Ông Clifford May cho rằng Mỹ phải ngừng giúp Trung Quốc trở nên giàu có và tàn bạo hơn
Ông Clifford May, sáng lập viên và chủ tịch của Quỹ Quốc phòng Dân chủ của Mỹ (ảnh: Alekes Andor).
Ông Clifford May, chủ tịch Quỹ Quốc phòng Dân chủ, nhận xét Trung Quốc là một quốc gia, có những đặc tính đáng ghét giống như một người hàng xóm, thường xuyên đánh vợ, ngược đãi con cái và thực hiện các tội ác bạo lực, theo Washington Times hôm 10/12.
Minh chứng cho nhận định này, ông Clifford đã liệt kê một số các hoạt động ghê tởm mà chính quyền Trung Quốc đã hoặc đang tiến hành như:
(i) Giam giữ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong “các trại cải tạo giáo dục”;
(ii) chiếm đoạt Tây Tạng làm thuộc địa;
(iii) mổ cướp nội tạng từ tù nhân lương tâm;
(iv) đàn áp người dân Hồng Kông khi vi phạm nghĩa vụ hiệp ước;
(v) đánh cắp hàng trăm tỷ đô la tài sản trí tuệ của Mỹ mỗi năm, bao gồm cả bí mật quốc phòng; ép buộc các tập đoàn Mỹ phải khúm núm, quỵ lụy và tự kiểm duyệt;
(vi) gia tăng số lượng vũ khí hạt nhân và công nghệ tên lửa đạn đạo;
(vii) theo đuổi các chính sách bóc lột và chủ nghĩa đế quốc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh; và
(viii) xây dựng năng lực quân sự với mục tiêu đe dọa và cuối cùng đánh bại Mỹ.
Ông Clifford cho rằng chính sách về Trung Quốc của Mỹ trước đây kể từ thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Nixon, là dựa trên sự cam kết và hòa giải. Công bằng mà nói, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh với Liên Xô, quan hệ Trung-Mỹ lắng dịu mang lại một số lợi ích cho cả 2 phía. Nhưng cũng có một đặc điểm, đó là cả 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ đều tin rằng bằng cách giúp Trung Quốc giàu hơn, Mỹ sẽ giúp Trung Quốc tự do hóa.
Theo ông Clifford, tăng trưởng kinh tế, sẽ tạo ra một giai cấp tư sản phát triển nhanh, vốn đòi hỏi quyền lực chính trị và tự do gia tăng. Tầng lớp cai trị sẽ đáp lại bằng cách cho người dân những gì họ mong muốn, có lẽ “chậm mà chắc”. Theo thời gian, Mỹ hy vọng Trung Quốc sẽ trở thành một thành viên có trách nhiệm “của cộng đồng quốc tế”.
“Đó là một lý thuyết tốt đẹp, nhưng nó đã không được chứng minh bằng thực tế. Trung Quốc đã không trở thành tư bản như nhiều người đã tin tưởng. Thay vào đó, Trung Quốc đã phát triển một thương hiệu xã hội chủ nghĩa hám lợi, theo thuyết trọng thương, thay thế sự kiểm soát của nhà nước đối với các phương tiện sản xuất bằng việc sở hữu nhà nước đối với phương tiện sản xuất, trong khi bắt buộc ‘hợp nhất quân sự-dân sự’”, ông Clifford nhận xét.
Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ
Công nhận công lao cho người xứng đáng, ông Clifford đánh giá cao những nỗ lực của Tổng thống Trump trong việc ngăn chặn sự đe dọa của Trung Quốc.
Không giống như những người tiền nhiệm của mình, ông Trump đã nhận ra mối đe dọa ngày càng gia tăng mà chính quyền Trung Quốc hiện đang gây ra.
Được soạn thảo khi tướng Herbert Raymond McMaster còn là cố vấn an ninh quốc gia, Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) của Tổng thống Trump, tuyên bố rõ ràng rằng Trung Quốc là một thế lực “xét lại” khi họ coi Mỹ là đối thủ địa chính trị. Trung Quốc là một thách thức mà Mỹ phải đáp trả hơn là hy vọng rằng Trung Quốc sẽ thay đổi.
NSS cảnh báo Trung Quốc sử dụng các mối đe dọa có hàm ý quân sự, để thuyết phục các quốc gia khác thực hiện chương trình nghị sự chính trị và an ninh của mình”; Trung Quốc ngày càng tham gia vào “cuộc chiến kinh tế, được thực hiện trên mạng”, trong đó vũ khí công nghệ cao được sử dụng để làm suy yếu nền kinh tế của Mỹ, hòng làm tê liệt nước Mỹ về mặt quân sự.
