Tuesday, June 27, 2017

Tối cao Pháp viện phục hồi lệnh cấm du hành của ông Trump

VOA


Tổng thống Donald Trump mở nắp bút trước khi ký sắc lệnh về di trú tại Bộ An ninh Nội địa ngày 25/1/2017.
Tối cao Pháp viện Mỹ ngày 26/6 phục hồi một phần sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump cấm nhập cảnh người tị nạn và người từ 6 nước có đa số theo Hồi Giáo. Tòa đồng ý trong năm nay sẽ quyết định tính hợp pháp của sắc lệnh ông Trump ban ra.
Các thẩm phán Tối cao Pháp viện thu hẹp phạm vi phán quyết của Tòa cấp dưới hoàn toàn ngăn chặn lệnh hành pháp ngày 6/3 của ông Trump, cho phép lệnh cấm tạm thời của Tổng thống có hiệu lực đối với đối với những người không có quan hệ kinh doanh hay quan hệ gia đình tại Mỹ.
Ông Trump từng tuyên bố sắc lệnh của ông nhằm ngăn chặn các phần tử khủng bố vào nước Mỹ. Nay ông Trump gọi hành động của Tối cao Pháp viện là “một thắng lợi rõ ràng đối với an ninh quốc gia.”
Các tòa án cấp dưới đã chặn sắc lệnh của ông Trump vì cho rằng lệnh này vi phạm luật di trú liên bang và kỳ thị người Hồi Giáo, vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ. Những người chỉ trích gọi đây là “lệnh cấm Hồi Giáo.”
Không có ý kiến bất đồng giữa 9 thẩm phán tối cao trong phán quyết vừa kể.
Trong lệnh hành pháp ngày 6/3, ông Trump yêu cầu tạm thời cấm nhập cảnh Mỹ những người từ Libya, Iran, Somalia, Sudan, Syria và Yemen và cấm cửa tất cả người tị nạn trong vòng 120 ngày để chính phủ có thể thanh lọc kỹ hơn. Lệnh này bị một số thẩm phán liên bang chặn lại trước khi có hiệu lực vào ngày 16/3 theo như dự kiến.
Cả hai lệnh cấm đó giờ đây sẽ có hiệu lực một phần trong 72 giờ đồng hồ tới, căn cứ trên một bản ghi nhớ được chính quyền Trump công bố ngày 14/6.
Tòa cho biết vào tháng 10 tới đây sẽ nghe lập luận về tính hợp pháp của sắc lệnh di trú do Tổng thống Trump ban hành.
----------
Với Chủ Trương Phá Trump, Đảng DC Tiếp Tục Thất Bại Ê Chề…
Bạn thân mến.
Gần bẩy tháng qua, với đủ mưu ma chước quỷ tốn kém, đầy gian manh và dai dẳng, đảng Dân Chủ tại Thượng Viện & Hạ Viện vẫn liên tục quấy phá, cản trở các chương trình và kế hoạch mà Tổng Thống đắc cử Trump thực hiện theo chủ trương “Làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại”. Mưu đồ của đảng Dân Chủ và bè phái là quậy phá bằng mọi cách, không từ thủ đoạn nào, nhằm gây hỗn loạn trong dư luận và ngáng chân, cản trở việc làm của đương kim Tổng Thống đảng Cộng Hòa.
Đảng Dân Chủ đã ra sức dựng chuyện, rồi dùng “truyền thông dòng chính” (thứ mà lâu nay, chúng ta và công chúng Mỹ lầm lẫn tưởng là “Mainstream Media” ấy mà!) tuyên truyền với mục tiêu gán cho Tổng Thống Trump tội danh “cấu kết với Nga” để “cầm tay” hàng triệu cử tri Mỹ bỏ phiếu cho Trump làm Tổng Thống thứ 45 của Mỹ và Trump đã thắng cuộc bầu cử nhờ Nga giúp đỡ (!?). Cuộc điều tra của Ủy Ban Đặc Biệt không tìm thấy một mảy may bằng chứng cụ thể nào khả tín cả, mà chỉ là dựa vào những “nguồn tin” không có gốc, những Fake News không chứng cớ…
Đảng Dân Chủ với sự khua chuông, gióng trống, phất cờ của Obama & Hillary chủ trương Anti-Trump và hành động chống phá công tác “an bang tế thế” của Tổng Thống Trump, nhưng đã bị phản ứng ngược, đại đa số công chúng Mỹ rất tinh tường, thừa thông minh để chán ngán Đảng Dân Chủ, để thấy rõ rằng đảng Dân Chủ của Obama, Hillary và Pelosi… chưa từng và không bao giờ yêu nước Mỹ, mà họ chỉ yêu quyền lực, đui mù vì quyền lực… cho nên dù đã thua cuộc một cách rõ ràng, vẫn thắp đuốc giữa ban ngày để không chịu chấp nhận thua cuộc một cách “dân chủ” và tự trọng. Kể cả Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, sau khi bị đảng Dân Chủ “chơi xấu”, đã tuyên bố bỏ đảng Dân Chủ, nhưng tâm địa ti tiện của kẻ tiểu nhân, nay vẫn a dua chạy theo bầy Lừa để chống Trump, không khác gì Obama, Hillary, Pelosi cả. Không thể gọi họ bằng chữ nào xứng hợp hơn hai chữ “bầy Lừa” Bạn ạ! Xin lỗi những con Lừa Dân Chủ đang ngập ngừng, ngơ ngác đứng bên lề cuộc chơi dơ bẩn của Bầy Lừa Obama & Hillary hiện hữu.
 
Jon OssoffKaren Handel
Ngày thứ Tư, 21-6-2017, sau khi Jon Ossoff, một đảng viên Dân Chủ trẻ, mới 30 tuổi, đã bị bà Karen Handel đảng Cộng Hòa đánh bại tại cuộc bầu cử Dân Biểu Hạ Viện ở Georgia. Đảng Dân Chủ đã thừa nhận rằng thông điệp chống-Tổng-Thống-Trump-bằng-mọi-giá đã trở thành bất cập, không thuyết phục hoặc không thu hút cử tri Mỹ nữa. Chiêu bài chống Tổng Thống Trump mà đảng Dân Chủ dùng trong các cuộc bầu dân biểu Hạ Viện đặc biệt vừa qua đã thất bại thảm hại: Đảng Dân Chủ đã không dành nổi bốn ghế tại Hạ Viện Bạn thân mến ạ!
Dân Biểu Quốc Hội Cheri Bustos (D-Illinois) nói rằng “cử tri muốn chúng ta nhắm mục tiêu vào công ăn việc làm và kinh tế”. Hầu hết chẳng ai quan tâm đến các câu hỏi về “quan hệ với Nga…”, cũng chẳng ai để ý đến các khuyến cáo về ủng hộ một kế hoạch truất phế, đàn hặc nhảm nhí và lạc điệu…
Theo nhà báo Joseph Weber thì khoảnh khắc phản tỉnh đã đến với đảng Dân Chủ sau khi Jon Ossoff thua ứng cử viên đảng Cộng Hòa, dẫu rằng hàng chục triệu đô la từ bên ngoài tiểu bang Georgia đã đổ vào cuộc vận động tranh cử (Bạn đừng hỏi tiền ở đâu mà Bầy Lừa có nhiều thế nhỉ?) với hy vọng là Jon Ossoff sẽ thắng. Rủi mà Jon Ossoff chiến thắng, bầy Lừa sẽ la lên rằng Tổng Thống Trump đã bị nhân dân Georgia chối bỏ! Tuy nhiên, chúng ta phải chúc mừng sự thất cử của đảng viên Jon Ossoff, nếu không, Jon Ossoff sẽ bị Bầy Lừa xúi giục để bị chôn vùi họ tên ở lứa tuổi 30 quá trẻ Bạn ạ! Thảnh thật chúc mừng sự thất cử của Jon Ossoff!
Thế nhưng, đảng Cộng Hòa xem chiến thắng của bà Karen Handel như một sự “khiển trách” đối với sự “ngăn cản” của đảng Dân Chủ qua các công tác của Tổng Thống Trump và đảng Cộng Hòa đã làm cho nhân dân cùng nước Mỹ đang thực sự thịnh vuợng lên Bạn ạ !
Bạn thân mến có biết không? Đảng Dân Chủ (thiểu số ở Quốc Hội) đã đặt rất nhiều hy vọng vào các cuộc bầu cử đặc biệt năm 2017. Họ mong muốn gây nên một làn sóng đối nghịch với Tổng Thống Trump, họ hy vọng rằng những cáo buộc vô bằng chứng về sự cấu kết với Nga trong ban vận động 2016 sẽ làm cho dân chúng cử tri quay qua ủng hộ đảng Dân Chủ trong các cuộc bầu phiếu khác…
Thế nhưng, đau đớn thay! Đảng Dân Chủ “phá sản và bệ rạc” (như lời nhận định, chửi bới và “đổ thừa” của Hillary) đã mất bốn (4) ghế trong cuộc đua vào Hạ Viện trong năm nay. Trong đó, cuộc đua vào Hạ Viện ở tiểu bang Georgia đã đánh dấu sự thất bại to tát và sâu đậm nhất, bởi vì chưa bao giờ cử tri Mỹ thấy một cuộc vận động tốn kém nhất dành cho cuộc bầu cử vào Hạ Viện.
Ban vận động và các nhóm ngoại vi đảng Dân Chủ đã tiêu hết hơn $50 triệu để “hất” Cộng Hoà và “đưa” chàng tuổi trẻ Jon Ossoff vào Hạ Viện. Về mặt hiến tặng cá nhân, tiền ủng hộ cho Jon Ossoff đã vượt bà ứng cử viên Cộng Hòa Karen Handel gần $24 triệu, trong lúc bà Karen Handel chỉ tốn có $4.5 triệu. Nhưng Bạn ơi! Trời có đôi mắt Thần thấy hết trơn mọi thủ đoạn xấu của bầy Lừa rồi! Đừng hòng lấy tiền mua ghế!
Sau những thất bại này, đảng Dân Chủ bắt đầu thấm thía và lo ngại cho cuộc bầu cử bán nhiệm kỳ vào năm 2018 sắp tới. Các lãnh tụ đảng Dân Chủ đã hoảng loạn lên và quen thói “đổ thừa”, đã quay mũi dùi chỉ trích vào lãnh tụ khối thiểu số tại Hạ Viện là bà gia nô Nancy Pelosi. Bà đầy tớ trung thành và đắc lực của Obama & Hillary là Nancy Pelosi bị xem như là người thua cuộc đích thực, thay vì Jon Ossoff thua.
Nancy Pelosi








