Friday, December 16, 2016

Chân Trời Tím Tại San Jose


C:\Users\Giao Chi\Desktop\phim My Van\untitledchan troi.png











               C:\Users\Giao Chi\Desktop\phim My Van\Mario-1-960x576.jpg
CHÂN TRỜI TÍM tại SAN JOSE.

C:\Users\Giao Chi\Desktop\DSC00101.JPG

Chưa bao giờ hội trường quận hạt Santa Clara có số khán giả đông đảo hiện diện như vậy. Ông chủ tịch giám sát Cortese ngồi hàng ghế sau cùng đã vui vẻ chụp bức hình kỷ niệm. Tiếng hát Thái Thanh than thở lời ca Nghìn trùng xa cách của Phạm Duy. Hình ảnh Sài Gòn mờ dần trong đoạn kết khi tài tử Kim Vui đi vào cõi vô cùng bỏ Hùng Cường ở lại. Khán giả San Jose vỗ tay khi cuốn phim Chân Trời Tím chấm dứt. Hình ảnh của một thời để yêu và một thời để chết của Việt Nam Cộng Hòa trên nửa thế kỷ bỗng trở về miền Bắc tiểu bang California.  

Thêm một lần Dân Sinh Media của ông Phạm Phú Nam thực hiện một chương trình đặc biệt. Cuốn phim thứ nhất trong 9 bộ phim của Mỹ Vân Sài Gòn trước 75 đã được anh Phi Hà công phu làm mới lại để giới thiệu dưới danh hiệu Mỹ Vân Films 21. Vào đầu năm 1971 tổ hợp gồm 7 doanh nhân đã làm thành một liên danh để thực hiện cuốn phim về tình yêu và chiến tranh tại Việt Nam. Chuyện phim phỏng theo tác phẩm của Văn Quang và ông Lê Hoàng Hoa làm đạo diễn. Hai tài tử chính là Hùng Cường và Kim Vui. Đồng thời để hấp dẫn khán gia, hầu hết các nghệ sĩ Sài Gòn đều được mời tham dự trong các vai phụ.

C:\Users\Giao Chi\Desktop\Chan troi OK\DSC_4783.JPG      C:\Users\Giao Chi\Desktop\Chan troi OK\DSC00107.JPG C:\Users\Giao Chi\Desktop\Chan troi OK\DSC00139.JPG
Ban tổ chức chiếu phim., ông Cortese chụp hình, và Mỹ Vân Films 21
 
Trung tá không quân Trần Đỗ Cung đóng vai trung tá chỉ huy đơn vị thiết giáp. Văn Quang và Mai Thảo viết lời đối thoại. Hai tác phẩm Nghìn trùng xa cáchNgười đi qua đời tôi của Phạm Duy và Phạm đình Chương đã được dùng làm nhạc đệm cho cuốn phim. Sau này Trần Thiện Thanh soạn thêm bài ca Chân trời Tím. Cô Lê Hiền là tài tử lồng tiếng cho Kim Vui và cả Mộng Tuyền. Thời gian của tác phẩm là giai đoạn chuyển tiếp giữa đệ nhất và đệ nhị cộng hòa. Không gian và ngoại cảnh là Sài Gòn và miền duyên hải Việt Nam. Ngoài cốt chuyện sinh ly tử biệt của tình yêu, cuốn phim dựng lại không khí chiến tranh và thời cách mạng 63. Trận đánh tại một tiền đồn miền duyên hải đã có sự tham dự của không quân, bộ binh và thiết giáp. Thêm một màn hành quân trực thăng vận rất công phu. 

Cuốn phim được trao giải từ tổng thống Nguyễn văn Thiệu và được gửi đi chiếu tại các đại hội điện ảnh thế giới. Buổi trình chiếu nửa thế kỷ sau tại San Jose đã có sự hiện diện của trung tá Trần Đỗ Cung. Ngày xưa, trong phim ông Cung ngồi xe Jeep do Hùng Cường làm tài xế. Ngày nay ông ngồi trên xe lăn do con gái đẩy vào hội trường. Họa sĩ niên trưởng Trương thị Thịnh tác giả cũa họa phẩm Kim Vui khỏa thân trong phim ngồi hàng ghế đầu. Bà Lê Hiền, chuyên viên lồng tiếng cho vai chính cũng hiện diện. Rất nhiều cựu chiến binh ngày xưa tóc xanh đang ở tiền đồn chưa từng xem phim tại rạp Rex, nay mang hồn lính trong tóc bạc đến với Chân Trời Tím San Jose. 

