Nếu chiến tranh Trung - Nhật bùng nổ ai sẽ chiến thắng?
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
Lính Tàu chạy như chuột ở Nam Sudan
- Đầu năm 2015, Bắc Kinh bắt đầu triển khai hàng trăm binh lính tới Nam Sudan. Đây là lần đầu tiên nước nầy đưa một tiểu đoàn bộ binh tới tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ và lần nầy, tiểu đoàn bộ binh của Trung cộng (TC) chứng tỏ có năng lực chiến đấu. Lực lượng TC gìn giữ hòa bình có nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho các địa điểm đặt căn cứ của LHQ và bảo vệ những người dân thường đang phải trốn chạy khỏi tình trạng bạo lực và hơn 1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, theo ước tính của truyền thông TC.
Truyền thông TC nhấn mạnh: Việc triển khai binh lính tới Nam Sudan khẳng định vai trò ngày càng lớn của Bắc Kinh trong các vần đề quốc tế và cho rằng, việc Bắc Kinh điều binh tới Nam Sudan là chứng minh cho vai trò lớn của nước nầy, có tầm ảnh hưởng tới quốc tế.
Ông Daniel Wagner, giám đốc điều hành công ty quản lý rủi ro đặt tại Mỹ County Risk Solution cho rằng: “Giống như các nước khác, TC quan tâm tới việc bảo vệ lợi ích của mình, cũng như thể hiện uy quyền,” ông Wagner nhận định. “Ngoài nghi vấn về dầu hỏa, có một nghi vấn lớn hơn về việc TC đứng ra nhận trách nhiệm như một cường quốc quân sự thế giới đang nổi lên và chúng ta có thể coi là một phép thử khả năng và tinh thần chiến đấu của họ.”
Đài VOA dẫn thông tin từ tổ chức nhân quyền Center For Civilians in Conflict (Tổ chức bảo vệ thường dân trong các cuộc xung đột)cho biết: Ngày 11/7/2016, có hơn 100 tay súng nổi dậy đã tấn công căn cứ LHQ tại thủ đô Juba, Nam Sudan. Tại đây, lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ bao gồm các binh sĩ Ethopia và lính TC. Để bảo vệ hàng chục ngàn dân thường đang lánh nạn, binh sĩ Ethopia đã giúp sơ tán thường dân và ở lại chiến đấu, ngược lại thì lính Tàu lại vứt súng tháo chạy như chuột. Có ít nhất 5 nhân viên quốc tế của LHQ bị hãm hiếp tập thể, hàng chục người khác bị tấn công, một phóng viên người Nam Sudan bị sát hại.
Viên tướng Johnson Mogoa Kimani Ondieki, người Kenya vô can bị vạ lây vì lính Tàu tháo chạy ở Nam Sudan. Ngày 2/11, ông bị Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon cách chức Tư lệnh lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan.
Kết quả điều tra độc lập đặc biệt do LHQ tiến hành điều tra về đụng độ xảy ra từ ngày 8/7 đến ngày 11/7 cho thấy ít nhất 73 người đã bị sát hại, trong đó có hơn 20 người chạy loạn tìm đến sự bảo vệ của LHQ. Hai binh sĩ gìn giữ hòa bình và một phóng viên địa phương bị thiệt mạng. Ngoài ra, nhiều nhân viên cứu trợ bị hãm hiếp tập thể. Hiện LHQ đang triển khai 16.000 binh sĩ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan với sự góp mặt của binh lính Nhật Bản thay thế lính Tàu bỏ của chạy lấy người.
Ngày 21/11/20016, các chiến binh Nhật Bản đến sân bay Juba, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ. Đây là nhóm binh lính đầu tiên được gởi ra chiến đấu tại nước ngoài sau 70 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh Thế chiến II. Chính phủ Nhật vừa trao thêm quyền cho nhóm chiến binh mới nầy, cho phép dùng vũ lực để ứng cứu trong các trường hợp nhân viên LHQ hay nhân viên cứu trợ kêu cứu khẩn cấp vì bị tấn công. Nhóm chiến binh nầy cũng có kế hoạch chiến đấu để bảo vệ các cơ sở của LHQ đã từng bị tấn công trước đây, nơi mà lính Tàu từng vứt súng bỏ chạy như đàn chuột. Các chiến binh Nhật cũng sẽ hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng cơ sở hạ tầng ở thủ đô Juba.
Ông Tsuyoshi Higuchi, một giới chức thông tin quân sự Nhật Bản nói với Reuters rằng, có 67 chiến binh đã đến Nam Sudan vào sáng ngày thứ hai. Một nhóm 63 chiến binh khác sẽ có mặt vào chiều cùng ngày. Nhóm cuối cùng trong số 350 binh sĩ sẽ đến nơi vào ngày 15/12/2016. Năm 2015, Nhật Bản thông qua đạo luật cho phép quân đội Nhật tham gia giải quyết các xung đột ở nước ngoài, vứt bỏ chính sách chỉ chiến đấu để tự vệ lâu nay. Nếu các cơ sở của LHQ lại bị quân nổi dậy tấn công, liệu những chiến binh Nhật Bản có vứt súng bỏ chạy như lính Tàu hay không? Tôi tin là không vì những chiến binh Nhật Binh nổi tiếng chiến đấu can trường trên thế giới, họ sẽ chiếu đấu đến người cuối cùng.