Dân biểu Filemon Vela (D-Tex) thẳng thừng nói với báo Politico rằng “Tôi cho rằng bạn phải là một tên ngu xuẩn khi nghĩ rằng chúng ta có thể thắng ở Hạ Viện với Nancy Pelosi ở vai trò lãnh tụ hàng đầu.” - “I think you’d have to be an idiot to think we could win the House with Pelosi at the top.”. Và “Nancy Pelosi chẳng những là lý do làm cho Ossoff thất bại, mà chắc chắn là một trong các lý do ấy.” Bạn ạ!
Nhiều đảng viên Dân Chủ đã ngỏ ý muốn Nancy Pelosi từ chức hoặc tránh ra một bên… Nancy Pelosi đang đứng trước nguy cơ mất chức lãnh tụ và ngày càng trở thành khuôn mặt hãm tài, hắc ám của giai đoạn mà đảng Dân Chủ đang trì trệ, bệ rạc vì bị phá sản. Đó là từ một đa số của một thời hùng hậu, nay đã bị bê rạc, hư hỏng trong suốt thời gian Nancy Pelosi tại chức…
Thật đấy Bạn thân mến ơi! Năm 2009, Nancy Pelosi là lãnh tụ khối Đa Số ở Hạ Viện chỉ huy một đa số dân biểu đảng Dân Chủ hùng hậu với 255 ghế… Nay số Dân Biểu đảng Dân Chủ trụt xuống còn 193 ghế (mất 62 ghế). Rồi con số này đang có nguy cơ bị xóa dần đi trong cuộc bầu cử sắp tới… Trong khi những người muốn dành lại Đa Số tại Hạ Viện đều đã sẵn sàng tìm mọi cách để xa rời bà nô tì hết thời Nancy Pelosi Bạn ạ! Thật là vô phúc cho đảng Dân Chủ đã có nô tì hết thời Nancy Pelosi nằm ở cung Nô Bộc!
Đảng viên Dân Chủ Joe Cunningham tranh cử với mục đích “hất ghế” đảng viên Cộng Hòa Mark Sanford tại South Carolina, ngay sau khi loan báo ra tranh cử, đã viết trên Twitter rằng “Nếu đắc cử, tôi sẽ không bầu cho Nancy Pelosi là phát ngôn viên Hạ Viện. Đây là lúc để tiến về phía trước và chiến thắng trở lại.” Tội nghiệp cho nô tì về già Nancy Pelosi!
Đối với những phần tử tả phái thì cuộc đua vào Hạ Viện tại Georgia là một cuộc trưng cầu dân ý về Tổng Thống Trump, nếu Jon Ossoff thắng thì Trump thua. Nhưng ứng viên Dân Chủ Jon Ossoff đã thua ứng viên Cộng Hòa Karen Handel… Như vậy là Tổng Thống Trump của nước Mỹ đã đại thắng Bạn ơi, trong khi đảng Dân Chủ càng đánh càng thua nhục nhã, càng phá càng chuốc thảm bại ê chề, thế mà bầy Lừa cứ bị Obama & Hillary & Mainstream Media với CNN, MsNBC, ABC, New York Times, Washington Post… điên cuồng thúc quân nhắm mắt lao vào cuộc quậy phá một cách tuyệt vọng chỉ có Tử Lộ chứ chẳng thấy Sinh Lộ!
Tổng Thống Trump đã bay đến tiểu bang Iowa để tổ chức mừng chiến thắng trong một cuộc tập hợp lớn. Tại đây, Tổng Thống Trump đã kêu gọi Quốc Hội ra luật ngăn người tị nạn hưởng trợ cấp phúc lợi trong năm (5) năm khi mới tới Mỹ. Đây là một biện pháp thực tế để tiết kiệm tiền đóng thuế của nhân dân Mỹ, đồng thời làm nản lòng những kẻ muốn đến Mỹ chỉ vì nghĩ rằng tới Mỹ là sẽ được hưởng ngay các chương trình an sinh xã hội như trợ cấp ăn ở, chăm sóc sức khỏe… như những công dân lâu năm ở Mỹ.
Chuyện quậy phá để bôi bẩn (chứ làm sao mà truất phế được Trump hở Bạn?) hình như bầy Lừa chưa chịu hạ màn. Đào kép của bầy Lừa còn mê loạn, chưa chịu lai tỉnh Bạn ơi! Nhưng dù sao, thư này cũng xin tạm ngưng ở đây Bạn nhé!
Thân mến chào Bạn. Hẹn Bạn thư sau.

Tuyết-Lan.

Saturday, June 24, 2017

SỰ THẬT KHÔNG ĐẸP SAU VỤ DI DÂN

...Đuổi hết đám di dân lậu đi thì kinh tế Cali sẽ phá sản ngay...

Cải tổ chính sách di dân để ngăn cản di dân lậu cũng như để ngăn ngừa xâm nhập của các thành phần bất hảo và ngay cả khủng bố ngay từ đầu đã là cột trụ cho cuộc vận động tranh cử tổng thống của ông Donald Trump. Cho đến nay, ông đã bắt tay vào việc cải tổ, và như mọi người đã thấy, ông đã đụng chạm phải thực tế vô cùng khó khăn, một thực tế không mấy tốt đẹp mà truyền thông dòng chính che giấu.

Trước hết, phải phân biệt cho rõ hai vấn đề khác nhau: di dân bất hợp pháp từ Nam Mỹ và khủng bố len lỏi vào khối tỵ nạn hợp pháp.

Ta coi qua chuyện khủng bố trước.

Toà án liên bang tại Hawaii và Maryland –với hai quan toà cấp tiến- lại một lần nữa ra lệnh không cho áp dụng các biện pháp tạm ngưng cấp chiếu khán của TT Trump. Đây là lần thứ hai toà liên bang bác biện pháp của TT Trump. Cuộc chiến không dễ dàng này sẽ còn kéo dài. Nhất là sau lưng vấn đề còn có một chuyện lớn hơn nhiều: đó là việc tranh chấp quyền hành giữa Hành Pháp và Tư Pháp cũng như tranh cãi ý thức hệ cấp tiến và bảo thủ.

Trong khi TT Trump ra quyết định, cố gắng tuân thủ luật lệ hiện hành theo đúng văn bản, thì các quan toà ra quyết định chống lại dựa trên cái mà họ gọi là “ý định thực sự sau các quyết định”. Các quan tòa diễn giải các pháp lệnh của TT Trump có thể hợp pháp trên giấy tờ, nhưng họ cho rằng những quyết định đó nẩy mầm từ ý định “chống Hồi giáo toàn diện”, có tính kỳ thị, vi phạm Hiến Pháp của TT Trump, vì chính ông Trump đã từng tuyên bố khi tranh cử là ông sẽ “cấm cửa tất cả dân Hồi giáo”, dù sau đó ông có rút lại lời tuyên bố này.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, quan toà lấy quyết định dựa trên “ý định” –intent-, tức là trên những tuyên bố của tổng thống khi ông còn đang tranh cử. Một hậu quả tai hại của tính bốc đồng ưa tuyên bố sảng của ông Trump, nhưng phản ánh rõ ràng những cố gắng của phe cấp tiến đánh phá TT Trump bằng đủ mọi cách.

Cuộc tranh cãi hiện nay thực sự là việc các quan tòa có quyền diễn giải rộng các quyết định theo ý định –intent- của người đề xuất ra luật hay không. Đây chỉ là một khiá cạnh trong cuộc tranh cãi ý thức hệ giữa phe bảo thủ chủ trương tôn trọng văn bản nguyên thủy của các luật lệ, và phe cấp tiến quan niệm cần phải đào xâu vào ý định đằng sau quyết định, cũng như nhu cầu cập nhật việc diễn giải luật theo hoàn cảnh thay đổi. Hiển nhiên vấn đề đã đi xa hơn cuộc tranh cãi về các biện pháp tạm cấm cửa, để trở thành một cuộc tranh chấp quyền hành giữa Hành Pháp và Tư Pháp, trong khung cảnh một tranh cãi về diễn giải luật giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến.

