Sunday, February 8, 2015

VÀI NÉT VỀ CHỨC HÀM TỔNG TOÀN QUYỀN VÀ TOÀN QUYỀN TẠI ÚC
- Đinh hoài Nhơn-

Nhận được những điện thoại từ thân nhân, bạn bè ở Hoa Kỳ, hầu hết là rất tự hào về một người tỵ nạn Việt Nam là ông Lê Văn Hiếu, người vừa được làm chức vụ toàn quyền, mà ở Mỹ gọi là Thống Đốc ( Governor) ở tiểu bang Nam Úc. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi những người quen, thân nhân, sau khi xem đài truyền hình như SBTN, một cơ quan truyền thông mà nhiều người nhận ra đây là cánh tay nối dài của dư đảng Việt Tân, mức độ khả tính có khá hơn đôi chút nếu so với các đài truyền hình trong nước hiện nay, nhưng đài truyền hình SBNT hay thổi phồng như trường hợp vị toàn quyền tiểu bang Nam Úc Lê Văn Hiếu.

Tai hại về sự hiểu lầm chữ Toàn quyền ở Úc giống như ở Mỹ, tức là nhân vật cầm đầu một tiểu bang như Mỹ, quyền hành và có thể sau nầy làm thủ tướng, như ở Mỹ có một số thống đốc tiểu bang như Bill Clinton, từng đắc cử 2 nhiệm kỳ tổng thống.

Tuy nhiên thực sự thì thể chế chính trị ở Úc khác với Hoa Kỳ. Bài viết nầy nhằm để giải thích sơ lược về chức vụ tổng toàn quyền và toàn quyền ở Úc và đồng thời rộng đường dư luận chung để tránh những người ở Mỹ hay các lục địa khác Âu, Á châu bị các cơ quan truyền thông như đài SBTN đưa tin không trung thực, có khi thổi phồng quá đáng, nay bưng bít như trường hợp cô Lô Thanh Thảo, nạn nhân của đảng Việt Tân tên Chim Quốc Quốc, báo cáo công an bắt tù tại VN…

từ nay xin quí vị thận trọng, gạn lọc khi xem truyền hình SBTN và hầu hết những cơ quan truyền thông nào có dính dáng với Việt Tân như các tờ báo giấy, điện báo, đài phát thanh Tiếng Nước Tôi, Đáp Lời Sông Núi...

Trân trọng kính chào;
ĐINH HOÀI NHƠN.
(một cư dân kỳ cựu ở Úc)

Trong thời gian qua, khi nghe tin vui, ông Lê Văn Hiếu, một người Việt Nam được bổ nhiệm chức toàn quyền ( Governor) ở tiểu bang Nam Úc ( South Australia). Đối với dân Úc và người Việt sinh sống ở nơi nầy, chúng tôi không ngạc nhiên vì đây là những chức vụ hàm, người Việt gọi là ngồi chơi xơi nước, công việc làm có tính cách biểu tượng, nghi lễ. Nhưng tin nầy lại được một số cơ quan truyền thông ở Hoa Kỳ, như SBTN loan tin và nhiều khi quá đáng so với công việc và quyền hạn. Trong tinh thần trung thực và tìm hiểu, chúng tôi xin mạn phép sơ lược về những chức vụ nghi lễ tại Úc.

Nước Úc vốn là một thuộc địa của Anh, di dân đầu tiên là những phạm nhân, dần dần thành lập chính quyền thuộc địa. Sau nầy, Úc trở thành độc lập về mặt quản trị và điều hành quốc gia, theo nguyên tác dân chủ, nên những chức vụ lãnh đạo quốc gia là thủ tướng, người có số dân biểu chiếm đa số hạ viện, còn thượng viện là do các đảng phái đề cử, dân bầu.

Tiểu bang là vị thủ hiến ( Premier) là thủ lãnh có đa số dân biểu ở hạ viện và chức vụ hàm Toàn Quyền ( Governor); liên bang, thủ tướng là vị thủ lãnh đảng có số dân biểu chiếm đa số, bên cạnh là TổngToàn Quyền ( general governor), ban đầu là do vua Anh đề cử, tuy nhiên vào năm 1930, thủ tướng James Scullin tự mình phong làm tổng toàn quyền, vua Anh không thuận, nhưng vào tháng 11 năm 1930, sir Isaac Isaas là vị tổng toàn quyền đầu tiên là dân bản địa. Từ đó, chức tổng toàn quyền do thủ tướng Úc đề nghị và sau đó được vương quốc Anh chuẩn y, nên bất cứ dân cư nào ở Úc, kể cả di dân cũng có thể trở thành tổng toàn quyền.

Chức nầy không quyền hành gì, vì không do dân bầu, có khi là phe cánh của thủ tướng, thủ hiến đương nhiệm đưa lên.