Những huyền thoại về tinh thần chiến đấu của chiến binh Nhật Bản:
Một câu chuyện thật cảm động đã khiến hàng triệu người Nhật đã rơi lệ. Bạn sẽ hiểu thế nào là “quân kỷ” là kỷ luật trong quân đội, vì sao mà quân đội Nhật Hoàng thời Thế chiến II đã gây sóng gió trên mặt trận Thái Bình Dương. Câu chuyện huyền thoại nầy được kể lại như sau:
“30 năm đã trôi qua kể từ khi Thế chiến II kết thúc, nhưng viên sĩ quan Hiro Onoda vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại quân Mỹ trong rừng rậm Philippines. Ông ta không tin chiến tranh đã kết thúc. Đó là buổi sáng ngày 10/3/1974, từ trong rừng rậm, một người trung niên Nhật có dáng gầy gò trong bộ quân phục tả tơi của quân đội Nhật Hoàng, tay xách khẩu súng bước ra để trình diện tại đồn cảnh sát ở đảo Lubang, Philippines. Người nầy cúi đầu nói: “Tôi là Hiro Onoda, thực hiện mệnh lệnh của cấp trên để tới đây đầu hàng”. Các cảnh sát Philippines há hốc mồm kinh ngạc, bởi từ thời điểm Thế chiến II kết thúc đã gần 30 năm trôi qua rồi.
Ông Hiro Onada đã trải qua cơn sốc kinh khủng khi mọi người nói rằng chiến tranh đã kết thúc vào năm 1945. Ánh mắt của Hiro Onada tối sầm lại, nói: “Làm sao mà nước Nhật bại trận được? Vì sao mà tôi phải nâng niu cây súng của mình suốt từng ấy năm trời và các bạn bè tôi phải chết? Tôi không biết phải trả lời ông ấy làm sao?” Hiro Onada ngồi và khóc nức nở.
Câu chuyện huyền thoại của sĩ quan Onada tại khu rừng rậm Philippines bắt đầu ngày 17/12/1944 khi mà chỉ huy của anh là Thiếu tá Taniguchi hạ lệnh cho người thuộc cấp 22 tuổi Onada cùng một số chiến binh khác tiến hành chiến tranh du kích chống lại quân Mỹ tại Lubang. Taniguchi nói:
“Chúng ta chỉ tạm thời rút lui, các anh hãy vào rừng làm lều, chuẩn bị kho vũ khí... Tôi cấm các anh tự tử hoặc đầu hàng. Có thể phải ẩn náu 3 năm, 4 năm hay 5 năm, nhưng tôi sẽ quay lại với các anh. Lệnh nầy chỉ có tôi mới được quyền thay đổi”.
Lúc bấy giờ quân Mỹ chuẩn bị đổ bộ xuống Lubang và Onada cùng 2 chiến binh Nhật khác rút lui vào rừng rậm theo mệnh lệnh. Sau nầy, người ta đã đến xem nơi trú ẩn của Onada trong rừng, ở đó có căng tấm biểu ngữ viết bằng tiếng Nhật: “Tiến hành chiến tranh đến ngày chiến thắng”. Còn trên bức vách có treo hình Nhật Hoàng. Onada không hiểu điều gì đã xảy ra với các tiểu đoàn Nhật khác.
Thế rồi, năm nầy qua năm khác, Onada ăn hoa quả và uống nước suối trường kỳ chiến đấu trong rừng rậm trong suốt ngần ấy năm trời, như người chiến binh “Samurai cuối cùng”. Cứ một lần một tháng, anh ta cùng hai người đồng đội tiến ra bìa rừng phục kích bắn vào một chiếc xe jeep quân sự rồi nhanh chóng rút lui.
Nhưng đến năm 1950, một người trong nhóm đã không chịu nổi sự căng thẳng nên trốn ra đầu hàng cảnh sát. Onada cùng một đồng đội lại đi sâu thêm vào rừng làm chỗ trú ẩn kín đáo, tiếp tục cuộc chiến tranh của mình. Onada luôn tin tưởng rằng, cấp chỉ huy sẽ quay lại vì họ. Có một lần, Onada định tự sát, nhưng ngay lập tức từ bỏ ý nghĩ này vì Thiếu tá Taniguchi đã ra lệnh không được làm như thế.
Vào tháng 10/1972, Onada và người đồng đội đặt trái mìn cuối cùng trên đường gần làng Imora để phục kích quân Philippines. Trái mìn không nổ, người đồng đội bị bắn chết, còn Onada bỏ chạy vào rừng sâu. Cái chết của người lính Nhật này sau 27 năm khi nước Nhật đầu hàng đã gây chấn động cả nước Nhật. Một đội tìm kiếm được nhanh chóng thành lập để đến Malaysia, Philippines để tìm kiếm những người lính của quân đội Nhật Hoàng còn ẩn náu trong rừng kể từ khi Thế chiến II kết thúc.
