Sau Gần 1/2 Thế Kỷ Cấm Kỵ, VN In Lại Sách Hồ Hữu Tường
SAIGON -- Một tác phẩm kinh điển của học giả Hồ Hưu Tường được in lại tại Sài Gòn. Người ta chưa rõ, tác phẩm có bị kiểm duyệt cắt xén gì hay không.
Bản tin Zing hôm 18/9/2017 có nhan đề “Hồi ký Hồ Hữu Tường: Một góc lịch sử làng báo” trong đó cho biết:
“Cuốn hồi ký vừa được ra mắt độc giả sau 45 năm không chỉ kể về một chặng đường làm báo của tác giả mà còn là một góc lịch sử làng báo Việt Nam những năm đầu thế kỷ.
Cuốn hồi ký với tựa đề 41 năm làm báo của nhà báo Hồ Hữu Tường vốn được xuất bản tại Sài Gòn cách đây 45 năm. Sau gần nửa thế kỷ, cuốn sách vẫn chứa đựng nhiều tư liệu lịch sử thú vị về nghề báo trong giai đoạn đầy biến động của đất nước.”
Bản tin Zing cho biết Hồ Hữu Tường trong năm 1926, bị đuổi khỏi trường Trung học Cần Thơ do tham gia viết bài ủng hộ nhà ái quốc Phan Bội Châu, ông sang Pháp thi đỗ tú tài và xin học Toán tại Đại học Marseille. Trong thời gian du học tại Pháp, ông quen biết và cộng tác với các nhà cách mạng người Việt như Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh…
Tiểu sử trên Wikipedia cho biết Hồ Hữu Tường khi sang Pháp hoạt động trong phong trào Cộng sản Đệ tứ quốc tế, nhưng rồi tháng 6 năm 1939, ông tuyên bố từ bỏ Đệ Tứ và chủ nghĩa Mác. Ngày 29 tháng 9 năm 1939, chính phủ thuộc địa mở chiến dịch tổng đàn áp, bắt hết những đảng phái đối lập. Đến cuối năm 1940 Hồ Hữu Tường bị đày ra Côn Đảo cùng với các nhà cách mạng chống Pháp khác như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu... Năm 1944, ông được trả tự do. Trong thời gian ở tù, Hồ Hữu Tường đã hình thành một hệ thống tư tưởng mới: chủ nghĩa dân tộc, không lệ thuộc Tây, Tàu, Nga, Mỹ. Ông tuyên bố: "Tôi trở về con đường dân tộc; tôi cho rằng việc giai cấp vô sản giải phóng nhân loại là một huyền thoại lớn của thế kỷ 19 và tiềm năng cách mạng của giai cấp vô sản ở châu Âu và Bắc Mỹ là một huyền thoại lớn của thế kỷ 20."
Năm 1947, Hồ Hữu Tường bị Pháp bắt trong lúc tản cư về Hải Dương. Sau đó ông trở về Sài Gòn viết văn, làm báo. Năm 1948, Hồ Hữu Tường hợp tác với báo Sài Gòn Mới và bắt đầu viết tiểu thuyết Phi Lạc sang Tầu.
Năm 1953, Hồ Hữu Tường đưa ra giải pháp Trung lập chế (Neutrality). Năm sau ông sang dự hội nghị Genève, ra sức vận động cho giải pháp trung lập Việt Nam nhưng không thành công.
Tháng 3 năm 1955, Hồ Hữu Tường bị bắt vì làm cố vấn cho Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia (Cao Đài, Hòa Hảo, Lực lượng Bình Xuyên) chống lại chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Năm 1957, Hồ Hữu Tường bị chế độ ông Diệm kết án tử hình, nhưng nhờ Albert Camus và những trí thức khác như thủ tướng Ấn Độ Nehru viết thư can thiệp nên chỉ bị đày ra Côn Đảo. Ngày 31 tháng 1 năm 1964 (sau khi Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ) Hồ Hữu Tường được trả tự do rồi được đại xá ngày 14 Tháng Bảy 1967.Ra tù, ông viết bài cho tờ Ánh Sáng và đưa ra giải pháp: đề nghị Liên Hiệp Quốc hóa miền Nam Việt Nam.