Thời ông thủ tướng Kevin Rudd, bà Quentin Bryce làm tổng toàn quyền, bà là người đảng Lao Động, con rể là ông Bill Shorten, cựu lãnh đạo công đoàn, nay là thủ lãnh đối lập. Cuối nhiệm kỳ, bà gây bất bình dư luận và đi quá xa chức vụ hàm, bà tuyên bố ủng hộ đồng tính luyến ái và yêu cầu nước Úc theo thể chế Cộng Hòa, là bỏ Nữ Hoàng, khiến những thành phần bảo hoàng phản đối.

Nay cựu trung tướng Peter Cosgrove, từng tham chiến tại VN, được thủ tướng đảng Tự Do là ông Tony Abbott đề cử chức tổng toàn quyền. Chức vụ hàm nầy không có quyền hành và độc lập, nghi lễ, nhưng trong lịch sử nước Úc, vào năm 1975, ông thủ tướng Lao Động Gough Witlam bị mất uy thế trong chính phủ và cuộc khủng hoảng hiến pháp cũng như có quan hệ nghiêm trọng về mặt an ninh, tình báo quốc gia vào thời chiến tranh lạnh và tổng toàn quyền John Kerr chỉ làm nhiệm vụ truất phế theo thủ tục hành chánh mà thôi.

Thủ tướng Gough Witlam thuộc đảng Lao Động, có khuynh hướng thiên tả, ông là người thủ tướng đầu tiên công nhận chế độ Hà Nội sau khi cầm quyền và từ chối không chở những người Việt Nam làm việc cho quân đội Úc vào tháng 4 năm 1975.

Các tiểu bang cũng thế, ngoài chức thủ hiến, dân biểu, viện lập pháp ( thượng viện tiểu bang) do dân bầu, thì có chức toàn quyền ( Governor) cũng do thủ hiến đề nghị và vương quốc Anh chuẩn y, cũng là chức nghi lễ, tiếp tân ( có khi tiếp các khách thuộc nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nếu có nhu cầu thăm viếng). Chức vụ hàm Toàn Quyền ở tiểu bang và Tổng Toàn Quyền ở liên bang là dư âm của một thời vương quyền, nay Anh quốc theo thể chế quân chủ lập hiến. Người Anh vốn bảo thủ, họ duy trì những giá trị cổ xưa nhưng vẫn theo kịp đà tiến bộ nhân loại, nên nước Úc là nơi có đông dân Anh, cựu thuộc địa, cũng haãy còn chút gì vương vấn vương triều Anh; chức Tổng Toàn Quyền hay Toàn Quyền như bìa quyển sách, nặng phần nghi thức, còn nội dung cuốn sách chính là cơ cấu dân cử, hiến pháp.

Hai chức vụ hàm nêu trên, ngoài nghi lễ, còn có dính một ít vào chính trị là mỗi khi thủ tướng, thủ hiến muốn tổ chức bầu cử, phải đến báo với tổng toàn quyền hay toàn quyền và từ đó giải tán quốc hội, chờ ngày kết quả bầu cử sẽ có chính phủ. Sau khi đắc cử, chính phủ liên bang hay tiểu bang tuyên thệ dưới sự chứng giám của tổng toàn quyền hay toàn quyền.

Theo lịch sử thì chức toàn quyền đã có từ lâu tại các tiểu bang với những vị toàn quyền đầu tiên:

- Captain Arthur Phillip, là toàn quyền tiểu bang vào ngày 7 February 1788,
-Western Australia: Captain James Stirling ngày 6-2-1832
-South Australia: Captain John Hindmarsh 28-12-1836
-Tasmania: Sir Henry Fox Young 8-1-1855
-Victoria: Sir Charles Hotham 22-5-1855
-Queensland: Sir George Bowen.10-12-1859

 Ông Lê Văn Hiếu là người Việt Nam sinh sống khá lâu ở tiểu bang Nam Úc, ông sinh năm 1954 ở Quảng Trị, năm 1977 vượt biển bằng thuyền và đến Darwin. Sau đó ông học hành, đổ đạt, tham gia vào đảng Lao Động và được nâng đỡ từ thời thủ hiến Mike Ran. Ông trở thành phó toàn quyền và mới đây lên toàn quyền sau khi vị toàn quyền hết nhiệm kỳ là ông Kevin Scarce.

Trong cuộc bầu cử tiểu bang, may mắn là đảng Lao Động thắng cử nên ông Hiếu được thăng tiến, cũng là chuyện bình thường ở lục địa Úc Châu. Nếu đảng Lao Động ở Nam Úc mất thế chính quyền, thì cái chức vụ nầy có thể lọt vào tay một nhân vật thuộc liên đảng Tự Do-Quốc Gia.