Cũng nên ghi nhận tại Virginia, toà liên bang bảo thủ đã phán TT Trump hành động hoàn toàn hợp pháp. Đồng thời, tất cả 5 quan tòa bảo thủ trong Tòa Phá Án Vùng 9 đã tuyên cáo “quyết định của TT Trump trong pháp lệnh giới hạn nhập cảnh Mỹ tuyệt đối nằm trong giới hạn quyền hành của Hành Pháp”. Như ta biết, họ là thiểu số nên đã bị đa số thẩm phán cấp tiến thân DC áp đảo. Hiển nhiên đây là một tranh cãi ý thức hệ, chứ không giản dị như vài báo tỵ nạn tố TT Trump không biết gì về luật hay coi thường luật pháp.

Chuyện gì sẽ xẩy ra? Không ai có câu trả lời khi các quan toà còn bất đồng ý với nhau. Có nhiều triển vọng sẽ phải do Tối Cao Pháp Viện quyết định.

Từ đây, ta thấy rõ tầm quan trọng của việc bổ nhiệm tân thẩm phán bảo thủ Neil Gorsuch vào TCPV. Về lâu về dài, việc ông Trump đắc cử mang ý nghiã cực kỳ lớn lao với hậu quả lâu dài xa hơn cả hai nhiệm kỳ của ông (nếu ông tái đắc cử). TT Trump sẽ bảo đảm TCPV không rẽ qua phiá tả trong cả thế hệ tới. Có thể có tới hai hay ba thẩm phán cấp tiến trong TCPV sẽ phải từ chức vì sức khỏe hay qua đời trong nhiệm kỳ đầu của TT Trump, tức là ông sẽ có dịp bổ nhiệm thêm hai hay ba thẩm phán bảo thủ nữa. Cán cân có thể nghiêng qua phiá bảo thủ hẳn, tới 6-3 hay 7-2 luôn, kéo dài hai ba chục năm nữa. Đó là lý do quan trọng nhất khiến khối cấp tiến thất kinh đến mất ăn mất ngủ khi bà Hillary thất cử, và đang chống việc bổ nhiệm ông Gorsuch kịch liệt.

Nhìn vào vấn đề này, ta thấy một hiện tượng mới lạ: ngành Tư Pháp từ trước đến giờ tuyệt đối không bị phe phái chi phối, chỉ phê chuẩn qua khả năng và kinh nghiệm, như TP Gorsuch năm 2006 được phê chuẩn vào Tòa Phá Án khi toàn thể Thượng Viện đứng lên vỗ tay hoan nghênh –voice acclamation-, không cần biểu quyết vì không có tới một phiếu chống, nhưng bây giờ thì cho tới nay, chỉ có 2 nghị sĩ DC hậu thuẫn, 46 vị chống, tố ông là người “quá khích” không thể làm quan tòa có công tâm!

Ngành Tư Pháp đã nhẩy vào cuộc chiến ý thức hệ bảo thủ-cấp tiến, phê chuẩn theo phe đảng. Đáng lo hay đáng mừng?

Bây giờ, nhìn qua vấn đề di dân lậu từ Nam Mỹ. Nếu ta nhìn lại những thất bại của các TT Clinton, Bush con và Obama, thì sẽ thấy di dân lậu từ Nam Mỹ là cái gai vĩ đại, không thể một sớm một chiều giải quyết được. Cả ba ông, chẳng ai giải quyết được gì cho dù cả ba đều hứa sẽ giải quyết. Đó cũng là ưu tiên hàng đầu của TT Trump và những hứa hẹn trục xuất hết di dân lậu cuối cùng cũng có nhiều triển vọng là hứa hão.

Câu chuyện xây tường dọc biên giới Mễ có lẽ là chuyện chính trị hai mặt thô bạo nhất.

Ngay từ năm 1994, TT Clinton bắt đầu cho xây tường dọc biên giới trong khi tăng cường lính bảo vệ biên giới. Năm 1996, ông ra luật chống di dân khắt khe nhất: tất cả di dân lậu phải bị bắt và trục xuất qua những thủ tục mau lẹ nhất; nếu là di dân đã sống ở Mỹ bất hợp pháp trên một năm, sau khi bị trục xuất sẽ bị cấm vào Mỹ trong 10 năm sau đó. TT Obama năm 2009 bỏ ra hơn 7 tỷ đô để xây khoảng một ngàn cây số tường (650 dặm, hơn một phần ba chiều dài biên giới Mễ-Mỹ).

Ấy vậy mà bây giờ thiên hạ đại náo chuyện xây tường của TT Trump như bằng chứng của một chính sách kỳ thị nhất, tàn bạo nhất, vô nhân đạo nhất chống di dân gốc Nam Mỹ. Lãnh tụ DC tại Thượng Viện, Chuck Schumer lớn tiếng khẳng định toàn thể khối DC sẽ biểu quyết chống lại mọi kinh phí xây “bức tường vô nhân đạo” này. Cho dù chính khối này đã biểu quyết cấp tiền cho TT Obama xây 650 dặm tường trước đây. DC xây tường thì không “vô nhân đạo”, chỉ có CH xây tường mới là “vô nhân đạo”.

Dưới cả hai TT Clinton và TT Obama, chẳng thấy một anh nhà báo Washington Post hay New York Times hay CNN nào khua chiêng trống gì hết. Cũng chẳng thấy một chị sinh viên nào xuống đường dơ bảng “No Ban! No Wall!” hết. Càng không thấy anh nhà báo tỵ nạn Việt nào viết bài công kích TT Clinton hay Obama chà đạp lên tinh thần cởi mở dang tay đón nhận dân nhập cư theo đúng truyền thống của xứ Cờ Hoa này hết.

Trong thời gian qua, rất nhiều người, Mỹ cũng như Việt tỵ nạn, đã lên tiếng công kích TT Trump rất nặng nề, cho ông này là kỳ thị đủ thứ, sẽ thay đổi nước Mỹ mà cả thế giới vẫn ngưỡng mộ như một thiên đường hạ giới từ xưa đến giờ, thành một thứ Đức Quốc Xã tân thời lo chu diệt hay ít nhất cũng là cấm cửa di dân không phải là da trắng. Họ nặng lời đả kích TT Trump có chính sách di dân hoàn toàn đi ngược lại truyền thống mở cửa đón di dân từ ngày lập quốc đến giờ. Họ đặt câu hỏi nước Mỹ bây giờ có còn là “giấc mơ” của nhân loại không, có còn dang tay đón tiếp di dân nhập cư từ khắp nơi đến vì hy vọng có cơ hội tiến thân không, người nhập cư có còn là “chim hoàng yến” (?) nữa không,...

Kẻ này thật tình muốn được nghe những vị bỉnh bút một chiều này giải thích dùm sự khác biệt giữa bức tường của TT Obama và bức tường của TT Trump vì không hiểu các vị này phe đảng một cách thật trắng trợn, hay thật sự không thèm tìm hiểu vấn đề cho kỹ lưỡng, mà chỉ lo tìm cách đánh TT Trump, nhắm mắt dịch lại tin của CNN, bất kể sự thật lịch sử. Lịch sử bức tường tại biên giới Mễ có thể dễ dàng truy cứu trong Wikipedia, chỉ mất chừng 5 giây đồng hồ thôi.

Đối với tất cả những tâm tình lo lắng đó, kẻ này xin thẳng thắn hỏi ngay một việc cho rõ: trong tất cả các bài viết thật cảm động, đầy chân tình đó, có phải là thiếu một cụm từ chủ chốt định nghiã cho toàn bộ câu chuyện: đó là cụm từ “bất hợp pháp” không? Thiếu cái cụm từ này là câu chuyện đã bị bóp méo một cách không lương thiện lắm.

TT Trump đã và sẽ ra tay rất mạnh, không sai, nhưng là ra tay chống những di dân bất hợp pháp, cho dù họ được che dấu dưới cái dù “undocumented” –không có giấy tờ. Họ có khi nào xin giấy tờ đâu mà có? Ông chưa bao giờ lên tiếng sẽ trục xuất bất cứ những người nào không phải là da trắng, dù bất hợp pháp hay hợp pháp. Mà cũng chưa cấm cửa bất cứ ai không cho vào Mỹ hết. Chỉ là ra lệnh tạm ngưng cấp chiếu khán vào Mỹ trong 3 tháng cho dân từ 6 nước đang có chiến tranh loạn đả để cứu xét lại thủ tục thanh lọc chống khủng bố thôi, và tạm ngưng 4 tháng việc nhận di dân để duyệt xét lại tiêu chuẩn.

Trên thế giới này, tuyệt đối không có bất cứ một xứ nào mở toang cửa cho dân cả thế giới tự do ra vào hoàn toàn “vô tư thoải mái”, không cần giấy tờ gì hết. Tất cả những dân “undocumented” đều bị bắt và mau mắn trục xuất tại Pháp, Anh, Canada, Úc, hay Nhật,... Các xứ Đông Âu đang cấp bách xây hàng rào biên giới để cản làn sóng tỵ nạn Trung Đông. Như vậy sao lại chỉ trích TT Trump là kỳ thị? Hơn 200 tổng thống, thủ tướng khác có kỳ thị không? Khẩu hiệu “No Ban, No Wall” có lẽ sẽ đi vào lịch sử như khẩu hiệu chính trị ngu xuẩn nhất.