Năm 1965, ông làm Phó Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh và vào ban biên tập tuần báo Hòa đồng Tôn giáo.
Năm 1967, Hồ Hữu Tường trúng cử dân biểu đối lập trong Hạ viện Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa, thời gian này ông tham gia viết bài cho các tờ báo: Tiếng Nói Dân tộc, Quyết Tiến, Đuốc Nhà Nam, Tin Sáng, Sài gòn Mới, Điện Tín v.v...
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Hồ Hữu Tường chưa bị chính quyền mới bắt đưa đi học tập cải tạo cho đến khi ông có sáng kiến là in một tập tài liệu gởi trực tiếp bằng đường bưu điện cho giới lãnh đạo Đảng CSVN về nhu cầu bắt buộc Việt Nam phải trung lập trong bối cảnh tình hình của khu vực Á Châu, vào năm 1978. Khi ông bệnh nặng, khó có thể cứu chữa thì được CSVN trả tự do và mất vài ngày sau đó (26 tháng 6 năm 1980) tại Sài Gòn.
Tự điển Bách Khoa Mở kể một huyền thoại về ông.
“Khi bị giam ở phòng giam tập thể, một người tù hỏi Hồ Hữu Tường: Bác Tường ơi! Thời Tây, thời Ngô Đình Diệm và cả thời này nữa, thời nào bác cũng đi tù. Bác có hiểu tại sao bác cứ ở tù hoài vậy không?
Hồ Hữu Tường nhìn anh ta, vừa cười, vừa hỏi: Mày trả lời giùm tao đi, tại sao?
Anh ta nhanh nhẩu trả lời:
Dễ quá mà! Tên bác là "Hữu Tường" nên bác phải "hưởng tù" dài dài!
Hồ Hữu Tường cười buồn: Có thể thằng nầy nói đúng!”
Nhà phê bình văn học Thụy Khuê nhận định về Hồ Hữu Tường như sau:
“Hồ Hữu Tường là tác giả hiếm hoi, trong một xã hội đầy nghi thức, đã hóa giải những trịnh trọng của chính trị thành chuyện giễu để hóm hỉnh chọc cười và đó là một trong những lý do khiến không chế độ nào "dung" Hồ Hữu Tường. Nhưng có lẽ lý do sâu xa nhất vẫn là những gì Hồ Hữu Tường thuyết minh trong tác phẩm toát ra một chủ nghĩa dân tộc độc đáo, lấy văn hóa dân tộc làm phương châm và mục đích cấu thành. Hồ Hữu Tường suốt đời biện hộ cho một Việt Nam trung lập chế, chống chiến tranh. Hồ dùng văn hóa thay súng ống để giải phóng dân tộc ra khỏi cảnh tối tăm nô lệ. Tranh đấu chống thực dân bằng ngòi bút của nhà báo, bằng tổ chức thợ thuyền tổng đình công, muốn đánh đuổi hai chữ "căm hờn" mà ông gọi là ác quỷ ra khỏi tâm hồn người Việt.
Con đường ông đi không có nhiều đồng hành, bởi tiếng kêu gọi của ông chỉ là những tiếng kêu trong sa mạc, không ai nghe và cũng ít người hiểu.”
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2017
(1677)
-
▼
September
(155)
- Dưới áp lực của TT Trump, Bộ trưởng Y tế Price từ ...
- NÓI VỚI CHỊ TRẦN KIỀU NGỌC Hoàng ThịChúng tôi là...
- TỪ TRẦN KIỀU NGỌC TỚI NANCY NGUYỄN: NHỮNG...
- Chống Quốc Kỳ Là Chống Những Lý Tưởng Của Mỹ Vi A...
- TỪ D.C "KHÔNG CỘNG SẢN" QUA ÚC " KHÔNG CHỐNG CỘNG...
- Nguyễn Xuân Sơn: Tử Hình HANOI -- Tử hình... chu...
- Một Triệu Đô Của Người Tâm Thần Phạm Hoàng C...
- Sổ Tay Ký Thiệt kỳ 166 “The Vietnam War”, một...
