Monday, September 28, 2015

Hai kẻ thù trường kỳ cùng lúc viếng thăm Washington D.C. : Tập Cận Bình và Joshua Wong

Nguồn: Washington PostĐiền Phong chuyển ngữ
 


Sinh viên Hong Kong Joshua Wong cùng những người ủng hộ hô to khẩu hiệu ngoài khu Tòa Án Hồng Kông ngày Sept. 2. Chiếc Dù là biểu tượng của phong trào đòi dân chủ năm 2014. (Vincent Yu/AP) 

Tác giả : Emily Rauhala - viết ngày 24 September 2015
Hồng Kông: Hai nhận vật rất khác biệt đã bước chân tới DC vào ngày thứ Năm. Một là Chủ Tịch Tập Cận Bình, chủ tịch nước Trung Quốc sẽ đến dự buổi tiệc quốc gia và được chào mừng bằng 21 phát súng đại bác . Người kia là anh Hoàng Chí Phong (Joshua Wong) cũng đến tại thành phố để thuyết trình về cuộc tranh đấu đòi quyền tự-quyết.
Sự có mặt của hai khuôn mặt khắc chế nhau đã chiếm trọng tâm của cuộc thách đố của Trung Quốc tại Mỹ: Lôi kéo chính quyền trung ương của quốc gia này đi vào cuộc chạy đua đến siêu quyền lực mà không bỏ rơi những người như anh Hoàng là kẻ cảm thấy bị chà đạp dưới chân.
Hoàng Chí Phong, 18 tuổi, một thanh niên hoạt động chính trị mà sự bắt bớ anh năm ngoái cũng ở vào thời điểm này đã chận đứng được Phong Trào Dù Vàng và cuộc chiếm đóng hàng tháng trường làm tê liệt thành phố và làm cho Bắc Kinh phải lúng túng. Anh được vinh danh tại buổi lễ chu niên 75 năm của Nhà Tự Do, một tổ chức canh giữ dân chủ.
Là một người đầy khả năng tổ chức với trí nhạy bén, anh đã trở nên một khuôn mặt quần chúng trong những cuộc chống đối vang dội thế giới nhưng cuối cùng đã thất bại vì không đạt được những nhượng bộ của chính quyền trung ương. "Chúng tôi đã không thắng được", anh Hoàng nói trong một cuộc phỏng vấn tuần rồi tại Hồng Kông.
Nhưng 12 tháng sau ngày các cuộc biểu tình bị dẹp, anh trở nên quyết tâm hơn bao giờ hết để tiếp tục tranh đấu và xử dụng hầu hết thời gian ngoài giờ học của mình để suy tính về việc xây dựng một phong trào xã hội dân sự có thể duy trì được. Gom 200,000 người xuống đường mà không đưa Hồng Kông đến được với việc phổ thông bầu phiếu thì cái gì sẽ làm được chuyện này ??
"Phong Trào Dù Vàng đã không đạt đến đích cải tổ chính trị được, nhưng chúng tôi vẫn cần dùng đến ảnh hưởng của chúng tôi để làm cho thế giới biết rằng chúng tôi đang có những mục tiêu rõ ràng: Đó là tranh đấu cho nền dân chủ và hoàn tất sự tự quản của chúng tôi" anh Hoàng nói.
"Chúng tôi không có nhiều kỳ vọng vào chính phủ Hoa Kỳ… nhung không cần thiết phải đặt hy vọng vào chính quyền này hoặc mong ông Obama sẽ thay đổi tâm trạng để hỏi ông Tập Cận Bình rằng : "Tại sao ông không chọn cách phổ thông bầu phiếu tại Hồng Kông?" tôi đặt hy vọng nhiều hơn vào xã hội dân sự."
Tìm cách làm sao cho Hồng Kông được thế giới lắng nghe là tài chuyên môn của anh.
Hoàng Chí Phong sinh năm 1996, một năm trước ngày cựu thuộc địa này của Anh Quốc được trao trả lại cho Trung Quốc với lời hứa là nó sẽ được ban cho "một nền tự quản cao độ". Thỏa thuận bởi cái được gọi là "Một quốc gia, hai chế độ", vùng đặc trị này của Trung quốc sẽ giữ lại cho mình nếp sống xưa và một số tự do trong khoảng 50 năm, nhưng sẽ chịu ràng buộc bởi Bắc Kinh vì lý do an ninh.
Được dưỡng dục trở thành một tín đồ Tin Lành bởi song thân đầy chuyên nghiệp nhưng không hoạt động chính trị, anh Hoàng vào tuổi 15, đã cảm thấy lời hứa "hai chế độ" đang bị đe dọa, nhất là bởi những nổ lực của lối "giáo dục đạo đức và quốc gia" tại các trường học của Hồng Kông. Trong một loạt phim Video và những bài viết hoặc thuyết trình trên Facebook, anh Hoàng đã chỉ trích mạnh mẻ kế hoạch được xem là "tẩy nảo" của Đảng Cọng Sản - đó là một tiếng kêu gọi kết đoàn đã giúp kéo hàng chục ngàn người xuống đường và về sau đã ép buộc được chính quyền thay đổi đường lối giáo dục.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo South China Morning Post vào năm 2012, Hoàng Chí Phong đã dùng văn chương của văn hào Nhật Bản là ông Haruki Murakami để giải thích tại sao anh dám đối đầu với một kẻ thù mạnh đến thế : "Nếu có một bức tường cao bằng đá cứng và một cái trứng bị đập vào đó, thì dù bức tường đó có cao bao nhiêu hay cái trứng có bậy bao nhiêu, thì tôi cũng sẽ đứng về phe của cái trứng đó," anh nói.
Năm ngoái anh đã tham gia biểu tình chống một tờ báo của Bắc Kinh đã phổ biến cương lỉnh của chính quyền trung ương về viễn tượng hạn chế tương lai của Hồng Kông. Vào đêm 26 tháng 9 năm ngoái anh đã bị bắt vì toan leo vào một khu nhà gần bản doanh của chính quyền.



