Lớp Tàu Trẻ Ở Paris Và Hội Kín
Trong các bài trước về bầu cử pháp, Cỏ May, tôi, có đề cập tới Thợ Hồ (franc-maçonnerie)ảnh hưởng trực tiếp và khá sâu vào chiến dịch vận động của ứng cử viên gà nhà. Và có nhắc lại trong chánh phủ của TT Hollande có cả mươi Thợ Hồ, cà ông Hollande cũng là người của Thợ Hồ. Và ông Macron đắc cử nhờ sự ủng hộ hết mình của Thợ Hồ.
Không riêng gì trong chánh trị, Thợ Hồ có mặt cả trong hoạt động của Vatican, ảnh hưởng đường lối của Giáo hội.
Trước kia, Giáo hội Vatican vô cùng nghiêm ngặt đối với Thợ Hồ, nhưng từ sau Vatican II, thay đổi thái độ và Thợ Hồ đã xâm nhập vào Vatican. Có lẽ vì vậy mà Giáo hoàng François đang lo cải tổ vương triều. Nhứt là Ngài sẽ thu xếp vén gọn Phân bộ P2 trong Vatican từng mang tiếng là Phân bộ tội phạm.
Năm 1978, Giáo hoàng François 1er vừa lên ngôi được 33 ngày thì bị ám sát vì đã trục xuất 2 Thợ Hồ Marcinkus và Villot khỏi Giáo hội (David Yallop, Le pape doit mourrir: enquête sur la mort suspecte de Fraçois 1er, Nouveau Monde Édition = Giáo hoàng phải chết: điều tra về cái chết của Françơis 1er).
Theo nhà báo Pier Carpi, trong Vatican có hơn trăm chức sắc cao cấp như Hồng Y, Giám mục, Đức Ông là Thợ Hồ thuộc "Loge ecclésiastique (Phân bộ Tăng lữ) và liên lạc trực tiếp với Đại Sư phụ Phân bộ Anh, Công tước Michael Kent. Pier Carpi cũng nói thêm là Giáo hoàng Jean XXIII và Paul VI gia nhập Phân bộ Rose - Croix của Thợ Hồ Ý.
Họ đều giử bí mật nhưng sự thật đã không thoát khỏi sự điều tra của tổ chức Opus Dei (Theo Lexpresso, 12-1987).
Thợ Hồ là một thứ Tổ chức, trước kia bí mật, nay chỉ giử kín đáo, hoạt động trên nhiều quốc gia. Cùng Hội kín như Thợ Hồ, Tàu có mạng lưới Hội kín Tam Điểm. Ở Pháp, Tam Điểm bắt đầu hoạt động.
Tam Điểm – Triade
Tam Điểm có lẽ dịch từ chữ Triade theo cách gọi của Tây phương nhưng ghi bằng tiếng tàu là 三O合‡会, chữ tàu theo Đài-loan; 三O合‡會ð, Bắc kinh: Sānhéhuì. Săn là Tam, hé là Hiệp, hui là Hội. Đọc là “Tam Hiệp Hội”.
Hội kín này xuất hiện cuối thế kỷ XVII ở Tàu nhưng ngày nay hoàn toàn không còn quan hệ gì với quá khứ. Đã biến chất, đánh mất tinh thần ái quốc kháng Thanh phục Minh của lúc ban đầu. Tam Điểm ngày nay rải rác trên khăp thế giới, hoạt động như mafia của Ý, chỉ nhằm kiếm tiền, gồm 250 000 hội vìên.
Nhưng theo ông Georges Coulet (Les Sociétés Secrètes en Terre d'Annam, Sai gòn, 1926), Giáo sư P.Ký những năm 1930, thì Hội kín này là Thiên Địa Hội vì tôn thờ 3 yếu tố lớn, quan trọng, đó là Trời, Đât và Người. Cũng có người gọi là Hội Tam Hoàng. Cách gọi phổ thông của báo chí và an ninh pháp ngày nay đó là Mafia tàu.
