BS Trần Mộng Lâm
Cố Bác Sỹ Trần Vỹ, cựu bộ trưởng Bộ Y Tế thời Đệ nhất Cộng Hòa, người thầy rất đáng kính của tôi, viết trong cuốn hoi ký Tù Nhân Chính Trị của ông về cái chết của một người bạn đồng đội, chết trong trại tập trung 52-A ngoài Bắc: Đại Tá Đỗ Kiến N., cựu quận trưởng một quận Saigon. Người khá vạm vỡ, anh ấy thuộc thành phần những người chịu đựng rất khó khăn việc ăn uống thiếu thốn. Anh ấy phì ra, bị phù tất cả người và đi đứng khó khăn.
Cán bộ y tế ngây thơ cứ tưởng rằng chỉ cần kiêng muối cho cơ thể là làm biến mất bệnh phù, đã cho anh ăn đường. Điều này đã làm cho anh suy yếu thêm. Một buổi sáng, sau một đêm lạnh hơn thường lệ trong mùa, không thấy anh cử động khi tới giờ thức dậy, nhiều bạn bè nằm gần đến đánh thức anh nhưng anh không trả lời dù còn thở một cách yếu ớt! Đại Tá Đỗ Kiến N. đã chết sau đó.
Thầy Trần Vỹ viết tiếp: Vì sao N chết? Vì đói, Tất cả các bạn tù thì thầm. Vì bệnh phù thủng, cán bộ công an tuyên bố.
Ba chục năm đã qua đi kể từ cái chết đó. Ngày hôm nay, chúng ta hãy nhìn lại giai đoạn bi thảm này để suy nghĩ về những bệnh tật trong trại cải tạo.
Người tù cải tạo suy yếu từ thể xác đến tinh thần nên rất dễ mắc bệnh. Sức đề kháng của cơ thể họ xuống thấp một cách trầm trọng nên một cơn gió, một sự thay đổi thời tiết tầm thường cũng là một lý do đủ để làm người tù bỏ mạng hay liệt giường liệt chiếu nhiều tháng trời. Một cách tổng quát, ta có thể chia ra những bệnh tật trong tù ra làm ba nhóm bệnh chính:
1) Nhóm bệnh thứ nhất gây ra bởi sự thiếu dinh dưỡng.
Tôi đã ở trong trại cải tạo nhiều năm trời nên đã hiểu một cách rất rõ thế nào là cái đói trong những ngày tháng đen tối đó. Hãy nghe BS Trần Vỹ kể chuyện tù tội của ông: Một buổi xế trưa, khi đến bệnh xá để lấy thuốc cho các bạn tôi, tôi đã thấy cách một vài thước trước cửa vào, một người thường phạm đã suy mòn, ngồi ngay dưới đất bụi bậm, năn nỉ không ngừng với giọng rên rỉ:
-Ối ông cán bộ ơi, xin hãy thương sót tôi, hãy cho tôi ngay bây giờ chén cơm và cái trứng mà ông sẽ để lên quan tài khi tôi chết. Tôi đói quá, tôi không cần chúng sau khi tôi chết.
Quả đúng là như vậy, cái đói đưa tới cái chết một cách dễ dàng. Người Y Sỹ nào cũng biết được là sự thiếu sinh tố B1 có thể làm người ta chết. Một sự thiếu sinh tố A có thể làm người ta mù, thiếu sinh tố B12 sinh ra thiếu máu, vân vân và vân vân. Nếu sự thiếu thốn đó ngắn hạn, người ta có thể chịu đựng được nhưng nếu bị cải tạo năm này qua năm khác, làm sao tránh được những cái chết thê thảm như cái chết của Đại Tá Đỗ Kiến N. như đã mô tả ở trên.
2) Nhóm bệnh thứ nhì cũng rất quan trọng là những bệnh nhiễm trùng:
Khi bị đưa vào U Minh để cưỡng bách lao đông vào năm 1976, hai chân tôi nổi đầy những vết ghẻ lở. Vết thương này chưa lành thì lại có các vết thương khác nổi lên. Cho đến nay những vết thẹo vẫn còn đầy nơi hai cẳng chân của tôi.