Gần 30 năm các đội biệt động thiện chiến không phát hiện ra Hiro Onada; cuối cùng một khách du lịch Nhật tên là Suzuki khi đi sưu tập bướm trong rừng, đã tình cờ gặp Onada. Người nầy khẳng định với Onada “the last Samurai” rằng, nước Nhật đã đầu hàng, chiến tranh đã kết thúc từ lâu. Onada trả lời: “Tôi không tin! Thiếu tá Taniguchi chưa thay đổi mệnh lệnh thì tôi vẫn tiếp tục chiến đấu”.
Quay trở lại Nhật Bản, Suzuki tìm mọi cách gặp thiếu tá Taniguchi. Họ cùng nhau đến khu rừng Lubang, tìm nơi Onada ẩn náu. Khi ấy, Taniguchi mặc quân phục và ra lệnh Onada phải ra đầu hàng. The last samurai vác súng trên vai và đến đồn cảnh sát đầu hàng. Chính phủ Philippines cho phép Hiro Onada trở về quê hương, ông choáng ngộp vì quê hương đã thay đổi, vĩ đại hơn khi thấy nhìn thấy cao ốc, xe cộ, hàng điện tử tối tân...
Giờ đây ở tuổi 85, nếu có ai hỏi, ông chỉ trả lời một câu: “Nếu như thiếu tá Taniguchi không đến ra lệnh cho tôi đầu hàng thì điều gì sẽ xảy ra? Rất đơn giản, tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến tận bây giờ...” Cuộc đời của người lính The last Samurai Hiro Onada được dựng thành phim để tôn vinh tinh thần tuyệt đối thi hành lệnh của thượng cấp theo quân kỷ và đó sức mạnh của quân đội Thiên Hoàng.
Huyền thoại về phi công “Thần phong” của Nhật Bản:
Trong Thế chiến II, Nhật có đạo quân được ghi vào huyền thoại và nhận được sự tôn trọng từ cả hai phía. Đó những phi công “Thần Phong” (Kamikaze). Các phi công Kamikaze sẽ lái phi cơ của mình, thường là chở đầy thuốc nổ, bom, thủy lôi và bình đựng xăng, lao xuống đâm vào chiến hạm địch với vai trò “hỏa tiển sống” trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm tăng tối đa độ chính xác và tổn thất tối đa cho địch quân so với bom đạn thông thường. Mục tiêu của các phi công này là đánh phá các chiến hạm địch của phe đồng minh càng nhiều càng tốt.
Đến cuối năm 1944, Nhật yếu thế toàn diện trên không và trên biển. Các chiến đấu cơ Zero Nhật Bản ngày càng lỗi thời thua kém về số lượng và chất lượng so với phi cơ Hoa Kỳ, đặc biệt là các máy bay F6F Hellcat và F4U Corsair. Không quân và hải quân Nhật (IJNAS) bị tiêu hao trong các trận không chiến tại quần đảo Solomon, đảo New Guinea. Thêm nữa, trong trận đánh trên biển Philippines, Nhật mất hơn 400 máy bay trên tàu sân bay và phi công giàu kinh nghiệm ngày càng trở nên hiếm hoi. Riêng trận đánh Okinawa, Nhật còn mất khoảng 4.000 máy bay Kamikaze.
Làm thế nào để dùng những phi công non kinh nghiệm đánh được tàu chiến Mỹ thì còn một cách là dùng đến phi công tự sát “Kamikaze”. Những người tình nguyện hy sinh gồm nhiều thành phần phi công chính quy, binh sĩ, sinh viên được huấn luyện cấp tốc trong vòng 7 ngày và tiến công cảm tử. Theo đó, phi công được hướng dẫn phải bổ nhào vào giữa tháp chỉ huy và ống khói tàu, vì đó là cách hiệu quả nhất để đánh chìm tàu Mỹ.
Ngày 21/10/1944, chiến thuật kinh người nầy được triển khai và thu được thành công vang dội. Chỉ trong 5 ngày, 55 Kamikaze đã đánh bị thương các tàu sân bay hộ tống lớn Sangamon, Suwannee, Santee và tàu sân bay hộ tống nhỏ White Plains, Kalinin Bay và Kitkun Bay. Tổng cộng có 7 Hàng không mẫu hạm bị đánh trúng, cộng với khoảng 40 tàu khác với 5 chiếc bị chìm, 23 bị thương nặng và 12 bị thương nhẹ. Tổng kết lại, trong 1.900 phi vụ Kamikaze đã đánh đắm khoảng 30 tàu chiến Mỹ, làm thiệt hại gần 300 chiếc khác và 4.907 lính Mỹ đã tử trận.
