ĐÔI DÒNG CẢM NGHĨ SAU KHI ĐỌC QUYỂN “GIẶC THẦY CHÙA” CỦA ĐẶNG VĂN NHÂM
Hồ Trường An
“Giặc thầy chùa” là một quyển điều tra, biên khảo của nhà văn Đặng Văn Nhâm nhằm đặt lại vấn đề hiện trạng tôn giáo và tâm linh của kiều bào chúng ta ở hải ngoại. Cũng có thể đây là một bản cáo trạng đen, một bản tường trình gai góc để mở cho kiều bào chúng ta nói chung, Phật tử VN nói riêng, nhìn thấu suốt thực trạng của những kẻ núp bóng cửa Thiền để mưu lợi, để chà đạp ý nghĩa thiêng liêng của Phật Giáo (PG) qua đủ trò gian dối, tham dâm, lường gạt vô cùng bỉ ổi. Rất có thể nhiều độc giả thiếu ý thức hay bị mê hoặc bởi lũ ác tăng gian ni, hoặc quá cuồng tín một cách mù quáng cho rằng tác giả Đặng Văn Nhâm cố tình chà đạp và đánh phá PG VN ở hải ngoại, hoặc làm lũng đoạn sự hòa hợp giữa các chư tăng vốn như nước với sữa.
Tôi xin thưa ngay, Đặng Văn Nhâm là kẻ thiết tha với tương lai và viễn ảnh của PG. Mục đích của anh khi viết quyển “giặc thầy chùa” là cốt bài trừ những tệ đoan trong hàng ngũ tăng ni để họ dựng lại một thứ PG căn cứ trên nền tảng Trí Tuệ và Từ Bi theo bổn hoài của thập phương chư Phật. Có thể là anh dùng thuốc sát trùng quá dung lượng, lau chùi vết bẩn quá mạnh tay, cốt dọn sạch sẽ cửa Thiền để cho PT được nhìn ánh đạo vàng rạng rỡ hơn và nhìn bằng một thứ ý thức trong sáng tuyệt vời.
Nói rộng ra, dù có đập tơi bời hoa lá một số tăng ni, vốn là tay sai bọn CS, trà trộn vào hàng ngũ QG chúng ta, hay một số tăng ni làm ô uế cửa Thiền, nhưng Đặng Văn Nhâm chẳng những không phỉ báng PG mà còn tha thiết với sự vững mạnh và sự trường tồn của PG trong tương lai. Đả kích ác tăng và gian ni ở trong tác phẩm “giặc thầy chùa” tác giả đã không chà đạp PG , đã không vét cạn sự sùng mộ cuả Phật tử đối với con đường mà Phật đã đốt đuốc soi sáng, mà anh còn làm công việc tẩy uế, sát trùng, dọn sạch con đường hành hương để Phật tử vững lòng tiến bước.
Chúng ta đã từng thấy có một số cây bút viết về Phật pháp trên tạp chí Hoa Sen ở Nam California do thượng tọa Pháp Châu làm chủ nhiệm. Những cây bút này công kích tệ trạng trong Thiên Chúa Giáo (TCG) , nhưng đồng thời là phỉ báng đạo Thiên Chúa một cách ác ý, ác tâm, dùng lời báng bổ của kẻ vô thần, nhưng nổi tiếng ở Âu Mỹ để chứng minh lập luận của họ. Những kẻ phỉ báng một tôn giáo lớn như TCG với cái nhìn tiêu cực, một chiều, phiến diện như thế, chúng ta không thể nào đối thoại với họ được.
Nhưng với tác giả Đặng Văn Nhâm trong “giặc thầy chùa” chúng ta có cảm tưởng mình có thể đối thoại với anh. Anh có một sở tri rộng rãi (connaissance étendue) về đạo Phật. Anh hiểu thế nào là giới luật, thế nào là tà đạo, thế nào là ngôi tăng bảo đúng nghĩa trong Tam Bảo. Và thú vị quá, anh còn nắm bắt được cốt tủy PG đặt trên nền tảng tinh thần Bát Nhã (tinh thần bất nhị mà người Pháp gọi là: Le non-deux, le non-dualisme). Cái tinh thần then chốt đó, bọn tăng ni ở hải ngoại phần đông (99%) không nắm bắt được.
Viết quyển “giặc thầy chùa”, tóm lại tác giả đầy thiện chí, không hề vẩn đục một chút ác ý của kẻ vô thần (athée) hay tên phạm thánh (blasphémateur). Tác giả Đặng Văn Nhâm nêu rõ nguyên nhân nào, động cơ chính yếu nào thúc đẩy anh viết quyển “giặc thầy chùa”: Tất cả mọi loài vật trên mặt điạ cầu này chỉ biết sống trong tình trạng hiện hữu với một ký ức về quá khứ giới hạn rất ngắn ngủi. Hầu hết loài vật chỉ nhận thức được những gì chợt xảy đến và so sánh điều đó bằng những kinh nghiệm trong quá khứ mà thôi. Thí dụ như con chím đã bị bắn hụt một lần, hễ thấy cành cây cong là sợ. “Kinh cung chi điểu”!
