Thursday, September 14, 2017

Mỹ ngã ngửa trước bí mật về công nghệ tên lửa Triều Tiên
Tuấn Anh

 uôi ong tay áo", có vẻ phù hợp trong hoàn cảnh này khi chính Ukraine lại là quốc gia hỗ trợ công nghệ tên lửa cho Triều Tiên để đe dọa Mỹ.
Theo tờ New York Times (NYT) đưa tin, việc Triều Tiên phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) với tầm bắn có thể vươn đến các vùng lãnh thổ của Mỹ là nhờ sự "giúp đỡ" rất lớn từ các động cơ tên lửa mà Bình Nhưỡng có được từ thị trường vũ khí chợ đen. Và trong quá trình điều tra nhóm phóng viên của New York Times nhận thấy rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa những động cơ tên lửa được sản xuất bởi Ukraine với các mẫu tên lửa ICBM mà Triều Tiên phóng thử thành công trong khoảng thời gian gần đây. Và bằng một cách nào đó động cơ tên lửa của Ukraine đã đến được nơi cần nó nhất...
Một vài bằng chứng được NYT công bố cũng chỉ ra rằng, trong thời gian khoảng 2 năm gần đây các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên có tỷ lệ thành công cao hơn hẳn so với các vụ phóng được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2015 trở về trước. Nhóm phóng viên điều tra của NYT cho rằng, giai đoạn trước năm 2015 phía tình báo Mỹ đã can thiệp rất tốt vào chương trình tên lửa Triều Tiên với việc cung cấp những hướng đi sai cho quá trình phát triển tên lửa và đặc biệt là thao túng được các nguồn cung cấp thiết bị trên chợ đen để bán cho Triều Tiên toàn “hàng đểu”.


Chương trình tên lửa của Triều Tiên đã đạt được những thành tựu rất lớn dưới thời của nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Ảnh: Mob.
Tới giai đoạn từ năm 2015 trở lại đây, chương trình tên lửa của Triều Tiên đã có sự thay đổi chóng mặt với việc thay đổi các kỹ sư nòng cốt của Triều Tiên trong chương trình và thay đổi cả nguồn cung ứng thiết bị trên thị trường chợ đen, chính việc thay đổi này đã giúp Triều Tiên tìm ra đúng hướng đi và có được những bước tiến vượt bậc trong việc nghiên cứu tên lửa liên lục địa.
Kết quả là Triều Tiên đã đạt được những thành công lớn như ngày hôm nay. Nhóm các phóng viên điều tra và các nhà nghiên cứu làm việc cho New York Times cho biết, qua quá trình điều tra của mình họ nhận thấy rằng phía Triều Tiên-bằng một cách nào đó đã mua được các động cơ tên lửa cũ nằm trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Liên Xô trước đây. Điều đáng nói đó là các động cơ tên lửa này được sản xuất ở Ukraine. Theo các bức ảnh được phía Triều Tiên công bố về những vụ phóng thử thành công tên lửa liên lục địa gần đây, các chuyên gia đã cho rằng loại động cơ được Triều Tiên sử dụng đủ mạnh để có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân cùng lúc nếu Triều Tiên thu nhỏ được vũ khí hạt nhân của mình đến mức tối đa.
Các động cơ này là đầu mối dẫn nhóm điều tra của New York Times tới Đông Âu, điều đáng nói ở đây đó là không còn nhiều nhà máy sản xuất động cơ tên lửa của Liên Xô vẫn còn tồn tại trong khu vực này. Nhưng vẫn còn một nơi có đủ năng lực sản xuất các động cơ tên lửa này đó là tại Dnipro, ở Ukraine, một trong những trung tâm chế tạo tên lửa hàng đầu của Liên Xô trước đây.


Nhà máy sản xuất tên lửa có tên Yuzhmash ở Dnipro, Ukraine trước khi bị dừng hoạt động. Ảnh chụp năm 2014, chỉ ít tháng trước khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine bắt đầu. Ảnh: Nytimes.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nhà máy tại Dnipro là nơi Liên Xô sản xuất ra loại tên lửa đạn đạo khổng lồ mang tên R-36 của Liên Xô. Tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36 có tầm bắn xa tới 16.000 km và có khả năng mang theo tới hàng chục đầu đạn hạt nhân khác nhau tùy từng phiên bản.


