Friday, June 2, 2017

Biển Đông Còn Cấm Biển




Trung Quốc vẫn trăm mưu ngàn kế để siết Biển Đông...

Báo Times of India kể rằng Dan Coats, Giám đốc Tổng cục Tình báo Hoa Kỳ (National Intelligence) nói trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện hôm Thứ Ba rằng hiểm họa thế giới bây giờ là Trung Quốc đang mở chiến lược dùng quân lực mạnh để làm “yếu tố chủ lực” khi lấn bước giành quyền lợi cho TQ.

Coats nói, TQ sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách ngoaị giao tích cực, đặc biệt ở Châu Á Thái Bình Dương -- nổi bật là Biển Đông (của VN và Philippines, tên quốc tế là South China Sea), Biển Hoa Đông, quan hệ với Đài Loan... và dùng quân sự thực hiện chiến lược “Một Vòng Đai, Một Con Đường” xuyên qua nhiều dự án hạ tầng ở Châu Á.

Trung Tướng Vincent Stewart, Giám đốc Sở Quân Báo Hoa Kỳ (Defence Intelligence Agency) nói rằng TQ đang trong thập niên thứ ba hiện đaị hóa quân sự, hiện đaị hóa vũ khí, kỹ thuật tác chiến, huấn luyện và hoạt động tin tặc.

Tuy nhiên, quân lực Mỹ cũng đang xuất hiện ở Biển Đông.

Báo Washington Examiner hôm Thứ Tư cho biết Hải quân Mỹ đã thực hiện chiến lược tuần hành ở Biển Đông, theo lời các viên chức Mỹ.

Chuyến đi này, theo báo Wall Street Journal, là tuần tra quân sự đầu tiên kể từ tháng 10/2017, là lần đầu dưới chính phủ Trump.

Chuyến hải hành này thực hiện bởi khu trục hạm USS Dewey có gắn phi đạn tầm xa, là gửi thông điệp tới TQ về việc Hoa Kỳ chống lại TQ xây dựng quân sự ở Biển Đông, nơi TQ xây nhiều căn cứ quân sự trên các đaỏ nhân tạo.

Trong khi đó, báo Philippine News từ Manila cho biết nhiều thượng nghị sĩ Philippines đã kêu gọi Tổng Thống Duterte hãy cho khoan dầu Biển Đông (VN gọi là Biển Đông, Philippines gọi là Biển Tây Phi), bất kể TQ hăm dọa.

Lãnh đạo thiểu số Thượng Viện là TNS Franklin Drilon và TNS Richard Gordon, trong các cuộc phỏng vấn khác nhau, nói rằng phaỉ tiếp tục khai thác dầu khí trong vùng biển Philippines, không lẽ vì lời hăm dọa của Tập Cận Bình mà lạnh cẳng.

TNS Sonny Angara nói rằng Philippines nên thăm dò dầu ở Biển Đông “một cách dè dặt.”

Ông nói các mỏ khí đốt ở khu vực Malampaya gần đảo Palawan sẽ sớm cạn, nên phải đi tìm thêm các mỏ khác ở Biển Đông.

Phó Chủ Tịch Thượng viện Ralph Recto nói rằng Philippines phaỉ liên doanh với quốc tế để khai thác dầu khí Biển Đông, vì Philippines không có vốn lớn về tài chánh.

Mới tuần trước TT Duterte nói rằng Chủ tịch TQ Tập Cận Bình hăm dọa chiến tranh nếu Philippines khoan dầu Biển Đông.

Việt Nam hành xử thế nào?

Trước tiên, là níu áo Hoa Kỳ.

Bản tin RFI ghi rằng Chính quyền Mỹ, hôm 23/05/2017, thông báo: Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 31/05/2017 tại Bạch Ốc.

Trong một thông cáo, Nhà Trắng cho biết là tổng thống Trump sẽ thảo luận với thủ tướng Phúc về những phương cách để thắt chặt quan hệ song phương và đẩy mạnh hợp tác khu vực với Việt Nam, «một trong những đối tác quan trọng của Mỹ ở Đông Nam Á».

Cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Hoa Kỳ với lãnh đạo chính phủ Việt Nam diễn ra vài tháng sau khi ông Trump quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP do chính Mỹ khởi xướng.

Chủ trương của ông Trump là thương lượng các hiệp định tự do mậu dịch song phương hơn là các hiệp định đa phương, bị xem là bất lợi cho Mỹ. Thương mại sẽ là một trong những chủ đề thảo luận giữa tổng thống Donald Trump với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 31/05.

RFI nhăc rằng Hoa Kỳ cũng hiện đang tăng cường quan hệ an ninh với Việt Nam, thể hiện qua việc chuyển giao cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam 6 xuồng tuần tra biển, theo thông báo của đại sứ quán Mỹ. Thông báo cho biết các xuồng tuần tra Metal Shark sẽ hỗ trợ lực lượng cảnh sát biển Việt Nam trong hoạt động tuần tra liên bờ biển và thực thi pháp luật về buôn lậu, buôn bán bất hợp pháp, cướp biển và các vụ cướp tàu có vũ trang, và đánh bắt cá bất hợp pháp.

Bản tin VOA cho biết Indonesia vừa hoàn tất thủ tục trao trả cho Việt Nam 100 ngư dân trong đợt thứ 5 trong năm 2017, không lâu sau khi xảy ra vụ “va chạm” giữa lực lượng tuần duyên hai nước.

Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin rằng 40 ngư dân Việt Nam đã lên máy bay về nước hôm 23/5, và số còn lại sẽ trở về Việt Nam vào các ngày tiếp theo.

Tin cho hay rằng tới nay, hơn 300 ngư dân Việt đã được thả trong khi hàng trăm người khác vẫn còn bị giữ tại quốc đảo nằm ở Đông Nam Á vì bị cáo buộc đánh bắt cá trái phép.

Vụ thả ngư dân Việt Nam được tiến hành ít ngày sau khi xảy ra đụng độ giữa lực lượng chấp pháp hàng hải của hai nước cùng là thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á tại vùng biển mà đôi bên nói là thuộc nước mình.

VOA ghi rằng Việt Nam được cho là đang cầm giữ một viên chức Indonesia, trong khi chính quyền Jakarta đang giữ 11 ngư dân Việt bị cáo buộc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của quốc đảo này. Tin nói rằng hai bên đang sử dụng các biện pháp ngoại giao để xử lý vụ việc.

Không chỉ Indonesia, mà ngày càng có nhiều nước trong khu vực như Philippines, Thái Lan, Malaysia hay thậm chí Australia, bắt giữ các ngư dân Việt đánh bắt trái phép.

Tại sao? Biển VN bị Hải quân TQ trấn giữ, cấm biển? Thế nên, ngư dân Việt sang biển nước khác cho an toàn hơn.

Lệnh cấm biển gần đây do TQ đưa ra đang hiệu lực (phi pháp) tới ngày 16 tháng 8/2017 tại Biển Đông. Nghĩa là, ngư dân VN sẽ còn bị Hải quân Indonesia bắt nhiều hơn nữa.



No comments:

Blog Archive