Ngày nay, nhiều tài tử không còn nữa. Hùng Cường trong vai chiến binh cộng hòa còn sống trong phim nhưng đã chết tại Nam CA. Cô Kim Vui ra đi trong phim những hiện sống tại quận Cam. Nhà thơ Hà Huyền Chỉ hy sinh trên màn ảnh nhưng vẫn còn sống tại Hoa Kỳ. Đạo diễn Lê Hoàng Hoa và nhà văn Văn Quang cư ngụ tại Việt Nam. Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Mai Thảo, Lê Hoàng Hoa, Ngọc Phu và nhiều tài tử khác đều đã ra đi. Chỉ còn lại Văn Quang tại Việt Nam.

C:\Users\Giao Chi\Desktop\Chan troi OK\untitledlac.png
                  C:\Users\Giao Chi\Desktop\Chan troi OK\DSC_4665 - Copy.JPG
Tài xế Hùng Cường và trung tá Trần đỗ Cung. Ông Cung bắt tay thân hữu sau 40 năm...

C:\Users\Giao Chi\Desktop\Chan troi OK\DSC_4662.JPG
            C:\Users\Giao Chi\Desktop\Chan troi OK\VuiNgayXua5.jpg                          
Họa sĩ Trương Thị Thịnh và  tác phẩm Kim Vui
 
Sơ lược chuyện phim.
Truyện phim kể về hạ sĩ Phi (Hùng Cường) anh hùng quân đội thiện xạ súng máy, lập chiến công và bị thương nên được thuyên chuyển về lái xe cho trung tá trung đoàn trưởng. (Trần Đỗ Cung) Cô con gái xinh đẹp (Mộng Tuyền) của trung tá thầm yêu Phi. Nhưng Phi lại yêu Liên (Kim Vui), một ca sĩ phòng trà. Sống giữa đô thành với người yêu, anh vẫn bất mãn với công việc mình làm. Vết thương đã lành, anh xin trở lại mặt trận, đóng tại tiền đồn hẻo lánh. Tại mặt trân, anh tham dự trận đánh và tiền đồn được giải vây. Ở nhà, cô ca sĩ bị ép phải sống chung với một lái buôn giàu và hung hãn.(Ngọc Đức). Cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 xảy ra. Đơn vị của Phi được điều về tham gia trấn áp lực lượng đảo chính. Cô con gái (Mộng Tuyền) của trung tá cũng tham gia cùng với sinh viên đi biểu tình. Mẹ của Phi (Bà Năm Sa Đéc) trong hàng ngũ Phật tử. Anh nghĩ rằng súng chỉ nhả đạn vào quân thù, không thể bắn vào những người cùng hàng ngũ. Dù nghĩ vậy nhưng anh vẫn bị thương, Phi lết về nhà Liên. Gặp lại nhau sau cơn biến động, hai người quyết ra đi đến một chân trời mới, gây lại hạnh phúc. Anh từ biệt về trình diện đơn vị, hẹn sẽ trở lại. Người chồng xuất hiện, nhân lúc Phi vắng mặt, trong cơn ghen hắn giết Liên.