Ngược lại, con người còn biết cố thử tiên liệu xem điều gì sắp xảy ra trong tương lai. Năng khiếu thích nghi với tương lai của loài người dường như đã phát sinh từ thời kỳ đồ đá (néolithique), khi con người bắt đầu biết canh tác. Từ đó, con người từ bỏ việc hái quả và săn bắn, là hai nguồn thực vật bấp bênh, để lo việc canh nông. Việc này đòi hỏi con người phải biết suy nghĩ, tiên đoán thời tiết, tính toán kết quả mùa màng trong tương lai. Dĩ nhiên những suy tư và tiên liệu về tương lai đều có tính cách chủ quan, thành tựu tùy theo trí thông minh của từng người. Nhưng nếu đã là người, lại biết nghĩ đến tương lai, nhất thiết phải nhớ nằm lòng câu: “Ăn cây nào rào cây nấy”. Một người trồng cây ăn trái không bao giờ bứng cả gốc cây lên để bán, hay xịt thuốc khai quang lên vườn cây của mình.
Cũng một cách như thế, những ông sư, bà vãi không nên để cho lòng tham danh lợi sai xử quá đáng, tranh cướp chùa chiền lẫn của nhau, không nên tỏ ra kiêu căng xấc láo, ăn nói mất dạy với cả những Phật tử đáng tuổi ông, bà, cha, mẹ. Nhất là chớ nên hành động phá hoại gia cang của tín đồ PT, hãm hiếp nữ đệ tử, bày trò mê tín dị đoan, giở thủ đoạn buôn thần bán Phật, làm tình ngay trong chốn Thiền môn. Như thế là bôi bẩn Phật pháp, hủy hoại uy danh của PG, tức là không biết nghĩ đến tương lai, là tự tay đập bể nồi cơm của mình, và tạo khó khăn cho các thế hệ hậu sinh.
Tôi vốn chỉ là một người bình thường như muôn triệu con người khác, bây giờ tôi viết quyển sách này chẳng phải để chỉ trích một số cá nhân gian tăng, ác ni, và một số PT ngu muội, ngày nay đang bôi bẩn và phá hoại Phật pháp. Tôi viết quyển sách này nhắm vào tương lai cao cả của PGVN, mong ước chấn hưng đạo này, và để cho các thế hệ tương lai khỏi bước vào vết xe đã đổ!... (trg. 19, 20).
Bọn tăng ni phá giới thường lấy câu “trọng Phật kính tăng” để làm lá bùa che đậy hành vi đốn mạt của họ. Nhưng tác giả đã đặt lại vấn đề về ngôi Tam Bảo, một trong 3 ngôi cao qúi là Phật, Pháp, và Tăng. Những kẻ mượn áo cà sa để mưu lợi, để quyến rũ phụ nữ trong cuộc cẩu hợp, gian dâm, hoặc xây dựng các dịch vụ thương mãi bịp bợm có phải là tăng \, ni đúng nghĩa, hay chỉ là phường trộm cướp trá hình? Bọn chúng có xứng đáng ở ngôi Tam Bảo không?
Đặng Văn Nhâm nói có sách mách có chứng: “Trong xã hội, nếu giới côn đồ đã dùng vũ khí và hình thức bạo động, giết chóc, để trấn lột tài sản, làm giàu, thì ngược lại giới tăng ni tu hành bịp bợm, biết rõ tâm lý quần chúng, giở trò đóng kịch. Họ núp dưới bóng Phật, lợi dụng tấm áo cà sa, mượn lời từ bi, bác ái của Phật, dùng những hình thức dụ dỗ, trấn lột êm đềm như: quyên góp tiền bạc để xây chùa lập thất, ấn tống kinh kệ, đúc chuông, đắp tượng Phật, tổ chức bán thực phẩm chay, tổ chức du ngoạn danh lam thắng cảnh thế giới, tổ chức đại nhạc hội ca vũ kịch, kêu gọi bá tánh cho vay tiền không lời (để bỏ vào ngân hàng lấy lời!), tậu mãi bất động sản, mua khách sạn cải trang làm nhà dưỡng lão, mua bán đất cát, điền thổ, ngăn các trú phòng trong chùa ra làm nhiều phòng nhỏ chẳng khác nào phòng ngủ, để cho khách thập phương mướn làm trại nghỉ hè bày đặt ra trò coi bói, bốc thuốc, chữa bệnh, thư ếm bùa ngải, làm bùa trừ tà ma, qủy quái... Ngoài ra, giới tăng ni còn bày ra giá biểu cho mỗi cuộc cúng tế, ma chay, cầu hồn và trốn sâu lậu thuế. Tóm lại, không một hình thức kinh tài đê tiện, dù hạ cấp đến đâu, giới tăng ni bất chính vẫn không từ nan.
Nên biết, trước đây cả hàng ngàn năm chính đức Phật đã phải gọi bọn tăng ni bịp bợm, tu hành bất chính, như đã kể trên là: Những tên cướp lợi hại nhứt! Xin trích dẫn một đoạn trong Tạng kinh, bộ Anguttaranikãya chakkanipãta, bài kinh Rattisutta, gồm những câu như sau: “Những tỳ khưu chỉ lo làm giàu bằng cách bòn rút của bá tánh là đống rác thúi, là tên cướp lợi hại nhứt, vì tướng cướp thật còn bị nhà chức trách truy tầm, trái lại tỳ khưu phá giới vẫn sống thong thả, được người cúng dường vật thực ngon ngọt, y phục, thuốc men, chỗ ở tốt đẹp với tất cả tấm lòng cung kính. Nếu khi dâng cúng mà các thầy không dùng, người thí chủ thấy mình rất buồn. Đã được người cho mà còn lạy lục, yêu cầu, thật là tên cướp lợi hại nhứt. Đức thế tôn gọi bọn này là Mahãcora ( tên cướp vĩ đại).” [Ghi chú thêm: Trong Tạng Luật Mahãvibhanga, đoạn I, cũng có ghi lời Phật dạy tương tự].