Hình chụp tại hiện trường cho thấy anh Hoàng chí Phong 17 tuổi, một con người ốm yếu đang bị những cảnh sát mang sắc phục kéo đi, cặp kiếng bị đánh văng, và cặp mắt nhắm nghiền lại.

Những hình ảnh đó đã làm xoay chuyển tình thế: Vào tối ngày 28 (2 ngày sau), hàng chục ngàn người xuống đường và đã bị cảnh sát đánh bật bằng hơi cay. Người biểu tình đã dùng Dù để che chắn hơi cay này: Thế là Phong Trào Dù Vàng được nảy sinh.
Việc chiếm giữ cơ sở của chính quyền, tiếp diển sau đó, đã nắm bắt được sự mơ ước của thế giới. Trước khi họ nắm giữ được nơi trọng yếu của một trong những trung tâm tài chánh của Á Châu thì hạng sinh viên vẫn bị xem là thứ trẻ con, đã bị gạt đi như loại mọt sách hoặc phản cảm. Nhưng kìa, chúng đã đến đó, dựng đồ cản đường, hô to khẩu hiệu và ngủ trên vệ đường, ôm cứng túi xách vai như trẻ ôm gấu bông, và sẵn sàng với những chiếc dù.
Hoàng Chí Phong và những lãnh tụ khác từ Hội Liên Hiệp Sinh Viên Hồng Kông đã tổ chức những cuộc tập hợp với những sinh hoạt như hát quanh lửa trại, suy tư để nâng cao ý thức. Đêm này đến đêm khác, Hoàng Chí Phong bước lên diển đàn, ở đây chỉ là một cái thang 4 chân - và nhắm mắt suy tư, điện thoại nắm trong tay, đã nói lên những bài diển thuyết nồng nhiệt đánh thức lòng người bằng tiếng Quảng bốc cháy.
Và chẳng mấy chốc, anh đã không thể bước xuống đường nữa mà không bị bao quanh bởi người ngưởng mộ. Anh Hoàng Chí Phong xem ra chống đối việc mọi người tập trung chú ý vào anh, vì theo lời anh nói với phóng viên là nếu phong trào chỉ dựa vào vai của một người thì sẽ bị đọa với thất bại.
Sự nổi danh đã khiến anh trở thành mục tiêu của các tờ báo theo Bắc Kinh trong thành phố chạy bài "vạch trần" sự liên hệ của anh với CIA, Anh Hoàng Chí Phong cười nhạo nó: "Bạn gái của tôi nói đùa rằng hình ảnh của một điệp viên đối với cô chính là Tom Cruise chứ không phải là tôi" anh nói "Cô ấy bảo, nếu anh là điệp viên thì tại sao anh lại gầy đét vậy ?"
Truyền thông của nhà nưóc Trung quốc thường gợi lên sự đe dọa của các "thế lực thù địch ngoại quốc" nhằm làm gục đầu nước Trung Hoa đang bất ổn - và phong trào Dù Vàng không khác gì họ. Tờ Nhân Dân Nhật Báo cảnh giác rằng: "Mục đích của Hoa Kỳ xem ra là đề cao những giá trị phổ quát như "dân chũ" "tự do" và "nhân quyền" nhưng trong thực tế thì họ chỉ đơn giản muốn bảo vệ những lợi ích chiến lược của riêng họ và làm lủng đoạn những chính quyền mà họ cho là "bất khuất"."
Nói chuyện tại Washington sẽ chẳng có hiệu quả bao nhiêu để ngăn chận sự chỉ trích từ truyền thông nhà nước và dỉ nhiên là từ những tên phò Bắc Kinh mà thỉnh thoảng đã tấn công, quấy nhiểu hoặc gây hấn anh trên đường phố. Nhưng vì đã có được một năm để suy nghĩ về cách chống đối, anh thấy rằng việc dấn thân vào môi trường quốc tế là một cần thiết chiến lược.
Anh nói rằng việc toan tính để bảo đảm có được sự nhượng bộ của chính quyền trung ương hẳn phải thất bại ở giai đoạn này. :Ngay cả khi tôi có dịp gặp mặt ông Tập Cận Bình vào tháng tới thì cũng chẳng ích lợi gì." anh Hoàng nói. "Nếu tôi nói rằng 'chúng tôi muốn bầu phiếu phổ thông' thì ông ta vẫn làm ngơ vì dân Hồng Kông không có đủ quyền lực để mặc cả."
Làm cho bàn tay của thành phố mạnh lên có nghĩa là xây dựng xã hội dân sự và những cơ sở từ dưới lên, quả thật không dễ dàng, anh Hoàng thừa nhận. Nhưng vào thời điểm mà Hồng Kông sẽ được sát nhập hoàn toàn với lục địa vào năm 2047 thì Trung Quốc có thể đã thay đổi. Hoàng Chí Phong sẽ là 51 tuổi vào lúc đó, và, anh hy vọng, sẽ còn tranh đấu.
"Thời gian về phe với chúng ta mà" anh nói.

No comments:

Blog Archive