Hôm 26/3/22017, cảnh sát pháp xét nhà người tàu tên Shaoyo Liu. Cửa vừa mở, cảnh sát vừa bưóc vào, tên Tàu Shaoyo Liu, chủ nhà, cầm chiếc kéo dài, xông ra lao vào đâm cảnh sát bị thương, bị cảnh sát phản ứng bắn chết.
Đông đảo người Tàu tụ tập biểu tình phản đối cái chết của Shaoyo Liu, với thái độ hung hăn bất thường.
Theo một thông tin của An ninh Nội chính thì sở dĩ Tàu dám làm loạn như vậy vì có nhiều yếu tố từ bên ngoài can thiệp và tổ chức: mạng lưới mafia, thanh niên Tàu bạo loạn và mạng lưới Bắc kinh (Jean-Michel Décugis, Eric Pelletier et Geoffroy Tomasovitch -Faits diversShaoyo Liu DGSI Chinois).
Mạng lưới mafia ở đây là Triade. Hồi Hồng kông biều tình chống Bắc kinh bầu cử độc đoán cũng bị mafia chen vào phá rối và hành hung. Triade là Hội kín lâu đời ở Tàu, ngày nay vẫn hoạt động trong cộng đồng người Tàu hải ngoại. Họ bị an ninh Pháp nhận diện đầy đủ. Họ chen vào xách động, gây bạo loạn mà nhiều người Tàu tham gia biểu tình và cả gia đình nạn nhơn có lẽ không biết?
Aubervilliers là thành phố ngoại ô phía Đông-Bắc Paris là nơi tập trung người Tàu từ lục địa tới lập nghìệp, sau Quận XIII Paris và Qưận XIX Paris. Nơi đây sàng xuất thời trang rẻ tiền bán ra khắp các chợ Á châu ở Đông Âu. Người Tàu ở đây bị dân đen và rệp (á rặp) lật lưng cướp tiền. Cảnh sát Pháp không can thiệp tận tình nên không bão vệ họ được. Chủ nhơn xí nghiệp nhờ mafia tới bảo vệ cho họ. An ninh Pháp điểm mặt đưọc một con “Cá lớn” (Un Gros Poisson - tiếng lóng của cảnh sát) của mafia ở đây.
Ngoài dịch vụ bảo vệ an ninh cho đồng hương, Mafia còn tổ chức cờ bạc lậu và gái điếm Tàu. Bảo vệ an ninh vì họ muốn kiểm soát “Thị trường an ninh” của cộng đồng người Tàu ở Quận XIX, Paris, nên họ lợi dụng cái chết của Shaoyo Liu như một cái cớ để thử mở rông sự kiểm soát của họ lên cộng đồng ngưòi Tàu ở đây. Ngoài ra, an ninh Pháp cũng ghi nhận, đứng đầu phong trào người Tàu phản đối cảnh sát Pháp, có hai người Tàu, một của đảng cộng sản Tàu, người kia là gián điệp. Cả hai hoạt động bám sát các Hội hè của Tàu ở Paris nhưng phong trào bìểu tình lại vượt khỏi sự kiểm soát của họ. Vì phong trào tập hợp đông đảo thanh niên mà những người trẻ này lại không muốn nghe nói tới đảng, nói tới băng Tam Điểm. Chúng chỉ muốn được độc lập và chỉ đòi hỏi quyền sống có an ninh mà thôi. Tức muốn tự xác định chính mình trong xã hội pháp. Đặc điểm của thanh niên Tàu là hoàn toàn sống theo suy nghĩ và cách ứng xử của chính mình. Họ lớn lên ở Pháp hoặc một phần thời gian dài ở Pháp, theo học trường pháp nên họ thoát khỏi cái định kiến xã hội đã từng bám chặc thế hệ ông cha của họ. Điều gì khó hiểu, quái gở, bị người Pháp gọi là "chinoiserie". Và người Tàu bị điểm mặt là "chinetoc / chinetoque» một cách miệt thị. Cả người Việt nam trước đây cũng bị người Pháp nhìn là người Tàu vì không phân biệt được. Nhưng người Việt nam nào dám đánh họ thì họ gọi là “japonais - nhựt bổn”.