Mặt khác, ta còn thấy đại đa số tăng, ni trong giới tu hành PG từ trong quá trình lịch sử dân tộc và lịch sử đạo pháp, đều xuất thân từ giới cùng đinh, nghèo khổ, nếu gặp thời kỳ chiến tranh thì còn có thêm hạng tứ thời thất nghiệp, trốn quân dịch, lính đào ngũ, bọn “trốn việc quan đi ở chùa!...” (trg. 95, 96)
Để nhấn mạnh về vấn đề phá giới của bọn tăng ni ở hải ngoại, tác giả Đặng Văn Nhâm đã mượn lời đức Đạt Lai Lạt Ma ở mục “Đức Đạt Lai Lạt Ma nói gì về mối tương quan thầy chùa/đệ tử ?” như sau: Dù vậy, ta vẫn phải bình tĩnh, lấy công tâm mà nhận định:
Lỗi tại ai? Thầy chùa hay nữ PT?
Dĩ nhiên, xét một cách tổng quát, cả thầy chùa lẫn nữ PT đều chịu liên đới trách nhiệm, vì đã cùng nhau can dự vào tội gian dâm giữa chốn Phật đường. Nhưng muốn cho rõ ràng hơn, ta hãy lóng tai nghe lời phân tách của đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng. Xin tóm tắt sau đây:
- “Một phần lỗi thuộc về nữ PT. Vì họ đã dại dột coi các ông thầy như thần thánh, lầm tưởng mọi hành động của ông thầy đều cao thượng, nên đã tỏ ra tuân phục, cưng chiều các thầy quá đáng, làm hư hỏng họ... Điều quan trọng là đừng nên vội vàng coi ai là thầy của mình. Vì đó là mối quan hệ rất quan trọng. Phải đợi một thời gian dài, có khi cần đến 10 năm hay lâu hơn thế nữa, để quan sát cách xử sự, cách giảng dạy, khả năng tu hành của kẻ ấy cho thật chính xác. Trong thời gian đó ta chỉ nên coi họ như một người bạn thiện trí thức mà thôi.
Không nên tin cậy gì nơi họ hết thảy! Nếu PT thấy ông thầy nào hành động bất xứng, không hợp đạo lý, có quyền phê bình ngay những hành động đó. Trong sách Phật đã dạy rất rõ: Ta chỉ nên theo học những người thầy có tư cách đàng hoàng. Kẻ nào bất xứng, nói những điều trái đạo lý, hành động gian tà, người PT phải xa lánh ngay.
Trong Mật Tông Du Gìa Tối Thượng, đã nói rất rõ: Thầy dạy điều gì trái với Phật pháp, chớ có theo, mà phải phê bình, chỉ trích ngay... Tóm lại người PT có trách nhiệm không để bị lôi cuốn vào con đường tội lỗi!”
Về phía tăng sĩ, đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nói, tóm tắt như sau: Về phía người thầy, họ phải chịu trách nhiệm về những hành xử của mình. Nếu người thầy mà để cho PT quyến rũ vào con đường bất chính, thì người đó đã tỏ ra thiếu nội lực, thiếu nhân cách của kẻ tu hành. Trong khi rao giảng Phật pháp, nhân danh một kẻ tu hành, chính ông thầy lại phạm những lỗi lầm mà ông ta thường khuyên kẻ khác nên tránh, tức là ông ta đã phản bội công việc mình làm. Thực là một điều đáng xấu hổ...” ( trích lời trao đổi giữa đức Đạt Lai Lạt Ma với tiến sĩ tâm lý học Jack Engler, và GS tâm lý Jean Shinoda Bolen, trg. 554,555).
Quyển “giặc thầy chùa” không thuần túy là một bản tường trình, một cáo trạng hay một thiên phóng sự. Nó vượt cao hơn những yếu tố đó. Nó cũng là một thiên tiểu luận về Phật pháp, dù sơ sài, nhưng được xây dựng trên những vấn đề xương sống, những căn bản chính yếu, và nhất là cái cốt tủy tinh hoa của PG. Tác giả trình bày sáng sủa, đơn giản để người đọc ở mức độ sơ cơ có thể nắm bắt trọn vẹn những điều anh đã giãi bày. Như thế chứng tỏ anh có trình độ khá cao về Phật học, để khỏi bị bọn tăng ni ở hải ngoại lấy le, lòe đời, lừa bịp được anh.
Qua cáo trạng của anh, đã cho chúng ta mới biết vì sao cách dạy Thiền của Thích Nhất Hạnh đã làm cho nam đệ tử ông ta là Thanh Hương bị chứng hoạt tinh và làm cho Thích Nữ Trí Tánh điên loạn cho tới chết. Đặng Văn Nhâm đã nắm bắt được cái trình độ hiểu biết giáo lý Phật học của Nhất Hạnh ra sao, phương pháp dạy Thiền hổ lốn của ông ta thế nào, khi ông ta xưng mình thuộc dòng Thiền Lâm Tế:
- “...Thiền sư Lâm Tế, hiệu Nghĩa Huyền, người tỉnh Hà Nam, đã được thiền sư Hoàng Bích truyền tâm pháp. Lâm Tế có một nhân cách ngang tàng có thể sánh với Bồ Đề Đạt Ma... Tư tưởng thiền Lâm Tế đặt nặng trên nguyên lý “vô tâm” và “chúng sinh với Phật không khác”. Lâm Tế có nhiều phương pháp giáo hóa rất đặc biệt, như: Tam cú, tam huyền, tam yếu, tứ chiếu dụng, và tứ tân chủ. Đặc biệt nhất là phép dùng bổng yết (gậy đánh và tiếng hét), một cách đánh thức sự giác ngộ.
