Wednesday, December 28, 2016

Hội chứng tổ rỗng!/Empty nest syndrome


Dr. Nikonian
Người thích tự do và lang thang như gió


Nhiều người cứ nghĩ là bọn trẻ được du học Âu Mỹ bi giờ là may mắn hơn cha mẹ chúng hồi xưa. Ờ, thì tôi cũng nghĩ vậy: hồi xưa tôi vượt biên xém chết, chỉ thấy được biển cả và nhà tù. Giờ tụi nhóc nó cưỡi máy bay, nó học hành bay nhảy trong campus của Mỹ, sướng chớ!

Mừng cho tụi nó!

Nhưng nhiều khi nghĩ lại, tôi thấy mình chưa lường hết hậu quả xã hội của việc “ty nạn giáo dục” ồ ạt như bây giờ đâu nghen. Trước hết là cấu trúc gia đình bị phá vỡ, con cái bị tách khỏi cha mẹ từ rất sớm. Cha mẹ đến tuổi già, tự dưng cô quạnh, không có con cái bên cạnh. Con cái lớn lên, bị tách ra khỏi môi trường quen thuộc. Nó phải chiến đấu, thích nghi trong một môi trường mới lạ hoàn toàn mà không có ai bên cạnh.

Nói gì thì nói, nếu nó học ở ở Viện Đại học Sài gòn, Đà lạt quanh quẩn đâu đây, dù không sống chung, nhưng cũng là gần gũi hơn nửa vòng trái đất phải hông?

“Empty nest syndrome”! Tác động của hội chứng tổ rỗng lên hai thế hệ cha mẹ- con cái như thế nào, chưa ai biết là xấu hay tốt về sau.

Mà chiều nay tôi nghĩ quẫn, con cái nó bị bứt ra khỏi quê hương, nó không có duyên may chứng kiến, hấp thu một nền giáo dục tử tế, nhân bản ngay trên quê hương của chúng, chắc gì đã hay?

Con ơi! ở ngoài đường là nơi công-chúng qua lại, con có bổn phận phải giữ cử chỉ cho được đúng-đắn.

Con nên nhớ mỗi khi gặp người già-nua, nghèo khó, những đàn-bà ôm-dắt trẻ em, những người đầu tang tóc rối, con phải nhường bước….

Khi có đám ma đi qua, đừng cười nói với bạn con nữa, hãy ngã mũ chào người quá cố. Có ai hỏi thăm đường con hãy trả lời cho có lễ-phép….

Con nên nhớ rằng chỉ liếc mắt trông qua cử-chỉ của dân chúng ngoài đường là người ta có thể xét-đoán được trình độ dân chúng của cả một dân-tộc.”



(Trích bản dịch Tâm hồn Cao thượng, nguyên tác Les Grands Coeurs của văn hào người Ý: Edmond De Amicis, Hà Mai Anh dịch theo bản tiếng Pháp. Tủ sách Tuổi Hoa, Sài gòn thập niên 70)

Bài học này tôi học từ năm lớp mấy các bạn biết hông? Lớp 3 tiểu học!

Cuốn “Tâm hồn cao thượng” của Hà Mai Anh hay, hay lắm. Tôi đọc lui đọc tới đến trung học, riết thấm m. nó vào máu.

Các bạn trẻ nên tìm bản dịch của Hà Mai Anh để đọc, các bạn sẽ nhớ như in những trang viết sống động, tình cảm của một người cha dìu dắt con trai thành người. Đừng thèm đọc bản “Những tâm hồn cao cả”, bản dịch dở ẹc sau 1975 (quân vô đạo không có khả năng dịch một cuốn sách tử tế, là gối đầu giường của bao nhiêu thế hệ miền Nam hồi trước)

Tôi được dạy môn Giáo dục công dân qua những bài học như vậy đó. Phi chính trị, không nhồi nhét.

Ngày cuối tuần đi thăm mấy trại tản cư của đồng bào CHẠY GIẶC (từ của nhân dân gọi nha), nhà trường gọi là đi cứu trợ “đồng bào nạn nhân chiến cuộc”, thay vì “nạn nhân trốn chạy CS nằm vùng khủng bố”. Bộ Giáo Dục và Thanh niên hồi đó có dụng ý dùng những từ trung tính để tránh nhồi sọ chính trị vào đầu con trẻ.

Giáo dục như vậy làm miền Nam thua hay thắng?

Thua chắc, vì chén kiểu không chọi lại chén sành, thời nào cũng vậy! (Câu này là tôi troll thôi nhe! Biết là không thể thắng vì được dạy dỗ tử tế, nhưng tôi vẫn mong sấp nhỏ được lớn lên trong môi trường đó, hơn là đeo cái khăn quàng đỏ che râu bịt mặt đi coi xử bắn ân nhân mình.)

Liệu rằng sấp nhỏ nhà mình khi qua Mỹ có được chứng kiến những scenario đẹp đẽ của một nền giáo dục “dân tộc, nhân bản, khai phóng” như hiến chương giáo dục VNCH như tôi hồi đó không?

Nhưng con cái chúng ta phải ra đi thôi, thưa các bạn! Chịu hết xiết rồi!

Mỗi khi nhớ chuyện cũ, nghĩ đến con cái đang cầu học xứ người, tôi lại không ngớt nguyền rủa cái ngày đặt dấu chấm hết cho nền giáo dục miền Nam hồi đó!

Tiếc thay!

No comments:

Blog Archive