Cuộc tranh cãi về di dân lậu đã mang câu chuyện các “thành phố an toàn” cho di dân lậu –sanctuary cities- ra ánh sáng. Đây là các thành phố tìm cách giúp đỡ, che chở di dân lậu bằng cách không hợp tác với chính quyền liên bang truy lùng, giam giữ, và trục xuất di dân lậu. Chỉ là không hợp tác –như chính quyền địa phương không chỉ điểm cho liên bang, cảnh sát điạ phương không bắt, không giam- thôi, chứ không có quyền chống các cơ quan của chính quyền liên bang như FBI hay ICE đến bắt và trục xuất. Phong trào đang lan rộng khi tin mới nhất cho biết gần 500 thành phố đã tự ý xếp mình vào loại này. Chưa kể đã phát sinh ra những trường học an toàn, nhà thờ an toàn,...

Phải ghi cho rõ là chính quyền địa phương chỉ không hợp tác để bắt và trục xuất di dân lậu không phạm tội gì thôi, chứ nếu di dân lậu phạm tội thì cảnh sát địa phương vẫn bắt và truy tố ra tòa, đi tù như thường. Dù vậy, chuyện không hợp tác đã đưa đến những thảm hoạ lớn. Tại San Francisco, một di dân lậu bị bắt vì buôn ma tuý. Anh này đã phạm tội và bị trục xuất 5 lần, rồi cả 5 lần lại len vào lại. Lần cuối anh ta bị giam, liên bang yêu cầu thành phố San Francisco giữ anh ta cho đến khi ICE đến lãnh ra và trục xuất. Thành phố San Francisco nhân danh chính sách “thành phố an toàn”, bất hợp tác, thả anh ta ra ngay. Vài ngày sau, anh này vác súng đi bắn chết một phụ nữ trong một công viên. Gây công phẫn trên cả nước. Theo thăm dò của đại học Harvard, 80% dân Mỹ chống lại “thành phố an toàn”.

TT Trump đe dọa sẽ cắt hết mọi tài trợ của liên bang cho các khu an toàn này, trong khi một vài nơi đã thưa ngược lại chính quyền liên bang. Chúng ta chờ xem kết quả trận đấu.

Mới nghe thì câu chuyện sanctuary cities có vẻ như được đốc thúc bởi những động cơ cao cả nhất như tình người, lòng nhân đạo, truyền thống mở cửa đón di dân của nước Mỹ. Không ít người, nhất là giới trẻ dễ xúc động và nhiều lý tưởng, ủng hộ mạnh việc các thành phố can đảm đứng ra bảo vệ người di dân chống tay “độc tài kỳ thị” Trump. Trên thực tế, sự thật không hoàn toàn đẹp như vậy.

Trước khi đi xa hơn, một lần nữa, cần phải nhấn mạnh lại, ở đây ta bàn chuyện di dân bất hợp pháp và chuyện sanctuatry cities chỉ áp dụng cho di dân lậu, chứ không ai nói đến di dân hợp pháp. Ngay từ đó, ta đã thấy ngay việc thiết lập “khu an toàn” tự nó đã là hành động bất hợp pháp rồi. Trong lịch sử nhân loại, không kể tình trạng phiến loạn, chưa bao giờ có chuyện một địa phương nào đó công khai ra tuyên cáo sẽ bảo vệ những người phạm pháp chống lại luật cả nước. Một oái ăm chỉ có trong cái xứ oái ăm này.

Không ai chối cãi có nhiều người giàu lòng nhân đạo, muốn giúp đỡ di dân lậu, xúc động khi thấy TTDC đăng TT Trump có chính sách chia cắt gia đình khi bố hay mẹ hay cả hai bị trục xuất trong khi con cái sanh ở Mỹ được ở lại.

Dường như những người này đã đặt tình cảm không đúng chỗ. Vấn đề ở đây là di dân lậu là những người phạm tội, phải bị luật pháp xử lý theo đúng luật. Gia đình có bị ly tán thì đó là vì đã có người phạm luật. Lấy ví dụ cụ thể, một ông bố phạm tội, đi tù, bỏ lại vợ con ở nhà. Nhưng vậy có thể nói là quan toà đã chia cắt gia đình không? Có thể vì lý do “nhân đạo” không chia cắt gia đình, xí xoá tội của ông bố để ông bố phạm tội được ở nhà với vợ con không? Như vậy tất cả những người có gia đình đều tha hồ phạm tội mà không bị trừng phạt sao?

Hầu hết các thành phố an toàn này đều nằm gần biên giới Mễ, tại các tiểu bang Cali, Nevada, New Mexico, Arizona, Texas, nơi đại đa số cử tri là dân Mỹ gốc La-tinh, và một số khá lớn chính khách địa phương như dân biểu, nghị sĩ, thị trưởng,... cũng là dân Mỹ gốc La-tinh. Ngoài ra, vài thành phố lớn như Los Angeles, New York, Seattle, Chicago,... cũng đầy di dân lậu. Tại Los Angeles, người ta ước lượng có trên dưới 1 triệu di dân lậu. Gần 40% dân Cali là di dân gốc La-Tinh.

Bảo vệ khối di dân lậu dĩ nhiên là cách chắc chắn nhất kiếm phiếu trong tất cả các cuộc bầu bán địa phương. Trong những khu vực này, ai cũng hiểu chống di dân, kể cả chống di dân bất hợp pháp, là tự sát chính trị. Ở đây, chỉ là chuyện đếm phiếu cử tri, và những chính khách hô hoán chuyện nhân đạo hay bảo vệ hạnh phúc gia đình chỉ là những con buôn chính trị giả dối nhất.

Một khiá cạnh khác là kinh tế địa phương. Những khu vực “an toàn” này lệ thuộc khá nhiều vào khối di dân, lậu cũng như hợp pháp. Di dân lậu phần lớn làm việc trong ba khu vực: 1) xây cất nhà cửa, 2) dịch vụ như tiệm ăn, khách sạn, làm vườn, tài xế, vú em, và 3) canh nông giúp việc trồng trọt và gặt hái khi tới mùa.

Đặc biệt, tiểu bang Cali là nơi cần di dân lậu nhất. Theo nghiên cứu của đại học University of Southern California, di dân bất hợp pháp nói chung đóng góp hàng năm 130 tỷ đô cho kinh tế của tiểu bang. Nhân công bán thời bất hợp pháp chiếm khoảng 50% nhân lực canh nông –ngành trái cây- của Cali. Trong khi di dân lậu chiếm 15% nhân lực trong ngành xây cất. Hơn 30% nhân lực trong ngành dịch vụ là di dân lậu. Đuổi hết đám di dân lậu đi thì kinh tế Cali sẽ phá sản ngay. Cũng chẳng có gì liên quan đến nhân đạo hay phá vỡ gia đình.

xxx

Ở đây, kẻ viết này xin được bàn ra ngoài lề để trả lời câu hỏi của vài độc giả: khi có thẻ xanh, thì phạm tội gì sẽ bị rút thẻ xanh, không cho vào dân Mỹ, có thể bị trục xuất về VN? Như đã bàn, trên nguyên tắc, bất cứ phạm tội gì, nặng hay nhẹ, cũng có thể là lý do bị rút thẻ xanh. Tất cả do toà di trú quyết định, chứ không phải do TT Trump. Tất cả những việc như đi làm nail lãnh tiền mặt không khai thuế, khai gian hoàn cảnh gia đình để lãnh trợ cấp, cho thuê nhà/phòng “housing” không khai thuế, khai gian medicaid, medical, medicare, làm đám cưới giả, làm giấy đoàn tụ nhận họ hàng giả,... đều là phạm tội. Phần lớn quan tòa xí xoá những tội nhẹ cũng như châm chế vì nhiều yếu tố như hoàn cảnh gia đình, có công ăn việc làm tử tế, mối nguy bị chính quyền xứ gốc trừng phạt nếu bị trục xuất về xứ,... nhưng sẽ khó tha những tội hình sự, gia trọng, vi phạm từ nhiều năm qua. An toàn nhất là đừng phạm tội, đừng khai gian, làm giấy tờ giả, và nhất là đừng ỷ y khinh cảnh sát Mỹ ngu nên mình dư sức qua mặt họ. Nhìn vào những vụ xì tin bí mật của FBI, CIA thì biết Nhà Nước Mỹ có thể dễ dàng biết tất cả mọi chuyện chúng ta đang làm, từ điện thoại, email, tweet, chat với ai, khi nào, cho tới bật TV hay vào internet coi chương trình gì ngày nào.

Những khách du lịch hay du học sinh trốn ở lại không chịu về nước dĩ nhiên nếu bị bắt sẽ bị trục xuất ngay.

Với TT Trump, ta có thể tin chắc những vụ phạm pháp sẽ bị theo dõi và truy tố kỹ hơn. Nếu là nạn nhân thì đừng trách TT Trump kỳ thị mà hãy tự trách mình đã phạm tội.