Căn cứ trên những chủ yếu kể trên của thiền Lâm Tế, ta thấy ngayThiền cuả Nhất Hạnh chỉ là một thứ thiền ba rọi, chẳng khác gì lối tập Yoga của mấy người Ấn Độ!
Thêm một chứng minh nữa về trình độ thiền học của Nhất Hạnh. Viết về tương lai văn hoá, Nhất Hạnh cho rằng mai sau VĂN sẽ là GIÁC. Có lẽ ông ta đã nhầm lẫn giữa BẢN THỂ và HIỆN TƯỢNG (noumène et phénomène). BẢN THỂ thuộc về TÁNH (être, essence, noumène). HIỆN TƯỢNG thuộc về TƯỚNG (état, phénomène). Một đàng còn nằm trong dạng thức trừu tượng, vô hình. Một đàng đã hiển lộ, hữu hình. Điều này chứng tỏ Nhất Hạnh đã không biết rằng VĂN HÓA là cái gì còn nằm trong vòng khái niệm, tức vẫn còn là HIỆN TƯỢNG. Còn GIÁC là cái gì đã lọt ra khỏi khái niệm, trở thành BẢN THỂ, là CHÂN TÂM, là BỒ ĐỀ...
Quan niệm về văn hoá như Nhất Hạnh vậy là sai lầm! Viết về Duy Thức học, Nhất Hạnh cóp nhặt lung tung, và viết lem nhem chằng đụp, kiểu giật gấu vá vai, không mạch lạc. Người đọc thấy quyển Duy Thức Học của Nhất Hạnh còn thua xa quyển “nỗi đau lòng mẹ” của BS Nguyễn Thanh Giản.
Viết về Thiền, Nhất Hạnh đã xuất bản quyển “Đường vào Thiền học”. Không cần phải đọc, chỉ cần liếc qua cái tựa nghèo nàn đó ta cũng đã nhận ra cái dốt và chân tướng bịp của tác giả rồi. Thiền làm gì có “đường xá” nào mà vào với ra? Một khi đã có đường vào, tất có tới có lui, có qua có lại, tức là những động tác đối đãi. Trong khi đó, Thiền vốn tối kỵ sự đối đãi. Thiền căn cứ trên tinh thần bất nhị (le non-deux, le non-dualisme).
Tu Thiền mà tâm ta còn trụ chấp là còn bị trói buộc vào cuộc đời. Chí như trụ chấp vào việc chân chính cũng chưa phải là đã giải thoát. Vì ta vẫn chưa gạt bỏ được hai niệm đúng/sai, còn bị vướng mắc trong cái lưới vô hình của sự đối đãi. Kinh Phật Bảo Đàn dạy: “Vô niệm giả, ư niệm nhi ly niệm. Vô tướng giả, ư tướng như ly tướng” (không niệm có nghĩa là trong niệm mà không chấp niệm. vô tướng nghĩa là trong tướng nhưng không chấp tướng).
Đó là lý Bát Nhã, cốt tủy của Thiền Đại Thừa. Với trình độ sơ cơ như Nhất Hạnh làm sao thâm nhập nổi, để mà viết sách! Tóm lại, ta nên nhớ rằng: Thiền vốn nằm sẵn trong ta. Khi ta còn mê còn chìm đắm trong cơn đại mộng của cuộc đời, thì chưa có Thiền. Chỉ khi nào ta thức tỉnh, lúc đó ta mới chứng ngộ được Thiền!
Đến đây, thiết tưởng tôi cần phải lưu ý những người tập “ thiền” với Nhất hạnh một điều cực kỳ quan trọng này: “Thiền là thiền, Yoga là Yoga”. Nếu tập yoga, người ta có thể tập cả bầy như các lớp tập thể dục dưỡng sinh. Nhưng Thiền khác hẳn: Lấy TÂM làm gốc. Mục tiêu chuyên chú huấn luyện tinh thần, tư tưởng, giải thoát tâm linh. Trong Thiền, vai trò hướng dẫn của người thầy đối vơí học trò phải toàn diện, rất trực tiếp, và hết sức kiên trì trên căn bản tâm cảm sâu xa, đầy lòng từ ái, chẳng khác nào như sự dìu dắt của người mẹ đối với đứa con còn trứng nước.
Như vậy, muốn đạt ngộ trong khuôn khổ “tâm truyền tâm”, các bạn không không thể tập Thiền kiểu “hội chợ” như nhất Hạnh đã làm. Thử hỏi, trong đời này mấy ai đã đạt ngộ? Huống chi Nhất Hạnh đã chứng ngộ gì đâu mà hòng có được cái “TÂM” nào để trao chuyền cho bạn. Nếu không chỉ là trò đóng kịch với cái tâm bịp bợm, để làm tiền. Ấy là chưa kể đến đại tội đã phạm đủ ngũ đại giới, tức đã bị mất giới thể, thì giới đâu nữa mà truyền cho ai?!” (trg. 287, 288, 289).
