Friday, February 20, 2015

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ – TẠI SAO MỸ & CANADA DẸP CÁC VIỆN KHỔNG TỬ?

1
TIỂU SỬ CỦA KHỔNG TỬ (551 – 479 trước Tây Lịch)
Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 A.L năm Canh Tuất (551 TCN), đời vua Chu Linh Vương, năm thứ 21 nhà CHU, tương ứng với Lỗ Tương Công năm thứ 22, tại làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ thuộc nước Lỗ (bây giờ là tỉnh Sơn Đông). Cha là Thúc Lương Ngột làm quan Đại Phu nước Lỗ. Ngài lấy họ KHỔNG vì Thúc Lương Ngột là dòng dõi của Khổng Phùng Thúc, lập ra dòng họ “Khổng”. 

Ông qua đời vào ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Tuất, hưởng thọ 73 tuổi. Mộ của ông ở bên bờ sông Tử Thủy, phía Bắc thành nước Lỗ (nay là Khổng Lâm, tỉnh Sơn Đông). Có hơn 100 môn đệ làm nhà chung quanh phần mộ để lo phụng tự trong 3 năm, riêng Tử Cống ở đó tới 6 năm mới từ giã ra đi.

Các lời giảng dạy của Khổng Tử đã không gây được ảnh hưởng trong thời đại của ông ta, song nhờ các môn đệ và nhờ các trí thức theo Khổng giáo, đạo Khổng đã trở nên một học thuyết vào thế thứ II trước Tây lịch và các sách vở viết về Khổng Học đã được coi là căn bản của nền giáo dục phổ thông của Trung Hoa từ thời đại phong kiến đó.

Đạo Khổng phải được coi như chương trình hành động để nó luôn luôn phải được gắn liền với “QUYỀN LỰC”, giành giật quyền lực để thực hiện quyền lực theo “VƯƠNG ĐẠO”. Sách “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Vương đạo đem lại hạnh phúc cho bàn dân và thu phục lòng người, trong lúc nền chuyên chính chẳng khác gì cọp dữ”.

Vì không thể xây dựng được quyền lực chính trị để thi hành “vương đạo” của mình; nên Không Tử phải đi lang thang qua nước này nước nọ; rút cuộc không ai muốn thi hành đạo của mình, chẳng phải vì học thuyết của ông không tốt. Khuyết điểm của ông là đã không nắm vững được thời cuộc và chính xác của tình thế lúc bấy giờ. Bởi vậy, Khổng Tử đã rơi vào tình trạng một nhà tiên tri tay không (Les prophètes sans armes).

Học thuyết cao siêu của Khổng Tử không thể bay lơ lững trên chín tầng mây mà nó phải thành hình một bộ máy quyền lực cai trị của chế độ phong kiến vào thời đại của ông. Cảnh ngộ của ông lúc bấy giờ cũng như chúa Jésus, đạo Christ phải đợi quân La Mã mới phát triển. Học thuyết của Khổng Tử phải đợi nhà Tiền Hán (từ năm 206 trước Tây lịch tới 8 năm sau Tây lịch), triết lý của Khổng Tử đã trở ý thức hệ của triều đại đó. Quan niệm về bản tính “thiện” của con người cùng sự quan trọng của “NHÂN TÍNH” và lòng “NHÂN ĐẠO” trong chính trị và trong đời sống hàng ngày đã được sau nầy thầy Mạnh Tử (Mencius) triển khai và được Tuân Tử đưa vào thực tế.

Khổng Tử được người đời đánh giá là một triết gia hơn là một chính trị gia, ông đã biên soạn một số sách cổ quan trọng nhất của Trung Hoa. Ông đã xếp đặt lại các văn thơ cổ trong những cuốn:

Bộ Kinh Thi “Shih Ching” (The Book of Odes): Đây là bộ sách chép các bài ca, bài dao từ thời thượng cổ tới đời vua Bình Dương nhà Chu.

Bộ Kinh Thư “Shu Ching” (The Book of Documents) của Khổng Tử là một bộ sử rất có giá trị, đã chép các lời vua và bầy tôi khuyên bảo nhau, từ đời Nghêu, Thuấn đến đời Đông Chu.

