Tâm Tình Tháng Chín
Song Lam
Từ đầu tháng 7, miền Đông Bắc Hoa Kỳ cứ bị bủa vây bởi những cơn mưa tầm tả kèm theo Tonado quật ngã rất nhiều cây cối quanh vùng New Jersey, Maryland, Pennsylvania. Chiều nào cũng mưa, có khi mưa rả rích cả ngày; có những chiều mưa nặng hạt kéo dài một hai tiếng đồng hồ mới dứt.
Ngồi nhìn màn mưa đan dầy trắng xóa tôi khẻ trách ông Trời: Sao ông không đem mưa này xuống Cali dùm tui chút? Làm ơn đi mà! Cali đang báo động hạn hán, thiếu nước trầm trọng. Những hoa dại dọc đường chết khô. Nông dân la trời vì không đủ nước tưới hoa màu. Tình hình này, năm tới hoa quả sẽ tăng giá cho mà coi. Tôi vẫn mê mệt trái cây Cali hay từ Mexico vì nó nổi tiếng là ngon ngọt tuyệt vời, có tính chất trái cây nhiệt đới như xoài, cam, thanh long…
Điều kiện tiên quyết cho sự gieo trồng là nước. "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Điều kiện tiên quyết này không có đủ thì việc thu hoạch sẽ thất thu nặng nề trong những ngày tới. Đó là chúng ta còn quên chưa nói tới cảnh cháy rừng xảy ra như cơm bữa ở tiểu bang này.
Sở dĩ người viết quan tâm đến "chuyện nước non" này vì chúng tôi đang có dự tính "di dân" về Cali sau khi nghĩ hưu. Tôi đang nghiên cứu "địa hình địa vật" để về chốn bình yên này "an hưởng tuổi già"!
Gần nửa thế kỷ ở miền đất lạnh này, bản thân tôi cũng thấy đủ chán chường cho cái lạnh kéo dài năm sáu tháng trong năm, đủ ngao ngán cho cái cảnh lội tuyết chèn nhẹt, òi ọp mỗi lần tuyết phủ. Chiều cao khiêm tốn của tôi chỉ chẵn chòi năm feets mà có năm tuyết dày lên hai ba feets, nghĩa là qua khỏi đôi chân cụt ngũn của tôi, tôi bước đi ra sao? Đâu phải là hễ có tuyết dày là không đi làm, đi chợ? Cào tuyết cả đời rồi, bi giờ ngày càng già, chân mỏi gối chùn rồi, phải kiếm đường "bôn tẩu" vì "tẩu vi thượng sách" đó mà…
Sự thay đổi nào cũng có khó khăn. Vấn đề còn lại là quen hay lạ. Tôi đã quen cái giá lạnh này gần hai mươi lăm năm, liệu có kham nỗi cái nón hừng hực ở Cali? Tôi đã quen với cái êm ả, bình lặng nơi này, một thành phố nhỏ của NJ, dân số không đông lắm với 90% là người bản xứ, rất ít người Việt Nam, cả năm không gặp được họ dù chỉ một lần.
Hơn hai mươi năm rồi, những người Mỹ hàng xóm của tôi không biết gì về tôi, nghèo khổ hay giàu sang, mượt mà hạnh phúc hay hiu hắt buồn lo? Là hàng xóm mấy mươi năm ra vào chỉ chào nhau "good morning, good night". Nếu có "trà dư tửu hậu" chút đỉnh, có thể khen nhau cái áo đẹp, mái tóc đẹp, hay rờ rẫm con chó của họ dắt theo, nói đôi ba câu về thời tiết, lạnh quá, nóng quá, phàn nàn bâng quơ về chuyện mưa nắng của đất trời.
Ở đây vắng lặng lắm. Nhiều khi ở trong phòng cũng kịp nghe tiếng lá rơi khẽ khàng bên ngoài cửa sổ. Mùa Hè vụt qua như giấc mơ. Mùa Thu đang về.
Tôi có mười ngày ở Cali trong tháng Tám vừa qua với sít-sao những thâm tình với gia đình với bằng hữu ở Việt Báo và những văn hóa đặc biệt phương nam, rặc nét Sài Gòn. Phạm Quỳnh ngày xưa nổi tiếng với tiểu luận "Mười Ngày Ở Huế" mở đầu cho sự nghiệp chính trị và văn chương của ông, còn tôi "mười ngày ở Cali" lại đem đến cho tôi nỗi niềm khôn nguôi luyến nhớ…
Ở đây có bốn mùa rõ rệt thay đổi theo nhau: Mùa Thu lá rơi tới tấp buồn thiu, tuyết phủ trắng trời mùa Đông, hoa nở tươi cười rực rỡ mùa Xuân và nắng nóng điên đầu mùa Hạ. Xoay vần, xoay vần đã gần hai mươi lăm năm.