Để định nghĩa giáo lý nhà Phật cho đúng đắn, Đặng Văn Nhâm đã viết mục “Phật giáo có phải là một triết lý không?” Xin đọc: “Về mặt tôn giáo, Như Điển càng tỏ ra ấu trĩ và sai lầm thảm hại hơn. Ngay từ đầu, khi viện dẫn câu “bất lễ quân vương, bất lễ phụ mẫu”, Như Điển đã cho là “TRIẾT LÝ CỦA PHẬT GIÁO”. Thực không thể nào tha thứ được!
Là một tăng sĩ PG mà cho đến tận giờ phút này Như Điển vẫn không biết được rằng PG vốn chẳng có một cái thứ gì gọi là “triết lý” (philosophy) hết thảy! Mà “philosophy” là gì?- Phân tách danh từ này ta thấy có 2 chữ: PHILOS = sự thương yêu; và SOPHY = trí tuệ. Vậy, PHILOSOPHY có nghĩa là: yêu thương bằng trí tuệ.
Ngoài ra, cũng có người định nghĩa “triết lý” là môn học tìm hiểu nguyên lý của vạn vật, hoặc phương pháp lý luận để tìm hiểu rốt ráo nguyên tố hiểu biết sự thật. Nếu hiểu triết học như một hệ thống trí thức luận đem lại lời giải đáp đầy đủ cho câu hỏi: “Đời sống là gì?”, thì PG hoàn toàn không phải vậy.
Theo Webster’s Dictionary, PG không phải là một triết học vì PG không phải chỉ là sự yêu chuộng trí tuệ, lòng ham thích thúc đẩy đi tìm trí tuệ. Theo William Durrant, trong “The history of Philosophy”, trang 2, PG cũng không phải là một lối giải thích căn cứ trên lý thuyết, cái không bao giờ được biết (như trong siêu hình học) hay cái được biết không rành mạch (như trong triết học luân lý hay chính trị).
Trong Đại Thừa Tuyệt Đối Luận, Nguyệt Khê Pháp Sư đã viết: “PG chẳng phải là triết học”. Là tín đồ PG, chúng ta đã nhiều lần nói rõ.Mục đích của triết học là cầu tri kiến, mà mục đích của Phật pháp là “lìa tri kiến”. Việc làm cuả triết học là nơi lời nói; còn Phật pháp là ở chỗ “lìa lời nói”.
[ Dẫn chứng thêm của Đặng Văn Nhâm: Sau khi thuyết pháp xong, Thích Ca liền phủ định công việc thuyết pháp của mình. Ngài nói:“Ta đã ròng rã 49 năm thuyết pháp, nhưng chưa từng nói một lời nào!”. Sau đó Lục Tổ Huệ Năng nói cũng không khác: “Nếu ta nói có Pháp cho ngươi, đó là ta đã dối ngươi rồi vậy!”.
Như thế, ta phải hiểu những lời nói, hay văn tự giảng pháp khi vào được cảnh giới chân như rồi thì văn tự và ngôn ngữ đã trở thành “giải thoát tướng”, vì không muốn cho chúng sinh sa vào lầm lạc:nhận ngón tay chỉ mặt trăng là... mặt trăng!].
Triết học thì dùng lý trí để làm con đường đi đến chân lý; còn Phật pháp thì lại cho rằng lý trí là “sở tri chướng” và bài xích nó là vọng tưởng.
Các triết gia Tây phương thì cầu nơi lý trí, ỷ lại vào lý trí; còn nhà Phật thì lại đi phá trụ lý trí, phủ định lý trí. Cho nên có thể bảo rằng hai bên nghịch lẫn nhau. Bản thân của triết học là thuộc về tương đối luận, chưa đạt đến cảnh giới tuyệt đối, thường bị sự hạn chế của thời gian, không gian, nên nội dung của triết học thường tùy theo thời đại mà thay đổi, thật chẳng một ai dám công nhận triết học là triết lý tuyệt đối.
Phật pháp thì khác. Phật pháp là sự chân thực tuyệt đối, siêu việt thời gian, không gian, nên trải qua muôn đời chẳng hề thay đổi...
Theo tôi, nói cách khác cho dễ hiểu, triết học chỉ đặc biệt chú trọng đến sự hiểu biết, thuộc về trí tuệ; mà không quan tâm đến phần thực hành. Trong khi đó PG lại đặc biệt quan tâm đến việc thực hành và chứng ngộ. Vậy tất nhiên PG không phải là một triết lý!
Do đó, một kẻ học Phật, dù mới nhập môn, cũng phải biết ngay Như Lai không phải là một triết gia như: Socrate, Descarte, Hegel, Schopenhauer, Henri Bergson, William James, Albert Einstein hay Karl Marx... Như Lai cũng không phải là đấng tiên tri Mohammed, giáo chủ của đạo hồi, hay là đức Chúa Trời Jésus Christ v.v…
Tóm lại, Phật Giáo không phải là một triết học (philosophy) cũng không phải là một tôn giáo (religion), không phải là một học thuyết, hay một chủ nghĩa (doctrine), càng không phải là khoa học luân lý (éthic); và Phật Tổ Như Lai chỉ là đấng”vô thượng y vương” chữa được các loại “khổ bệnh nan y” cho nhân loại, hoặc ngài là “người chỉ đường” cho dân gian bước vào “chánh đạo”, để tiến tới “Niết Bàn”. Những lời bày đường chỉ lối, dạy dỗ của Như Lai để cho hậu thế, chỉ nên gọi là những “di ngôn của Phật Tổ”.