Nhật Bản đủ sức đối phó với đội quân yếu tinh thần TC:
Quân đội TC có tổng binh lực 2,3 triệu người, có quy mô khổng lồ, nhưng trang bị cồng kềnh lạc hậu, tinh thần chiến đấu không cao, lực lượng phòng vệ Nhật Bản đủ sức đối phó. Tờ “Hoàn Cầu” TC ngày 26/6 có bài viết với chủ đề: “Báo Nhật: Quân đội Trung Quốc tuy đông nhưng tinh thần chiến đấu binh sĩ không cao, Quân đội Nhật Bản tinh nhuệ đủ sức ứng phó”.
Khu vực đồn trú Ainoura của đơn vị WAIR ở thành phố Sasebo, tỉnh Nagasaki ngày 24/6 lần đầu tiên công khai triển lãm quá trình huấn luyện học tập, sử dụng tàu đổ bộ nhỏ đến tác chiến. BQP Nhật Bản đang cố gắng nâng cao khả năng phòng vệ các đảo nhỏ. Đơn vị WAIR sẽ trở thành lực lượng trung tâm của Quân đoàn cơ động đổ bộ quy mô khoảng 3.000 người.
Theo tờ “Asahi Shimbun” Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản đã đưa việc xây dựng Quân đoàn cơ động vào Đại cương phòng vệ, mục đích là bảo đảm có thể nhanh chóng đổ bộ chiếm lại đảo bị TC xâm chiếm. WAIR là đơn vị tinh nhuệ của Nhật Bản sẽ tiến hành tác chiến đoạt lại đảo sau khi BQP Nhật Bản giả định quân đội TC đổ bộ lên đảo Senkaku. Trước tiên tàu khu trục Murasame của lực lượng phòng vệ được điều động đến vùng biển cách đảo Senkaku 10 km để tuần tra và trinh sát, vài chục binh sĩ tinh nhuệ WAIR lên xuồng cao su, tận dụng màn đêm đổ bộ lên đảo Senkaku trinh sát, sau đó tiếp tục có 200 binh sĩ đổ bộ lên đảo tiến hành tác chiến.
Học thuyết quân sự mới thúc đẩy PLA tác chiến tòa cầu:
Tinh thần chiến đấu của Quân đội TC (PLA) chưa đụng trận đã tháo chạy như đàn chuột ở Nam Sudan, đó là tinh thần chiến đấu của PLA! Nhưng, Tập Cận Bình là một tên lãnh tụ điên cuồng theo đuổi chủ nghĩa bành trướng chưa thấy rõ yếu điểm của lính Tàu vừa hèn nhát, vừa sợ chết. Mới đây, Quân đội TC (PLA) ban hành tài liệu hướng dẫn quân sự mới có tên gọi “nâng cao sức mạnh nhanh chóng” cho các đơn vị chiến đấu.
Washington Times ngày 7/12 dẫn báo cáo tình báo của BQP Hoa Kỳ: “Học thuyết quân sự mới của TC đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ phòng thủ khu vực sang các hoạt động tác chiến trên phạm vi toàn cầu, có sự tham gia của toàn bộ các quân binh chủng”, một quan chức quân sự Mỹ nhận xét. Nếu Bắc Kinh muốn chuyển từ phòng thủ sang các hoạt động tác chiến trên phạm vi toàn cầu thì điều kiện tiên quyết Quân đội TC (PLA) phải có vài tàu sân bay tối tân như Hải quân Hoa Kỳ.
Sự kiện tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga không thể khắc phục kịp thời bộ phận cáp hãm trên mặt boong, khiến chiếc MiG-29K gặp nạn, toàn bộ máy bay tiêm kích gồm cả MiG-29K và Su-33 được lệnh chuyển sân lên bờ, đồn trú tạm thời tại căn cứ không quân Hmeymim thuộc tỉnh Latakia của Syria. Các kỹ sư Nga đã nỗ lực khắc phục để đón các chiến đấu cơ của mình về tổ, nhưng tất cả chỉ là biện pháp tạm thời, mang tính vá víu. Thế rồi, lại có Su-33 rơi xuống biển vì hệ thống cáp hảm. Như vậy, có thể thấy sự kiện trên là cực kỳ nghiêm trọng bên cạnh một loạt các lỗi kỹ thuật khác của tàu sân bay này.
Tàu cộng cũng đứng ngồi không yên với tàu sân bay Liêu Ninh, cùng loại với Kuznetsov mà nước nầy mua lại tàu sân bay phế thải của Ukraina. Chiếc tàu sân bay Liêu Ninh cũng gặp những sự kiện tương tự như vậy, thậm chí còn nghiêm trọng hơn do tàu nầy đã bị bỏ xó hàng chục năm trời. Cả hai tàu sân bay Kuznetsov và Liêu Ninh đều chính thức trở thành cổ quan tài di động trên biển, trong đó thành tích đáng nể của tàu sân bay Liêu Ninh khi chỉ trong một thời gian ngắn nó đã khiến có 3 phi công tử nạn
Các tướng lãnh chỉ huy Hải quân và không quân Nga rất hiểu những sự kiện này đều mang tính hệ thống, vì một khi đã là lỗi thiết kế thì bó tay. Có nhiều người đưa ra quan điểm cực đoan rằng, Nga hãy dũng cảm “đánh chìm tàu sân bay Kutnetsov để rũ bỏ gánh nặng lo âu, để không còn phải nghe tới những vụ máy bay rơi, phi công đã thiệt mạng!”
