Cây đèn Hoa Kỳ
Nếu phải gọi tên cho đúng lý lịch, nó là cây đèn Ba Lan. Nó được sáng chế từ năm 1853 bởi nhà phát minh người Ba Lan Ignacy Lukasiewicz khi kỹ nghệ điện lực chưa được phát triển.
Nhưng khi sang Việt Nam vào quãng đầu thế kỷ trước, nó bỗng nhiên đổi tên thành… cây đèn Hoa Kỳ (ở miền Nam gọi là “đèn Huê Kỳ”). Lý do là vào thời gian đó Hoa Kỳ tặng không dụng cụ này để bán kèm loại dầu kerosene (paraffin) mà người dân quen gọi là dầu hôi hoặc dầu lửa để thay cho loại đèn dầu lạc (dầu phọng) rất bất tiện và ít tỏa sáng. Loại đèn Hoa Kỳ vẫn còn thông dụng cho đến ngày nay, nhất là ở những vùng nông thôn chưa được phủ lưới điện hoặc trong những dịp giỗ chạp, lễ lạc truyền thống.
Thân phận khiêm nhượng của dụng cụ thắp sáng đó thật ra chẳng có gì đáng nói nếu không có chuyến Mỹ du của ông Thủ tướng “Ma-dê in Việt Nam” Nguyễn Xuân Phúc hồi tuần trước.
Kèm theo những hợp đồng làm ăn trị giá bạc tỷ và đoàn tùy tùng hùng hậu, ông Phúc đã ra mắt Tổng thống Donald Trump tại Tòa Bạch cung với một món quà lưu niệm đặc biệt: cây đèn Hoa Kỳ. Báo chí trong nước tung hô ý nghĩa của món quà này đến tận mây xanh. Dường như không một mỹ từ nào được tiết kiệm cho công tác tuyên truyền đó. Thậm chí, người biết chuyện còn cảm thấy ngượng vì sự lố lăng như vậy.
Cây đèn bình thường bỗng được khoác lên những ý nghĩa biểu tượng cực kỳ quan trọng, như “hơi ấm và ánh sáng của mối quan hệ toàn diện Việt – Mỹ”, “chiều dài lịch sử trong giao thương giữa hai nước”, “đỉnh cao của kỹ xảo thủ công của nghệ nhân Việt Nam” và vân vân…
Rồi một cơn “bão mạng” nổi lên với những lời bàn nhảm của các Mao Tôn Cương thời đại, trong đó có cả nhiều trí thức tên tuổi nhắm mắt ăn theo; nào là “một món quà ở đẳng cấp ngoại giao giữa hai quốc gia”, rồi đến lời diễn dịch ngất trời “hình tượng (trên chiếc bầu đựng dầu) lúa non mang ẩn ý về nền văn hóa lúa nước của Việt Nam và hoa sen biểu trưng cho tính hướng thiện của tâm hồn người Việt…” (*)
Phía Hoa Kỳ chẳng nói lời nào về món quà đặc biệt này. Thậm chí, cả chuyến đi của ông Phúc cũng không được nhắc tới trên các tờ báo hoặc đài phát thanh, truyền hình Mỹ.
Bỗng dưng, trước khi ông Phúc lên máy bay trở về nước, tất cả những bài viết về cây đèn Hoa Kỳ bị đồng loạt gỡ xuống trên các cơ quan truyền thông “lề đảng”, không một lời giải thích mà cũng chẳng kèn trống tiễn đưa như khi chúng được lên sàn.
Ủa, chuyện gì vậy?
Giá không có vụ… “chuyển sang từ trần” đột ngột này, mọi việc có thể đã trôi qua êm xuôi như bao nhiêu chuyện “sai chút xíu, lỗi tày đình” từ bấy lâu nay. Nhưng hành động lấp liếm vội vàng đó đã khiến người ta chúi mũi vào vạch lá tìm sâu.
A, con sâu thật bự đây rồi!
Cờ sao sọc của Hoa Kỳ gồm hai phần: ở phía trên góc trái là một hình chữ nhật nhỏ nền xanh dương với 50 ngôi sao trắng tượng trưng cho 50 tiểu bang và phần còn lại là 13 sọc đỏ trắng (7 đỏ, 6 trắng – 7 ngắn, 6 dài) tượng trưng cho 13 tiểu bang nguyên thủy thành lập liên bang Hiệp chủng Quốc. Phần sọc đỏ có 4 ngắn và 3 dài. Phần sọc trắng có 3 ngắn và 3 dài.
