Thursday, September 14, 2017

Chạy Lũ Ở Mỹ & Sống Với Lũ Ở Việt Nam





image001Ảnh chạy lũ tiêu biểu cho mùa bão Harvey ở Houston: Bé gốc Việt ngủ ngon trong lòng mẹ khi hai mẹ con được một sĩ quan Mỹ bồng gọn để chạy  lụt. 

image002Từ bao năm qua, trước 1975, dân miền đồng bằng sông Cửu Long sống hạnh phúc với con lũ hiền hòa.

***
Hai đứa con nghe tiếng mẹ về chạy ù ra ôm co Loan mừng rở vì Loan vắng nhà đã hai hôm nay. Mẹ Loan rời mắt khỏi cái TV nheo nhéo suốt ngày với mấy cái quảng cáo rẻ tiền đi ra cửa giúp Loan mang vào lỉnh kỉnh mấy túi đồ ăn vừa mua ở chợ, vừa hỏi:

- Sao về trễ vậy con, mấy đứa nhỏ đòi con khóc nảy giờ?

- Bịnh viện bận lắm má à, con muốn khùng luôn. Ai cũng phải làm overtime hết chứ đâu phải mình con đâu.

Loan muốn nói với mẹ một điều quan trọng nhưng còn lưỡng lự. Sau cùng cũng  phải ngỏ lời:

- Mẹ à, người ta nói lũ sẽ còn lớn nữa, chắc ba má và hai đứa nhỏ phải chạy qua Dallas ở tạm nhà dì Út vài bữa xem sao.

Mẹ Loan có vẻ  hoảng hốt:

- Cái nầy phải hỏi ý kiến ba con coi ổng tính sao. Đâu phải đi là chuyện dễ đâu con.

Rồi bà xoay qua bàn với ông đang ngồi tư lự vì lo lắng. Ông góp ý:

- Chắc phải như vậy quá bà à. Đài nói là bão sau khi rời Texas sẽ quay trở lại ngay và sẽ trút xuống thêm nhiều mưa. Không khéo nhà mình bị kẹt giữa lũ lụt thì chắc chết, nhất là có hai đứa nhỏ.

Không khí lo lắng bao trùm cả gia đình. Má Loan lắc đầu ngao ngán:

- Khổ quá! ỞViệt Nam thì lo chạy giặc, bây giờ ở Mỹ lại phải lo chạy lũ!

Cảnh nhà Loan rất đơn chiếc. Loan ly dị chồng, sống cùng cha mẹ và hai con nhỏ ở Houston. Cha mẹ Loan đã về hưu ở nhà giữ cháu để Loan đi làm. Loan có ý định di tản gia đình qua Dallas trốn lũ nhưng không thực hiện được vì phải đi làm liên tục mà ba Loan lại không lái xe được đường xa.

Hai hôm nay cả thành phố Houston đang tả tơi trong mưa gió vì bị hành hạ bởi cơn bão Harvey. Nghe đâu bảo Harvey còn lớn hơn cả bão Katrina đã nhấn chìm thanh phố New Orleans trong lũ lụt mười hai năm về trước (2005), làm thiệt mạng 1,833 người,tiêu hủy hoặc làm hư hại 800,000 căn nhà. Harvey được dự đoán còn khủng khiếp hơn Katrina.

Gió thổi phần phật làm rung rinh các cửa sổ, kêu hú ngoài sân,cây cối bịvặn vẹo ngả nghiêng. Mưa trúc từng đợt nước xối xả. Các cột điện lung lay theo gióvà đèn trafic chớp tắt lung tung. Thỉnh thoảng xe cứu cấp chớp đèn, hú còi inh ỏi chaỵ vụt qua đường phố chết, vắng vẻ tiêu điều. Trên đường từ sởvề nhà Loan không thấy rỏ đường để chạy xe vì mưa quá to. Đại lộ Bel Air bị ngập nhiều đoạn, nước văng tung tóe khi xe chạy qua. Trường học và công sở đều đóng cửa mấy hôm nay. Thành phố hoang vắng vì dân đi tản gần hết.