Bây giờ là mùa Thu tháng Chín năm 2015. Mùa Thu rừng lá thay chưa? Hay là rừng chưa thay lá? Mùa Thu ở đây không chỉ thay lá mà lá còn đổi thay sắc màu khi thả mình rơi đầy trên sân, bay đầy trời lộng gió, tạo bức tranh sinh động sắc màu rực rỡ một góc trời Đông.
Khi xa lìa khung trời này, chọn một vùng rực rỡ nắng ấm như Cali tôi không khỏi thấy lòng thổn thức, dù cái xôn xao phố chợ ở Little Saigon cũng hấp dẫn tôi nhiều lắm, có khi nỗi niềm đó dấy lên thành một ước mơ tha thiết. Nhưng đằng sau sự ước mơ đó là sự lo âu. Liệu tôi có đủ sức lực để thâm nhập một cộng đồng Việt Nam lớn mạnh như vậy không?
Tôi đã đến Little Saigon nhiều lần dù không nhiều thời gian lưu trú. Nhìn ngắm. Dò hỏi. Điều tra. Thâm nhập. Tôi yêu quý những sinh hoạt văn hóa đa dạng ở đây về văn nghệ, báo chí, ngay cả văn hóa ẩm thực. Tôi muốn thật sự trở về với cái sở thích, nghề nghiệp của tôi hơn bốn mươi năm qua.
Tháng Chín với mùa Thu đến gần, với buổi sáng se lạnh. Nhiệt độ giảm từ 95 độ còn 75 độ và gió lộng bỗng nhiên trở về như sau một chuyến đi xa.
Thơ xưa có câu "Ngô đồng nhất diệp lạc thiên hạ cộng tri thu" (Một chiếc là ngô đồng rơi mọi người biết thu đã về). Có vài chiếc lá vàng lẫn trong tàng lá xanh kịt, mùa thu đang về ngoài kia.
Mùa Hè Cali qua mau với hạn hán toàn tiểu bang làm mười hai triệu cây rừng chết đứng. Sở Lâm Nghiệp Hoa Kỳ (USFS) và cơ quan tiết kiệm nước và năng lượng đang nổ lực tìm kiếm phương hướng tạo nguồn nước mới nhưng vô hiệu. Energy Upgrade California đã nêu bí quyết tiết kiệm nước tại nhà và nơi làm việc. Người viết cứ thắc mắc hoài, tại sao Cali có biển, có nơi sát biển lại không thấy giọt mưa nào cho mùa hè? Trong khi Trung Mỹ và Đông Bắc mưa cứ sầm sập trút nước của Trời.
Tháng Chín là tháng của Syria di dân. Cũng giống như tháng Tư của người Việt Nam bốn mươi năm trước là tháng chết trong địa ngục. Con đường của nhân dân Syria sang Châu Âu gần hơn con đường biển của Việt Nam vượt biên từ sau năm 1975. Người dân Syria chỉ cần vượt qua eo biển Địa Trung Hải để đến các nước Âu Châu như Pháp, Đức, Turkey. Các nước thành viên EU đã đồng loạt thông qua thỏa ước đón người nhập cư. Bà Merkel thủ tướng Đức đã phát biểu: "người tỵ nạn sẽ đóng góp cho quốc gia Đức chứ không phải là gánh nặng". Người Syria hôm nay không khác gì nhân dân Việt Nam bốn mươi năm trước. Họ vượt thoát, trốn chạy cuộc chiến đẫm máu ở Syria từ nhiều năm trước. Làm sao chúng ta không khỏi nao lòng với những thân phận con người đào tị, những khuôn mặt lo âu thất thần của người lớn, nét thơ dại của trẻ con khi họ giơ cao tấm carton có ghi hàng chữ: "We want to go German!", "I love Berlin"…
Đầu tháng Chín, một cột báo loan tin ở Áo có bảy mươi mốt người Syria chết ngộp trong xe chở hàng đông lạnh, trong số đó có bốn trẻ em làm thế giới phải suy nghĩ. Người dân Syria bạt mạng muốn vượt khỏi chiến tranh chết chóc thí mạng cho bọn buôn người, bằng lòng chen nhau trong xe tải chở gà vịt, heo bò… ra khỏi Syria. Họ đi tìm cuộc sống tốt hơn hay đi tìm cái chết? Không ai trả lời được điều này. Di dân nhiều nơi rầm rập ở Trung Đông, Châu Phi… tiếp tục vào Châu Âu, nhưng đông nhất vẫn là người Syria. Nghe nói rằng Hoa Kỳ cũng có chương trình nhận mười ngàn người Syria cho năm tới 2016.