Cuối năm 1976, tôi được chỉ định làm y sỹ cho những người tù đồng bọn. Một đàn anh của tôi, cựu dân biểu của một tỉnh mà tôi quên mất tên, Kiến Phong thì phải, hai mắt và da bỗng trở nên vàng khè, nước đái sậm đen như nước mắm. Tôi biết anh bị đau gan nặng mà đề nghị gửi đi bệnh viện cán bộ không cho nên cứ phải nhìn anh thoi thóp giữa đồng không mông quạnh của rừng núi Cà Mau. Không hiểu vì sao mà anh ta không chết và bệnh đau gan cũng không gây nên một cơn dịch đau gan như tôi sợ. Có lẽ vì đa số chúng tôi đã có được kháng thể trong người từ lâu rồi mà không hay, không biết.
Thầy Trần Vỹ kể lại trong sách đã nêu: Trong số những bệnh nhân có một cựu thiếu tá đã làm việc tại phủ Thủ Tướng. Anh ấy đã sốt nhiều ngày và bị đau ở ngực. Tôi đã áp tai vào lưng anh. Lúc bấy giờ tôi nghe rõ những dấu hiệu của chứng viêm phổi nhưng người ta nói không có gì trầm trọng và chích cho anh sinh tố B1. Tôi khuyên anh nên hỏi xin các bạn tù vài viên thuốc kháng sinh. Tôi không bao giờ biết được anh ta có tìm được kháng sinh hay không nhưng anh ta tiếp tục đi tới cái chòi nhỏ « bệnh xá » và vài ngày sau anh ta qua đời.
Thật sanh mạng một người tù cải tạo rẻ như bèo.
Người chỉ huy cũ của tôi, cựu Trung Tá Y Sỹ chỉ huy trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ trong thời gian bị cải tạo ngoài bắc đã phải mổ gấp một trường hợp sưng ruột dư cấp tánh cho một bạn tù trong những điều kiện rất là trung cổ, khi nghe kể lại trong lần anh ghé Montréal thăm chúng tôi, tôi còn rợn tóc gáy, nổi da gà. Nghĩa là chẳng có dao mổ, có khử trùng gì cả. Biết làm sao hơn, không mổ thì cầm chắc cái chết. Ông thầy của tôi mát tay nên đã cứu được bệnh nhân tuy anh khiêm nhường nói là: "Thằng ấy số nó chưa chết!".
3) Nhóm bệnh thứ ba là nhóm bệnh thuộc về tâm thần.
Sự tuyệt vọng gây nên những chứng bệnh mà chúng tôi gọi là Depression majeure. Người bệnh không còn thiết sống nữa. Những trường hợp tự tử tôi nghe kể lại rất nhiều tuy không chứng kiến, lý do là thời gian cải tạo của tôi tương đối ngắn, chỉ không bằng một phần nhỏ thời gian tù tội của những người khác.
Tuy nhiên có một trường hợp mà tôi là nhân chứng đàng hoàng. Một cựu đại úy được đưa vào cưỡng bách lao động với tôi tại Kim Quy, Đá Bạc thuộc tỉnh Cà Mau. Anh ta vốn là lính kiểng, con nhà giàu, học xong bị động viên và vào quân đội mà thôi chứ tôi nghĩ cũng chưa từng giết ai bao giờ. Vào tù được ít lâu thì vợ bỏ theo cán bộ CS trung úy công an gì đó. Cha mẹ già yếu lo buồn sau đó cũng qua đời. Ít lâu sau anh lại nhận được tin đứa con trai 5 tuổi cũng chết luôn không hiểu tại sao.
Một đêm cuối tháng 12 chúng tôi đang nằm ngủ trong những cái chòi dựng tạm bợ giữa núi rừng Cà Mâu thì bỗng thấy tiếng ai gào lên trong đêm trường tịch mịch « ĐM HCM, ĐM HCM »
Anh bạn đồng tù của tôi đã phát điên lên vì đau khổ.
Ba mươi năm đã qua đi từ những kỷ niệm đau thương đó. Lòng tôi bây giờ giá lạnh. Tôi không còn hận thù gì những người đã từng làm cán bộ quản giáo của tôi. Tôi biết là họ cũng như tôi chỉ là những phần tử thụ động. Tôi sẵn sàng tha thứ cho những khuôn mặt một thời hét ra lửa mửa ra khói đó nhưng làm sao quên được những người bất hạnh? Sinh ra không đúng thời, sống không đúng chỗ./.