Vũ Linh
Cựu thị trưởng Bloomberg: Nên ủng hộ TT Trump vì ‘dân chúng đã lên tiếng’
 V.Giang


Ông Michael Bloomberg, giữa, nói chuyện với Tổng Thống Emmanuel Macron, phải, và Thị Trưởng Paris Anne Hidalgo, trái, tại điện Elysee Palace ở Paris (Hình: Christophe Petit-Tesson/via AP)
NEW YORK, New York (NV) – Cựu thị trưởng thành phố New York, ông Michael Bloomberg, mới đây cho hay trong một cuộc phỏng vấn dành cho hệ thống truyền hình ABC News rằng nước Mỹ nên đứng sau lưng Tổng Thống Trump vì “công chúng đã lên tiếng nói, cho dù bạn có ưa kết quả hay không.”
Ông Bloomberg nói rằng chống đối một tổng thống chỉ vì mình ở trong một đảng phái khác là thái độ sai lầm.
Ông nhắc đến cuộc phỏng vấn năm 2010 của tờ The National Journal, trong đó Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell (Cộng Hòa-Kentucky), lúc đó là trưởng khối thiểu số Thượng Viện, nói rằng: “Vấn đề quan trọng duy nhất chúng tôi muốn đạt được là để Tổng Thống Obama chỉ có được một nhiệm kỳ.”
“Đây là đất nước của tôi. Đây là đất nước của con tôi và cháu tôi,” ông Bloomberg nói về phản ứng của ông với lời phát biểu của ông McConnell. “Chúng ta phải làm sao để đất nước này phát triển. Chúng ta có cuộc bầu cử–bất cứ ai đắc cử, chúng ta phải hậu thuẫn.”
Ông Bloomberg nói thêm: “Ông Trump là tổng thống của chúng ta, và chúng ta cần thấy đất nước này được điều hành tốt đẹp. Cá nhân tôi không bỏ phiếu cho ông. Nhưng chúng ta hãy hy vọng rằng ông Donald Trump là một tổng thống giỏi cho nước Mỹ,” theo ABC News.
Với số tài sản hiện trị giá vào khoảng hơn $50 tỷ, ông Bloomberg hiện là người giàu thứ 8 nước Mỹ và thứ 10 trên thế giới. Ông nói rằng người dân Mỹ nên dồn nỗ lực của họ để thay đổi kết quả của kỳ bầu cử tới, thay vì cứ chống lại chính quyền hiện nay.
Ông cho rằng người dân quốc gia khác “sẽ tìm cách lật đổ chính quyền và có cuộc cách mạng” khi ứng cử viên của họ không chiến thắng, nhưng người dân Mỹ nên có phản ứng chiến lược hơn.
“Chúng ta nên ngồi xuống và nghĩ rằng, bốn năm nữa, làm thế nào tôi có thể bầu lên được người nữ tổng thống hay nam tổng thống mà tôi muốn? Và điều đó sẽ thay đổi thái độ của mình.”
Tuy nhiên, ông Bloomberg cũng cho hay người dân vẫn tiếp tục nên bày tỏ thái độ về các chính sách mà họ không đồng ý.
Về cuộc bầu cử ở Georgia mới đây, ông Bloomberg nói là không nên diễn dịch quá nhiều vào kết quả. Nhưng ông cho rằng “tiền bạc không thể mua được cuộc bầu cử” và “công chúng thông minh hơn là người ta nghĩ,” cũng theo ABC News. (V.Giang)

Friday, June 23, 2017

Bạo Lực Trong Chính Trị




...Bà ca sĩ Madonna công khai mơ tưởng “làm nổ tung Tòa Bạch Ốc”...

Tuần qua, một dân biểu liên bang và một phụ tá của một dân biểu khác đã bị bắn trong khi đang chơi bóng chầy –baseball- tại một công viên của thủ đô Washington. Sáu người đã bị bắn kể cả hai cảnh sát viên. Ngoại trừ hung thủ bị bắn chết tại trận, và ông dân biểu còn đang trong tình trạng nguy cấp khi bài này được viết, mọi người chỉ bị thương nhẹ.

Hai điều đáng ghi nhận: dân biểu và phụ tá dân biểu đều thuộc đảng CH. Thủ phạm là một đảng viên DC, từng tích cực vận động bầu cử cho cụ xã nghĩa Bernie Sanders, đồng thời cũng luôn lên trang mạng sỉ vả TT Trump, đảng CH, và hô hào “tiêu diệt Trump và đồng đảng”.

Nạn nhân là những người đang tham dự cuộc tập dợt để chuẩn bị cho cuộc đấu bóng chầy giao hữu gây quỹ phước thiện hàng năm của các nghị sĩ, dân biểu của hai chính đảng. Thủ phạm vác súng đến, hỏi một nhân viên an ninh đám nào là DC, đám nào là CH, rồi bỉnh tĩnh chỉa súng bắn vào đám CH!

Sau khi thủ phạm bị bắn chết, cảnh sát khám thấy trong túi có danh sách nửa tá dân biểu CH.

Tin gây chấn động chính trường Mỹ, nhưng thật ra chẳng có gì ngạc nhiên. Chuyện phải đến đã đến.

Xứ Mỹ này ra đời trong bạo lực, qua một cuộc chiến đẫm máu dành độc lập. Rồi bành trướng qua cuộc tây tiến tàn bạo bắn chậm thì chết mà chúng ta đều được thưởng thức qua phim ảnh Hollywood. Ngay cả Hiến Pháp cũng cho phép người dân tự do sở hữu súng với lý do khá độc đáo là “để bảo đảm người dân có phương tiện nổi loạn chống độc tài của Nhà Nước”. Không phải để đi săn thỏ, săn nai đâu.

Trong lịch sử cận đại, các tổng thống Kennedy, Ford, Reagan, Bush con đều đã là nạn nhân. Mục sư Martin Luther King, thượng nghị sĩ Robert Kennedy, thống đốc George Wallace cũng chia sẻ số phân. Ngay cả nghị sĩ, dân biểu, cũng đã có vài người là nạn nhân. Mới nhất là bà dân biểu Gabrielle Giffords bị bắn trọng thương vào đầu, tuy không chết nhưng phải về hưu luôn.

Trong cái không khí nguy hiểm đó, phe cấp tiến đã hăng say thổi lửa hận thù không ngừng, từ sau ngày ông Trump giựt cái ghế của bà Hillary. Từ gần nửa năm qua, khối cấp tiến, đảng DC, và TTDC đã xúm lại đánh TT Trump như chưa từng thấy trong lịch sử chính trị Mỹ. Từ không nhìn nhận chiến thắng, đến chỉ trích, nhục mạ cá nhân, đến xử dụng ngôn ngữ du đãng, thô tục, đến hăm he đe dọa tính mạng,... không có gì là giới hạn. Truyền thống dân chủ tôn trọng kết quả bầu cử đã bị lộng kiếng rồi liệng cống rồi.

Phe cấp tiến đã phơi bày ra cả lô mâu thuẫn vĩ đại, để lộ ra bộ mặt thật của họ.

Họ tự nhận “cấp tiến”, nghĩa là khối phản ảnh tư tưởng tiến bộ, văn minh, phóng khoáng, nhân ái, bao dung, tôn trọng tự do, dân chủ, nhìn nhận và hoan nghênh khác biệt chính kiến, màu da, tôn giáo, giới tính, văn hoá,... Một cái lều lớn đa dạng, nơi mà tất cả mọi người đều được hoan nghênh, tất cả đều có tiếng nói.

Và họ tranh đấu chống lại nhân sinh quan của đám bảo thủ Mỹ trắng già, hay Mỹ ruộng, hủ lậu, kỳ thị, độc đoán, bất nhân, bất nhẫn, vô cảm, vũ phu, hung hăng,...

Ta hãy nhìn vào những chỉ trích chống TT Trump của phe cấp tiến: đây là một tay kỳ thị, một Hitler tân thời, không khoan dung. Như vậy, cần phải chống bằng đủ cách, đối kháng đến cùng. Phải chống không khoan dung bằng cách không khoan dung mạnh hơn. Tất cả mọi người đều được hoan nghênh, có tiếng nói, nhưng với điều kiện tiếng nói hợp nhĩ, còn không thì phải bịt miệng chúng lại.

Họ không nhìn thấy hay không muốn nhìn thấy cái mâu thuẫn trong thái độ đó vì tự cao tự đại, tự cho mình là chân lý, là chính đạo, trong khi Trump là phường bá đạo. Bá đạo thì phải diệt. Ta là chính đạo, có độc tài đàn áp những người khác ý cũng không sao vì là độc tài cho chính đạo. Như Nhạc Bất Quần đứng ra chiêu mộ anh hùng võ lâm diệt ma giáo.

Cái giả dối lớn thứ nhì là miệng hô dân chủ, tự do, tôn trọng dân quyền, nhân quyền, nữ quyền, đồng tính quyền, đủ thứ quyền, nhưng lại chỉ nhìn nhận quyền của chính mình, còn những ai không hợp ý mình thì xin lỗi, chẳng có quyền gì ráo. Dân quyền, giá trị của lá phiếu chỉ dành cho “phe ta” thôi.

Khi còn đang tranh cử, ứng viên Trump tuyên bố “tôi sẽ xét lại việc bầu bán trước khi công nhận kết quả nếu tôi thua”. Toàn thể khối phe ta, từ TT Obama tới bà Hillary, tới TTDC, tới các chính khách, tin chắc gà nhà sẽ thắng, nhất tề nhao nhao hô hoán tay Trump độc tài, dám coi thường lá phiếu của người dân, đáng chu di tam tộc.

Đến khi gà nhà thất cử thì... không phải tổng thống của tôi, đếm phiếu lại, sửa đổi thủ tục bầu bán, Nga giúp, kháng chiến đến cùng, đàn hặc,...

Cái giả dối thô bạo thứ ba là cái khối người chủ trương nhân ái, tình thương, hòa bình đó cũng là cái khối sẵn sàng dùng mọi phương tiện để đạt mục tiêu, kể cả bạo lực. Hay đúng hơn, lấy bạo lực làm phương tiện sở trường.