C:\Users\Giao Chi\Desktop\Chan troi OK\imagesAA.jpgC:\Users\Giao Chi\Desktop\Chan troi OK\images.jpg


Nửa thế kỷ xa cách


"Thật ra tôi cũng bị ám ảnh bởi cái tên Hùng Cường trên các sân khấu cải lương và Kim Vui gần như chưa tạo được tên tuổi gì trong làng ca nhạc chứ chưa nói tới điện ảnh. Nhưng tôi đã lầm. Khi xem Kim Vui diễn xuất lần đầu tiên với Hùng Cường dưới bàn tay “phù thủy” Lê Hoàng Hoa, tôi thầm thán phục tài năng của bộ ba này. Họ đóng phim rất tự nhiên, thuần thục. Nói như anh Mai Thảo dặn dò Hùng Cường : “Đóng phim là không đóng gì cả”. Hùng Cường lột bỏ ngay được bộ mặt thường có trên sân khấu, anh vào vai diễn bình thường, giản dị như một anh hạ sĩ quan thật ngoài đời. Kim Vui vào vai cô vũ nữ đang yêu tận tình, dịu dàng, chung thủy nhưng khi cần tàn nhẫn lại rất “kinh khủng”.....Quả đúng như vậy khi phim Chân Trời Tím được trình chiếu chẳng những thành công về tài chánh, mà còn đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật năm 1971. Chưa dừng lại ở đó, Chân Trời Tím lại còn được chiếu tại Lào và Pháp. Đó là lần đầu tiên một cuốn phim Việt Nam phụ đề Pháp ngữ mang tên L'horizon Pourpre được gởi đi trình chiếu tại Đại Hội Điện Ảnh tổ chức ở Dianard, Anh Quốc.”

C:\Users\Giao Chi\Desktop\Chan troi OK\hungcuong_1.jpg
C:\Users\Giao Chi\Desktop\Chan troi OK\untitled kv.png
C:\Users\Giao Chi\Desktop\Chan troi OK\untitled chi.png
C:\Users\Giao Chi\Desktop\Chan troi OK\cd3b839ae9b49ef789b3c67302efae9f.jpg    Image result for hinh anh phim chan troi tim dao dien le hoang hoa              

Hùng Cường  
Kim Vui    Hà Huyền Chi       Mộng Tuyền     Lê Hoàng Hoa

 Những diễn viên đã có mặt trong phim     
Thật ra phim Chân trời tím còn có một số tài tử, danh ca khác cùng tham gia diễn xuất, tôi không nhớ hết, xin tạm kể : Diễn viên trong phim gồm : Hùng Cường vai Phi, Mộng Tuyền Kim Vui vai Liên, Thanh Lan và Mộng Tuyền trong vai hai cô con gái của trung tá Lạc, Ánh Nga vai Loan, Bảo Ân vai Điền, Ngọc Đức vai Paul, Ngọc Phu vai đại úy Minh, Hà Huyền Chi, Khả Năng dù đóng phim lần đầu song cũng rất “ngầu” trong vai quân nhân bảo vệ tiền đồn… Và hơn 200 diễn viên quân đội …”

Những đơn vị đã yểm trợ và đóng phim
Theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham Mưu, một buổi họp tại Bộ Tư Lệnh Biệt Kích tại Nha Trang được tổ chức. Tham dự gồm có cái vị đại diện có thẩm quyền tại Bộ Tư Lệnh Biệt Kích, Bộ TL KQ tại Nha Trang, Trường Biệt Kích – Đông Ba Thìn (Cam Ranh), Trường Hạ Sĩ quan Đồng Đế, Bộ TL Hải Quân, Tiểu Khu Nha Trang… Ông Quốc Phong đại diện hãng phim và tôi là đại diện của Bộ TTM thuyết trình về cuốn phim và nhu cầu yểm trợ. Buổi họp được các vị tư lệnh các binh chủng có mặt thảo luận sôi nổi và rất tích cực giúp mọi phương tiện cho cuốn phim. Trường BK có một tiểu đoàn đóng vai “địch tấn công đồn”. Một tiểu đoàn của Trường HSQ Đồng Đế làm đơn vị đồn trú bị tấn công được không quân yểm trợ, sau đó là pháo binh, thiết giáp. Vũ khí địch được điều động từ Phòng 4 Bộ TTM ra. Đồn Suối Dầu (gần Nha Trang) đã hư hỏng nên được lệnh xây dựng một đồn khác. Chúng tôi đã xin cho dời lại ngày phá đồn để quay phim. Cảnh không quân giải vây, dội bom, bắn đạn xối xả xuống khu vực quanh đồn và phá hủy tiền đồn là cảnh quay thật.  Thiết giáp cũng tha hồ nhả đạn. Cảnh này được một sĩ quan không quân và đại tá tư lệnh BCH Biệt Kích chỉ huy. Lê Hoàng Hoa ở bên cạnh làm công việc chuyên môn rất thành công, không một sơ sót nào xảy ra nên không có tai nạn như chúng tôi lo ngại. Văn Quang  (Sài Gòn 3-8-2012)                                                                               
Ghi nhận sau cùng.
Chân trời tím cùng với các bộ phim của Mỹ Vân sản xuất trước 1975 phản ánh cuộc sống của miên Nam. Ngoài giá trị điện ảnh hiện đã trở thành tài liệu lịch sử. Phim nhựa 35 ly xưa cũ trải qua trên 50 năm đã hư hỏng qua thời gian nhưng với kỹ thuật tân tiên của phím trường Hollywood sẽ được làm mới lại. Mỹ Vân Films 21 của anh Phi Hà là cháu ngoại thừa kế của ông bà Mỹ Vân qua sự bảo trợ của Dân Sinh Media và Việt Museum sẽ lần lượt phát hành trong nay mai. Liên lạc Phi Hà (408) 364 6051   