- BUỒN VUI KHO ĐẠNTRẦN QUÝ TRÂMAi ở Đà Nẵng chắc cũn...
- TC Phải Che Chở Bắc Hàn Vi Anh Gần đây để...
- SỢ !!! Gặp bọn chúng (những người cùng lớp thờ...
- Ngụy Biện Cù Nhây: Chống cái Ác là Chống cộng ...
- Nỗi niềm đêm mưa Uyên Sồ Em đến thăm anh ...
- Kể Chuyện Ở Tiệm Nails Minh Nguyệt Graves ...
- CHXHCN Cali Và “The Vietnam War” Vũ Linh .....
- Cá Cạn Kiệt, Phải Vô Biển Phi: 2 Ngư Dân Việt Bị B...
- CÂU CHUYỆN 2 BÉ GÁI DƯỚI CHÂN ĐỒI ĐỒNG LONG-AN LỘC...
- Trị Bệnh Ung Thư Bằng Aspirine Trần Mộng Lâm ...
- Hàng chục binh sĩ biên phòng Triều Tiên bị bắn bỏ ...
- THÀ ĐỂ ĐẤT NƯỚC HOA KỲ BỊ TÀN MẠT ... “Ông ấy đa...
- Tôn trọng ông Trump và giữ trung thực cho ngành bá...
- VC Vẫn Là Thế Mà! Nguyễn Thị Cỏ May Vụ Trịnh Xuâ...
- Giống chuối khổng lồ cao 18m, ăn một quả no nguyên...
- Những luật cấm lạ lùng nhưng có lý ở Thụy Sĩ Không...
- ĐÔI DÒNG GHI LẠI VỀ THI SĨ DU TỬ LÊ Bà Phan ...
- TÁCH CÀ PHÊ CUỘC ĐỜIMột nhóm sinh viên, sau khi tố...
- Mùi cọp. Quí Thể Anh ơi! Tôi giả vờ ngủ. Ch...
- An Lộc, chiến trường đi không hẹn (Viết cho nh...
- LO XA
- Tiểu Đoàn Trâu Điên và người phóng viên chiến trư...
- Chuyến Lưu Diễn “Không Tên” và Thầy Sáu Vũ Thà...
- Một ngày rất lạMột buổi sáng chủ nhật, nắng rực rỡ...
- Chiêm ngưỡng 20 viên đá rực rỡ đẹp nhất thế giới N...
- “Con” và “Người” Cuộc khủng hoảng ở bán đảo Tr...
- Tôi đã làm gì nên tội ?
- Thơ Bài thơ sau đây được nhặt từ túi áo một chiến...
- "Thọ" chưa hẳn là may mắn Cứ mỗi lần có dịp phải ...
- Trần Kiều Ngọc, kẻ binh người chống ! Author: Hồ...
- Khói bay vô mắt! Con của má viết xong mộ...
- Chuyện tình nữ tiếp viên hàng không Trên chuy...
- Chả giò! Dân Việt Nam mình ai cũng biết mó...
- Cali Kiện Trump Vì Xây Tường Biên Giới SACRAMENT...
- 1 Phụ Tá Bác Sĩ Gốc Việt Cơ Nguy 140 Năm Tù Vì Biê...
- Buồng Chuối Còn Xanh Trương Ngọc Bảo Xuân
- Tại sao những người thông minh thường khó yêu?Các ...
- MẠN ĐÀM VỚI BÀ MỘNG ĐIỆP Vĩnh Phúc
- ĐÔI DÒNG TÂM SỰ CỦA NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN ĐÔNG V...
- Các " Miệt “ Tại Miền Nam Miền Nam là phầ...
- Chuối Nướng Mỹ ThoĐã lâu tôi và Mai không...
- NGƯỜI MỸ
- XÀI HÀNG MỸ.
- Bộ trưởng Y tế Uganda 'vi hành' bắt quả tang hối...
- Sau Gần 1/2 Thế Kỷ Cấm Kỵ, VN In Lại Sách Hồ Hữu T...
- Một Mẹ Nuôi Mười Con Trần C. Trí Năm nay là nă...
- Chư Thiên vấn Phật -Thiên nhân hỏi:Thanh kiếm n...