Trong lúc đó Bắc kinh tỏ ra rất khó chịu khi biết phong trào phản khán cái chết của Shaoyo Liu bị Tam Điểm và thanh niên làm chủ tình hình. Họ bèn xử dụng tư cách ngoại giao, chánh thức yêu cầu Chánh phủ Pháp làm sáng tỏ cái chết của Shaoyo Liu, do tự vệ chánh đáng hay lạm dụng quyền hành?
Nhưng bên dưới là cả một sự tranh chấp quyết liệt với nhau về ảnh hưởng. Theo an ninh Pháp thì Bắc kinh kiểm soát rất chặc chẻ cộng đồng người Tàu ở Quận XIII, Paris, nhưng Tàu ở Quận XIX và nhứt là ở Aubervilliers, tuy tất cả đều là Tàu lục địa tới, gần như hoàn toàn thoát khỏi mọi kiềm kẹp của Bắc kinh.
Bắc kinh sẽ khởi động những cơ sở an ninh của họ phối hợp chặc chẽ cộng đồng người Tàu để tránh bị Tam Điểm lũng đoạn, đồng thời nắm lại đám thanh niên bạo động trong phong trào biểu tình. Hai thử thách khá gay gắt của tình báo Bắc kinh.
Cái chết của Shaoyo Liu bị nhiều phe giành giựt lợi dụng cho mục tiêu riêng của mình, hoàn toàn không liên hệ đến sự thật và đòi hỏi của gia đình nạn nhơn. Mải cả tuần sau mà còn hai vụ biểu tình, một ở Công trường Cộng hòa, vụ kia ở Công trường Bastille. Phía người Việt nam tỵ nạn cộng sản sanh sống ở Pháp và Paris có bị công an Hà nội lén lút chen vào như người Tàu hay không? Có chớ. Nhưng hai thái độ và hai mục tiêu khác nhau.
Tòa Đại sứ Hà nội chỉ biết moi tiền và khủng bố đồng bào
Tòa Đại sứ Hà nội ở Paris quan tâm kiếm tiền ở người nào đi về xứ, kiểm soát sinh viên để chia chác tiền túi của chúng nó, buôn bán, và chỉ làm vài hoạt động chánh thức về văn hóa, xã hội vào các dịp lễ hội,…. Nhơn viên an ninh từ hà nội qua thì ngơ ngác, cả hai đều khó xâm nhập vào cộng đồng người Việt không phải thân cộng. Đám an ninh chỉ qua Đông Âu, bám sát người Việt nam ở bên đó từ Việt nam qua, có không ít người làm ăn có tiền, có nhiều người ở không hợp pháp, tất cả đều còn gia đình ở Việt nam, tìm cách moi tiền. Nếu ai không chung đù sẽ bị họ thanh toán mờ ám hoặc hiền làm lắm là tố cáo với cảnh sát địa phương tình trạng vi phạm luật pháp của đồng bào, …
Cỏ May tôi biết một tên tới Paris trước đây với tư cách tu nghiệp quản trị Quân y nhưng gốc Thiếu tá Công an. Nay lên Đại tá và hoạt động ở Đông Âu vì bị lộ ở Paris. Ở lại sợ bị cảnh sát Pháp bắt hoặc bị vạch mặt.