Tên lửa R-36 khổng lồ của Liên Xô cũ. Ảnh: Wiki.
Ngay cả tới khi Liên Xô sụp đổ và Ukraine giành lại được độc lập thì nhà máy sản xuất tên lửa ở Dnipro, Ukraine cũng vẫn là một trong những cơ sở sản xuất tên lửa lớn bậc nhất của Nga. Tuy nhiên, kể từ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine xảy ra vào năm 2014 thì nhà máy sản xuất tên lửa này bị rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn do phía Nga đã ra quyết định cắt bỏ toàn bộ các dự án nâng cấp tên lửa có liên quan đến Ukraine khiến cho nhà máy này bị rơi vào tình trạng nợ nần nặng nề do khách hàng lớn nhất là Nga đã quyết định quay lưng.
Các nhà phân tích của New York Times cho rằng cho dù có thể khẳng định được rằng Bình Nhưỡng đang nắm trong tay những công nghệ tên lửa này thì vẫn còn rất nhiều uẩn khúc phía sau chưa thể giải thích được. Cụ thể như liệu có phải Ukraine đang trực tiếp giúp đỡ cho phía Triều Tiên hay chỉ đơn giản là Ukraine bán động cơ tên lửa ra chợ đen và Triều Tiên bằng một cách nào đó đã tìm mua được món hàng quý giá này?
Cả hai giả thiết trên đều có những điểm khá mâu thuẫn. Ở giả thiết thứ nhất, Ukraine đang tìm cách thân với phương Tây và không có cớ gì để nước này lại “dây dưa” với kẻ bị cả phương Tây cấm vận như Triều Tiên. Giả thiết thứ hai cũng khó có thể “lọt tai” được khi toàn bộ thị trường chợ đen đều đã bị tình báo Mỹ và những điệp viên CIA nắm giữ gần như toàn bộ, và càng khó khăn hơn cho Bình Nhưỡng nếu muốn mua được những thứ vũ khí làm “tổn hại đến lợi ích Mỹ” từ tay những gã “cao bồi” này.
Chắp nối các giả thiết lại, các phóng viên New York Times cho rằng phía Triều Tiên đã có một cơ hội “ngàn năm có một” vào đúng lúc Ukraine trở nên hỗn loạn do cuộc khủng hoảng chính trị vào năm 2014. Trong bối cảnh lộn xộn đó, rất nhiều các tướng lĩnh quân sự cấp cao của Ukraine muốn tìm cách làm một vó lớn để kiếm đủ tiền đưa gia đình mình ra nước ngoài “hạ cánh an toàn”, và đó chính là cơ hội quý như vàng dành cho Bình Nhưỡng để có thể tiếp cận công nghệ tên lửa của Ukraine.
Suy luận này là hoàn toàn có căn cứ vì trước đây khoảng 6 năm, các nhà điều tra thuộc Liên Hiệp Quốc đã khẳng định rằng Triều Tiên đang cố gắng đánh cắp các bí mật tên lửa từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine. Kết quả của vụ điều tra đó là 2 người Bắc Triều Tiên đã bị bắt và những thông tin được gián điệp Triều Tiên tiết lộ đó là họ đang tập trung vào “hệ thống tên lửa đẩy, động cơ sử dụng nhiên liệu dạng lỏng và hệ thống cung cấp nhiên liệu”.
Vậy nếu Triều Tiên đã “rình rập” ở Ukraine từ lâu và đón đúng thời điểm quốc gia này khủng hoảng chính trị để thu mua các loại động cơ tên lửa đạn đạo liên lục địa với giá hời thì câu hỏi lớn nhất cần đặt ra ở đây đó là “Hiện trong tay Bình Nhưỡng có tất cả bao nhiêu động cơ tên lửa đạn đạo liên lục địa của Ukraine”.
Các thiết kế sư tên lửa Triều Tiên dường như mới thử nghiệm động cơ tên lửa mới lần đầu tiên vào khoảng tháng 09.2016 và chỉ mất 10 tháng để hoàn thành tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM. Điều này chỉ có thể khi Bình Nhưỡng có trong tay những thiết kế, thiết bị và các kỹ sư chuyên gia trình độ cao đến từ bên ngoài.


Tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.
Tờ New York Times cũng khẳng định, chắc chắn đang có một đội ngũ các kỹ sư tên lửa nước ngoài có trình độ rất cao đang làm việc cho Triều Tiên vì vào năm 1992, An ninh sân bay tại Moscow đã ngăn chặn được một nhóm chuyên gia tên lửa bao gồm hàng chục người đang có ý định tới Triều Tiên “du lịch” nhưng thực chất là tham gia vào chương trình nghiên cứu tên lửa của nước này. Điều đáng nói ở đây đó là suốt từ năm 1992 cho tới nay, không có thêm bất cứ vụ bắt giữ tương tự nào diễn ra.
Các bằng chứng được phía New York Times đưa ra cũng khẳng định rằng trong cơn hỗn loạn chính trị ở Ukraine xảy ra vào năm 2014, đã có rất nhiều quốc gia, tổ chức tìm đến đây với ý định tìm mua công nghệ và thiết bị quân sự có từ thời Liên Xô, điều này khiến cho nguy cơ an ninh thế giới bị đe dọa nghiêm trọng khi chương trình nghiên cứu các loại vũ khí chiến lược của một số quốc gia có thể được rút ngắn đi hàng chục năm chỉ nhờ vào cuộc khủng hoảng chính trị ở Kiev. Cũng nên nhớ rằng, ngoài vũ khí hạt nhân ra thì Ukraine không thiếu bất cứ thứ gì.
--------------

No comments:

Blog Archive