Quân đội TC (PLA) lấy phương tiện gì để hoạt động tác chiến trên phạm vi toàn cầu? Đô đốc Nhật Bản Isoruku Yamamoto đã nói rằng: “Từ trận Trân Châu cảng, không một quốc gia nào đã duy trì bất cứ một mức độ chế ngự thế giới mà không có lực lượng “Hàng không mẫu hạm” để đại diện quyền lực của nó quanh địa cầu.”
Ngày nay, lực lượng HKMH của Hoa Kỳ bảo đảm cho nước Mỹ một quyền lực vĩ đại duy nhất trên thế giới. Với 11 chiếc HKMH và chiếc thứ 12 là Gerald R. Ford thế hệ mới sẽ chiếm ưu thế trên biển và trên không của Mỹ. Sau một loạt thử nghiệm trước năm 2015 và đã trang bị cho Hải quân Mỹ vào năm 2016. HKMH Gerald R. Ford có thể mang được 90 máy bay và máy bay trinh sát tấn công không người lái tàng hình (UCAV) X-47B, có cả máy bay tiêm kích tấn công F-35 và các tên lửa ESSM với 2 bệ phóng có 32 tên lửa phòng không tầm gần, tên lửa phòng không Ram... thủy thủ là 4.500 người. HKMH Gerald R. Ford đủ sức đe dọa trực tiếp “tham vọng bá chủ” của Tàu Cộng. Nếu chiến tranh Trung-Mỹ bùng nổ, Hải quân TC đem tàu sân bay Liêu Ninh ra chọi với giàn HKMH của Hoa Kỳ quả là tham vọng điên rồ của Tập Cận Bình. “Giấc mơ Chệt” chỉ là ảo tưởng!!!
Ngày 13/5/2016, Đại tá Lương Dương, phát ngôn viên Hải quân TC (PLAN) xác nhận một chiến đấu cơ thuộc Hạm đội Đông Hải đã đâm vào một nhà máy khi đang thực hiện huấn luyện bay đêm tại thành phố Thái Châu, tỉnh Chiết Giang và trước đó vài tháng một chiếc J-10 khác rơi ở Thẩm Dương. Theo chuyên gia phân tích quân sự nước nầy, trong thời gian tới chắc chắn TC sẽ còn phải chứng kiến nhiều chiến đấu cơ của nước nầy rụng như sung.
TC sản xuất những phương tiện chiến trang toàn hàng dỏm. Thái Lan thẳng tay loại bỏ 6 tàu hộ vệ tên lửa HTMS Bangpakong (FFG 456) thuộc dự án 053HT (lớp Giang Hồ III) mua của TC vì ham giá rẻ. Chẳng bao lâu sau, Thái Lan đã thấy sự dại dột, đau đớn như bị lừa vì chất lượng của tàu này quá tồi tệ.
Xe tăng MBT-2000 của TC sản xuất cũng vậy, nó được quảng cáo như một thế hệ xe tăng chủ lực hiện đại tiên tiến của thế kỷ 21 và vì thế lại có thêm một kẻ bị lừa, đó là Peru. Thực chất nó một xe tăng “năm cha ba mẹ”, học đòi theo kiểu thiết kế xe tăng phương Tây. Như biết mình bị lừa, Peru tuyên bố hủy hợp đồng và trả lại 5 chiếc MBT-2000 đầu tiên mà nước nầy đã nhận.
Tin lời quảng cáo Radar tối tân do TC chế tạo, có khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình F-22 của Mỹ, BQP Ecuador nhắm mắt đặt bút ký hợp đồng trị giá 60 triệu USD để rước về một số đài Radar YLC-2V và YLC-18 do Công ty CETC của TC sản xuất. Không ngờ, radar dường như mù tịt không thể hoạt động, chúng cứ trơ mắt ếch trước mọi mục tiêu từ to tới nhỏ bay nườm nượp suốt ngày. Cực chẳng đã, Eucador phải đòi lại tiền và yêu TC bồi thường với những thiệt hại nghiêm trọng.
Biển Hoa Đông bất khả xâm phạm?
Theo Tôn Ngô Binh Pháp, muốn thắng địch phải tạo cho mình cái thế bất bại truớc đã, rồi mới tính chuyện chiến thắng. Cuộc chiến tranh với Nhật Bản để đòi chủ quyền quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư chưa đúng lúc thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Bắc Kinh chỉ có thể gây hấn mà không dám gây chiến với Nhật, vì theo Ngô Tử nói rằng: “Ngày xưa người ta muốn mưu đồ việc quốc gia đại sự, tất truớc phải dạy trăm họ mà thân muôn dân. Có 4 điều bất hòa:
- Bất hòa ở trong nước thì không thể ra quân.