Chú ý: Những chữ “Phật Giáo” tôi dùng trong bài này, chữ “GIÁO”có nghĩa: Lời giáo huấn, lời dạy, chứ không phải tôn giáo![Muốn chứng minh tường tận PG không phải là một tôn giáo, cần phải viết riêng một quyển sách. Điều đó ra ngoài chủ đề của sách này!]. (trg. 435, 436, 437).
Như thế chúng ta gặt hái thêm một căn bản hiểu biết: Về bên Thiền Tông, muốn có đốn ngộ (santori immédiat), hành giả không nên suy luận về Niết Bàn. Niết Bàn là một vũ trụ bao la không ngằn mé , trí óc ta thì bé tẻo teo như trái dưa chuột.
Làm sao chúng ta đo được một bầu trời, huống chi cái trí vô biên của Phật? Càng suy luận chúng ta càng gặp nhiều sai hỏng và rớt qua tà đạo. Chúng ta phải dùng chính tư duy trong Bát Chánh Đạo, tức là tư duy những chặng đường mà đức Phật soi sáng: Bố thí, giữ giới, trì niệm, tinh tấn để trong cõi Thiền đầu óc được rỗng rang, vọng niệm tiêu tan, chân tâm hiển lộ. Giây phút mà chân tâm hiển lộ là giây phút mà trực giác thù thắng bùng lên, hoát ngộ. Lúc đó cái tri kiến của ta sẽ vô biên như tri kiến Phật và nhập vào tri kiến Phật. Thiền chỉ nhằm mục đích vun quén cái trực giác thù thắng ấy, chứ không phải vun quén cái suy luận về cái Niết Bàn mà chúng ta cho rằng là đối tượng để suy niệm. Niết Bàn dùng làm đối tượng thì là Niết Bàn ở ngoài ta, nhưng thực ra nó ở sẵn nơi ta, cần chi suy luận vô ích.
Còn vấn đề tu chứng, trong mục “ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng”, Đặng Văn Nhâm, thêm một lần nữa đã ý thức một cách trong sáng diệu kỳ về chuyện hành trì, tu tập. Xin đọc: “Trong phạm vi chữ “HIẾU”, đạo Nho chẳng khác nào PG, cũng đều dạy môn sinh và đệ tử phải ghi khắc, tôn thờ công ơn cha mẹ.
Còn vấn đề tu chứng, trong mục “ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng”, Đặng Văn Nhâm, thêm một lần nữa đã ý thức một cách trong sáng diệu kỳ về chuyện hành trì, tu tập. Xin đọc: “Trong phạm vi chữ “HIẾU”, đạo Nho chẳng khác nào PG, cũng đều dạy môn sinh và đệ tử phải ghi khắc, tôn thờ công ơn cha mẹ.
Trong bài nêu trên của Như Điển, ông sư này tỏ ý kích bác giới nhà Nho bằng những câu nguyên văn sau đây: “Vì vậy nên đã có không hiếm những nhà Nho chê trách đạo Phật và đặc biệt là những tăng sĩ bất hiếu với phụ mẫu. Vì lẽ tóc râu là những vật mà cha mẹ sinh ra, ta không dưỡng nuôi chúng thì chớ. Ở đây các vị tu hành đều cạo râu, cạo tóc. Lại chẳng lạy cha mẹ khi đã khoác áo nhà tu. Như thế không phải là bất hiếu chăng?
Nếu nhìn theo cái nhìn của thế gian thì đúng vậy; nhưng nhìn theo cái nhìn của người xuất thế gian thì không đúng...”
Trước hết, không cần để ý, ta cũng thấy ngay trong câu đầu Như Điển đã cố tình dùng chữ vu khoát cáo buộc Nho gia “chê trách đạo Phật” bất hiếu với phụ mẫu. Nói như thế tức Như Điển muốn ngầm cho mọi người biết hành động “bất lễ phụ mẫu” của Như Điển là do chủ trương và đường lối của đạo Phật, chứ không phải do sở nguyện hay bản chất cá nhân của ông ta. Đó là một “sảo thuật” núp bóng tượng Phật rất khéo của Như Điển. Nhưng không ngờ sảo thuật đó đã đưa đến hậu quả ngược, chứng minh cách hết sức hùng hồn cho người đọc thấy rằng: Sư Như Điển đã chẳng biết tí gì về những hành động hiếu thảo của đức Phật đối với vua cha lúc ngài tạ thế. Như Điển cũng mù tịt luôn cả những lời Phật ngôn về đạo hiếu, và chuyện con quạ mà tôi vừa kể trên.
Nếu Như Điển đã biết trước những điều đó, chắc chắn ông ta không bao giờ dám hạ bút viết mấy chữ “Nho gia chê trách đạo Phật và đặc biệt là các tăng sĩ bất hiếu với phụ mẫu”.
Nếu nhìn theo cái nhìn của thế gian thì đúng vậy; nhưng nhìn theo cái nhìn của người xuất thế gian thì không đúng...”