Trong lịch sử cận đại, tất cả các cuộc bạo động, xuống đường biểu tình đập phá đều do “phe ta” chủ động, với sự tham gia của các cử tri của đảng DC, kể cả những vụ xuống đường bạo động phản đối chiến tranh VN của sinh viên thiên tả, và những cuộc xuống đường của dân da đen, mỗi lần có một anh “đồng bào” nào bị giết, cho dù đó là một tay côn đồ, hay ăn cướp vặt bị cảnh sát bắn tại trận. Đố quý vị dẫn chứng ra được một cuộc biểu tình phá xe, đốt nhà nào của khối bảo thủ CH, hay của các cụ Mỹ trắng già, hay của mấy anh cao bồi Mỹ ruộng.

Một ngày sau bầu cử, khi biết gà nhà Hillary đã thua, cả ngàn người đã mau mắn xuống đường, không phải để biểu tình tuần hành trong trật tự và yên tĩnh để bày tỏ sự thất vọng, hay để chia buồn cùng gà nhà, hay để yêu cầu tổng thống tân cử lưu ý đến quyền lợi của phe thất bại. Mà để đập phá, cướp bóc, hôi của, đốt xe, đánh người.

Rồi trong ngày TT Trump tuyên thệ cũng vậy. Cả ngàn người biểu tình cách đó vài con đường. Cũng mô thức cũ: cướp phá, đốt xe.

Ngay trong ngày tuyên thệ nhậm chức của tân tổng thống, cả vạn phụ nữ xuống đường, đội mũ “tai mèo màu hồng”, mang biểu ngữ thuộc loại “cấm trẻ em dưới 18 tuổi”, vênh váo nhục mạ tổng thống với những thậm từ thô bỉ nhất.

Ngay cả đám sinh viên trí thức cũng không khá hơn. Cứ nhìn vào cuộc biểu tình đốt phá trường của sinh viên đại học Berkeley, tự xưng là “thành đồng của tự do ngôn luận”, để ngăn cản cuộc nói chuyện của một nhà báo bảo thủ thì biết.

Biểu tình đập phá mãi cũng nhàm vì vô ích. Phong trào chống đối có vẻ xì hơi. Các vị lãnh đạo DC vội vã thổi ngọn lửa chống đối lại, với sự tiếp tay của TTDC.

TT Obama thay vì về hưu, đi Hawaii nghỉ ngơi, dẹp bỏ chính trị như tất cả các cựu tổng thống, ngồi viết hồi ký cho xứng đáng với hợp đồng 65 triệu vừa ký, đã mua dinh thự mới ở ngay thủ đô, gọi là để ở lại giúp đảng DC phát triển, nhưng thực tế là để cản TT Trump xóa gia tài của mình, như Obamacare chẳng hạn. Ở thủ đô vẫn dễ đi nói chuyện, vận động, hô hào hơn là ở tuốt Hawaii.

Rồi bà Hillary cũng không vừa. Trong lịch sử cận đại Mỹ từ sau thế chiến, đã có tới 18 lần bầu cử tổng thống. Tức là đã có 18 ứng viên thua cuộc. Không kể ông Nixon ra tranh cử và đắc cử lại, tất cả các ứng viên thất cử đều lẳng lặng rút vào bóng tối về hưu dưỡng già hay đi làm chuyện khác, quên việc thất cử. Nhìn vào các ông Gore, Kerry, McCain, Romney,... thì thấy, không ai lập tổ chức chống người đã hạ mình. Nhưng bà Hillary thì khác. Lòng vòng đi cả nước khóc lóc, than phiền, biện giải, đổ thừa, rồi thành lập một tổ chức chính trị với mục đích đánh phá tổng thống đắc cử để trả thù.

Bà Hillary lớn tiếng kêu gọi chống đối, kháng chiến –resist-. Kháng chiến chống cái gì? Chống kết quả của một cuộc bầu cử hợp pháp, hợp hiến và chính danh? Nhân danh một người thua cuộc? Cương quyết vứt bỏ lá phiếu của dân vào thùng rác, chống đối đến cùng.

TTDC thì khỏi bàn thêm. Theo một nghiên cứu của đại học Harvard, hơn 80% các bài báo và bản tin của TTDC đều có tính tiêu cực chống TT Trump, dẫn đầu bởi CNN và New York Times, với 93%.

Bị chỉ trích nặng, một bà nhà báo vội biện hộ trên báo Washington Post. Bà giải thích là đòi hỏi truyền thông phải công bằng là chuyện sai hoàn toàn vì truyền thông có trách nhiệm phải chống khi thấy có chuyện sai trái, khi tổng thống làm bậy,... Mà TT Trump này làm bậy gần 100% thì gần 100% chống là quá đúng rồi. Đó mới là chu toàn trách nhiệm nghiêm chỉnh của nhà báo, đó mới là yêu nước.

Nghe phớt qua có vẻ có lý. Xét kỹ lại thì thành ngụy biện. Thế nào là “chuyện sai trái”? Khi nào thì gọi là “tổng thống làm bậy”? Theo những tiêu chuẩn nào? Tiêu chuẩn của TTDC thiên tả đặt ra sao? TTDC bây giờ ngạo mạn, tự khoác cho mình cái áo của chính nghĩa, của chân lý tuyệt đối, của người hùng bảo vệ đất nước này? Tất cả ai làm khác ý TTDC đều là sai trái đáng bị chỉ trích hết?

Ví dụ cụ thể: TT Trump hủy bỏ Obamacare vì Obamacare đã đưa đến tình trạng chi phí bảo hiểm y tế tăng quá mạnh, trở thành một gánh nặng tài chánh quá lớn cho giới trung lưu, là giới không đủ giàu để mua bảo hiểm, mà lại không đủ nghèo để được Nhà Nước trợ cấp. TTDC tự nhận trách nhiệm chống Trump để bảo vệ Obamacare? Như vậy theo TTDC, TT Trump bảo vệ đám dân trung lưu không mua bảo hiểm nổi vì tăng giá quá cao là sai trái, cần phải đả kích?

Thế trách nhiệm bảo vệ đất nước này có bao gồm luôn cả việc tung tin phịa để đánh tổng thống không? Nhìn vào cuộc điều trần của giám đốc FBI Comey thì thấy. Chưa điều tra chi tiết gì đã thấy ngay ba tin phịa của CNN, ABC và NYT.

Ví dụ tin phịa mới nhất: TT Trump muốn chống đỡ tấn công của TTDC bằng một thái độ tích cực hơn, không chửi thẳng lại, mà trả lời gián tiếp, chỉ thị nội các nên nhấn mạnh vào các thành quả của họ cho dân biết. Ông họp nội các, tóm lược vài thành quả, rồi yêu cầu các bộ trưởng bổ túc thêm thành quả mỗi bộ đã đạt được. Nghe cũng chẳng có gì đáng nói. Cho đến khi CNN bóp méo một cách trắng trợn nhất: “TT Trump họp nội các, tự khen rồi bắt mọi người phải khen ngợi những thành tựu và viễn kiến của ông”. Không ít báo tỵ nạn và những người chống Trump mau mắn chộp cơ hội bôi bác theo mà không cần suy nghĩ nửa giây về mẫu tin quái lạ này. Ông Trump hành xử ngớ ngẩn như Khaddafi của Libya sao thành tỷ phú rồi lại đắc cử tổng thống Mỹ được? Nội các của ông toàn là đại tướng, đại doanh gia, thống đốc, thượng nghị sĩ chứ có phải tài xế, phụ bếp và vú em đâu mà có thể bắt họ phải khúm núm ca tụng tổng thống được? Ông Rex Tillerson đang làm tổng giám đốc đại công ty EXXON lãnh lương vài chục triệu, đi làm ngoại trưởng lãnh hai trăm ngàn để có dịp khúm núm tung hô Trump sao?

Khi phần lớn các tin đều là phịa hay bóp méo với mục đích bôi bác, chống đối thì không ai có thể nghiêm chỉnh nói đây là chỉ trích lành mạnh, chu toàn trách nhiệm thông tin trung thực, cần thiết để xây dựng đất nước được.

Cuộc chiến tăng cường độ. Biến thái qua thô tục.

Lãnh đạo đảng DC tại Cali trong cuộc họp mặt với đảng viên, công khai lên diễn đàn chửi TT Trump “f**k you!”. Khỏi cần dịch. Hãy thử tưởng tượng một ông CH trước đây tặng cho TT Obama hai chữ này.

Ca sĩ, tài tử thì khỏi nói. Mở miệng là f**k him, motherf**ker,…

Chiến dịch xổ nho lan qua TTDC. Các anh chị nhà báo và TV công khai dùng những thậm từ thô bỉ nhất để đánh tổng thống. Một anh nhà báo CNN –Hồi giáo, gốc Pakistan- công khai lên TV gọi TT Trump là “a piece of sh*t”. Cũng khỏi cần dịch.

Danh hài Stephen Colbert nói chuyện diễu dở trên đài CBS, công khai nói anh ta thấy cái miệng của TT Trump chỉ là cái bao đựng “của quý” của Putin. Câu chuyện thô bỉ này bị một đám cấp tiến phản đối. Đố quý độc giả biết vì sao? Phản đối vì xúc phạm tổng thống một cách thô tục quá đáng? Sai bét! Họ phản đối vì câu chuyện này xúc phạm... mấy anh đồng tính!!!

Rồi từ thô tục nhẩy qua thô bạo.