BS Trần Mộng Lâm
Monday, February 2, 2015
Bệnh tật trong trại cải tạo
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2015
(1258)
-
▼
February
(147)
- Chuyện Tết trong trại tù Tàn Binh Bồ Tùng Ma...
- Tết về nhớ quê xưa: Một chút hoài niệm tuổi...
- Già ơi-Chào Mi! Tất cả chúng ta người trước kẻ s...
- Nỗi buồn tiếng Việt Ở trong nước, hiện tượng dùn...
- Tình Trạng Mất Trí Nhớ Monday, February 16, ...
- Cây Mai rừng của Người Lính Trận Nguyên Nhung ...
- MỘT ÔNG THỊ TRƯỞNG BỖNG DƯNG MẮC BỆNH CÂM ...
- Đặc tính của người Việt qua nhận xét của Viện Ngh...
- Những kỷ lục của xứ An-nam... Tô hủ tiếu lớ...
- CHỦ TRƯƠNG TỪNG BƯỚC CHIẾM LĨNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI V...
- Gửi Nguyễn Đắc Xuân Này Nguyễn Đắc Xuân, ...
- Người Úc gốc Việt bị bắt với giấy tờ du lịch giả ...
- Người Việt Tỵ Nạn và Việt Kiều Việt Cộng *Gs. Lâm...
- Ba mươi năm ấy bây giờ là đây Kim Thanh ...
- Bài phát biểu khai mạc hội chợ TếtCộng Đồng Người...
- Bìa báo Tết Sài Gòn xưa Qua nét cọ của các ...
- Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 23.2.2015
- 12 LÝ DO NÊN ĂN HẸ Hẹ giàu chất xơ, thúc đẩy t...
- CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Khi Trung Quốc đưa gi...
- Pháp: Bí ẩn máy bay không người lái Thanh Phươn...
- Pháp tịch thu hộ chiếu của công dân tham gia thá...
- Những Tờ Bạc Trăm Người viết: Cánh Chuồn Chuồn Tá...
- Xuân này tui cũng… “đếch” về! Ve Sầu ...
- Năm lý do để phụ nữ trang điểm Tuesday, Februa...
- 13+ Amazing Uses for WD-40 WD-40 has far more use...
- HỌP BÁO CỦA LIÊN ỦY BAN CHỐNG CỘNG SẢN VÀ TAY SA...
- VIỆT NAM: MIỀN ĐẤT HỨA CỦA RỬA TIỀN VÀ MA TÚY M...
- Bánh hỏi - miếng ngon đất võ Bánh hỏi không phải ...
- Rải Tro Theo Gió. Nguyễn Tường Thiết ...
- BẠCH DIỆN THƯ SINH * TỘI ÁC SINH VIÊN & THÀNH ĐOÀ...
- Cá Hồi Đỏ Tưởng Năng TiếnNăm 2014 Việt Nam sẽ ti...
- Melbourne: Hội Chợ Tết Ất Mùi tại Richmond Pho...
- "Tình người trên đất Mỹ" Ông James Robertson, một...
- NGUYỄN VĨNH LONG HỒ – TẠI SAO MỸ & CANADA DẸP CÁC...
- Lên núi tìm chồng ...."Phải chăng những người ...
- Tâm Thơ Của Một Người Canadien Gốc Việt. Trần Mộ...
- Không giết gián vì làm như vậy là “sát sinh.” CAN...
- Trưng Vương Tình Ta Bỏ Lại https://www.yout...
- Chuyến xe đò chiều 30 Tết Monday, February 16, 2...
- Đài Phát Thanh Việt Nam Phỏng Vấn ông Đỗ Văn Ph...
- CÁC BẠN YÊU MÓN PHỞ ĐỪNG BỎ QUA BÀI NÀY ! Th...
- NHẠC SĨ LÊ TRẠCH LỰU,TÁC GIẢ "EM TÔI", QUA ĐỜ...
- KHI “NHỮNG MỘ DUNG PHỤC LƯU VONG” BỊ TẨU HOẢ NHẬ...
- Không Ai có thể dối lừa mãi trước Lịch Sử: Tê...
- Internet: Chốn giang hồ có nhiều c...
- Phong bao lì xì bị biến dạng như thế nào? Mặc Lâ...
