***
Nhờ được Mặt Trời chiếu sáng lâu hơn bình thường, mảnh đất Alaska mỗi năm đều cho ra đời những loại rau củ kích thước khổng lồ như bắp cải 63 kg, dưa ruột vàng 30 kg và bông cải xanh 16 kg.
Hội chợ tiểu bang Alaska, tổ chức hàng năm tại Palmer, cách thủ phủ Anchorage 68 km về hướng đông bắc, là nơi nông dân tại thung lũng Matanuska-Susitna trưng bày những loài rau củ lớn khác thường. Ảnh: Flickr.
Nguyên nhân khiến rau củ có kích thước lớn như vậy là lượng ánh sáng mặt trời mà Alaska nhân được. Mùa gieo trồng ở đây rất ngắn, trung bình chỉ kéo dài 105 ngày so với 300 ngày ở California. Tuy nhiên, Alaska không có những buổi đêm dài trong suốt thời gian gieo trồng. Ảnh: NRP.
Theo Amusing Planet, tiểu bang Alaska, Mỹ, nằm gần cực bắc, có thời gian Mặt Trời chiếu sáng lên tới 19 tiếng mỗi ngày vào mùa hè và đỉnh điểm của mùa gieo trồng. Ánh nắng lưu lại lâu hơn cho phép cây cối phát triển liên tục. Dù mùa gieo trồng ở Alaska ngắn hơn nhiều so với các bang khác của Mỹ, những người nông dân tại đây đã trồng được một số loại rau củ lớn nhất thế giới. Ảnh:NRP.
Quá trình quang hợp kéo dài cũng giúp nông phẩm có vị ngọt hơn. Ví dụ, cây cà rốt Alaska dành gần 3/4 thời gian trong ngày khi Mặt Trời chưa lặn, để tạo chất đường, và 1/4 thời gian còn lại để chuyển hóa đường thành tinh bột. Ảnh:alaskastatefair.org.
Những loài cây như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ, cải brussel, củ cải trắng, củ cải đỏ, khoai tây, cà rốt, cải bó xôi và rau diếp đều phát triển tốt ở Alaska. Ảnh: Photoblog.
Việc trồng trọt tại thung lũng Matanuska-Susitna bắt đầu như một thử nghiệm vào những năm 1930 để tăng sản lượng nông nghiệp của nước Mỹ trong thời kỳ Đại suy thoái. Hơn 971 triệu m2 được khai thác để trồng trọt và làm nơi định cư cho những gia đình nông dân từ các bang Minnesota, Wisconsin, và Michigan đến khai hoang. Ảnh: NRP.
Cơ sở hạ tầng thiếu thốn và nhu yếu phẩm không có sẵn làm nản lòng những người khai hoang. Năm 1940, hơn một nửa cư dân đã rời bỏ thung lũng. Năm 1965, chỉ có 20 gia đình còn sinh sống tại đây. Ảnh: Flickr.
Quá trình khai hoang không thúc đẩy dân số khu vực tăng mạnh, nhưng biến thung lũng Matanuska-Susitna thành khu vực sản xuất nông nghiệp chủ chốt của Alaska. Ngày nay, những vụ mùa bội thu và các loại rau củ khổng lồ đã trở thành thương hiệu của khu vực này. Ảnh: Flickr.
***
Hội chợ tiểu bang Alaska, tổ chức hàng năm tại Palmer, cách thủ phủ Anchorage 68 km về hướng đông bắc, là nơi nông dân tại thung lũng Matanuska-Susitna trưng bày những loài rau củ lớn khác thường. Ảnh: Flickr.
Nguyên nhân khiến rau củ có kích thước lớn như vậy là lượng ánh sáng mặt trời mà Alaska nhân được. Mùa gieo trồng ở đây rất ngắn, trung bình chỉ kéo dài 105 ngày so với 300 ngày ở California. Tuy nhiên, Alaska không có những buổi đêm dài trong suốt thời gian gieo trồng. Ảnh: NRP.
Theo Amusing Planet, tiểu bang Alaska, Mỹ, nằm gần cực bắc, có thời gian Mặt Trời chiếu sáng lên tới 19 tiếng mỗi ngày vào mùa hè và đỉnh điểm của mùa gieo trồng. Ánh nắng lưu lại lâu hơn cho phép cây cối phát triển liên tục. Dù mùa gieo trồng ở Alaska ngắn hơn nhiều so với các bang khác của Mỹ, những người nông dân tại đây đã trồng được một số loại rau củ lớn nhất thế giới. Ảnh:NRP.
Quá trình quang hợp kéo dài cũng giúp nông phẩm có vị ngọt hơn. Ví dụ, cây cà rốt Alaska dành gần 3/4 thời gian trong ngày khi Mặt Trời chưa lặn, để tạo chất đường, và 1/4 thời gian còn lại để chuyển hóa đường thành tinh bột. Ảnh:alaskastatefair.org.
Những loài cây như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ, cải brussel, củ cải trắng, củ cải đỏ, khoai tây, cà rốt, cải bó xôi và rau diếp đều phát triển tốt ở Alaska. Ảnh: Photoblog.
Việc trồng trọt tại thung lũng Matanuska-Susitna bắt đầu như một thử nghiệm vào những năm 1930 để tăng sản lượng nông nghiệp của nước Mỹ trong thời kỳ Đại suy thoái. Hơn 971 triệu m2 được khai thác để trồng trọt và làm nơi định cư cho những gia đình nông dân từ các bang Minnesota, Wisconsin, và Michigan đến khai hoang. Ảnh: NRP.
Cơ sở hạ tầng thiếu thốn và nhu yếu phẩm không có sẵn làm nản lòng những người khai hoang. Năm 1940, hơn một nửa cư dân đã rời bỏ thung lũng. Năm 1965, chỉ có 20 gia đình còn sinh sống tại đây. Ảnh: Flickr.
Quá trình khai hoang không thúc đẩy dân số khu vực tăng mạnh, nhưng biến thung lũng Matanuska-Susitna thành khu vực sản xuất nông nghiệp chủ chốt của Alaska. Ngày nay, những vụ mùa bội thu và các loại rau củ khổng lồ đã trở thành thương hiệu của khu vực này. Ảnh: Flickr.
***
No comments:
Post a Comment