Monday, September 30, 2019

TRAO ĐỔI VỚI CÁC BẠN GIÀ

Có một tổ ấm của riêng ta, chưa đến lúc chết, xin nhớ muôn ngàn lần chớ bỏ mất nó đi.

Có một người bạn đời thân thiết, phải cùng đối đãi và chăm sóc tốt cho nhau,

Có một cái thân thể, tự mình phải biết bảo trọng, có một cái tâm thái tốt, tự mình vui sướng!

Chúng ta đã già rồi! Nhưng mà hiện tại sức khoẻ vẫn còn tốt, đầu óc hãy còn minh mẫn, già rồi trông cậy vào ai! Phải phân chia ra nhiều giai đoạn mà nói.

Giai đoạn thứ nhứt
Sau khi đã về hưu, tuổi từ 60 đến 70, sức khoẻ cũng như điều kiện hãy còn tốt. Thích ăn gì thì ăn, thích mặc gì thì cứ mặc, thích chơi đùa gì thì cứ chơi đùa, chẳng nên tự bạc đãi mình, vì những ngày giờ này sẽ không còn là bao lâu nữa, cần phải nắm lấy (cơ hội). Nắm giữ một ít tiền, giữ lại căn nhà, biết tự an bài tốt cho con đường sau cùng của mình.

Tình trạng kính tế của con cái được tốt là của chính chúng, con cái hiếu thuận là phẩm hạnh tốt của chúng. Chúng ta chẳng nên cự tuyệt sự giúp đỡ của con cái, không nên cự tuyệt sự hiếu kính của chúng.

Nhưng quan trọng nhứt là phải biết tự nương tựa vào chính mình, tự an bài tốt cho sinh hoạt của chính chúng ta.

Giai đoạn thứ hai
Qua hết đoạn tuổi bảy mươi (tức ở vào tuổi bát tuần) mà không có bệnh hoạn gì, cuộc sống hãy còn được tự do, đó là không có những vấn đề gì lớn xảy ra, nhưng phải nên nhớ rằng mình đúng là đã già rồi, thể lực và tinh lực sẽ không còn tốt nữa, các phản ứng tự nhiên của mình cũng sẽ từ từ xấu đi.

Nên ăn cơm chậm lại để đề phòng mắc nghẹn; đi đứng cần chậm lại để đề phòng bị té ngã.

Chẳng nên tranh hơn người, cần biết tự chăm sóc cho chính bản thân mình!

Đừng nên đi "quán xuyến" việc này việc kia, lo lắng sinh hoạt của con cái. Có người còn đi giữ cháu nội cháu ngoại nữa.

Cần phải biết "ích kỷ" một chút để, tự chăm sóc, trông coi chính mình.

Mọi việc phải biết để cho nó hoà theo tự nhiên, phải làm tí công việc quét dọn rác, phải biết cố gắng giữ gìn cho cái trạng thái sức khoẻ của mình được lâu dài hơn.

Để cho cái năng lực tự chủ về cuộc sống của mình có thể kéo dài thêm, không phải nhờ vào sự chăm sóc của người khác, thì có phải là tốt hơn không?

Giai đoạn thứ ba
Sức khoẻ đã suy yếu rồi, phải cần đến người giúp chăm sóc cho mình, việc này nhất định phải được chuẩn bị từ trước, tuyệt đại đa số con người ít ai tránh khỏi được cái cửa ải này.

Phải biết điều chỉnh tốt cho lòng mình, phải biết thích ứng với hoàn cảnh, sinh lão bịnh tử, với cái Tử là cái việc thường tình của đời người.

Ta cứ thản nhiên mà đối diện với nó, vì đó là cái đoạn cuối của đời người, chẳng có gì mà phải sợ nó, đã có chuẩn bị trước rồi, thì chẳng có chi mà cảm thấy phải khó chịu.

Hoặc là vào viện dưỡng lão, hoặc là mướn người đến nhà trông coi chăm sóc cho mình, lượng sức lượng tình mà làm, nhất định là phải có biện pháp.