Trước hết, không cần để ý, ta cũng thấy ngay trong câu đầu Như Điển đã cố tình dùng chữ vu khoát cáo buộc Nho gia “chê trách đạo Phật” bất hiếu với phụ mẫu. Nói như thế tức Như Điển muốn ngầm cho mọi người biết hành động “bất lễ phụ mẫu” của Như Điển là do chủ trương và đường lối của đạo Phật, chứ không phải do sở nguyện hay bản chất cá nhân của ông ta. Đó là một “sảo thuật” núp bóng tượng Phật rất khéo của Như Điển. Nhưng không ngờ sảo thuật đó đã đưa đến hậu quả ngược, chứng minh cách hết sức hùng hồn cho người đọc thấy rằng: Sư Như Điển đã chẳng biết tí gì về những hành động hiếu thảo của đức Phật đối với vua cha lúc ngài tạ thế. Như Điển cũng mù tịt luôn cả những lời Phật ngôn về đạo hiếu, và chuyện con quạ mà tôi vừa kể trên.
Nếu Như Điển đã biết trước những điều đó, chắc chắn ông ta không bao giờ dám hạ bút viết mấy chữ “Nho gia chê trách đạo Phật và đặc biệt là các tăng sĩ bất hiếu với phụ mẫu”.
Trong vấn đề này sau khi đã biết đạo Nho và đạo Phật đều coi trọng chữ HIẾU, thiết tưởng ta phải tách rời đạo Phật ra khỏi những hành động của cá nhân tăng sĩ. Như Điển cũng như tất cả những người hiện đang quấn cà sa trên cổ nên biết rằng họ không phải là đạo Phật. Họ càng không bao giờ nên đồng hoá cá nhân của họ với đạo Phật, và cho rằng đạo Phật tức là họ. Người PT cũng cần phải sáng suốt nhận định phân biệt minh bạch như thế, để ngăn ngừa bọn giả dạng tu hành làm ô uế PG.
Bây giờ trở lại vấn đề Như Điển cho rằng nhà Nho chê trách các tăng sĩ bất hiếu với cha mẹ. Lời đó có đúng không? Thực ra những ai đã biết chút đỉnh về Nho học, hay chỉ cần đọc qua câu: “thân thể phát phu thụ ư phụ mẫu bất cảm hủy thương” (thân thể, râu tóc là của cha mẹ sinh ra, không nên hủy hoại) và câu: “Bất hiếu hữu tam: Vô hậu vi đại” (bất hiếu có 3 điều: lớn nhất là không con thừa tự), tất phải hiểu đó là chủ trương của Nho gia, và các môn đệ ở nơi cửa Khổng sân Trình, hoàn toàn không nhắm chỉ trích riêng những kẻ tu hành theo PG, vì giới luật của nhà chùa phải cạo trọc đầu, và không được lấy vợ, không có con.
Trong suốt quá trình văn hoá dài hàng nghìn năm của dân tộc VN chuyện này chưa bao giờ được đặt thành vấn đề.Vì từ hàng nghìn năm qua, dân tộc VN vốn có truyền thống “tam giáo đồng môn”.
Trong suốt quá trình văn hoá dài hàng nghìn năm của dân tộc VN chuyện này chưa bao giờ được đặt thành vấn đề.Vì từ hàng nghìn năm qua, dân tộc VN vốn có truyền thống “tam giáo đồng môn”.
Nhiều chùa còn thờ cả 3 ông Phật, Lão, Khổng. Nhiều vị cao tăng rất uyên thâm Nho học. Ngược lại, ta cũng đã thấy nhiều nhà Nho rất làu thông kinh kệ. Trong lịch sử văn hoá cuả dân tộc VN ta có thể tìm thấy rất nhiều Nho gia, sau một thời gian đem tài trí và khả năng ra phục vụ quân vương và đất nước, đến khi về già đã qui ẩn trong câu kinh tiếng kệ, hoặc theo gót của Lão, Trang...
Nhưng Như Điển còn cố vớt vát bằng câu: “Vì một người đi tu có thể làm siêu thăng cho nhiều đời cha mẹ” cho nên sự xuất gia cao qúi là dường ấy!”
Viết đến đây, thực sự tôi đã không khỏi vò đầu bứt tóc kêu trời. Tôi không ngờ nhà sư này, đã lên tới chức thượng toạ, mà còn không biết rằng trong PG: “AI TU NẤY CHỨNG”, cũng như “AI ĂN NẤY NO, AI ĐI NẤY TỚI”. Tức chẳng có một kẻ đi tu nào, dù đã chứng ngộ, huống chi loại tu hành bịp bợm (kiểu Như Điển) vẫn không thể làm siêu thăng cho nhiều đời cha mẹ được!” (trg. 441, 442, 443).
Tôi vốn không mấy quan tâm những hành vi điếm nhục cuả tăng ni ở hải ngoại. Tôi cũng không thích đọc những chuyện phá giới công khai hay bí mật của họ. Ở “giặc thầy chùa”, tôi chỉ thích lấy ra những kiến thức về PG của Đặng Văn Nhâm. Và tôi rất thích thú tìm được một người bạn, hoặc hơn nữa một người anh, có thể đối thoại với mình, có thể chia sẻ với tôi giáo lý mà đức Thế Tôn đã cầm đuốc soi đường. Còn công việc tẩy uế, sát trùng trong đám giặc thầy chùa là công việc của riêng anh, thiết nghĩ rất hữu ích, nhưng vẫn không phải là cái mục đích tìm hiểu của tôi. Và tiện đây, tôi cũng cần bày tỏ sự mến mộ những bài thơ chua của Trạng Phét cuả Hồ Công Tâm, mà Đặng Văn Nhâm đã đưa vào quyển sách.