Mười hai ngàn người Syria vào Đức đầu tiên mở ra làn sóng vượt biên rầm rộ chưa từng có từ các nước nêu trên, đặc biệt là người Syria.
Vài tuần lễ trước, ở mọi miền nước Mỹ có những biến động khí hậu thật rõ. Riêng Cali nóng trên 100 độ gây bệnh hoạn không ít cho người già và trẻ em. Và, dự định về Cali năm tới 2016 của chúng tôi còn chờ "quốc hội lưỡng viện" tức là ý kiến của hai cô con gái duyệt lại, mất gì và được gì khi phải "thiên đô"?
Tất cả là sự quen hơi bén tiếng thôi. Thay đổi không dể cho một đời người, huống hồ chúng tôi bây giờ đúng là hai con khỉ già, hom hem, mỗi ngày phải có năm sáu thứ thuốckhác nhau. Quên gì? Nhớ gì? Rồi cũng qua đi, qua đi. Cứ nghe ông này ra đi, cứ nghe bà kia nói lời từ giã cuộc đời. Riết rồi đâm ra nhàm chán. Ngày nào đẹp trai đẹp gái nhất nhì xóm chợ, bây giờ chỉ là hình hài dúm dó vì đau vì bệnh. Nhà cửa ruộng vườn cũng đành dùng hai chữ "bye bye".
Tháng Chín đầu Thu chúng ta có ngày lễ Trung Thu bên âm lịch. Những chiếc lồng đèn hình con cá, con thỏ bằng giấy kiếng đỏ hực vẫn còn trong trí nhớ tuổi thơ. Loay hoay, bận rộn một dạo đã thành già cổi. Cháu ngoại, cháu nội rộn ràng bận bịu vui thú tuổi già xế bóng đầu non!
Có còn thời giờ không để nhắm nháp chén trà thơm, ăn một xíu bánh nướng, bánh dẽo mà ngắm trăng thu? Ở Mỹ này, quý bạn đọc thân mến ơi, có đôi lúc quên lững tháng ngày. Nhìn trăng tròn mới biết ngày rằm và "có những đêm rằm đèn tắt vì trăng".
Có đôi lúc tan sở sau 10 giờ đêm, về đến nhà tôi ngước nhìn ra cửa sổ, ánh trăng treo vàng rực, len lỏi nhuộm vàng một góc giường nằm, len nhẹ vào chiếc gối thêu hoa. Tôi đứng nhìn trăng một lúc, không dám đặt lưng vì sợ ánh trăng tan. Không đủ lãng mạn như nhà thơ Tàu ngày xưa Lý Bạch ôm trăng mà chết giữa dòng sông, tôi chỉ một thoáng sững sờ kinh ngạc vì trăng. Vì trăng là phần thưởng đồng đều nhất đất trời dành cho nhân loại. Nhà thơ Đinh Hùng có lần đã viết cho giới trẻ: "Anh giao cho em những đêm xuân trăng mọc, muốn ngủ không đành… và giao cho em cả gió, cả trăng…"
Tháng Chín học trò trở lại trường. Một Semester sẽ qua mau. Mùa Xuân tới gần, chỉ còn một phần tư năm 2015. Già thêm một tuổi nữa. Lá sẽ rụng nhiều vài tuần lễ tới. Cây sẽ thêm một lần nữa trơ xương. Mùa Đông giá buốt lại về. Những căn nhà kín cửa, không ai có thể biết được home sweet home hay tình thân giá lạnh? Trong những căn nhà kín cửa đó có chăng những nụ cười của tình yêu bất tận, hay những dầm dề nước mắt của nhiều mảnh đời bất hạnh hằng đêm? Không ai hiểu được, không ai biết được! Rồi tuyết sẽ ngập tràn làm tê lạnh một góc trời, luôn cả những cõi lòng tê lạnh…
Chỉ non bốn tuần lễ chúng tôi rời Cali mà sao thấy đã lâu quá. Đúng là thời gian tâm lý. Có thể nói đó là nỗi nhớ hay không, chỉ biết rằng từ LAX khi Delta vừa rời phi đạo để đến Detroit, tôi đã thấy lòng buồn thổn thức.