Vậy mà cây đèn Hoa Kỳ do ông Phúc mang tặng lại vẽ cờ Hoa Kỳ có 3 sọc đỏ ngắn và 4 sọc đỏ dài, 2 sọc trắng ngắn và 4 sọc trắng dài. Không biết ý tứ đàng sau của người tặng quà là gì, nhưng người ta hiểu lý do tại sao ông Trump không nhận một món quà… "đồ đểu" kiểu đó!
Mèn ơi, ông Phúc mang thân đi làm chuyện quốc gia đại sự mà sai phạm một lỗi sơ đẳng như thế à? Huống chi, bên cạnh ông còn có các quan văn võ đầu triều như Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Đại sứ “ta” ở nước Cờ Hoa cùng hàng chục cố vấn siêu hạng. Nghe nói họ đều là những người… có bằng cấp đại học. Té ra chỉ là một đám ăn hại! Ai đời đi sang nước người ta, cầu cạnh người ta bắt tay giao hảo với mình mà mình chẳng chút coi trọng người ta thì thiệt là… no water to talk (hết nước nói)!
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên đảng và nhà nước CSVN bị “hố” như vậy. Nhớ lại chục năm trước (năm 2006), khi Tổng bí thư đảng kiêm Chủ tịch nước CSTQ Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam, “đảng và nhà nước ta” đã lùa dân ra đứng đường chào đón ở Hà Nội với rừng “cờ đỏ 6 sao” trong khi quốc kỳ của khách chỉ là cờ đỏ 5 sao (1 ngôi sao lớn tiêu biểu cho dân tộc Hán và 4 ngôi sao nhỏ bao quanh là các dân tộc thiểu số Mông, Hồi, Mãn, Tạng). Dạo ấy, dân chúng đã la rầm lên phản đối vì cho rằng đó là lá cờ bán nước vì ngôi sao nhỏ thứ năm là… dân tộc Việt.
Cờ Tàu đã sai, cờ Mỹ cũng trật. Dù sao hai “đế quốc sừng sỏ” nhất nhì thế giới này đã từng bị Việt Nam đánh te tua rồi, “ta” làm quấy chút xíu chắc cũng chẳng hề gì. Chẳng biết mai mốt “ta” có ý định lấy "cờ in máu chiến thắng" (**) thay thế luôn cờ Liên Hiệp Quốc hay không?
Thôi, nói nữa càng thêm bực!
Lưu Dân
___________________
Chú thích:
(*) Các câu in nghiêng trong đoạn này là trích dẫn từ các báo mạng trong nước; như xaluan.com, VnExpress và Tuổi Trẻ.
(**) Lời trong bài quốc ca của CHXHCN Việt Nam.
Nhưng khi sang Việt Nam vào quãng đầu thế kỷ trước, nó bỗng nhiên đổi tên thành… cây đèn Hoa Kỳ (ở miền Nam gọi là “đèn Huê Kỳ”). Lý do là vào thời gian đó Hoa Kỳ tặng không dụng cụ này để bán kèm loại dầu kerosene (paraffin) mà người dân quen gọi là dầu hôi hoặc dầu lửa để thay cho loại đèn dầu lạc (dầu phọng) rất bất tiện và ít tỏa sáng. Loại đèn Hoa Kỳ vẫn còn thông dụng cho đến ngày nay, nhất là ở những vùng nông thôn chưa được phủ lưới điện hoặc trong những dịp giỗ chạp, lễ lạc truyền thống.
Thân phận khiêm nhượng của dụng cụ thắp sáng đó thật ra chẳng có gì đáng nói nếu không có chuyến Mỹ du của ông Thủ tướng “Ma-dê in Việt Nam” Nguyễn Xuân Phúc hồi tuần trước.
Kèm theo những hợp đồng làm ăn trị giá bạc tỷ và đoàn tùy tùng hùng hậu, ông Phúc đã ra mắt Tổng thống Donald Trump tại Tòa Bạch cung với một món quà lưu niệm đặc biệt: cây đèn Hoa Kỳ. Báo chí trong nước tung hô ý nghĩa của món quà này đến tận mây xanh. Dường như không một mỹ từ nào được tiết kiệm cho công tác tuyên truyền đó. Thậm chí, người biết chuyện còn cảm thấy ngượng vì sự lố lăng như vậy.