Harvey được xếp loại bão cấp 4 (Katrina cấp 3 ) với gió mạnh đến 130-156 miles/hrvà lượng nước mưa kỹ lục 51.58 inches  đã đổ xuống vùng Cedar Bayou, Texas, phá kỹ lục 48 inches thành lập  năm 1978 do trận bão Amelia lập ra. Theo phỏng đoán, bão Harvey có thể sẽ gây tổn thất đến 180 tỉ đô la.

Lũ lụt là thiên tai nên trời kêu ai nấy dạ. Nạn nhân chỉ có hai conđường lựa chọn: Chấp nhận sống với nó để bảo vệ tài sản hoặc bỏ tài sản mà chạy để bảo vệ lấy thân. Người Mỹ chọn giải pháp thứ hai, cuốn gói mà chạy nhưng là chạy có tổ chức, tương tự như rút quân có chiến thuật trong quân đội. Trong khi gió bão tàn phá miền duyên hải Texas và mưa làm ngập lụt thành phố Houston,nhiều nơi ngập sâu đến vài thước, nhưng mọi người vẩn trầm tỉnh làm những chuyện họ phải làm trong tinh thần họp tác, kỷ luật, và trách nhiệm. Chánh quyền đã sử dụng mọi khả năng và phương tiện vào việc cứu trợ. Dân chúng ở các vùng phụ cận rần rộkéo đến giúp một tay,mang theo các phương tiện cần thiết đểcứu lụt như ghe xuồng, xe cộ, nên hàng trăm ngàn người ở những vùng nguy hiểm đã được di tản đến nơi an toàn trong một thời gian ngắn mà không có cảnh rối loạn. Hơn 30,000 người được đưa đến các nơi tạm cư và nơi đây họ được chăm sóc thật chu đáo.Dân ở những vùng không bị di tản bắt buộc được chánh quyền tiếp tế đầy đủ thức ăn nước uống, thuốc men, được hổ trợ bằng tiền mặt để họ tự đi mua sắm các nhu cầu cần thiếc khác. Quân đội, cảnh sát, vệ binh quốc gia được tăng cường để bảo vệ tài sản và an ninh trật tự cho người dân. Các bịnh viện, nhân viên 911, lính cứu hỏa, SWAT team đều được tăng cường,hoạt động tích cực 24/24 để kịp thời đáp ứng mọi nhu cầu khi cần.

Tuy đến nay chỉ là bước đầu tiên của hóa trình cứu trợ còn kéo dài trong nhiều năm nhưng mọi người đã có được niềm tin ở chánh quyền là sẽ có những chương trình hồi cư tái thiết hữu hiệu,cùng với những biện pháp đối phó với những biến cố tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Trận lũ lụt với độ lớn như Harvey được coi là “lũ1,000 năm”, nói theo xác suất thống kê, nhưng không có nghĩa là 1000 năm nữa người dân Mỹ mới phải đương đầu với trận lũ tương tự.Có thể có nhiều trận “lũ 1000 năm” xảy ra liên tục, tuy chuyện ấy rất hiếm hoi “nghìn năm một thuở”.

Trong khi người Mỹ chạy lũnhư chạy chếtthì người dân ở đồng bằng hạ lưu sông Cửu Longlại chọn giải pháp “sống với lũ” để sinh tồn.“Sống với lũ” là từ ngữ quá quen thuộc đã trở thành một ngạn ngữ trong kho tàng văn chương Việt Nam, ám chỉ con người phải biết cách thích ứng với hoàn cảnh để khắc phục khó khăn. Nhờ sống với lũ người dân vùng lũ lụt chẳng những đã khắc phục được nó, vô hiệu hóa những hiểm họa của nó mà còn được thừa hưởng nguồn tài nguyên phong phú mà nó mang đến, đó là nguồn phù sa và nguồn tôm cá thiên nhiên từ nghìn xưa đã giúp dân miền Nam sống trong no ấm. Con nước Lũ không là một thiên tai mà là một món quà quí giá của thượng đế mang đến cho dân miền sông nước.