Thật ra, nói cuộc chống từ thô tục biến thái qua thô bạo không đúng về thời gian tính. Hô hào chống đối bằng bạo lực bắt đầu rất sớm, ngay hơn một tháng sau khi TT Trump tuyên thệ. Khi bà cựu bộ trưởng Tư Pháp da đen Loretta Lynch (cái bà mà giám đốc FBI Comey tố giác đã tìm cách bao che cho bà Hillary trong vụ điều tra emails), nhắc lại cuộc tranh đấu của dân da đen tại Mỹ, kể lại là họ đã phải tranh đấu đến đổ máu, đã có người chết, để rồi kết luận “Chúng ta có thể làm như vậy nữa!” (We can do it again!). Nếu đây không phải là lời hô hào đổ máu chống TT Trump thì là gì?

Bà ca sĩ Madonna công khai mơ tưởng “làm nổ tung Tòa Bạch Ốc”.

Khi hạ viện bỏ phiếu thu hồi Obamacare, TTDC hô hoán “Trumpcare sẽ giết con nít”, một cách vô tội vạ, không dẫn chứng cũng chẳng giải thích.

Bà danh hài chuyên diễu dở kiêm “nhà báo” của CNN, Kathy Griffin, chụp hình mình, tay cầm thủ cấp đỏ lòm máu mê của TT Trump, theo mô hình của khủng bố ISIS cầm đầu mấy nạn nhân vừa bị họ cắt cổ. Bỏ qua chuyện danh hài mà kiêm nhà báo là chuyện ngớ ngẩn chỉ có thể có trong cái xứ Mỹ quái chiêu này thôi, ta thấy ngay việc chống đối TT Trump trong TTDC đã đi quá xa, không còn giới hạn công tâm, đạo đức nghề nghiệp, thuần phong mỹ tục, hay văn hoá gì nữa.

Tại Nữu Ước hiện nay có trình diễn một vở kịch về câu chuyện hoàng đế La Mã Julius Caesar bị ám sát chết. Vở kịch kết thúc bằng màn Caesar bị đâm chết, ngã lăn ra sàn, máu mê đầm đìa. Khán giả vỗ tay hoan hô nhiệt liệt, tất cả đứng dậy vỗ tay tiếp tục cả chục phút.

Có gì lạ trong chuyện này? Có chứ! Thứ nhất, tất cả diễn viên đều ăn mặc theo âu phục ngày nay, áo vét, cà vạt đầy đủ, như chuyện xẩy ra ngày hôm nay tại Mỹ, chẳng liên quan gì đến La Mã cổ xưa. Thứ nhì, diễn viên Caesar được hoá trang giống y hệt... TT Trump, với mái tóc vàng chải bồng không sai một ly, áo vét xanh đậm với cà vạt đỏ quen thuộc. Thông điệp của đạo diễn không thể nào rõ ràng hơn. Thứ ba, khán giả nhất tề đứng lên hăng say vỗ tay hoan hô cảnh kết thúc khi Caesar bị đâm, ngã ra chết trong vũng máu. Có khán giả nắm tay đấm không khí, hét lớn “Yeah, kill him!”. Thông điệp của khán giả cũng rõ ràng không kém. Dân New York, 80% bỏ phiếu cho bà Hillary mà. Thứ tư, vở tuồng được bảo trợ bởi vài đại công ty trong đó có New York Times và Time Warner là công ty mẹ của CNN.

Qua những biến cố nêu trên, hiển nhiên là “phe ta” đã lái cuộc chống đối chống TT Trump vào con đường cực kỳ nguy hiểm và phiêu lưu: chống đối bằng bạo lực chết người. Công khai kêu gọi giết tổng thống?

Tất cả những chống đối này không sớm thì muộn cũng phải đưa đến kết quả ta thấy tại sân bóng chầy ở thủ đô. Vụ bắn mới nhất là hậu quả tất yếu của một chuỗi biến cố chứ không phải chỉ là một hành động lẻ loi của một cá nhân bất bình thường như TTDC bào chữa.

Sau vụ bắn mới nhất, cả TT Obama lẫn bà Hillary đều im tiếng. TT Obama chỉ gọi điện thoại cho một nghị sĩ DC tham gia cuộc dợt bóng chầy, hỏi thăm xem ông có sao không thôi.

Biến cố gây chấn động thủ đô có thể sẽ làm giảm nhiệt độ cuộc chiến, và phe cấp tiến sẽ thức tỉnh, de lui lại không? Còn khuya. Bà cựu thẩm phán Sonia Gupta trấn an không có gì phải ăn năn hối hận hết vì cái tên dân biểu bị bắn chỉ là “một cục phân kỳ thị và một tên đầu óc đầy hận thù” (…hes a racist piece of shit and hateful bigot). Một thẩm phán đấy nhé! Bà này mà xét xử vụ bắn thì sẽ tha bổng thủ phạm rồi tuyên án ông dân biểu vài chục năm tù vì tội đã kích thích cho thủ phạm nổi cơn điên bắn người.

Kẻ viết này không viết bậy đâu. Vài anh phe ta đã mau mắn đổ thừa, lỗi tại... Trump. Tay Trump này có biệt tài khơi dậy những cái xấu xa, tồi bại nhất trong con người. Một người hiền lành lương thiện gặp Trump sẽ bị tay này thôi miên mất hết lý trí, thành dã thú ngay. Trump phải chịu trách nhiệm cho tất cả các bạo động đang và sẽ xẩy ra. Một loại ngụy biện mà những đứa con nít lên ba cũng biết khi mếu máo giải thích cho bố mẹ tại sao nó đánh thằng em: “Tại nó chọc con trước mà”. Phe ta toàn là những dân hiền như bụt, nhân ái vô vàn, nhưng bị tay Trump xách động, chọc giận thôi.

Ngay sau vụ bắn, các chính khách cả hai phe lên tiếng kêu gọi hạ hỏa những chống đối, đã kích phe phái. Diễn đàn cấp tiến cực đoan Slate.com vội cảnh báo ngay “coi chừng âm mưu của CH tìm cách ngăn chặn những chống đối chống TT Trump”. Thế là có lý do tiếp tục đánh tới cho ta.

Chính trị Mỹ càng ngày càng xuống cấp. Trong đại hội đảng DC năm ngoái, bà Michelle Obama cao giọng: “Chúng xuống thấp, ta lên cao!” (They go low, we go high!). Thực tế của phe cấp tiến bây giờ: “Chúng xuống thấp, ta xuống thấp hơn!” (18-06-17)

Vũ Linh
TRỞ  VỀ  MÁI  TRƯỜNG XƯA
Hồi Ký PT Nguyễn Mạnh San
 
Vào cuối tháng 5 vừa qua, tôi lại có dịp quay trở về lại mái trường xưa, để tham dự buổi lễ ra trường của một cháu gái Cynthia Ngô, được lãnh nhận bằng Tiến Sĩ Luật Khoa, tại Đại Học Oklahoma City University (OCU), mà tôi là người đỡ đầu (God Father) khuyến khích cho cháu này theo học ngành luật khoa, cũng tại ngôi trường trước kia tôi học. Mái trường xưa này đã gợi cho tôi nhớ lại hình ảnh 2 kỷ niệm trong quá khứ khó quên và một kỷ niệm rất đặc biệt ra trường của cháu gái này vào ngày hôm nay như sau:
 
Kỷ niệm thứ nhất: Tôi đã theo học liên tiếp gần 5 năm tại đại học OCU này và ra trường với bằng Cao Học Tâm Lý Học vào năm 1981, lúc đó chỉ có một mình tôi là sinh viên Việt Nam duy nhất tốt nghiệp ngành này và buổi lễ ra trường cho tất cả các sinh viên tốt nghiệp thuộc các  phân khoa của đại học này, cũng chỉ thấy có một mình tôi là sinh viên Việt Nam lên lãnh nhận văn bằng tốt nghiệp tại đại học này, mặc dầu trong lòng tôi cảm thấy bồi hồi sung sướng vì đã học xong môn học này, nhất là tôi đã có công ăn việc làm rồi, nhưng trong lòng vẫn cảm thấy một chút niềm cô đơn, vì chỉ có mình tôi là sinh viên Việt Nam và hơn thế nữa đối với hầu hết các sinh viên tốt nghiệp ngày hôm đó, tôi thấy mình thuộc hàng sinh viên cao niên với 41 xuân thì, nhưng tôi vẫn còn ôm nhiều mơ ước trong lòng và trước ngày ra trường 1 tháng, tôi đã được phỏng vấn và được thâu nhận vào làm việc cho Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ liên tục hơn 32 năm, để đặc trách Luật Sư Đoàn Liên Bang và Nhập Tịch (US Attorney Admission & Naturalization). 