- Bất hòa ở trong quân thì không thể ra trận.
- Bất hòa ở trong trận thì không thể tiến chiếm.
- Bất hòa ở chiến thì không thể quyết thắng.”
Hiện nay, ĐCSTQ đang phải đối mặt với nhiều cuộc chiến trong nước để tồn tại. Xin liệt kê một vài vấn đề nan giải của Đại Lục hiện nay như:
[1] Các khu tự trị bất ổn:
Từ đầu năm 2016, Bắc Kinh tái phối trí lực lượng vũ trang PLA từ 7 Quân khu xuống còn 5 Quân khu. Với việc thành hình 5 Quân khu, Bắc Kinh sẽ tăng cường phần lớn lực lượng vũ trang ở phía Tây cũng như phía Bắc. Quân khu phía Tây với quy mô lớn nhất với hơn 1/3 bộ binh của PLA để sẵn sàng trấn áp các cuộc nổi dậy, đấu tranh đòi “Độc lập Dân Tộc” của nhân dân Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông với sự hậu thuẫn của Nhà nước Hồi giáo (IS). Mặc dù dân số những khu vực tự trị này chỉ chiếm 22% và phần lớn là dân tộc thiểu số.
Quân khu phía Tây rất quan trọng đến sự sống còn của chế độ “Cộng sản độc tài toàn trị” TC, vì các khu vực dân tộc thiểu số gần Afghanistan, được coi là quê hương khủng bố cực đoan. Có nguồn tin, Tập Cận Bình đang nghiên cứu đề nghị chuyển trụ sở của Quân khu Tây đóng tại Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương, thay vì đặt tại Thành đô (Tứ Xuyên) hay Lan Châu (Cam Túc).
[2] Xã hội đại lục phân hóa giàu - nghèo:
Diện tích canh tác trên đầu người ở nông thôn đang bị thu hẹp dần vì kế hoạch “công nghiệp hóa” và “đô thị hóa” của nhà nước và nạn cướp đất của bọn cường hào ác bá tại địa phương. Nông dân chiếm khoảng 70% - 80% dân số, có số thu nhập rất thấp vì không còn đất để canh tác nên họ phải sống tha phương cầu thực, trôi giạt ra các thành phố lớn để bán sức lao động với giá rẻ mạt. Họ sống chui rúc trong các căn nhà ổ chuột, thiếu hẳn những tiện nghi tối thiểu, cả trăm người dùng chung 3 căn nhà vệ sinh ở Bắc Kinh. Người công nhân lao động nhập cư đang đứng bên lề xã hội trong các thành phố, họ bị xem như là lực lượng lao động rẻ tiền, không được hội nhập và phân biệt đối xử tàn tệ.
Theo danh sách 186 quốc gia theo GDP bình quân đầu người năm 2014 thì Tàu Cộng đứng hạng 79 với bình quân đầu người là 7.589 USD theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (kém xa Malaysia hạng 64 với 10.804 USD/ đầu người. Nhưng trên thực tế, hiện nay có từ 120 tới 200 triệu người nông dân vào thành phố làm thuê, làm mướn. Nếu tình GDP/ đầu người thì họ được chia ra như sau:
- Trên 150 triệu người thu nhập được 01 USD/ ngày.
- Trên 468 triệu người thu nhập được 02 USD/ ngày.
Do quá tham vọng “đô thị hóa” (urbanization) của Bắc Kinh nên xã hội Đại Lục phân tán. Khoảng cách giữa người giàu và nghèo, giữa các tỉnh thành dọc theo duyên hải phía Đông giàu có và vùng nông thôn trong nội địa nghèo đói cách xa nhau một trời một vực. Tiến hành công nghiệp hóa, nông dân Đại Lục bị mất dần ruộng đất ngày càng nhiều, nhưng tiền bù thiệt hại quá thấp.
Tiến sĩ Chen Quangjin - Phó Viện trưởng Viện Xã Hội học (TC) - nhận định: “Khi so sánh bất bình đẳng giữ nông thôn và đô thị, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn bức bách ở nông thôn, người nông dân phải tìm lối thoát ra thành thị,” ông khẳng định. “Tại nhiều nơi ở Hoa Lục chính quyền địa phương vẫn còn phân biệt hộ tịch giữa nông thôn và đô thị. Việc nầy gây nên xã hội bất bình đẳng dẫn tới nhiều cuộc xung đột bạo lực chống đối các nhân hoặc tập thể đối với việc thu thuế nông nghiệp và trưng thu ruộng đất.”
Nhà bỉnh bút Rana Foroohar thuộc tuần báo New Week nói: “Chỉ cần khoảng 50 phút lái xe ra khỏi Bắc Kinh, quang cảnh hoàn toàn đổi khác. Trong lúc tầng lớp trung lưu sống thoải mái với thu nhập 10.000 USD/ năm thì có tới 36% trong số 1,3 tỷ người Tàu sống chỉ với 01 USD/ ngày”.