Mười ngày ở Cali thật mau. Đôi ngày ở Los và San Diego còn lại tôi chỉ quanh quẩn vào ra với Little Saigon, với Việt Báo và Việt Bút. Tôi hối hả như người sắp trễ chuyến tàu đêm, sợ ngày đêm qua đi và tình thân vuột mất.
Đêm Thứ Bảy 15/8 ở nhà Chương Vũ Saigon với các bạn Việt Bút San Jose tôi phải tự giới thiệu mình. Những khuôn mặt chưa gặp nhưng quá quen thuộc trên những trang viết của họ khiến tôi tự tin. Những đôi mắt sáng rực và những bàn tay nắm chặt. Bút danh của họ đã gắn kết với chương trình Viết Về Nước Mỹ, những tình tự câu chuyện khiến chúng tôi xích lại nhau thật gần.
Đa số quý vị ấy đến từ San Jose, Bắc Cali, phải dong ruỗi bảy tám giờ đồng hồ, một số bạn văn tại chỗ, thêm chúng tôi ở New Jersey, một vài bạn trẻ ở Trung Mỹ: Phi Yên, Châu Hà…
Xích lại gần nhau thêm chút nữa sáng Chúa Nhật hôm sau 16/8 ở nhà Annie Kim. Nụ cười trêu ghẹo và vòng tay ôm an ủi cho "người tình năm trăm quanh năm giá lạnh" là tôi từ những người bạn mới quen đó. Cám ơn thật nhiều người bạn trẻ Chương Vũ, Cao Minh Hưng, Thái NC… Với Annie là người đồng nghiệp ngày xưa ở Saigon, lại đồng tuổi và đồng cảnh ngộ, cũng như với Orchid Thanh Lê là người em SL ngưỡng mộ nên đã nghiêng đầu âu yếm với Hoa Hậu bằng chiếc quạt đỏ xòe ra rực rỡ.
Muốn ở lại Cali, muốn đến với Cali để mình có cơ hội "trở về" cuộc đời văn chương bỏ dở nửa chừng xuân nhưng tôi hãy còn rất nhiều băng khoăn. Mơ về Cali với những toan tính muộn màng: sẽ học thêm computer, học thể dục cho người già… học luôn "dancing all night", sẽ viết báo, làm thiện nguyện cho Viện Việt Học, giúp Nursing Home… để từ đó hai thằng già sẽ vô đó thời gian tới… sẽ giúp giảng dạy tiếng Việt cho các em nhỏ, đồng thời truyền đạt chút kiến thức nhỏ nhoi của mình về Ngữ học để các em yêu thêm tiếng Việt quí báu của tiền nhân… để các em tuổi mới lớn thấy được sự giàu đẹp muôn trùng của văn chương Việt.
Ôi, biết bao nhiêu cái “sẽ", bao nhiêu cái "I will" muốn làm để gọi là đền ơn đáp nghĩa cho đất nước này, cho cộng đồng Việt Nam mà mình không có dịp hòa nhập từ một phần tư thế kỷ lâu nay. Người viết ao ước được kết bạn với người già để âu yếm cảm thông đường đời vạn nẻo, sẽ kết bạn với người trẻ tuổi tài ba để học hỏi thêm nhiều khía cạnh từ họ.
Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ của Anthony Hưng Cao dấy lên trong tôi sự ngưỡng mộ âm thầm. Trời ơi, từ bốn mươi lăm năm trước, tôi đã tập tành sáng tác thơ, nhạc, kịch ngắn, kịch thơ cho học sinh biểu diễn… Lúc hai mươi hai tuổi làm được nhiều thứ quá… bây giờ tuổi sắp sửa bảy mươi sức vóc có là bao? Làm gì được đây khi "lực bất tòng tâm"?