Bộ Kinh Dịch “I Ching” (The book of Changes) là bộ sách lý học, giải thích quan niệm của người Trung Hoa cổ xưa về cách biến hóa của trời đất, trong đó có cả cách bói toán để đoán trước điều lành dữ. Khổng Tử đã soạn lại sách nầy nhưng giảng rõ thêm về phần đạo lý khiến cho sau nầy. Kinh dịch là một bộ sách trọng yếu của Nho Giáo.

Bộ Kinh Lễ “Li Chi” (The Records of Rites). Đây là bộ sách ghi chép các lễ nghi để duy trì các tình cảm tốt, các phép tắc cư xử trong xã hội.

Bộ Kinh Nhạc “Yueh Ching” (The Book of Music) bộ sách nầy đã bị thiệt hại nhiều nhất do việc nhà Tần đốt sách.

Bộ KINH XUÂN THU “Ch’un Ch’iu” (The Spring and Autumn Annals) là bộ sách quan trọng nhất và do chính Khổng Tử soạn ra, ông đã dùng lối viết sử để chép các chuyện về nước Lỗ, với đầy đủ niên biểu của 12 vị vua từ Lỗ Ẩn Công đến Lỗ Ai Công, bắt đầu từ năm 722 tới năm 479 trước Tây Lịch. Đây là một bộ sách hàm chứa các triết lý về nền chính trị của nước Trung Hoa thời cổ.

• Sau khi Khổng Tử qua đời, các môn đệ của ông đã biên soạn cuốn LUẬN NGỮ “Lun Yu” (The Analects – The Edited Conversations) ghi chép các cuộc đàm thoại của Khổng Tử với các vua quan và các môn đệ. Cuốn sách nầy nhấn mạnh tới nền triết học chính trị (political philosophy) của Khổng Tử. Ông đã quan tâm tới sự vô đạo đức và thiếu đạo đức của các chính quyền thời đó và ông đã cố gắng bôn ba từ nước nầy sang nước nọ, để tìm một vị minh chúa chấp nhận học thuyết chính trị của ông là phải dùng các tiêu chuẩn đạo đức làm nguyên tắc chỉ đạo tư tưởng trong việc cai trị dân chúng. Bậc vua chúa phải làm gương tốt để có ảnh hưởng đến hành động của nhân dân. Nhưng, phải đợi đến nhà Tiền Hán, hình tượng Khổng Tử mới được tôn thờ.

NHỮNG NHÂN VẬT PHÊ BÌNH SỰ THẤT BẠI CỦA KHỔNG TỬ:

[1] HÀN PHI TỬ (280 – 233 tr C.N.)
Ông sống vào thời đại chiến quốc, giữa lúc bàn dân thiên hạ theo đuổi một chủ lưu chính trị là đánh đổ chế độ phong kiến thống nhất Trung Hoa. Nhưng, chủ nghĩa chính trị thời đó gồm: Nho, Mặc, Đạo, Pháp. Mọi chủ nghĩa đều đưa ra một lập trường cơ bản, thái độ nhân sinh, chủ trương chính trị phương pháp thực hành khái quát kể ra như dưới đây:

(1) VỀ LẬP TRƯỜNG CƠ BẢN:
• NHO xướng chủ nghĩa gia tộc
• MẶC xường chủ nghĩa thế giới.
• ĐẠO xướng chủ nghĩa cá nhân.
• PHÁP xướng chủ nghĩa quốc gia

(2) VỀ THÁI ĐỘ NHÂN SINH:
• NHO đưa ra chủ nghĩa trung dung.
• MẶC đưa ra chủ nghĩa khổ hạnh.
• ĐẠO đưa ra chủ nghĩa tiêu cực.
• PHÁP đưa ra chủ nghĩa tích cực.

(3) VỀ CHỦ TRƯƠNG CHÍNH TRỊ:
• NHO xướng chủ nghĩa nhân trị.
• MẶC xướng chủ nghĩa thiên trị.
• ĐẠO xướng chủ nghĩa vô trị.
• PHÁP xướng chủ nghĩa pháp trị.

(4) VỀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH:
• NHO đề ra chủ nghĩa cảm hóa.
• MẶC đề ra chủ nghĩa cứu thế.
• ĐẠO đề ra chủ nghĩa phóng nhiệm.
• PHÁP đề ra chủ nghĩa can thiệp.