Lúc đó tôi cảm thấy nhờ vào mái trường này, mà tôi đã có cơ hội được phục vụ trong Ngánh Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ và hơn nữa đây cũng là một dịp may mắn cho riêng tôi được tiếp tục phục vụ đồng bào Việt Nam tại cơ quan mới, trong nhiệm vụ đặc trách tuyên thệ nhập tịch Hoa Kỳ nói riêng, lại được tiếp nối sau 5 năm tôi đặc trách Chương Trình Tỵ Nạn Đông Nam Á cho cơ quan USCC, từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 5 năm 1980 và đồng thời cho các ứng viên tuyên thệ nhập tịch Hoa Kỳ, thuộc các quốc gia trên thế giới nói chung, mà trong đó ứng viên nhập tịch Việt Nam là đông nhất.
 blank
 
Kỷ niệm thứ hai
: Nối gót theo bước chân của tôi, người con trai út của tôi học liên tục 4 năm cũng tại đại học OCU này và con tôi đã ra trường vào năm 2004 với bằng Cử Nhân Thương Mại. Lại một lần nữa cho tôi một dịp trở về thăm mái trường xưa, để tham dự buổi lễ ra trường của con tôi, lòng tôi bồi hồi xao xuyến, tưởng rằng tôi sẽ được nhìn lại cảnh cũ người xưa, là hy vọng sẽ gặp lại các giáo sư cũ và vài người bạn học cũ cùng lớp ngày xưa. Nhưng những cảnh vật trong ngôi trường đều khác lạ, cây cối thưa thớt hơn trước nhiều, các tòa nhà cũ dành cho các phân khoa trước kia đều được tân trang lại như mới hoặc có một số các tòa nhà hoàn toàn mới được xây cất thêm, các lớp học rộng rãi khang trang hơn trước và cũng không gặp mặt được mấy thầy dạy học cũ của tôi và cũng không gặp lại một ai là bạn học cũ cùng lớp với tôi. Nói tóm lại mái trường xưa, nhìn toàn diện cảnh vật lẫn người, không còn giống như ngày xưa nữa, tất cả đều khác lạ. Do đó, cảm giác của tôi hôm đó hoàn toàn xa lạ với mái trường xưa, mà tôi hằng yêu mến vì tôi đã học ở đây 5 năm liên tục từ năm 1975 cho đến năm 1981.

Kỷ niệm thứ ba: Như đã giới thiệu sơ qua trong phần mở đầu trên đây, hôm nay tôi lại có dịp quay trở lại mái trường xưa lần thứ hai, để tham dự lễ ra trường của một cháu gái Cynthia Ngô, tốt nghiệp bằng Tiến Sĩ Luật Khoa, mà tôi là người đỡ đầu (God father) cho cháu theo học ngành luật khoa tại Đại Học OCU này. Nhìn lên trên sân khấu, chỉ thấy có 2 sinh viên Việt Nam lên lãnh bằng tốt nghiệp, làm cho tôi nhớ lại ngày ra trường của tôi, cũng chỉ có mình tôi là sinh viên Việt Nam duy nhất lên lãnh bằng tốt nghiệp. Nhưng lần này cảnh tượng ngôi trường không khác lạ mấy với tôi, so với ngày ra trường của con trai út của tôi vào năm 2004. 

Tuy nhiên nhân dịp này có một sự kiện hết sức độc đáo bất ngờ xẩy ra, là trong ngày ra trường của cháu Cynthia, tôi gặp lại một cựu tù nhân da mầu, mà anh này cho tôi biết hiện nay anh đã tốt nghiệp với văn bằng tiến sĩ luật khoa, nhưng chưa có bằng hành nghề luật sư (Bar license) đang làm việc cho một trong 3 hãng luật (Law firm) lớn nhất tại tiểu bang này, mà anh chỉ ngồi nghiên cứu những án lệ (Case laws), để ngồi viết những bài lý đoán (Pleadings) cho những luật sư trong hãng của anh, mà những luật sư này chuyên biệt ra tòa tranh tụng (Trial lawyer), để bênh vực cho thân chủ của hãng. 

Anh nói tới đây, làm tôi nhớ lại, cách đây 12 năm, khi tôi ghi danh tham dự khóa luyện thi lấy bằng hành nghề luật sư (Bar review) tại tiểu bang Louisiana, một vị giáo sư giảng dạy môn hình luật (Criminal law) cho biết, tùy theo luật lệ hành nghề luật sư (Professional responsibilities) của từng tiểu bang, nếu một cựu tù nhân phạm trọng tội đại hình, có thể bị cấm thi lấy bằng hành nghề luật sư hoặc bị treo giò (Suspension) một thời gian, cấm không cho thi. Còn vấn đề học lấy bằng luật khoa thì không cấm. Có lẽ vì anh là cựu tù nhân phạm tội đại hình (Former felony prisoner) hoặc anh còn đang trong tình trạng tiếp tục thi hành cho xong bản án tại ngoại (Parole), cho dù đương sự có bằng tiến sĩ luật khoa, nhưng vẫn nằm trong thời gian thi hành bản án tại ngoại, nên chưa được phép dự thi để lấy bằng hành nghề luật sư (Bar license); chứ thực ra đương sự là một người rất có tài nói năng hùng biện (Eloquent speech), mà tôi được biết rõ đương sự như sau:
 
Cách đây khoảng trên 12 năm, trong thời gian hơn một năm anh bị giam ở trại tạm giam (Jail), là nơi tôi đang phục vụ cho anh em nam nữ tù nhân vào những ngày nghỉ cuối tuần, trong nhiệm vụ là tuyên úy trại tù và trong suốt thời anh bị tạm giam ở đây, để chờ đợi đi trình diện những phiên tòa xét xử anh về tội buôn bán cần sa ma túy, nên tôi có rất nhiều dịp được tiếp xúc trực tiếp để nói chuyện riêng với anh hàng giờ. Lúc đó, anh khoảng 22 tuổi, đã học xong bậc trung học, nói năng rất hoạt bát hùng biện, tỏ ra anh là một thanh niên thông minh đầy mưu lược, có lần anh tâm sự cho tôi biết, anh rất tức giận vì vị luật sư miễn phí bênh vực cho anh trước toà, đã không thèm đến thăm hỏi anh, để thu thập thêm các tin tức cần thiết khác, hầu có thể bênh vực cho anh được  án nhẹ trước tòa, nhưng luật sư bênh vực cho anh chỉ đến gặp mặt anh vẻn vẹn có một lần duy nhất, trước một ngày phiên tòa xét xử, anh cho rằng vì thế anh đã phải lãnh án ở tù khá nặng tới 15 năm, nhưng may mắn cho anh chỉ phải ở trong tù có 7 năm rưỡi, thời gian còn lại của 15 năm, anh được hưởng quy chế tại ngoại, tù tại gia (Parole) vì suốt thời gian anh ở tù, anh được Ban Giám Thị trại tù ghi nhận hạnh kiểm của anh rất tốt và anh tiếp tục tâm sự với tôi, là sau khi anh mãn hạn ở tù, anh sẽ cố gắng ghi danh học luật để trở thành một luật sư và sẽ tình nguyện bào chữa miễn phí cho những người nghèo phạm tội hình sự, không có tiền thuê mướn luật sư bênh vực cho họ. 

Tôi có hỏi anh là anh lấy tiền đâu ra để trả tiền học phí? Anh trả lời tôi là nhờ vào nhiều lần buôn bán cần sa ma túy trong 2 năm liền, mà không bị nhân viên chính quyền bắt anh, nhờ thế anh đã để dành được một số tiền hơn 4 trăm ngàn Mỹ Kim, anh bỏ hết số tiền mặt này vào trong một cái chum (Jar) có nắp đạy kín, chung quanh nắp anh dán kín bằng một loại keo dính chặt đặc biệt (Super glue), để nước không thể thấm vào bên trong chum làm hư nát tiền, anh đào một lỗ thật sâu xuống lòng đất ngay đằng sau vườn nhà anh, rồi anh đem chôn cái chum này xuống, không ai biết, trước khi anh bị bắt giam là lần đầu tiên này. Vì thế, khi nhân viên chính quyền đến khám xét nhà anh, chỉ tịch thâu được một số thuốc sì ke ma túy mà anh cất giấu trong nhà, chưa kịp đem đi bán và tịch thâu được một số hiện kim tiền mặt hơn 5 ngàn đồng. Nhưng đến khi anh được phép ra khỏi nhà tù, để tiếp tục thi hành bản án tù 15 năm tại gia, thì căn nhà của anh mà trước đây anh chôn giấu tiền, đã bị chính quyền tich thâu và đã đem đi bán đấu giá mất rồi; anh kể tiếp, rất may có người bạn thân anh như anh em ruột, anh nhờ người bạn này cho vay 65 ngàn và đứng tên mua căn nhà này cho anh. Sau khi mua căn nhà này xong, anh đào đất nơi anh chôn cái chum và đưa cái chum lên mặt đất, mở chum ra thấy số tiền hơn 4 trăm ngàn Mỹ kim vẫn còn nguyên vẹn, không bị hư nát, anh trả lại liền một lúc số tiền vay nợ bạn mình, số tiền còn lại anh dùng trả tiền học phí, để cuối cùng anh ra trường với văn bằng tiến sĩ luật khoa, như anh đã tâm sự với tôi trong ngày ra trường của cháu Cynthia, mà vừa được thuật lại trên đây.
 
Một điều làm tôi phải nể phục anh nhất, là mặc dù hiện tại anh chưa có bằng hành nghề luật sư, để trực tiếp có quyền hạn đứng ra bênh vực tội trạng trước tòa, cho những người nghèo vô tình hay chủ ý vi phạm pháp luật; tuy nhiên anh cho tôi biết, là anh vẫn trích ra hàng tháng một phần tiền lương của anh, để trả cho luật sư đứng ra bênh vực cho một số phạm nhân nghèo trước tòa, mỗi khi họ đến nhờ cậy anh giúp đỡ. 

Phải thành thật mà nói, sau hơn 32 năm đặc trách Luật Sư Đoàn Liên Bang tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, tôi nhận thấy rất hiếm có luật sư nào lại có tấm lòng bác ái, biết thương phạm nhân nghèo, như anh cựu tù nhân da mầu này, đang làm việc trong ngành tư pháp Hoa Kỳ.


Blog Archive