Có một chút vui khi "mộng ước đạt thành" khi tôi nghe radio nói về trận mưa lớn ở Cali, đặc biệt Nam Cali. Ôi mừng quá. Ngay đầu bài viết này tôi đã phàn nàn, than vãn với ông trời về chuyện nắng hạn ở Cali. Trời đã thấu lòng người. Ngày xưa, nắng hạn dài lâu, vua quan phải làm lễ tế trời đất để cầu mưa. Nay tôi chỉ có tấm lòng tha thiết, trời đã nghe lời tôi cầu khấn vì "trời không mưa tôi cũng lạy trời mưa". Nhưng nếu trời mưa bão nhiều quá như ở Utah làm thương vong mạng sống con người, chúng ta cũng đau lòng xót dạ.
Trận mưa ngày 19/5 vừa qua ở Cali đã làm mát lòng tôi. Tôi đang hướng về miền đất mơ ước của mình với những công việc và con người mơ ước.
Tháng Chín với những tâm tình riêng tư, những tâm sự vụn gởi đến bạn đọc của "người miền đất lạnh" này kèm theo tình cảm tri ân với người và việc trong mười ngày thăm viếng Little Saigon.
"Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng. Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…" (Mưa Hồng-Trịnh Công Sơn)
Xin Mưa Hồng hãy thêm đến với Cali để Cali thêm mượt mà với tình người, tình đất.
Tháng 9/2015
Song Lam
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2015
(1258)
-
▼
September
(89)
- Tùy Bút Võ Phiến – Rụp Rụp L.T.Đ:
- Cách Chùi Rữa Nồi Chảo Bị Cháy Dễ Dàng Với bàn t...
- Cây cầu "biến mất kỳ diệu" ở Đan Mạch và Thụy Điển...
- Sống Lại Mùa Tết Trung Thu Phùng Annie Kim Nhìn...
- Có Phước, Có Phận Trương Tấn Thành * * * Tôi ...
- Tâm Tình Tháng Chín Song Lam Từ đầu tháng 7, miề...
- Giã Từ Virginia Nguyễn Thị Thêm Ngày mai tôi rời...
- Hạ cao huyết áp “cấp tốc” Cao huyết áp...
- Mời đọc tiếng Việt thời Việt cỘng. Đồng-...
- BẪY TÌNH Thủy bỏ tờ báo xuống, gỡ cặp kính để lê...
- Hai kẻ thù trường kỳ cùng lúc viếng thăm Washingt...
- Quân khủng-bố len lỏi trong đám dân tỵ-nạn Nhữ ...
- Những mẫu chuyện thấy đắng lòng ! Mẹ già bệnh nặ...
- Bê bối nước Đức nguy hiểm hơn khủng hoảng Hy Lạp...
- VIỆT CỘNG CÒN DÃ MAN TÀN BẠO HƠN CẢ ISIS. ...
- Thảm họa hạt nhân Fukushima *** Gần 4 năm sau...
- Người Hồi giáo tị nạn yêu cầu hủy lễ hội bia Okt...
- Orange County, California, USA. Ngày 24 tháng 9 nă...
- Mạn đàm với ông Cao Xuân Vỹ Trích: phần III - 8 ...
- MỘT TÍN ĐỒ HỒI GIÁO CÓ THỂ TRỞ THÀNH MỘT CÔNG DÂ...
- Món quà cứu mạng vô giá từ vị linh mục gốc Việ...
- Thương Người Ở Lại Huyền Thoại Thịnh Hương Như...
- September 6, 2015 by TNO Staff— in Europe An eye-...
- Sắn, khế là một trong những thực phẩm nguy hiểm nh...
- Mỹ: 2 Năm Sẽ Nhận 185,000 Dân Tỵ Nạn BERLI...
- TT Thiệu cầu nguyện tại nhà thờ La Van...
- Di dân Trung Đông, Châu Phi tràn vào Âu Châu đập...
- Sự Diệu Kỳ Một người lính VNCH cầu nguyện tro...
- Nịnh hót qua văn chương, ngữ học phiếm luận củ...
- Đôi lời về Việt Nam / Viện trưởng Đại học D...
- Đọc " Một thuở yêu nhau " của Võ Phước Hiếu - ...
- Lời ru mộ gió Trong những câu chuyện về biển...
- Thông Điệp Thách thức của Đô Đốc Yuan Yubai: Sout...
- Vụ án "Tế Bào Gốc" bùng nổ trên dư luận khắp ...
- Tạp Bút Du Sinh Trần Du Sinh 1. Bầy đànCó ...
- HUẾ - ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN CÓ THẬT Liên Thà...