Kết quả Tần Thủy Hoàng thống nhất được Trung Hoa bằng phương pháp của PHÁP GIA mà đại biểu của pháp gia là HÀN PHI TỬ đã đem lại thành công cho hành động của Tần Thủy Hoàng là vì nó có một nhận thức chính trị rất sắc bén. Ông đã đưa ra 4 điểm chính yếu để thay đổi xã hội phong kiến bằng chính trị “QUÂN CHỦ TẬP QUYỀN”:

(1) Quận huyện làm đơn vị cai trị thay thế cho các đất phong.

(2) Tổ chức hành chánh quan liêu lại trị thay thế cho quý tộc.

(3) Quân dân phân trị thay thế cho quân dân hợp trị.

(4) Mua bán ruộng đất tự do thay thế cho tư hữu quý tộc.
Thay thế tận gốc rễ như thế, nếu không có những thủ đoạn khả dĩ vươn tới việc đó tất thất bại. Hàn Phi Tử lên tiếng bài bác tư tưởng cải cách (réformisme) của Khổng Tử. Ông nói: “Dùng chính sách “HOÃN”, hoãn để trị dân của cái đời cần biến đổi mau chóng này thì chẳng khác gì không biết cưỡi ngựa mà cưỡi ngựa dữ (Thiên Ngũ Đố). Biến cổ hay không biến cổ không phải là vần đề của thánh nhân, chỉ có chính trị mới đáng kể mà thôi (Thiên Nam Diện).

Theo Hàn Phi Tử, lịch sử tùy thời đại biến đổi, chính trị cũng tùy thời đại mà biến. Nếu chính trị không biến theo thời đại, cứ ôm lấy lẽ dùng đạo của tiên vương để cai trị người bấy giờ thì thật rõ là chuyện ôm cây đợi thỏ. (Chuyện cổ bên Tàu kể rằng: Có một anh nông dân đang nằm nghỉ thảnh thơi dưới gốc cây cổ thụ, bổng có hai con thỏ đuổi nhau va đầu vào cây chết cả đôi. Anh ta mang con thỏ về làm thịt. Tưởng bở, ngày ngày anh ngồi đợi dưới gốc cây để chờ thỏ. Đợi cả tháng trời nhưng chẳng thấy bóng con thỏ nào cả…)

Xuất thân trong gia đình quý tộc nước Hàn, ông là người đề xướng chủ nghĩa “Pháp trị” cuối thời đại “Chiến quốc” với chủ trương thay đổi pháp chế để quốc gia được hùng mạnh. Ông cùng với Lý Tư, Tể tướng khai quốc công thần của nhà Tần. Cuối cuộc đời Hàn Phi chết trong ngục tối vì Lý Tư dèm pha với Tần Thủy Hoàng.

Khổng Tử quan niệm:

(1) Dùng LỄ của thời sơ Chu là cơ sở cho quan điểm của ngài về ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI.

(2) Nỗ lực giáo dục đạo đức phối hợp với quá trình tu dưỡng ĐỨC NHÂN của con người có khả năng đưa tới việc tạo thành đức hạnh và đạo nghĩa.

Lão Tử phê phán quan niệm nầy của Khổng Tử, ông cho rằng không nên phí công sức dạy cái gọi là “đạo đức xã hội” mà chỉ nên khuyến khích cá nhân tự biểu hiện tự nhiên tính của mỗi con người.

Hàn Phi Tử, người đứng đầu “Pháp gia phái” hoàn toàn đả phá lập trường trên của Khổng Tử. Ông lập luận rằng, nền tảng của một xã hội tốt đẹp chính là sự cai trị bằng “LUẬT PHÁP” và không cần phải phát triển đạo đức bản thân, dân chúng vẫn hoàn toàn có khả năng tuân hành luật lệ đã được thiết lập. Đối với Hàn Phi Tử, “Đạo là khởi thủy của vạn vật, là kỷ cương của cái đúng, sai”. Nhấn mạnh việc dùng phương pháp nghiệm chứng sau khi khảo sát để xem nhận thức đúng hay sai.