2 câu hỏi chính và câu trả lời
Theo ông Clifford, khi xem xét NSS, mọi người có thể đặt ra 2 câu hỏi:
Câu hỏi thứ 1: Có lý do đạo đức nào để tiếp tục giao thương nền kinh tế Mỹ với Trung Quốc, giúp cho chế độ Trung Quốc thịnh vượng? Câu trả lời của ông Clifford là không.
Câu hỏi thứ 2: Có dễ dàng và ít đau đớn để tách rời nền kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc không? Câu trả lời của ông Clifford, là không; không hề dễ dàng.
Tuy nhiên, ông James Rickards, một cố vấn lâu năm về kinh tế quốc tế và các mối đe dọa tài chính của Bộ Quốc phòng và cộng đồng tình báo Mỹ, lại có một câu trả lời khác.
Trong một cuộc trò chuyện qua email với ông Clifford, ông Rickards viết: “Chúng ta phải trả giá như thế nào cho cuộc sống của những nạn nhân vô tội, bị tra tra tấn, bị sát hại và kiểm soát tư tưởng? Đến một lúc nào đó bạn sẽ phải từ bỏ quan hệ kinh tế với Trung Quốc”.
Sau khi suy ngẫm, ông Rickards nói thêm: “Có lẽ nó sẽ không tệ. Nếu cắt đứt quan hệ có nghĩa là chúng ta không mất đi 300 tỷ đô la mỗi năm vì hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ; chúng ta không mất việc làm cho lao động nô lệ, chúng ta không làm giàu cho giới tinh hoa Cộng sản vô thần, chúng ta không từ bỏ quyền kiểm soát thế kỷ 21, và không để Trung Quốc gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới. Vậy thì điều đó dường như hoàn toàn tích cực đối với nền kinh tế Mỹ”.
Ông Clifford cho rằng các nhà hoạch định chính sách không phải là những người duy nhất cần cân nhắc vấn đề nan giải về đạo đức hay kinh tế này, mà những người tiêu dùng cũng vậy; Họ có thể muốn suy nghĩ kỹ trước khi mua sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc.
Dưới góc độ này, trong một bài xã luận trên tờ New York Times vào tuần trước, các học giả Danielle Pletka và Derek Scissors của Viện Doanh nghiệp Mỹ đã lưu ý:
“Vì lý do đạo đức, các tổ chức tài chính lớn và quỹ hưu trí của Mỹ trong những năm gần đây đã tránh xa việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các nhiên liệu hóa thạch, súng và các khoản đầu tư khác. Tuy nhiên, liên quan đến việc cung cấp vốn cho các công ty Trung Quốc, bao gồm cả những tổ chức trực tiếp tham gia giám sát hoặc hỗ trợ quân đội Trung Quốc, thì rất nhiều tổ chức của Mỹ đã không chống lại sự đầu tư này”.
Nếu Mỹ nói rõ rằng sự tiếp cận của Trung Quốc đến người tiêu dùng và nhà đầu tư Mỹ, hiện lâm vào hoàn cảnh nguy hiểm, thì liệu chính quyền Trung Quốc có thể thay đổi hành vi của mình hay không?
Ông Rickards cho rằng mặc dù Trung Quốc có vẻ là “gã khổng lồ không thể ngăn cản” (monolithic juggernaut), thì trên thực tế, nó rất “mỏng manh” và có thể rơi vào hỗn loạn.
Tuy nhiên, theo ông Clifford, việc biến các “đối tượng” thù địch thành “những hàng xóm” hòa bình, thịnh vượng và hợp tác, là rất khó khăn. Hãy xem xét Nga, Bắc Triều Tiên, Iran và Cuba. Điều gì sẽ ít khó khăn hơn? Đó là việc nhận ra khi các chính sách trước đây đã tạo ra những hậu quả không lường trước và có hại, cần kịp thời thay đổi đường lối.
“Một quy tắc chiến lược cần rõ ràng là: ‘Đừng làm giàu cho kẻ thù của mình’; hoặc để diễn giải một câu trích dẫn được gán cho Lê Nin: ‘Đừng bán cho kẻ thù của bạn sợi dây để nó treo cổ bạn, hoặc để anh ta đánh cắp từ bạn công nghệ xây dựng giá treo cổ’”, ông Clifford kết luận.
No comments:
Post a Comment