C:\Users\Giao Chi\Desktop\Chan troi OK\DSC00119.JPG      C:\Users\Giao Chi\Desktop\Chan troi OK\DSC_4769.JPG

 C:\Users\Giao Chi\Desktop\Chan troi OK\DSC00135.JPG   Hoa hậu phu nhân tình nguyên tạp dịch. Phi Hà, Mỹ vân Films và Ms Lê Hiền lồng tiếng Kim Vui trong phim.            

Giao Chỉ, San Jose. Gửi riêng anh Văn Quang, cô Kiều Chinh, cô Kim Vui và bằng hữu Âu Châu, Úc Châu. Chúc mừng năm mới. Năm con gà.  Năm 1971 khi Sài Gòn chiếu phim Chân Trời Tím thì tôi ở BCH Tiền phương của quân khu miền Đông, biên giới Tây Ninh. Phim từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ chiếu lúc nào tôi cũng không biết. Không ngờ sau nửa thế kỷ, mình lại còn sống và có dịp góp phần tái sinh các bộ phim đầy kỷ niệm để chính mình thưởng thức và chia xẻ với bà con. Những bộ phim này hay dở ra sao tùy bà con nhận định. Nhưng thực sự là hình ảnh của chính cuộc đời chúng ta. Một thời tuổi trẻ, một thời để yêu, một thời để chết và ngày nay là một thời còn sống những ngày chờ đợi hoàng hôn của cuộc đời. Tôi hỏi bác Lê Trung Hiền đến xem phim tại rạp Rex San Jose. Ông Hiền chống một chiếc gậy sắt bung ra thành ghế ngồi. Ông nói: Lạ thật, mấy phim có lính Cộng Hỏa mà phải đợi chờ 25 năm tuổi lính và 85 tuổi đời mới được xem. 

Tôi hỏi cô hoa hậu phu nhân CA. đang phu trách công tác tình nguyện tạp dịch. Cô nói: Năm 1971 cháu mới có 2 tuổi, làm sao biết được chân trời tím hay vàng. Xem phim thấy các bác ngày xưa ai cũng đẹp trai oai hùng hôn hít như phim Mỹ. Còn bây giờ thì sao? Tôi hỏi lại. Cô hoa hậu CA nhìn tôi và không trả lời. Vậy tôi xin hỏi tiếp. Các bạn cao niên của tôi ở bốn phương trời bây giờ ra sao. Vẫn còn nhiều ông chưa đến để đưa em Kim Vui về Chân trời Tím. Tôi sẽ xin ban tổ chức chiếu lại để bằng hữu đón Xuân. Cũng sẽ cố gắng mời các bạn đến với chúng tôi để cô Kiều Chinh hướng dẫn con đường Từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ. Với các bạn ở xa, Xin gửi địa chỉ. Tôi sẽ xoay sở gửi đến các bạn DVD. Gọi là chút quà Xuân.

Giao Chỉ, San Jose.

No comments:

Blog Archive