Ngược lại với người Việt Nam, người Mỹ vì không thể sống với lũ nên đã khai triển những kỹ năng chạy lũan toàn. Bằng chứng cụ thể là một trận bão lụt tầm vóc như Harvey mà chỉ có vài chục người tử nạn. Ngày xưa, năm 1900, trận bão lụt tương tự ở Galveston Texas đã giết chết 8,000 người. Cách nay 12 năm thôi (2005), trận bão lụt Katrina tuy nhỏ hơn Harvey nhưng đã có 1,833 người tử nạn. Harvey chỉ có 42 người chết lúc viết bài nầy. Con số tử vong khiêm nhượng chứng tỏ khả năng chạy lũ hữu hiệu của người Mỹ ngày nay. Nếu Harvey xảy ra ở một xứ chậm tiến nào đó, số người chết có thể lên đến nhiều ngàn người?

Trong khi ở Mỹ phòng chống thiên tai là trách nhiệm của chính quyền thì ở Việt Nam người dân phải tự đương đầu với lũ lụt một mình, với đôi bàn tay trắng và với mớ kiến thức khiêm nhường. Theo ước tính, hiện tại có khoảng có 314,000 hộ dân đang sống trong các vùng ngập lụt sâu, phải sống chung với lũ suốt mùa nước cao từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm, hoàn toàn cô lập. Hàng năm, khi mùa mưa đã nặng hột, dòng sông cuồn cuộn chảy là lúc dân miền đất ngập đã chuẩn bị sẵn sàng để đón lũ về. Họ trông ngóng lũ đến như trẻ con trông mẹ đi chợ về mang cho nắm xôi, cái bánh, như dân miền chợ trông tết đến với bao lì xì, dưa giá, thịt kho.

Khi đồng ruộng trở thành biển cả mênh mông, tôm cá đầy đồng là lúc chánh quyền nhảy vào ăn ké. Họ tung ra một phong trào cứu lụt rần rộ làm như là dân miền Nam đang sắp chết vì lũ lụt ngập tràn khiến cả thế giới phải xúc động cứu trợ ồ ạt. Lòng hảo tâm của những trái tim vàng đã bị lợi dụng. Họ đâu có biết rằng lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là hiện tượng tự nhiên trong chu kỳ sinh thái cần thiết cho sự phát triển sinh môi của vùng đồng bằng sông Cửu Long ngập nước. Chánh quyền cộng sản với bản chất điêu ngoa đã biến con nước lũ thân thương thành thiên tai thảm họa với mục đích kiếm tiền viện trợ.

Sự thật là điều trái ngược, nếu hàng năm con nước lũ không đến với đồng bằng sông Cửu Long, đó mới thật là một thảm họa. Thảm họa nầy không phải thiên tai, mà do con người tạo ra. Nó đang trên con đường đến và sẽ đến rất nhanh nếu chính sách thủy lợi vẫn tiếp tục hậu thuẫn việc xây đập đắp đê bừa bãi với mục đích tăng gia sản xuất lúa gạo nhứt thời để đổi lấy ngoại tệ không cần biết đến hậu quả thảm khốc lâu dài. Dĩ nhiên  giải quyết thảm họa vì thiếu nguồn nước lũ ở vùng hạ lưu sông Cửu Long không phải là vấn đề đơn giản mà là một bài toán vô cùng phức tạp với nhiều ẩn số.

Hơn nữa, miền Nam Việt Nam vốn ở hạ nguồn sông Cửu Long nên nhận đủ những hậu quả gây ra bởi chánh sách quản trị nước của các quốc gia ở thượng nguồn. Nếu VN không có tiếng nói mạnh mẽ để đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho mình, nguồn nước lũ sẽ khô dần rồi biến mất cùng lúc với cái nồi gạo của dân miền Nam Việt Nam.

 Chú Chín Cali

No comments:

Blog Archive