Đây mới thực là “thượng thiện nhược thủy”
Tác giả: Secretchina | Dịch giả: Tâm Nguyễn
Ảnh: Theo Epochtimes
Một người thương nhân trẻ tuổi bị đối tác làm ăn bán đứng mất hết cả chì lẫn chài, cuộc sống và sự giầu có trở thành trắng tay, thống khổ muôn phần tưởng như không sống nổi, muốn nhảy xuống hồ tự vẫn quách cho xong. Anh gặp một vị thiện tri thức đang ngồi tĩnh tọa “quán thủy” bên hồ nước, bèn đem hết tất cả các sự tình cùng cảnh ngộ của mình giãi bày với vị thiện tri thức.
Vị thiện tri thức trong nét mặt khoan hậu mỉm cười, khuyên bảo và đưa anh ta về nhà mình rồi kêu anh dời chuyển một tảng băng đá lớn từ trong hầm nhà mình lên. Thương nhân quả nhiên không hiểu chuyện gì, cũng không được một lời giải thích, nhưng anh vẫn làm theo, di chuyển tảng băng lạnh ra ngoài.
Sau khi khối băng lạnh đã đưa lên, thiện tri thức nói: “hãy dùng lực chặt phá nó!”. Người thương nhân tìm lấy cây búa đến và đập, những trọng thanh mãnh liệt không do dự dồn đập xuống cũng chỉ có thể tạo ra những đường nứt nhỏ li ti in lại trên mặt tảng băng đá kia, người thương nhân lại vung búa lên, cố hết sức bình sinh đập tảng băng. Một hồi cũng chỉ có được chút mạt băng vụn bắn ra, anh ta hổn hển thở dốc và lắc đầu: “Tảng băng đá này thực là quá cứng!”.
Vị thiện tri thức không nói mà đem tảng băng đặt lên nồi sắt nấu. Theo độ nóng dần tăng lên tảng băng đá cũng dần dần tan ra. Thiện tri thức nói: “Cậu từ trong việc này có lĩnh ngộ được ra những gì không?”.
Người thương nhân nói: “Là có một chút lĩnh ngộ! Cách thức mà tôi đối phó với tảng băng là không đúng. Không nên dùng búa phá, ngộ được là nên dùng lửa đốt”.
Thiện tri thức lắc đầu. Người thương nhân lộ rõ vẻ mặt khó xử, cung kính khom người xin được thỉnh giáo (chỉ dạy).
Thiện tri thức trịnh trọng, nghiêm túc nói: “Cái mà tôi muốn để cho cậu thấy được, là bảy loại cảnh giới thành công trong cuộc đời!”.
Băng tuy làm từ nước nhưng lại cứng so với nước gấp trăm lần. Càng trong hoàn cảnh giá lạnh ác liệt nó lại càng thể hiện ra đặc tính vững chắc kiên cường như sắt thép của mình. Đây là loại cảnh giới thành công thứ nhất trong cuộc đời – bách chiết bất nạo (trăm lần bẻ cũng không cong – từ chối bao lần cũng không nản lòng).
Nước hóa thành hơi ẩm hòa vào trong không khí, làm nên độ ẩm của không khí, nước có trong khí, khí là vô hình, nếu khí tụ tập cùng nhau trong một phạm vi nhất định sẽ hình thành tụ khí, sẽ càng biến thành lực lớn vô cùng, động lực vô song. Đây là loại cảnh giới thành công thứ hai trong cuộc đời – Tụ khí sinh tài.
Nước tịnh hóa vạn vật, làm sạch vạn vật, vô luận vạn vật trên thế gian cho dù dơ bẩn như thế nào, nước đều mở rộng lòng mình bao bọc, tiếp nhận mà không oán không hận. Sau đó, nước từ từ tịnh hóa, lắng đọng làm sạch chính mình. Đây là loại cảnh giới thành công thứ ba trong cuộc đời – Bao dung tiếp nạp(Bao dung tiếp nhận).
Nước nhìn như không có lực, chảy xuôi từ nơi cao xuống chỗ thấp, gặp vật cản ngăn trở nó vẫn kiên nhẫn vô hạn, nếu gặp phải tảng đá méo mó gai nhọn góc cạnh như củ ấu, nước sẽ mài tròn góc cạnh ấy, nước chẩy đá mòn. Đây là loại cảnh giới thành công thứ tư trong cuộc đời – Dĩ nhu khắc cương (Lấy nhu thắng cương).
Nước có thể dâng cao hạ thấp. Khi ở trên cao nước hóa thành mây mù, ở dưới thấp hóa thành mưa và tụ thành sương, nhiều dòng nước nhỏ chẩy rót tụ lại thành sông, từ trên cao xuống nơi thấp, cao như tận áng mây bay, thấp nhập cùng biển lớn. Đây là loại cảnh giới thành công thứ năm trong cuộc đời – Năng khuất năng thân (Có thể co, có thể giãn).
Nước tuy là lạnh nhưng lại có một tấm lòng lương thiện. Nó không tranh không đấu, còn nuôi sống vạn vật trên thế gian, nhưng lại không đòi báo đáp. Đây là loại cảnh giới thành công thứ sáu trong cuộc đời – Chu tế thiên hạ (Chu cấp tiếp tế giúp đỡ thiên hạ).
Sương mù tựa như phiêu diêu vô hình, nhưng nó lại có thân thể tự do nhất. Nó có thể tụ thành mây, kết thành mưa, hóa thành hình ảnh giọt nước hữu hình, lại có thể tán ra thành không hình không ảnh, bay nhãng lơ lửng giữa đất trời. Đây là loại cảnh giới thành công thứ bảy trong đời người – Công thành thân thoái (Đạt được thành công thì nên lui về, nhún nhường).
Nhân tâm như thủy – tâm người như nước, nên năng lực mỗi người không đồng đều, thiện ác không giống nhau, mong muốn và tham vọng không cùng như nhau, nguyên nhân là bởi vì mỗi người có các cảnh giới khác xa nhau mà thôi.
Nhân sinh như thủy, thủy như nhân sinh
Cuộc sống như nước, nước là giống như cuộc sống…
No comments:
Post a Comment