Lời kêu gọi của Tập Cận Bình “giấc mơ Chệt” chẳng còn còn ai muốn nghe. Tuyệt đại đa số dân Hoa Lục xem hố sâu bất bình đẳng giàu nghèo, nạn quan chức lạm quyền và tệ nạn tham nhũng vẫn còn tồn tại do chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” không có kết quả và là mối đe dọa nghiêm trọng cho tương lai nước nầy. Tệ nạn ĐCSTQ ngồi trên pháp luật được Hồ Đức Bình, Ủy viên Hiệp Thương mô tả, chế độ CSTQ hiện nay tệ hại không kém gì chế độ đời nhà Thanh.
[3] Những thảm họa môi trường hết thuốc chữa:
Hoa Lục đang ở vào một số quốc gia suy thoái nhất hành tinh về môi sinh. Trong 3 thập niên qua, TC không chú trọng đến môi sinh mà chỉ chạy theo chỉ tiêu phát triển kinh tế, gây nên tình trạng ô nhiễm đến độ cực kỳ nguy hiểm. Cái giá phải trả cho sự phát triển thần kỳ của TC làm nguồn nước bị ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau: 70% nước sông hồ và 90% nguồn nước ngầm đã làm cho hơn 10% cây công nghiệp bị nhiễm kim loại nặng:
- Sông Dương Tử (Yangtze): Mọi năm có khoảng 30 tỷ tấn nước ô nhiễm chưa xử lý đã thải ra sông. Ngoài ra, sông Dương Tử còn phải gồng mình tiếp nhận 24 tỷ tấn chất phế thải công nghiệp.
- Thái Hồ: Là hồ chứa nước ngọt lớn nhất ở Hoa Lục đã bị ô nhiễm tới mức chính phủ phải bỏ ra 15 tỷ USD để cứu Thái Hồ trong vòng 10 năm. Chính phủ phải đóng cửa 772 xí nghiệp hóa chất, 125 nhà máy chế tạo bình accu và 76 nhà máy giấy.
- Hắc Long Giang (Heilongjang): Sông này chạy dọc theo biên giới Nga - Hoa là dòng sông ô nhiễm nhất Hoa Lục. Nhiều khúc sông dài cả trăm cây số, nước đen ngòm vì chất thải kỹ nghệ. Dân Nga ở phía bên kia biên giới hàng ngày phải vớt hàng ngàn thùng hóa chất bằng nhựa do dân Tàu quăng xuống sông Hắc Long Giang một cách vô trách nhiệm.
- 28.000 dòng sông biến mất: Trong 20 năm qua, có tất cả 28.000 dòng sông ở Hoa Lục đã biến mất, bằng 50% trong tổng số các dòng sông tại đất nước đông dân nhất hành tinh nầy. Khai thác tài nguyên quá mức được cho là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nầy.
- Đập Tam Hiệp: Công trình xây dựng đập Tam Hiệp là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự biến mất của nhiều dòng sông. Chắc chắn thực trạng nầy sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nước cho quốc đông dân nhất thế giới nầy, vì theo báo cáo của LHQ, TC là một trong 13 quốc gia thiếu hụt tài nguyên nước sạch nghiêm trọng nhất toàn cầu.
- Hạn hán: Hàng năm, Hoa Lục phải trải qua những đợt hạn hán khủng khiếp. Theo AFP, nông dân phải quay cuồng trong cơn hạn hán (reeling from drought) hoành hành ác liệt ở khu tự trị Nội Mông và Hồi Ninh Hạ cùng các tỉnh Cam Túc, Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc... TC có tổng cộng 422 triệu ha đất canh tác và 388 triệu gia súc lâm vào tình trạng thiếu nước canh tác và nước uống trầm trọng và còn kéo dài hàng năm biết đến khi nào mới chấm dứt.
Nếu chiến tranh Trung-Nhật bùng nổ ai sẽ chiến thắng?
Một cuộc chiến thực sự có thể xảy ra nếu ngoại giao thất bại. Đặt giả thuyết nó sẽ xảy ra, ai sẽ là người chiến thắng? Xin trích dẫn vài nhận định của chuyên gia phân tích như sau:
[1] Giáo sư James Holmes - Trường chiến tranh Hải quân Mỹ - bình luận trên tờ Foreign Policy, ông cho rằng: “Tokyo không thể so sánh với Bắc Kinh về số lượng khí tài. Nhưng các chiến hạm Nhật Bản đều được trang bị hàng thứ thiệt, nên chất lượng vượt qua đối thủ. Chẳng hạn nhiều tàu khu trục Nhật được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Aegis cùng hệ thống radar, máy tính và kiểm soát hỏa lực tương tự như các tàu chiến hàng đầu của Mỹ,” ông Holmes chỉ ra. “Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật (JMSDF) tích lũy nhiều kinh nghiệm tác chiến từ Thế chiến II và TQLC của Nhật rất nổi tiếng về tính chuyên nghiệp. JMSDF liên tục tập trận ở vùng biển Châu Á - TBD.”