- Sản phẩm tôm khô Louisiana - USA Đang bỏ ống hút t...
- Trái Mướp Phan
- AI RA LỆNH KHAI HỎA TRONG TRẬN HOÀNG SA 1974 ? ...
- Bản dịch từ bài: "JE CROYAIS QUE VIEILLIR..."của...
- Vì sao người Nhật Bản không ăn xin cho dù nghèo đ...
- Những người Việt tỵ-nạn rất ngây thơ, dễ tha-thứ v...
- Con Ngựa Kiểng
- Giới thiệu Đại Tá Hải Quân HK Vũ Thế Thùy AnhĐại T...
- TIN KHẨN .... !!!Cảnh sát Hy Lạp phát hiện các con...
- 9/11: Một Giấc Chiêm Bao! Lệ Hoa WilsonNgày nà...
- Tình Trạng Mất Trí Nhớ LTS: Bác Sĩ H...
- Nhan sắc Việt ở Malaysia: tha hương cơm áoTrần Thà...
- Hình ảnh một Saigon cuả 60 năm về trước! SVSQ Thủ ...
- Chú Chín Cẩm Thành Dân
- ‘Diễu binh,’ chuyện như ‘diễu!’ Huy PhươngTrước k...
- Nhớ nhớ, quên quên! Tạp ghi Huy Phương “K...
- Lụa Bạch Truyện “Lụa Bạch” của nhà văn Tâm Thanh ...
- 18 tuyệt chiêu bảo quản rau - củ - tra'i cây Là n...
- “ Là con tim thứ hai ” của cơ thể: Bàn chân Trung ...
- Đám cưới mang tên 'Nghìn lẻ một đêm' khiến mọi cô ...
- Hội hoa lớn nhất thế giới tưởng nhớ Van Gogh tạ...
- Nguyễn-hữu-Cầu..Anh là ai?.. TLC.Bùi-trọng...
- KHÔNG ĐẦU HÀNG GIẶC (Hai vị Thần Làng) “Di Tản ...
- Mắt & Chất Lutein kỳ diệu Đôi mắt là cửa sổ của...
- Chút Tình Năm Xưa Tác giả: Túy Trước
- HONG KONG -- Một đường dây đưa lậu người Việt vào ...
- Từ hình ảnh em bé Syria nghĩ đến những em bé miền...
- Lý do phụ nữ "sống lâu hơn" đàn ông đơn giản là...
- Tâm bệnh của mỗi người Con người sống trên đời...
- CẬU BÉ CHĂN TRÂU trở thành đại điền chủ giàu nhất...
- Những ngôi nhà kết hợp với thiên nhiên ...
- Những nơi có mùa thu đẹp nhất thế giới Thu đến h...
- Đứa con vô tội và nỗi đau của người mẹ k...
- Di sản Thế Giới : Hồ Como ...
- The Blood-Red Hands of Ho Chi Minh Reader’s Di...
- Kiếp Sau Xin Vẫn Làm Con Ba - Người Phương Nam...
- KHÔNG BỊP KHÔNG PHẢI VIỆT CỘNG Ông Tôn Thất Soạ...
- Xôi Diệu Thiện Bùi Đức Ly (Tổ Đình Việt Nam - S...
- Những thang máy đặc biệt Thang máy không chỉ là ph...
- Những Hình Ảnh Tưởng Như Đã Quên Câu Chuyện Của ...
- Theo mưa đến thăm Cà Phê Lính Giọt mưa C...
- Nước Mỹ trong tôi
- Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 05.9.2015...
- Hội chứng Cộng sản Sau gần hai mươi năm không gặ...
- Ai đã bắn nát chân Tướng Nguyễn Ngọc Loan? Sát t...
- Những giống Nho lạ trên thế giới Giống nho hiế...
- Vùng biển tự tách đôi ở Hàn Quốc Mỗi năm, tại vùng...
- Sự Thật Đằng Sau " Bông Hồng Cài Áo " Thiền sư Th...
- Vườn Của Ngoại Thủy Như
- Hoa Tím Bằng Lăng - Nguyễn Duy-An Vì c...
- Xa Lộ Nói đến Hiệp Chủng Quốc, chúng ta kh...
- Vân Tiên ngồi núp bụi môn Xưa có chàng thư sinh t...
- Trung Quốc cho phát hành tiểu sử Hán gian của Gi...
-
▼
September
(89)
No comments:
Post a Comment