Nguyên tắc là chẳng nên "làm khổ" con cái của mình, đừng để con cái mang nặng cái tâm lý không tốt, làm thêm nhiều công việc nhà, gánh nặng thêm sự tốn hao tài chánh hạn hẹp của gia đình.

Tự mình phải biết khắc phục thêm một chút, cái cuộc đời nầy của mình, cái gì khổ, cái gì khó khăn cũng đã qua rồi, hãy tin tưởng rằng cái đoạn đường nhân sinh cuối cùng cũng sẽ dễ dàng mà bước qua.

Giai đoạn thứ tư
Đầu óc ta minh mẫn, bệnh tật đeo mang không cách nào thoát khỏi, lúc mà cái phẩm chất của sinh mạng đến điểm tệ hại nhất, phải biết dám đối diện với cái chết, cương quyết không để người nhà phải lao khổ tái cứu sinh, không để bà con thân hữu phải chịu hứng chịu những hao tốn vô ích.

"Già rồi" trông cậy vào ai? Chính mình, chính mình, lại vẫn là chính mình.

Già rồi thì phải làm sao?

Tại sao lại có cái ý nghĩ nầy, đó là do bởi tôi luôn nhận thấy, người già trên 80, không cần phải hạn chế đồ ăn của họ phải thanh đạm, cũng không cần phải giảm cân, ăn được là quan trọng nhứt

Muốn ăn gì thì cứ ăn, có thể cho là ăn được những món ngon của thế gian nầy, để cho cuộc sống càng thêm vui sướng và thích thú. Hạn chế người già không được làm cái nầy, ăn cái kia là đi ngược lại cái nhân tính của con người, mà lại cũng chẳng có gì gọi là căn cứ khoa học cả.

Trên thực tế, càng ngày càng có nhiều chứng cứ của khoa học là, người già cần ăn ngon thêm một chút, cần mập thêm một tí, để cho cơ thể họ có thêm năng lực để đối kháng bệnh tật, đối kháng tính trầm cảm.

Tôi mong ước là, các cụ lão niên đều có thể hưởng thụ được sự tốt đẹp của đoạn cuối con đường nhân sinh của chính mình, mà không phải lưu lại bất cứ một điều gì hối tiếc.

Có thể cũng đừng kỳ vọng chờ đợi để lại cho thế hệ kế tiếp.

Lời kết luận:
Câu nói đúng của tục ngữ: "biết lo về tài chánh thì không nghèo, có kế hoạch thì không rối rắm, có chuẩn bị thì không bận rộn". Chúng ta với tư cách là lão niên "dự bị quân" đã có ý tốt chuẩn bị hay chưa?

Chỉ cần sự việc chưa xảy ra, phải có chuẩn bị cho tốt, sau nầy sẽ khỏi phải lo lắng cho cuộc sống ở tuổi xế chiều.

Thứ nhất: Lão Kiện
Sự chuẩn bị trước tiên là cái khả năng làm cho sức khỏe tốt ở tuổi già, ngày thường cần chú ý đến "tam dưỡng":

1-ăn uống dinh dưỡng,
2-chú trọng bảo dưỡng,
3-phải biết tu dưỡng.

Thứ hai: Lão Cư
a/- Đối với sự việc cùng con cháu ở chung, phải rán nhẫn nhịn bằng cách im hơi lặng tiếng trong cuộc sống, chi bằng

b/- Vui sống hưởng thụ với cuộc sống đơn lẻ độc thân, bất luận là trong thành phố hay khu ngoại ô,những nơi thích hợp cho chính bản thân mình, đồng thời là nơi có những quán ăn gần nhà mà mình ưa thích nhứt.

Thứ ba: Lão Bổn
- Đã nuôi dưỡng được con cái, mà không thể có cách nào để dưỡng già. 

Là cha mẹ của người ta thì phải nhớ biết tự lập tự cường,chưa vào trong quan tài thì đừng bao giờ chia gia sản.