Tiểu bang Nam Úc có dân số Việt hơn chục nghìn, nhưng là nơi người Việt tỵ nạn có sự sinh hoạt chính trị thật năng động, hay bề bộn, nên nơi nầy có hàng chục các hội đoàn, nhiều tổ chức chỉ có ban đại diện với vài người, trở thành đa dạng khi lễ lạc, xướng ngôn viên phải mất khá nhiều thời giờ đễ tuyên đoọc những hội đoàn, tổ chức tham dự, người ta nghi ngờ là những hội đoàn hữu danh vô thực là do dư đảng Việt Tân giựt dây bên trong để biến dạng những công tác, cũng tránh tiếng là Việt Tân bị tố cáo là thân cộng, hay cánh tay nối dài của Hà Nội.

Nam Úc có những nhân vật Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, nay là Việt Tân như ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc, người làm chủ tịch cộng đồng nhiều nhiệm kỳ, Nhạc sĩ Phan Văn Hưng và phối ngẫu là bà Nam Dao ( chủ trương lyhuong.net), Ông Đổ Đăng Liêu, ủy viên trung ương dư đảng Việt Tân, được xem là cao cấp nhất ở Úc Châu. Nơi nầy có 2 tờ báo giấy là Nam Úc Tuần Báo và Adelaide tuần báo, hình như có dính dáng đến Việt Tân.

Ở tiểu bang Victoria, thủ phủ Melbourne, có ông David De Kretser, người Tích Lan ( Sri Lanka) di dân sang Úc và trở thành toàn quyền từ năm 2006 đến 2011, do thủ hiến Steve Brack đề cử.

Người Việt tham gia chính quyền chính mạch khá nổi bật trong thời gian qua, nhưng rất tiếc và đau lòng là hầu hết làm naản lòng cử tri qua hình ảnh của ông nghị viên hội đồng thành phố Fairfield ( NSW) ông tham gia đảng Lao Động, nhưng vụ án dân biểu John Newman bị ám sát, là vụ án chính trị đầu tiên ở Úc, ông Ngô Cảnh Phương lãnh án tù chung thân.

Bà Hồ Mai cũng đảng Lao Động, là nữ thị trưởng Việt Nam đầu tiên, nhưng bà lại đem thành phố Marybynong kết nghĩa với quận nhất thành Hồ, gây phẫn nộ cử tri gốc Việt; con gái bà Hồ Mai là Lê Tần, được vận động đạt danh hiệu người Úc trẻ xuất sắc, nhưng cô nầy cũng về Việt Nam, một vài nguồn tin là cô Lê Tần gia nhập đảng Việt Tân.

Ông Nguyễn Sang, là nghị viên của đảng Lao Động, với 2 nhiệm kỳ 10 năm, ông là người thường dự tiệc liên hoan với tổng bí thư Đổ Mười, thủ tướng Phan Văn khải, khi chúng sang thăm viếng Úc, bên ngoài là các cử tri gốc Việt của ông nghị biểu tình phản đối với một số dân biểu Úc. Sau khi về vườn, ông nghị Sang còn âm thầm đón rước trung tướng Trần Bạch Đằng, khi tên nầy âm thầm sang Úc du lịch, mãi sau nầy Trần Bạch Đằng viết hồi ký, thì người ta mới biết chuyện bí mật nầy.

Trong tinh thần thông tin, là người Úc gốc Việt, chúng tôi am tường khá nhiều tình hình và sinh hoạt xã hội, chính trường nơi đây, xin được sơ lược về những chức vụ như tổng toàn quyền và toàn quyền, để không lạc quan quá đáng, do vài cơ quan truyền thông ở Hoa Kỳ như vài đài truyền SBTN.

Chức Governor mà ông Lê Văn Hiếu được đề cử từ thủ hiến cùng đảng, không quyền hành như ở Hoa Kỳ. Ông Lê Văn Hiếu thành công về mặt cá nhân thăng tiến, là điển son cá nhân, nhưng chưa chắc là ông đóng góp gì cho công cuộc đấu tranh nhân quyền cho quê hương. Vị trí trung lập của ông Lê Văn Hiếu trong chức vụ nghi lễ toàn quyền, không cho phép ông làm những gì có quan hệ đến những việc thông thường, nghi lễ, tiếp tân.

Chúng tôi thông tin trong tinh thần hiểu biết và dè dặt, theo kinh nghiệm qua những người Việt Nam tham gia chính trị nêu trên.

Trước đây, Nguyễn Hưng Quốc được vài cơ quan truyền thông nhu SBS radio thổi phồng thái quá sau khi ông về VN, đưa sinh viên du khảo, ông bị trục xuất và bàn giao sinh viên cho những cán bộ văn hóa trong nước. Một số báo chí Việt ngữ ở Hoa Kỳ ca tụng và xem ông là nhà đấu tranh, chống cộng, nhưng sau nầy thì Nguyễn Hưng Quốc tuyên bố:” tôi không hề chống cộng” là gáo nước lạnh tạt vào mặt những người lầm tưởng ông là người chống cộng.