Cây đèn bình thường bỗng được khoác lên những ý nghĩa biểu tượng cực kỳ quan trọng, như “hơi ấm và ánh sáng của mối quan hệ toàn diện Việt – Mỹ”, “chiều dài lịch sử trong giao thương giữa hai nước”, “đỉnh cao của kỹ xảo thủ công của nghệ nhân Việt Nam” và vân vân…
Rồi một cơn “bão mạng” nổi lên với những lời bàn nhảm của các Mao Tôn Cương thời đại, trong đó có cả nhiều trí thức tên tuổi nhắm mắt ăn theo; nào là “một món quà ở đẳng cấp ngoại giao giữa hai quốc gia”, rồi đến lời diễn dịch ngất trời “hình tượng (trên chiếc bầu đựng dầu) lúa non mang ẩn ý về nền văn hóa lúa nước của Việt Nam và hoa sen biểu trưng cho tính hướng thiện của tâm hồn người Việt…” (*)
Phía Hoa Kỳ chẳng nói lời nào về món quà đặc biệt này. Thậm chí, cả chuyến đi của ông Phúc cũng không được nhắc tới trên các tờ báo hoặc đài phát thanh, truyền hình Mỹ.
Bỗng dưng, trước khi ông Phúc lên máy bay trở về nước, tất cả những bài viết về cây đèn Hoa Kỳ bị đồng loạt gỡ xuống trên các cơ quan truyền thông “lề đảng”, không một lời giải thích mà cũng chẳng kèn trống tiễn đưa như khi chúng được lên sàn.
Ủa, chuyện gì vậy?
Giá không có vụ… “chuyển sang từ trần” đột ngột này, mọi việc có thể đã trôi qua êm xuôi như bao nhiêu chuyện “sai chút xíu, lỗi tày đình” từ bấy lâu nay. Nhưng hành động lấp liếm vội vàng đó đã khiến người ta chúi mũi vào vạch lá tìm sâu.
A, con sâu thật bự đây rồi!
Nằm chình ình trên chiếc bầu đựng dầu của cây đèn là hai lá cờ Việt – Mỹ cắm chéo nhau, vẽ bằng tay bởi một (hoặc nhiều?) họa sĩ ưu tú được chọn kỹ. Quốc kỳ của người tặng thì dễ rồi, chỉ việc copy lá cờ của tỉnh Phúc Kiến bên Tàu (từ năm 1933) là y chang. Nhưng quốc kỳ của người được tặng lại có phần rắc rối hơn, không những về hình dáng mà còn cả ý nghĩa nội dung của nó.
Mèn ơi, ông Phúc mang thân đi làm chuyện quốc gia đại sự mà sai phạm một lỗi sơ đẳng như thế à? Huống chi, bên cạnh ông còn có các quan văn võ đầu triều như Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Đại sứ “ta” ở nước Cờ Hoa cùng hàng chục cố vấn siêu hạng. Nghe nói họ đều là những người… có bằng cấp đại học. Té ra chỉ là một đám ăn hại! Ai đời đi sang nước người ta, cầu cạnh người ta bắt tay giao hảo với mình mà mình chẳng chút coi trọng người ta thì thiệt là… no water to talk (hết nước nói)!
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên đảng và nhà nước CSVN bị “hố” như vậy. Nhớ lại chục năm trước (năm 2006), khi Tổng bí thư đảng kiêm Chủ tịch nước CSTQ Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam, “đảng và nhà nước ta” đã lùa dân ra đứng đường chào đón ở Hà Nội với rừng “cờ đỏ 6 sao” trong khi quốc kỳ của khách chỉ là cờ đỏ 5 sao (1 ngôi sao lớn tiêu biểu cho dân tộc Hán và 4 ngôi sao nhỏ bao quanh là các dân tộc thiểu số Mông, Hồi, Mãn, Tạng). Dạo ấy, dân chúng đã la rầm lên phản đối vì cho rằng đó là lá cờ bán nước vì ngôi sao nhỏ thứ năm là… dân tộc Việt.
Cờ Tàu đã sai, cờ Mỹ cũng trật. Dù sao hai “đế quốc sừng sỏ” nhất nhì thế giới này đã từng bị Việt Nam đánh te tua rồi, “ta” làm quấy chút xíu chắc cũng chẳng hề gì. Chẳng biết mai mốt “ta” có ý định lấy "cờ in máu chiến thắng" (**) thay thế luôn cờ Liên Hiệp Quốc hay không?
Thôi, nói nữa càng thêm bực!
Lưu Dân
___________________
Chú thích:
(*) Các câu in nghiêng trong đoạn này là trích dẫn từ các báo mạng trong nước; như xaluan.com, VnExpress và Tuổi Trẻ.
(**) Lời trong bài quốc ca của CHXHCN Việt Nam.
No comments:
Post a Comment