- Triều Tiên nhờ thế giới giúp gạo Thanh Hảo/ Japan...
- Nợ Tình Tạ Quang KhôiHưng đi chợ mua trái c...
- Để trả lời câu hỏi: “TC có thể làm bá chủ thế giớ...
- Ile de Lumière-chiếc tàu đã cứu hàng chục ngàn thu...
- Cha Tôi Đâu? Nguyễn Thị Cỏ May Một nhà tâ...
- Thằng Bé Cu Li Lý Lan
- Nhạc sĩ Nam Lộc làm xói mòn niềm tin của đồng bào ...
- Kỹ thuật đơn giản giúp loại bỏ stress trong tích t...
- Luật lệ khi đến nước ngoài
- Quá trình thu hoạch CÀ-PHÊ BLACK IVORY Tại phía B...
- Minh tinh trong phim "Cuốn Theo Chiều Gió" 101 Tuổ...
- Nghỉ Hè Ở Mallorca Phạm Tín An Ninh/ Người Phươ...
- NỖ TRÊN TÀU ĐIỆN NGẦM LONDON Trọng Giáp/RFI Vào...
- Trang phục Tây phương của phụ nữ Saigon gần 1/2 t...
- THỔI HỒN VÀO ĐÁ CUỘI *** Đá cuội ở sông suối không...
- Nổ như tạc đạn Thạch Đạt Lang Trước hế...
- Nữ Hoàng Liều Đoàn Thị Sàigòn bị đổi tên, bố...
- Mười thang thuốc bổ! Đoàn xuân thu Thưa chữ ...
- Tha Thứ Nguyễn Thị Thêm Bà Hoa ngồi xếp ...
- Mỹ ngã ngửa trước bí mật về công nghệ tên lửa Triề...
- Những nhà khoa học nguyên tử Bắc Triều Tiên là ai ...
- Chạy Lũ Ở Mỹ & Sống Với Lũ Ở Việt Nam
- Huấn luyện Đặc nhiệm Hải quân Mỹ Để có thể trở ...
- 8 ĐIỀU CẤM KỴ CỦA HOÀNG GIA ANH QUỐC. Sept. 07/201...
- Mỹ không cấp visa cho 4 nước Campuchia, Eritrea, G...
- THƯ MỜI THAM DỰ HỌP BÁO “TÌM CÔNG LÝ CHO CÁC NHÀ ...
- Họa phúc khôn lường Dù cho “thù trong giặc n...
- Như thế nào là một người phụ nữ đẹp? Quan điểm của...
- Nội Các Sùng Đạo Nhất trong Lịch Sử ...
- Hai người Anh nhận án tù vì đưa lậu 12 người Viê...
- Trần Kiều Ngọc KHÔNG CHỐNG CỘNG! Trần Kiều Ngọc vớ...
- Câu Chuyện Trẻ Con Di Dân Lậu Vũ Linh ...Không ...
- Gìn vàng giữ ngọc cho tiếng Việt truyền thống tại ...
- Ngôi làng Thụy Sĩ khốn khổ vì không có trẻ em ...
- Nàng dâu Nam Kỳ Nguyễn Thị Thanh Dương
- Tình Nghĩa, Nghĩa Tình Khôi An Lần đầu ti...
- Trại “Cải Tạo” Những ngày cuối tháng 3, trời...
- Vượt biên qua đất Thái Nguyễn Duy Chính ...
- 5 Động Tác: Đánh Tan" Mỡ Bụng Dưới
- Mạn đàm quanh chuyện sử dụng tiếng Việt ‘chêm’ ti...
- Khi Chúng Tôi 55 Nguyễn Bích Thủy Chúng tôi bên ...
- CON XE CON CHỐT CUẢ MỘT VÁN CỜ Tôn Nữ Hoàng Ho...
- Mặc xác con em chúng mày Trần Văn/ Thiên Hạ Luận ...
- Thần đồngMột cậu bé 5 tuổi đang được các nhà khoa ...
- Thông Báo 24 – “Đại Hội Phong Trào Giới Trẻ Vì Nhâ...
-
▼
September
(155)
No comments:
Post a Comment