Như thế, quyển “giặc thầy chùa” là một cuốn sách phổ thông. Ai muốn tìm hiểu một vài điều then chốt trong Phật pháp thì nó sẽ cung cấp những gì bổ ích cho sở tri của đương sự. Ai tha thiết với vấn đề làm sạch PG, chấn hưng PG, thì bản tường trình hành vi về đốn mạt của tăng ni mượn cửa chùa làm trung tâm dịch vụ kinh tài hay làm kỹ viện dâm phòng, trong sách sẽ cung cấp cho đương sự rất nhiều tài liệu quí giá.
Tôi còn nhớ trong quyển “Le Pavillon des Femmes” của nữ sĩ Pearl Buck, có đoạn nói về bà phu nhân họ Vũ đọc cuốn dâm thư “Kim Bình Mai”. Bà Vũ có năng khiếu đọc sách rất bén nhạy và uyển chuyển tuyệt vời. Theo bà, ai thích cảnh giao hoan dâm dật trong phòng khuê, cuốn sách đã có sẵn nhiều pha cụp lạc, có thể kích thích nhục cảm cho đương sự. Ai muốn tìm hiểu xã hội thối nát trong giới tham quan ô lại, quyển sách cũng có luôn!
Ở “Le Pavillon des Femmes” độc giả có thể tìm cái tồi tệ lẫn cái tốt đẹp của văn chương. Nhưng ở “giặc thầy chùa”, Đặng Văn Nhâm, qua cách tấn công các ác ni, dâm ni, gian tăng, dâm tăng, và qua cách trình bày kiến thức về Phật pháp đều làm sáng tỏ hai khía cạnh tích cực, nói lên cái niềm thiết tha về đạo đức và sự mến chuộng đạo hạnh của tác giả.
Nhưng Như Điển còn cố vớt vát bằng câu: “Vì một người đi tu có thể làm siêu thăng cho nhiều đời cha mẹ” cho nên sự xuất gia cao qúi là dường ấy!”
Viết đến đây, thực sự tôi đã không khỏi vò đầu bứt tóc kêu trời. Tôi không ngờ nhà sư này, đã lên tới chức thượng toạ, mà còn không biết rằng trong PG: “AI TU NẤY CHỨNG”, cũng như “AI ĂN NẤY NO, AI ĐI NẤY TỚI”. Tức chẳng có một kẻ đi tu nào, dù đã chứng ngộ, huống chi loại tu hành bịp bợm (kiểu Như Điển) vẫn không thể làm siêu thăng cho nhiều đời cha mẹ được!” (trg. 441, 442, 443).
Tôi vốn không mấy quan tâm những hành vi điếm nhục cuả tăng ni ở hải ngoại. Tôi cũng không thích đọc những chuyện phá giới công khai hay bí mật của họ. Ở “giặc thầy chùa”, tôi chỉ thích lấy ra những kiến thức về PG của Đặng Văn Nhâm. Và tôi rất thích thú tìm được một người bạn, hoặc hơn nữa một người anh, có thể đối thoại với mình, có thể chia sẻ với tôi giáo lý mà đức Thế Tôn đã cầm đuốc soi đường. Còn công việc tẩy uế, sát trùng trong đám giặc thầy chùa là công việc của riêng anh, thiết nghĩ rất hữu ích, nhưng vẫn không phải là cái mục đích tìm hiểu của tôi. Và tiện đây, tôi cũng cần bày tỏ sự mến mộ những bài thơ chua của Trạng Phét cuả Hồ Công Tâm, mà Đặng Văn Nhâm đã đưa vào quyển sách.
Như thế, quyển “giặc thầy chùa” là một cuốn sách phổ thông. Ai muốn tìm hiểu một vài điều then chốt trong Phật pháp thì nó sẽ cung cấp những gì bổ ích cho sở tri của đương sự. Ai tha thiết với vấn đề làm sạch PG, chấn hưng PG, thì bản tường trình hành vi về đốn mạt của tăng ni mượn cửa chùa làm trung tâm dịch vụ kinh tài hay làm kỹ viện dâm phòng, trong sách sẽ cung cấp cho đương sự rất nhiều tài liệu quí giá.
Tôi còn nhớ trong quyển “Le Pavillon des Femmes” của nữ sĩ Pearl Buck, có đoạn nói về bà phu nhân họ Vũ đọc cuốn dâm thư “Kim Bình Mai”. Bà Vũ có năng khiếu đọc sách rất bén nhạy và uyển chuyển tuyệt vời. Theo bà, ai thích cảnh giao hoan dâm dật trong phòng khuê, cuốn sách đã có sẵn nhiều pha cụp lạc, có thể kích thích nhục cảm cho đương sự. Ai muốn tìm hiểu xã hội thối nát trong giới tham quan ô lại, quyển sách cũng có luôn!
Ở “Le Pavillon des Femmes” độc giả có thể tìm cái tồi tệ lẫn cái tốt đẹp của văn chương. Nhưng ở “giặc thầy chùa”, Đặng Văn Nhâm, qua cách tấn công các ác ni, dâm ni, gian tăng, dâm tăng, và qua cách trình bày kiến thức về Phật pháp đều làm sáng tỏ hai khía cạnh tích cực, nói lên cái niềm thiết tha về đạo đức và sự mến chuộng đạo hạnh của tác giả.
Hiển Vân Các, cuối Xuân 2002
HỒ TRƯỜNG AN
No comments:
Post a Comment