Hàn Phi Tử chủ trương “TRUNG ƯƠNG TẬP QUYỀN” để thống nhất Trung Hoa và dùng pháp trị để bình định thiên hạ. Đối với Pháp gia, nền luân lý đạo đức cũ cho rằng, tính con người vốn nhân từ tốt lành là hoàn toàn sai lạc và giả dối; quan hệ giữa người và người chỉ là quan hệ về lợi và hại. Con người không thể hoạt động vì lợi ích của nhân quần xã hội, thế nên cần phải đặt luật pháp lên trên họ. Cơ bản của nền tảng pháp luật là nguyên tắc “CÔNG BẰNG”.

Tóm lại, Pháp gia phái rút toàn bộ ý tưởng cơ sở đạo đức ra khỏi lãnh vực phát triển con người và khảo sát những phương cách cưỡng bách mỗi cá nhân phải sinh hoạt ăn khớp với xã hội. Cái giá phải trả để có sự hòa hợp xã hội là cá nhân phải thuận theo xã hội.

[2] MẶC TỬ: (468 -376 tr.C.N.)
Người đầu tiên phê phán tư tưởng chính trị của Khổng Tử một cách triệt để, với một hệ thống triết học đầy đủ và những hoạt động tích cực là Mặc Tử, một nhà tư tưởng khắc khổ và quyết liệt nhất Trung Hoa.

Ông tên là Mặc Địch, ông chào đời sau khi Khổng Tử qua đời 11 năm, người nước Tống. Mặc Tử có lúc làm quan Đại Phu. Thuở còn trẻ, ông từng theo học Nho, sau đó bỏ Nho rồi đề xướng MẶC HỌC, đối đầu gay gắt với Nho học. Các đệ tử của Mặc Tử khoảng 100 người phần lớn xuất thân từ hạ tầng xã hội đương thời. Họ chủ trương sống tự túc bằng sức lao động và cho rằng “không lao động mà hưởng thụ là bất nhân phi nghĩa”. Về sau, các đệ tử ghi lại lời của sư phụ làm thành bộ “MẶC TỬ” gồm 71 thiên.

Mặc Tử phê phán quyết liệt những quan niệm đạo đức xã hội trong tư tưởng của Khổng Tử, dựa trên cơ sở rằng Khổng Tử khích lệ mối quan tâm cá biệt cho gia đình, thân tộc của mỗi người, gây nhiều thương tổn cho cảm giác phổ quát của loài người về thiện chí. Mặc Tử cho rằng, lòng trung thành ưu tiên cho gia tộc, thân nhân là cội rễ của cái ác. Ông tìm cách thay thế nó bằng quan điểm xã hội hòa hợp dựa trên “KIÊM ÁI” là yêu hết thảy mọi người, một học thuyết làm nảy sinh cảm giác thiết thực về phúc lợi của toàn xã hội.
Khổng Tử dạy rằng: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì mình đừng làm cho người khác).

Mặc Tử dạy rằng: “Ái nhân nhược ái kỳ thân” (Yêu người như yêu thân mình” và “Vi bỉ do vi kỷ dã” (Vì người khác cũng như vì mình). Ông cổ vũ con người nên hành động để tạo phúc lợi cho xã hội, điều đó hàm ý mọi người nên giúp đở nhau trong tinh thần không phân biệt giai cấp xã hội. Mặc Tử chủ trương lối sống tiết kiệm, cực kỳ thanh đạm. Ông phê phán việc hoang phí tài nguyên cho các nghi lễ ma chay tống táng.

Về chính trị, Mặc Tử cũng lập luận rằng, người dân hiểu rõ cái gì có lợi cho họ và cái gì có hại cho họ. Vì vậy, điều thực tế phải làm chính là điều đáp ứng được điều thiện chung. Do đó, ông cho rằng, trong xã hội, sự thăng tiến của người dân nên đặt cơ sở trên công trạng của họ, chứ không tùy thuộc vào dòng dõi của họ. Và nên lấy các thiện ích chung, cùng sự đồng thuận của xã hội làm nguyên tắc cai trị đất nước. Với cái thiện lớn lao nhứt chính là cái nguyên tắc đem lại phúc lợi cho nhiều người nhất.