Hôm 31/03, ứng cử viên Macron tiếp gia đình nạn nhơn Shaoyo Liu tại Tổng Hành dinh Chiến dịch vận động tranh cử của ông. Nhưng khi tới thì không phải chỉ có gia đình Shaoyo Liu mà cả một đoàn người Tàu lớn nhỏ tháp tùng theo trong đó có Jacques Sun là Chủ tịch Hội Ái hữu Tàu ở Paris và cả Đại diện Tàu Paris XIII. Bắc kinh đã coi giò coi cẳng Macron và định bắt làm gà vì biết chắc Macron sẽ làm Tổng thống thứ 8 của Pháp. Ngoại giao của Tàu lúc nào cũng đi trước một bước. Trong trao đổi làm ăn, Tàu vẫn giử bài học vở lòng căn bản “Tiền đi trước là đồng tiền khôn”.
Theo an ninh Pháp thì Jacques Sun là tình báo của Bắc kinh đặc trách hội đoàn người Tàu ở Paris. Sau khi gặp Emmanuel Macron, Jacques Sun đi ngay qua Bắc kinh. Đại diện của Macron điện thoại hỏi lại tư cách tình báo của Jacques Sun thì được hắn cực lực cải chánh. Cho đó chỉ là lời đồn đải mà thôi. Hắn ta là người lớn lên tại Pháp. Như người Pháp!
Dĩ nhiên, ông Macron không thể quên năm 2012 ông Hollande đắc cử với số phiếu của Hồi giáo trên 80%. Nay Macron, người do Hollande bố trí ứng cử, nếu có o bế Ba Tàu để kiếm thêm phiếu ở vòng nhì thì cũng là chuyện cần làm rát bình thường. Khi trả lời an ninh là có biết Jacquzs Sun là người của Bắc kinh hay không, Đại diện của Macron xác nhận có biết nhưng đó là Đại diện cộng đồng người Tàu ở đây, họ có tiếng nói nên ta cần lắng nghe.
Người Tàu sống ở hải ngoại rất có kỷ luật. Họ răm rắp tuân hành ý kiến hay chỉ thị của Ban hội của họ nên khi được lệnh hảy dồn phiếu cho ai thì họ sẽ bỏ phiếu cho người đó, không hề thắc mắc. Và không dám vắng mặt như cử tri người Việt nam.
Thật ra, người Tàu ở Pháp có trọng lượng hơn người Việt nam và các cộng đồng Á châu khác. Về số đông, về sức giàu có, tầm vóc kinh doanh và cả chìu dài lịch sử. Từ đầu thế kỷ XX, lúc Thế chiến diển ra, người Tàu bị bắt đưa qua Pháp lao động trong các công binh xưởng để trả nợ. Cả đi lính Pháp hoặc theo lính Pháp đào công sự, gở mìn, đánh giặc. Con số lên tới 140 000 người. Mỗi ngày, họ được trả lương 1, 50 frcs, chỉ bằng 1/10 lương công nhơn pháp. Sau 3 năm, số trở về xứ không còn được bao nhiêu. Số chọn ở lại khá đông.
20,000 người Tàu chết do bịnh dịch, tai nạn làm việc và nhiều lý do khác được chôn cất ở làng Noyelles-sur-Mer. Đây là nghĩa trang lớn nhứt của lính thợ Tàu ở Âu châu.
Người Tàu biết nghĩ tới tầm quan hệ của họ với chánh quyền Pháp. Họ có nhà sách khá lớn ở Paris 13, có nhiều nhựt báo, tuần báo, nguyệt san đủ loại, bày bán chung với báo Pháp ở khắp sạp báo.
Người Vìệt nam hoàn toàn trái lại: không có sách báo, mà có cũng không có mấy người chịu mua và chịu đọc. Người Việt nam thường bảo nhau chuyện của Tây, như bầu cử các câp, là chuyện của họ. Mình lo chuyện của mình còn không hết nữa là … Mà chuyện của mình?
Trong đó có chuyện đi làm để dành tiền, thì giờ, lẻn về Việt nam du hí….
Chữ nghĩa, văn hóa bỏ qua thì làm sao nhiệt tình với đất nước!
Nói ra chỉ thêm đau lòng!
Nguyễn thị Cỏ May
No comments:
Post a Comment