ra sao.
Mai, người em gái thân tình trước ở cùng phố với tôi, chín năm trước sau khi tốt nghiệp Kỷ Sư Công Chánh - Civil Engineer, em lên xe hoa, theo chồng dọn đi California, từ đó cho đến nay chúng tôi chưa hề gặp lại, ngay cả điện thoại cũng chưa nói qua một lời nào. Hôm nay từ ngàn dặm xa và giữa lòng đất mẹ, không hẹn trước, anh em gặp lại cũng rất thân tình, chín năm là một khoản thời gian rất dài trong đời người, nhưng hôm nay nó tựa như cái nháy mắt giữa trần gian. Mai bây giờ đã lên chức, hằng ngày phải làm việc tìm cái sống, cộng với việc nhà cũng bề bộn nên tranh thủ lắm mới được về quê một lần.
Sáng hôm nay trời nắng ấm, lòng thanh thản, hai anh em vát đồ nghề ra đi, có lẽ giờ này hảy còn sớm nên đường Nam Kỳ khởi nghĩa không mấy tấp nặp. Khi đi đến ngã ba Nam Kỳ Khỏi Nghĩa và Hồ Thị Gấm, tôi thấy có hàng chuối nướng trên vệ đường, màu vàng của mấy trái chuối nằm trên lò than nóng hổi, bà chủ hàng chuối nướng thấy chúng tôi nhìn trầm trồ trái chuối nướng, bà mỉm miệng cười. Bụng tôi cồn cào vì chưa ăn sáng, nhìn thấy mấy trái chuối nóng hổi mà chảy nước miếng, Tôi nghỉ, cả hai đứa cũng muốn ăn.
Mai thỏ thẻ: Ngon lắm anh ơi! ăn thử nhé?
Bản tính của tôi thì thích ăn tạp, trong mấy năm qua, tôi đã từng ăn nhiều món ăn bày bán ở các lề đường ở nhiều nơi trong nước Việt Nam, mà chỉ một lần phải uống thuốc, thế nhưng hôm nay sau câu hỏi của Mai, tôi rất là ruột rè và trả lời "không!".
Thế là bà chủ hàng chuối nướng gắp lên một trái, cẩn thận bỏ vào túi nylong đưa cho Mai, em bỏ vào Balô hai đứa tung tăng đi tiếp lên cầu bắc.
Cầu Bắc Rạch Miểu sau hơn nủa thế kỷ hoạt động bây giờ bến phà Rạch Miểu vắng tanh, tất cã các cửa tiệm đóng cửa không còn buôn bán, tất cả gánh hàng rông, bánh kẹo, các chị bán bưng, báng giấy số, bán bánh mì, tiếng kêu ca mời mọc, bây giờ không còn nghe và thấy nửa, những người này đã trở về quê quán, thay nghề đổi nghiêp. Chiếc phà Bến Tre 0087 nằm ì một chổ, bầu không khí tỉnh mịch u buồn. Gạp một viên chức từ văn phòng đi ra, tôi vội bước tới xin phép vào chụp hình, anh này rất niềm nở mời vào.
Mai vát balô vội vàng bước lên cầu sắt, em nhìn mặt nước phẳng lặng mênh mông của con sông Tiền Giang, vài con chim bay lượn rồi đáp trên thành cầu mà không còn sợ hành khách quấy nhiểu như trước, thật là xúc cảm. Được phép của thẩm quyền thế là chúng tôi tung hoành tìm vị trí chụp hình. Chúng tôi leo lên nóc con tàu, nhắm về cầu Rạch Miểu tha hồ tác nghiệp.
Ra khỏi cổng cầu bắc, nhìn thẳng về trước, trên tấm vách có chử "Kính Chúc Quý Khách Thượng Lộ Bình An" thật là bùi ngùi. Mấy mươi năm qua, bến phà này ngày cũng như đêm, không giây phút nào ngưng động. Hằng ngàn người không ngớt qua lại tấp nập, nhưng buổi sáng hôm nay tất cả hành khách chỉ có tôi và Mai, không gian bây giờ nặng trỉu, nghe nói, trong tương lai bến phà này sẽ trở thành chợ đầu mối, tất cả hoa quả sẽ được đem về đây để rồi chuyển vận lên thành phố. Mọi người ở đây mong cho ngày mai trời lại sáng.
Trên đường về, chúng tôi ghé vào chiếc xe nước mía, ngồi xuống mong tìm được giây phút lắng dịu. Tôi cầm chiếc máy ảnh để review những tấm hình vừa mới chụp, Mai thì lấy bịch chuối nướng ra, lần này em không hỏi ý tôi nửa, em bẻ làm đôi trái chuối, đưa tôi một nửa trái, nhìn thấy một nửa trái chuối nhỏ xiếu trong lòng bàn tay của Mai, tôi rất xúc động với ân tình này của em, đã một lần tôi từ chối, một cảm giác rất nồng thấm dân lên trong tôi, không còn phải suy nghỉ nửa, tôi cầm lấy, bỏ hết vào miệng nhai ngấu nghiến. Cai vị ngọt của chuối và cái chất béo của xôi nếp pha trộn đều đặng trong miệng, vừa nuốt xong khỏi cổ họng tôi la lớn lên: Trời ơi! nó ngon lắm em ơi. Mình đi mua thêm về ăn. Nó ngon lắm em ơi! Mai gật đầu, ra dấu đồng ý.