[3] MAO TRẠCH ĐÔNG:
Họ Mao đã bỏ Khổng Tử mà tôn vinh Tần Thủy Hoàng, sùng bái Hàn Phi Tử là nhà tư tưởng gần gủi nhất với các chế độ toàn trị của thời đại chúng ta. Ai cũng hiểu Mao ca ngợi bạo chúa Tần Thủy Hoàng để biện minh cho nền chuyên chính tập quyền khắc nghiệt và triệt tiêu các đặc quyền, đặc lợi của những chính quyền địa phương mà Mao xem như những đặc trưng của xã hội Khổng Tử cần phải đập phá tận gốc. Với Mao, nhân đức chính trị kiểu Khổng giáo chỉ là bịp bợm để ru ngủ quần chúng, vì xã hội không thể tiến bộ được với kiểu “thi ân bố đức” và giữ lễ, mà chỉ có cuộc đấu tranh giai cấp không ngừng nghỉ và Mao đã đứng hẳn vào “Pháp gia phái”, tập trung quyền lực về trung ương với luật rừng khắc khe của một chế độ XHCN toàn trị.

[4] LƯU Á CHÂU – LIU YA ZHOU (1952):
Ông nguyên là GS của Đại học Stanford Hoa Kỳ, hiện là Chính ủy Trường Đại học Quốc phòng TC, Lưu Á Châu đã phê phán Khổng Tử như sau: “Khổng Tử có thể coi là nhà tư tưởng chăng? Thế hệ chúng ta xem xét ông như thế nào? Tác phẩm của ông ta bị xem xét ra sao? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho nội tâm người Trung Hoa một hệ thống giá trị có thể đối kháng quyền lực thế tục. Cái mà ông cung cấp là tất cả xoay xung quanh QUYỀN LỰC. Nếu Nho học là một tôn giáo thì đó là một tôn giáo rởm; nếu là tín ngưỡng thì là tín ngưỡng rởm; nếu là triết học thì đó triết học của xã hội QUAN TRƯỜNG HÓA. Xét trên nghĩa này thì Nho học có tội với dân tộc Trung Hoa”.

Lưu Á Châu kết luận : “Trung Hoa không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà MƯU LƯỢC. Hegel từng nói: “Trung Hoa không có triết học”. Tôi cho rằng mấy nghìn năm nay, Trung Hoa chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào. Nhà tư tưởng tôi nói là những người như Hegel, Socrates, Plato… những nhà tư tưởng ấy đã có cống hiến to lớn đối với tiến trình văn minh nhân loại. Lão Tử có phải là nhà tư tưởng không? Chỉ dựa vào “Đạo đức kinh” 5.000 chữ mà có thể làm nhà tư tưởng ư? Đấy là chưa nói “Đạo đức kinh” của ông ta có vấn đề.

THỬ BÀN VỀ HỌC THUYẾT “NHÂN TRỊ” CỦA KHỔNG TỬ:
Khổng Tử cho rằng việc chính trị trở nên tốt hay xấu là do nhà cai trị và người nầy phải mang lại hạnh phúc và an lạc cho nhân dân. Muốn thế, bậc vua chúa phải làm gương tốt để có ảnh hưởng đến hành động của những người khác. Khổng Tử bác bỏ cách dùng luật pháp nghiêm nhặt và tin rằng dùng các tập quán về luân lý và sự hợp lẽ (compliance) là cách hay nhất để duy trì trật tự xã hội. Tôn chỉ nầy của Khổng Tử với các ý nghĩa “CHÍNH DANH” và “ĐỊNH PHẬN” và một nước được thịnh trị vì nơi đó: “Vua ra vua, bề tôi ra bề tôi, cha ra cha, con ra con”. Tất cả đều có trật tự phân minh.

Chủ thuyết chính danh “Cheng-minh” (The Rectification of Names) của Khổng Tử là chính lộ của học thuyết “Nhân Trị”. Vào thời đại chiến quốc nhiễu dương, người dân Tàu chịu quá nhiều đau khổ do việc tranh giành quyền lực thống trị của giai cấp lãnh đạo. Chính trị tàn bạo được bọc bởi lớp bình phong đạo đức giả với cảnh bạo chúa được ca tụng như đấng minh quân. Khổng Tử đưa ra thuyết “Chính Danh” với hoài bão đa dạng, nhằm cảm hóa thành phần quan lại tham chính, chấm dứt dùng những mỹ từ mị dân để làm vỏ bọc cho các hành động bất chính. Lãnh tụ và tầng lớp quan lại có tài đức thì quốc gia mới được hùng cường.