[2] TS Subhash Kapila - Tổ chức Phân tích Nam Á của Ấn Độ - đánh giá: “Chiến binh Nhật Bản được rèn luyện có bài bản và có tinh thần chiến đấu bất khuất. JMSDF là lực lượng hải quân hùng mạnh nhất châu Á.”
[3] Trang mạng Strategy Page, ngày 10/10 đưa tin: “TC có số lượng “lục quân” khổng lồ trong khu vực đầy tính tấn công, những sự kiện nầy chỉ tạo ra nguy cơ cho các nước láng giềng như Philippines, VN... Nhưng trên biển thực lực hải quân và không quân của TC không thể địch nổi với Nhật Bản. Nhật Bản có tàu chiến trình độ hiện đại hóa cao hơn, tinh thần chiến kiên cường hơn.”
[4] Theo Christain La Miere - Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế - xét về sức mạnh Không, Hải quân giữa TC và Nhật Bản, một khi gây chiến, hải quân TC tuyệt đối không phải là đối thủ của Nhật Bản; Không quân tuy có vẻ lạc quan hơn song cũng không thể giành phần thắng.
[5] Theo Vasily Kashin - Trung tâm Phân tích Chiến lược & Công nghệ Nga - cho rằng: “Ở trên biển, Bắc Kinh hoàn toàn không có ưu thế số lượng mang tính áp đảo; đồng thời về chỉ tiêu chất lượng, tàu chiến TC hoàn toàn thua xa Nhật Bản và sẽ đại bại nếu đụng độ sức mạnh liên minh Nhật Bản - Hoa Kỳ.”
[6] Theo Konstanin Sivkov - Phó Viện trưởng Học viện Địa chính trị Nga - cho rằng: “Sự có mặt của yếu tố Mỹ sẽ làm cho TC không thể tiến hành các hành động quân sự ở khu vực tranh chấp. Một khi TC đụng độ với hạm đội Mỹ - Nhật liên minh theo “Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật” sẽ đại bại và đồng thời Mỹ-Nhật tiến hành phản công rất mạnh đối với TC. Chắc chắn, tên lửa hành trình của Mỹ sẽ tấn công gây tổn thất lớn cho lực lượng không, hải quân nghiêm trọng và hạ tầng cơ sở của Bắc Kinh sẽ bị phá hủy hoàn toàn.”
Kết luận:
Một câu hỏi đặt ra với Bắc Kinh lựa chọn: “gây hấn” hay “gây chiến” với Nhật Bản? Nếu gây chiến tranh với Nhật Bản vì đảo Senkaku/ Điếu Ngư thì TC sẽ lâm vào thế “Nội tranh - Ngoại đấu”. Nền kinh tế của TC đang trên đà phát triển, nếu gây chiến tranh với Mỹ-Nhật thì nền kinh tế chắc chắn sẽ bị phá sản. Hoa Lục sẽ trở thành thời đại “đồ đá!”
Muốn tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ-Nhật tại châu Á -TBD, Tập Cận Bình sẽ dồn nỗ lực Tây Tiến sẽ có nhiều ưu thế hơn và an toàn vì chính phủ Pakistan đã chuyển giao quyền kiểm soát bến cảng Gwadar cho công ty Overseas Port Holding của TC. Một phần chiến lược Tây Tiến hiện nay, Bắc Kinh đã quyết định tăng cường xây dựng “Con đường tơ lụa mới” nối kết phía Tây Trung Hoa Lục Địa với Trung Á và Nam Á.
Kiểm soát được cảng Gwadar không những giúp TC giải quyết được nhược điểm quá lệ thuộc vào việc vận chuyển năng lượng qua eo biển Malacca chật hẹp mà còn giải quyết được những yếu điểm tương tự eo biển Hormus.
Ngoài ra, nó còn giúp Bắc Kinh tiếp tục các kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn dầu từ bến cảng Gwadar đến khu tự trị Tân Cương. Còn một lợi thế khác cho Bắc Kinh là bến cảng Hambantola của Sri Lanka đang phát triển tốt và thiết lập sự hiện diện của họ ở một quốc gia Nam Á; tuy nhiên, còn trở ngại nhỏ là khu vực chung quanh Baluch có nhiều chiến binh Hồi giáo quá khích bài Hoa.
Để thay cho lời kết nầy, xin mượn lời ông Charles Onyango-Obbo - Phóng viên của tờ báo Đông Phi - viết bài bình luận với chủ đề “Sự thống trị của Trung cộng” như sau: “Chỉ có sức mạnh về kinh tế thì không bao giờ đủ khả năng để quốc gia đó chi phối được thế giới bên ngoài biên giới của nó. Thực sự là giáo dục, công nghệ, văn hóa của nền âm nhạc, điện ảnh Hollywood, kinh doanh và thể thao cho phép Hoa Kỳ ngự trị khắp hành tinh. Trung Cộng đang trở thành một cường quốc rất quan trọng trên thế giới. Nhưng, nó sẽ không có vai trò thống trị”.
15.12.2016
Tổng hợp & Nhận định
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
No comments:
Post a Comment