Giả dụ ngay từ đầu mà tôi đồng ý ăn thì Mai sẽ mua mỗi người một trái cho biết đặc sản của quê hương thì đâu có gì phải lưu luyến đến ngày hôm nay.
Con đường từ đây cho đến hàng chuối nướng còn thêm hai cây số nửa, chúng tôi vừa đi vừa ngấm, thấy gả bán sầu riêng bên kia đường, chúng tôi vượt qua nhanh, mua một trái thật to, trái xầu riêng nặng quá, đành phải kêu Taxi chở về nhà mà quên ghé lại hàng chuối nướng.....rồi một ngày lẳng lặng trôi qua nhưng cái ngọt của trái chuối nướng và ân tình của Mai vẩn còn sâu đặm trong tôi.
Sáng hôm sau, giả từ Mỷ Tho, tôi lên Saigon để chuần bị đi Trung Quốc. Mấy ngày sau Mai cũng lên đường trở về California. Không biết Mai có nghỉ gì về trái chuối nướng hôm đó hay không, riêng tôi, khi chuyến bay của China Southern Airlines cất cánh, tôi nhói đầu nhìn chung quanh, không thấy ai hết, tôi nhớ lại chuyến đi vừa rồi về Nha Trang, có Mai, có Phựơng và bà dì cùng đi trên chiếc xe bốn bánh, chạy suốt mấy ngày liền thế mà vui. Bây giờ ngồi đây chỉ có một mình tôi trên chiếc phi cơ trống rỗng, thật là cô đơn. Nhớ lại nửa trái chuối nướng, tôi thấy hối hận và có lổi với Mai rất nhiều.
Đặc chân đến thành phố Hạ Môn, gặp lại người bạn củ đồng hương đã xa nhau hơn 50 năm, bầu không khí rất vui nhộn, nhưng đêm đến vì lạ giường nên ngủ không được, tôi ngồi dậy, bật cái Computer, check mail, Mai gởi một bức điện thơ cho biết em đã về đến nơi bình an. Trong điện thơ Mai nhắc nhở: " Anh đem trái chuối nướng bỏ vào tủ lạnh đợi em về", kể từ đó, tôi đi đến đâu cũng muốn đi tìm trái chuối nướng, để xem nó có gi khác và cũng đễ nhớ cái ân tình Mai dành cho tôi.
Ở Trung Quốc tỉnh Hạ Môn người ta chỉ biết có chuối chín, chuối khô và chuối luột.
Khi qua bên Lào, xe dừng chân bên khách sạn Mekông bên bờ sông Mekong của thành phố Thaket, thủ phủ của tỉnh Savannakhet, mặt trời đang treo lơ lững trên thành phố Kakhon Phanom của Vương Quốc Thái Lan thật là quyến rủ, tôi vừa chụp hình vừa di chuyển, vấp phài cái lò than có mấy trái chuối nướng nằm trên vỉ, thì ra bên Ai-Lao cũng có món chuối nướng, nhưng chuối nướng ở đây không có xôi bộc bên ngoài, họ lột trái chuối ra rồi bỏ lên lửa than mà nướng cho đến trái chuối cháy vàng mà ăn.
Hôm sau, chúng tôi vượt 400 cây số đường đèo lên đến Thủ Đô Viengchiang, đến đây trời đã tối, ông chủ tiệm phở cho biết chợ ở đây đóng của lúc 4 giờ chiều, phải chờ đến 8 giờ sáng mai chợ mở cửa mà tìm, sáng hôm sau, chúng tôi phải đi một đoạn đường xa hơn 400 cây số đến cố đô Luang Prabang, bác tài xế giúp tôi chạy xe rảo quanh Viengchiang không thấy chuối nướng, xe chạy ra đến ngoại ô, có lúc ông ngừng xe lại để tìm chuối nướng cho tôi, đến cố đô Luong Prapang tìm được hàng chuối nướng nhưng kiểu Lao, người ta lột trái chuối tươi ra, làm dẹp trái chuối, nhún vào bột pha nước cốt dừa rồi để lên cái vỉ lò than nướng mà không chiên.
Chuối nướng Mỷ Tho làm bằng chuối "Xiem" trái chuối lớn chỉ bằng ngón tay trỏ, cách làm hơi cầu kỳ, lột trái chuối Cau chín, nấu một nồi xôi, hạt nếp to và dẽo, lấy xôi bộc trái chuối lại, một miếng lá chuối cuống bên ngoài, bỏ lên cái vỉ, bếp than lửa vừa ngọn, trở qua trở lại, từ từ nướng cho đến khi trái chuối bên trong chín, bỏ miếng là chuối bên ngoài, từ từ nướng cho đến khi lớp xôi trở vàng, ăn thơm phức. Ngon tận trái tim người viểng xứ như tôi.
Trước khi lên đường về Mỷ, tôi email thông báo cho Mai biết chuyến đi tác nghiệp bên Trung Quốc, Việt Nam và Ai-Lao của tôi vừa chấm dứt. Tôi cũng không quên kể cho Mai biết một tai nạn suýt chết trên đường qua Hạ Lào. Mai gởi lại một điện thơ chia vui vì tai qua nạn khỏi, và dặn rằng: "Anh đem trái chuối nướng bỏ vào tủ lạnh, đợi em về".
Kỷ niệm chuyến đi năm 2009.
Đường Bình
No comments:
Post a Comment