Theo Học giả Hồ Thích, chủ thuyết “Chính Danh” là điểm quan trọng nhất trong triết học của Khổng Tử và duy diễn rằng “Chủ thuyết chính danh chỉ muốn ngụ ý phân biệt phải trái, phân biệt cái thiện, cái ác. Lý luận nầy tương đối chính xác phù hợp với chủ trương “CHÍNH GIẢ, CHÍNH GIÔ (Việc chính trị phải minh chánh ngay thẳng) của Khổng Tử. Chính trị là làm mọi việc cho minh chánh, lấy minh chánh mà trị người thì ai dám không minh chánh? Khi giới lãnh đạo kém anh minh, quần thần sẽ trở nên quan liêu, bòn rút của dân khiến xã hội trở nên bất ổn, nhân dân sẽ lầm than, bất phục chính quyền khiến quốc gia trở nên xáo trộn.

Theo Khổng Tử, chủ trương “TÔN QUÂN” sẽ giúp an dân, định quốc và nhân dân có thể tránh được cảnh chiến tranh tương tàn. Nhân loại phải đợi sự chào đời của Mạnh Tử với chủ trương “DÂN VI QUÝ” thì câu hỏi nêu trên mới được trả lời minh bạch.

VÌ TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC KHỔNG TỬ GIẾT THIẾU CHÍNH MÃO?

Lúc bấy giờ, Khổng Tử đang làm quan Tướng Quốc nước Lỗ. Quý Tôn Tư, một vị đại thần trong triều, nhưng Quý Tôn Tư luôn luôn hỏi ý kiến của Khổng Tử mỗi khi có một quyết định trong công việc trị nước. Nhưng Thiếu Chính Mão, khi Khổng Tử nói ra câu gì thì liền phê phán khiến người nghe phân vân, đặt câu hỏi và đôi khi người nghe bị mê hoặc nên Thiếu Chính Mão bị Khổng Tử chụp cho cái mũ “một tên nịnh thần nguy hiểm”?

Khổng Tử dùng hình thức “mật tâu” với Lỗ Định Công:
-Nước Lỗ không cường thịnh lên được là vì trung nịnh không phân biệt, thưởng phạt không nghiêm minh. Thí dụ như muốn trồng lúa tất phải diệt cỏ xấu. Xin Chúa công cho đem các đồ “phủ việt” (dùng vào việc hình) trong nhà Thái Miếu bày ra ở dưới Lưỡng Quán để dùng vào việc hình.

Lỗ Định Công thuận cho. Sáng hôm sau, Lỗ Định Công truyền cho các quan triều đình hội nghị bàn luận việc phá thành ấp xem lợi hại thế nào. Các quan lại nói nên phá, người nói không nên phá.

Thiếu Chính Mão thưa rằng:
-Phá thành có 6 điều kiện: (1) Để tôn trọng quyền vua không ai bằng. (2) Để tôn trọng cái quyền thế Đô thành. (3) Để ức quyền tư môn. (4) Để khiến cho kẻ gian thần lộng quyền không chỗ nương tựa. (5) Để yên lòng 3 nhà Mạnh, Thúc, Quý. (6) Để khiến cho các nước nghe việc nước Lỗ ta làm mà phải kính phục.

Khổng Tử liền tâu với Lỗ Định Công:
-Thành ấp nay đã thế cô còn làm gì được, huống chi Công Liễm Dương vẫn có lòng trung với vua, sao dám bảo là lộng quyền. Thiếu Chính Mão dùng lời nói khéo để làm loạn chính trị, khiến vua tôi ly gián, cứ theo phép thì nên giết.

Các quan trong triều tâu:
-Thiếu Chính Mão là người danh giá ở nước Lỗ, dầu có nói lầm đi nữa cũng chưa đến tội chết.