- Tết Ất Mùi Kể Chuyện Ông Dê
- Sài gòn 40 năm Tác giả: Song LamVới 12 bài viết...
- GM Đà Nẵng viếng ông Nguyễn Bá Thanh hay khóc cho...
- SBS & Phim The TeamHữu Nguyên Đầu tháng 2 ...
- Những quốc gia có lương tối thiểu cao và thấp nhấ...
- CÔ TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG ...
- CÁCH CẮT BÁNH TÉT/BÁNH CHƯNG KHÔNG BỊ VỠ Qúy b...
- Không Đến Một Nơi Nào Nguyễn Duy Nhiên
- Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 09.2.2015 Ngày...
- 20 tháng Bẩy 1954 - 20 tháng Bẩy 2014, sáu mươ...
- Duyên và nợ* * * * * * * *Trong thế gian người ta...
- TỪ “NGƯỜI TÙ GIAN” BÙI ĐÌNH THIĐẾN “NHÀ DÂN CHỦ D...
- ĐÀ LẠT, VÀNG PHAI KỶ NIỆM kim thanh nguyễn ki...
- TÔI NAY Ở TRỌ TRẦN GIAN,TRĂM NĂM VỀ CHỐN XA XĂM C...
- Life After Life LTS : Hiện nay, luân hồi tái ...
- Vòng tròn đời sống Monday, February 09, 2015 5:4...
- ĐÔI DÒNG CẢM NGHĨ SAU KHI ĐỌC QUYỂN “GIẶC THẦY C...
- Nghệ Thuật Sống Osho Câu hỏi : "Thày vừa nói r...
- CUỘC ÐỜI TƯƠNG ÐỐI MÀ ! Hầu hết chúng ta đều m...
- Những kinh nghiệm bản thân cần chia sẻ Đây là ki...
- CÔNG DỤNG TRÁI BƠ Chia sẻ bí...
- Truyện ngắn: Con Lân Ðen Trần Quốc Bảo - hì...
- Đời H.O. của … Bà Bác Sĩ David Phạm Hôm Sà...
- Tát đìa ăn Tết Trần Mộng Lâm Đìa là chỗ tr...
- Cảm nghĩ về Việt Nam sau chuyến du lịch Dennis...
- Vẻ vang dân Vẹm Kiều – con cháu “bác” - ở Úc châu...
- SwissLeaks: 26 người Việt Nam đã cất giấu hơn 37 ...
- ĂN TẾT QUÊ NGOẠI * Bút Xuân Trần Đình Ngọc Mỗi n...
- The Benefits of Flour Some time ago,...
- Người già, đôi chân già trước - Lợi ích của đi bộ...
- Việt Nam: Nỗ lực giữ quyền kiểm soát quá khứ Tho...
- Saigon ơi! Vĩnh biệt! Jean Lartéguy Hội Quán ...
- Ai thở sâu thì sống lâu. ...
- Những tác phẩm nghệ thuật từ lá bồ đề. ...
- Chưa Từng Tuyệt Vọng Tác giả: Tôn Nữ Thu Dung ...
- Bà Nội
- Trọn vị mứt Têt miền Nam
- Hiên ngang, lẫm liệt, kiên trungSống ngay, chết t...
- Ngô Kỷ nói về Báo Người Việt, Bùi Dương Liêm phỏn...
- Phố Đèn Đỏ Geylang Tác giả: Trần Du Sinh Chuyện...
- TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA KÝ GIẢ HỒNG PHÚC ĐÀI VIỆT N...
- Operation Passage To Freedom * Vai trò Hải Quân H...
- Những Chuyện Nho Nhỏ.... Tiểu Tử Trong đời tôi...
- Ngõ vắng Năm 1975, miền Nam đổi chủ, gia đình t...
- Nem chua, nem nướng Nghề làm nem chua là nghề ch...
- TRADUIRE, C'EST TRAHIR NGAMI CHUYEN QUY THAN H...
- Dê tái chanh
- Mời tham khảo, kẻo đôi khi nghe ti...
- NHỮNG BỨC TRANH XƯA KHÓ KIẾM ... Bức tranh...
- CUNG kính mờ
- Lạ lùng cô bé nhìn thấy 'thế giới cõi âm'
- Dáng kiều thơm Bùi Bảo Trúc Ðọc nhiều lần bài ...
-
▼
February
(147)
No comments:
Post a Comment