Trước đây, luật sư Lưu Tường Quang, được cảm tình hầu hết người Việt ở Úc, ông được xem là vẻ vang dân Việt với chức tổng giám đốc hệ thống phát thanh sắc tộc SBS radio từ năm 1991. Nhưng ông chỉ là công chức cao cấp, lương cao, hưởng nhiều qui chế bổng lộc, chưa chắc là ông phục vụ gì cho cộng đồng, tuy nhiên tác hại SBS radio Việt ngữ khôn lường, đài nầy đã đầu độc dân Việt bằng những ngôn từ Việt Cộng từ năm 1991 đến nay.

Ngoài những chương trình phát thanh mời những cán bộ trong nước, những tin tức của Việt Tân lộng vào, nên thính giả có cảm tưởng là đài phát thanh Việt Cộng tại Úc, có người phẩn nộ gọi SBS radio là đài Hà Nội 2.

Sau khi ông lưu Tường Quang đột ngột từ nhiệm ( không rõ lý do gì?), nhưng nọc độc SBS hãy còn tác hại đến ngày nay, điển hình là đài lợi dụng hình thức trưng cầu dân ý để bỏ chào cờ và hát quốc ca trong các cuộc lễ, khiến nhiều người đã tẩy chay đài SBS từ nhiều năm qua.

Chức vụ nghi lễ trong khối Thịnh Vượng Anh, không có quyền lực và phải giữ thế độc lập, ngay cả nữ Hoàng Anh cũng không tham gia bất cứ đảng phái chính trị hay thiên vị bất cứ ai. Nữ Hoàng Anh luôn giữ thế trung dung, ngay lúc và dự đám tang của cựu nữ thủ tướng Magarette Thatcher, nữ Hoàng cùng bị những người ghét bà Thatcher biểu tình phản đối.

Do đó cái chức toàn quyền tiểu bang Nam Úc mà ông Lê Văn Hiếu vừa được đề cử, không thể tuyên bố những gì khác, ngoài lễ lạc, nên người Việt đừng nên kỳ vọng là ông toàn quyền gốc Việt nầy lên tiếng về thành tích vi phạm nhân quyền tại VN; trái lại, trong vấn đề bang giao giữa Úc và Việt Nam, có khi ông toàn quyền Lê Văn Hiếu không thể từ chối những quan chức ngoại giao từ nước Việt Nam sang thăm viếng.

Vì ông Hiếu là toàn quốc, đại diện cho nước Úc, chớ không phải là đại diện cho người Việt, lý do khác là ông thăng quan tiến chức là do các chánh khách Úc trong đảng Lao Động tiến cử, ngay cả các dân cử như bà Hồ Mai, Nguyễn Sang…cũng không bảo đảm là phục vụ cho những cử tri kỳ vọng vào những người làm vẻ vang dân Việt.

Những kinh nghiệm đau lòng qua thành tích những người Việt thành công trong lãnh vực chính trị ở các nước tạm dung như bà nghị Madison Nguyễn ở San Jose, nghị viên Houston là Hoàng Duy Hùng…là những dè dặt cần thiết khi nhìn thấy một người Việt nào đó chen chân vào dân cử hay những chức vụ cao trong chính quyền.

Bốn chữ” vẻ vang dân Việt” dường như trở thành trò hề lẫn hoài nghi, khi hải ngoại có những trí thức như Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Hữu Dũng, Đinh Xuân Quân, Nguyễn Ngọc Bích…gây quá nhiều bất bình, như những trí thức gạo cội nầy a dua khen một cách mù quáng tác phẩm tuyên truyền của Huy Đức.

Ơ Canada, có thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải, vẻ vang dân Việt nhưng lại cam tâm ngồi chung với thứ trưởng ngoại giao Việt Cộng là Nguyễn Thanh Sơn, ông thượng nghị sĩ Hải đồng tình đứng chung trong hàng ngũ đảng CS để bảo toàn đất tổ.

Gần đây ở thành phố Ottawa, thị trưởng treo cờ máu của Việt Cộng, những người Việt thầm lặng, vô danh đã phản ứng bằng Thỉnh Nguyện Thư, nhưng còn ông thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải thì sao?.

Trong tinh thần dè dặt, do kết quả những tin tưởng quá đáng vào những người thành công về mặt công danh ở nước ngoài, chúng tôi xin được giải đáp phần nào thắc mắc của đồng hương ở Mỹ, Âu châu hay ngay cả Việt Nam./.

ĐINH HOÀI NHƠN.
04.09.2014

No comments:

Blog Archive