Khổng Tử lại tâu với Lỗ Định Công:
-Thiếu Chính Mão là người dối trá mà lại biện bác, làm người ta mê hoặc. Nếu không giết đi thì việc chính trị không thi hành nổi. Xin Chúa công cho đem phủ việt ra để trị tội.

Khổng Tử truyền cho lực sĩ trói Thiếu Chính Mão đem đến Lưỡng Quán mà giết đi. Các quan trong triều sợ hãi, xám xanh cả mặt. Ba nhà: Mạnh, Thúc, Quý trông thấy cũng kinh sợ.

Qua câu chuyện nầy, tôi muốn đặt ra vài câu hỏi:

(1) Giữa Khổng Tử và Thiếu Chính Mão, ai mới thực sự là nịnh thần?

(2) Lỗ Định Công có phải là minh quân không?

(3) Tại sao Khổng Tử phải dùng hình thức “mật tâu” (anten) với Lỗ Định Công để hại người. Đó có phải là hành động của người chính nhân quân tử?

(4) Tại sao Khổng Tử không dám đấu tranh tư tưởng, tranh luận công khai với Thiếu Chính Mão coi ai đúng, ai sai mà vội vàng chụp mũ Thiếu Chính Mão là nịnh thần đem giết đi? Khổng Tử nói một đàng làm một nẽo, dùng hành động “BÁ ĐẠO” để củng cố quyền lực, đi ngược lại với chủ thuyết “VƯƠNG ĐẠO” do mình đề xướng!

(5) Khổng Tử đã cố tình quên rằng, chân lý của chính trị là chân lý có biến số, càng tha thiết đấu tranh tư tưởng thì chân lý càng sáng tỏ. Khổng Tử thiếu hẳn lòng “NHÂN” khi ra lệnh giết Thiếu Chính Mão, mặc dù các quan trong triều can ngăn: “Thiếu Chính Mão chưa đáng phải tội chết”.

(6) Giết người làm cho kẻ khác sợ hãi để tạo uy thế chính trị cho mình. Khổng Tử áp dụng đúng nguyên tắc của “BÁ ĐẠO”, phương tiện quyết định chính trị là “BẠO LỰC”, nói theo ngôn từ của Marx Weber: “Le moyen décisif en politique est la violence”.

TẠI SAO CANADA & MỸ ĐÓNG CỬA CÁC VIỆN KHỔNG TỬ?
Ngày 30/10/2014, các ủy viên Hội đồng Trường học Khu vực Toronto (TDSB) – nơi giám sát các trường học công với 232.000 học sinh, đã tiến hành cuộc bỏ phiếu về việc cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử đang được nhìn nhận như chủ nghĩa “ĐẾ QUỐC VĂN HÓA” của nước nầy. TDSB đã nhận thấy “mối quan hệ đối tác nầy không phù hợp với giá trị của cộng đồng”, như lời ủy viên Pamela Gough phát biểu. Và vì thế, đại học McMaster và Sherbrooke đã tuyên bố chấm dứt hợp tác với Viện Khổng Tử.

Trước đó tại Mỹ, đầu tháng 10 vừa qua, Đại học Tổng hợp Pennsylvania đã chấm dứt mối quan hệ kéo dài 5 năm với Viện Khổng Tử với lý do khác biệt giữa hai bên. Đại học Tổng hợp Chicago cũng cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử hồi tháng 9/2014.

Trả lời phỏng vấn tờ The Wall Street Journal, ông Henty Reichman, Phó chủ tịch Hiệp hội Giáo sư Đại học Mỹ, cho biết: “Tôi tin rằng Chicago và Pennsylvania không phải là hai đại học duy nhất nhận ra rằng: “Hợp tác với một viện như kiểu Viện Khổng Tử là hoàn toàn không xứng đáng”.

Như chúng ta đã biết, tôn giáo tại Hoa Kỳ đặc trưng bởi sự đa dạng các niềm tin và thực hành tự do tín ngưỡng: 76% người Mỹ nhận họ theo đạo Kitô giáo (trong đó 52% theo đạo Tin Lành, 24% theo Công giáo Roma) 1% theo Do Thái Giáo và 1% theo Hồi giáo. Nhiều tôn giáo đã nở rộ tại Hoa Kỳ và cả Canada, kể cả các tôn giáo được các người nhập cư đưa vào sau nầy; vì thế Hoa Kỳ là một trong những nước có tôn giáo đa dạng nhất thế giới.

Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ khẳng định rằng: “Quốc Hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình.” Điều nầy đảm bảo việc tự do thực hành tôn giáo. Tối cao Pháp viện đã giải thích đây là việc ngăn không cho chính phủ có bất cứ thẩm quyền nào trong tôn giáo.

Một câu hỏi được đặt ra, là tại sao Canada & Hoa Kỳ lại quyết định đóng cửa các Viện Khổng Tử? Và sau đây là những lý do chủ yếu:

(1) Viện Khổng Tử là sức mạnh mềm Trung cộng trong đường lối chính trị của Bắc Kinh, nó được đặt trên 4 nền tảng: Văn Hóa – Chính Trị – Chính sách đối ngoại & Chính sách tuyên truyền quốc tế.

(2) Viện Khổng Tử còn là ổ gián điệp, cơ quan tình báo và tuyên truyền của Đảng CSTQ. Theo Arthur Waldron viết trên Forbes nhận định: “Viện Khổng Tử có thể đóng vai trò then chốt trong việc ảnh hưởng chính sách tình báo, gián điệp của Bắc Kinh.”

Theo Arbrice De Pierre, cựu chuyên viên tình báo Pháp, nhận định: “Nhiều chuyên viên ngôn ngữ Tàu lại có lý lịch gốc “an ninh tình báo”. Nhiệm vụ của họ phải là giáo dục mà là kiểm soát sinh viên gốc Hoa sinh ra ở nước ngoài và đồng thời tuyển dụng chuyên viên tình báo để phục vụ cho Bắc Kinh.
Phóng viên Omid Ghoreishi báo The Epoch Times, trong điều tra Bắc Kinh sử dụng Viện Khổng Tử cho mục đích gián điệp (Beijing use Confucius Institutes for Espionage).

Theo Michel Juneau Katsuya, cựu Trưởng cơ quan ANTB đặc trách Á Châu -TBD, của chính phủ Canada, nói rằng: “Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lãnh vực nầy, cho thấy Bắc Kinh không ngừng nỗ lực để gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Viện khổng Tử là một mối đe dọa đối với chính phủ và nhân dân Canada,” ông khẳng định rằng. “Có những thông tin cho thấy rõ ràng các cơ quan tình báo Mỹ và phương Tây đã xác nhận “Viện Khổng Tử” là cơ quan tình báo gián điệp trá hình do Bắc Kinh sử dụng và tuyển dụng người phục vụ cho mục đích trên”.

Ý đồ den tối của các viện Khổng Tử được sử dụng như là một công cụ tuyên truyền quyền lực mềm của Bắc Kinh đã bị nhiều quốc gia nhanh chóng phát hiện, đồng thời lên tiếng cảnh báo như tại Ấn Độ. Từ năm 2009, chính phủ nước nầy đã từ chối không cho thành lập các Viện Khổng Tử với lý do đây là âm mưu của Bắc Kinh để phát triển “QUYỀN LỰC MỀM”, dùng văn hóa để gây ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Trong khi đó tại Việt Nam, ý đồ thành lập các “Viện Khổng Tử” đã có từ năm 2009, nhưng đã vấp phải phản ứng không thuận lợi do việc Hải quân TC gia tăng xâm lược, tại Biển Đông. Dù biết rõ nhân dân không đồng ý, nhưng Thủ tướng “đầu tôm” Nguyễn Tấn Dũng vẫn cố tình ký kết thỏa thuận thành lập “Viện Khổng Tử”, chờ đúng thời điểm Du Chính Thanh, nhân vật quyền lực thứ 4 của TC sang thăm VN, liền tổ chức thành lập “Viện Khổng Tử”, một cơ quan tình báo gián điệp trá hình này.

Đây là lần thứ hai, kịch bản bán nước đã được tên Thủ tướng “đầu tôm” Nguyễn Tấn Dũng lặp lại sau vụ cống dâng Tây Nguyên Trung Phần cho bọn lãnh đạo Bắc Kinh khai thác bauxite…

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

No comments:

Blog Archive