Thứ tư: Lão Hữu
Có được một người bạn tốt, người hảo hữu cùng ăn chung và người bạn đời đều quan trọng như nhau, bình thường cần phải biết kết rộng thiện duyên, nhận thức nhiều về các loại bằng hữu, là để hưởng thụ được cái bí quyết của nhân sinh.

Nói tóm lại, dù bạn là một trường thọ lão ông hay lão phụ, cuối cùng, bạn cũng chỉ là một con người.

Cái câu nói nầy thật không bi thiết chút nào, lại cũng không có gì phải lo sợ, hoàn toàn do bạn tự an bài cách sống như thế nào, để coi bạn có hay không có cái tâm lý thành thục, có yêu thích cái gì đó thì rất đáng để bạn trực tiếp đi làm.

Có được cái sức khoẻ tốt hay hạnh phúc, cũng đừng hy vọng để lại cho con cái.

Các lão bằng hữu ơi, cần phải ghi nhớ là chúng ta đều là những con người của cái thế hệ cuối cùng hiếu thuận với cha mẹ, lại cũng là những con người của cái thế hệ thứ nhất bị con cái bỏ rơi.

Xin đừng có "nhân tại thiên đàng, tiền tại ngân hàng", cái gọi là "một mình rất buồn tẻ", "già rồi mà chẳng có ai phục dịch", những tín hiệu phiến diện v.v và v.v... đã là những câu nói lỗi thời từ lâu rồi.

Hãy nhận thức cách rõ ràng là: tiền tài, giàu sang chỉ là những số tự mà thôi, danh lợi cũng chỉ là một đoản kỳ tạm hư vinh,cuộc sống mới đúng là cái toàn diện của đời người,

Hãy là cái người "vui sống hưởng thụ cái cảnh già độc thân", thì cuộc đời mình sẽ có những mùa Xuân rực rỡ trở lại, với chính mình, điều kiện là: thân thể cường tráng, có tiền, có thì giờ, có bạn bè, lại cũng có cái không gian chuyên thuộc của riêng mình.

Có đủ sức độc lập tự chủ, có được cái lạc thú nhân sinh, chắc chắn là tự mình cung cấp cho mình cái công đức tối đại vậy.

Chiếc Túi Mà Bill Gates Luôn Mang Theo Có Gì?

Bên Trong Chiếc Túi Chứa Bí Mật Thành Công Mà Bill Gates Luôn Mang Theo Có Gì

Tỷ phú Bill Gates nổi lên nhờ vào thế giới của hệ điều hành và máy tính, ở đó, tri thức mà ông có khiến nhiều người nể phục. Nhưng dù đi đâu, ông vẫn luôn mang theo một chiếc túi bên mình, trong đó có gì?

Những sự thật bất ngờ về khối tài sản kếch xù của Bill Gates

Sách là một thứ rất quan trọng trong cuộc đời của tỷ phú Bill Gates, nhờ đó mà chiếc túi xách cũng được nhận một vai diễn trong series phim mới của Netflix có tên là Inside Bill's Brain (tạm dịch: Bên trong bộ não của Bill). Cảnh mở đầu của bộ phim diễn lại lúc Bill Gates cẩn thận đặt các quyển sách bìa cứng vào trong chiếc túi cho tới khi sách tràn ngang miệng túi. Có khoảng 15 quyển sách được ông cho vào túi, trong số ấy có cả những cuốn sách dày và nặng tới một kilogram.

Theo bạn bè, Bill Gates rất "yêu thích đọc". Trợ tá của ông sẽ thay đổi các tựa sách trong chiếc túi ấy mỗi tuần và gói ghém cẩn thận cho mỗi chuyến đi. Trong một phân cảnh của bộ phim, người phụ tá của Bill Gates sẽ đọc hết tên của mỗi quyển sách trong khi chuẩn bị chiếc túi. Các tựa sách mà ông đọc trải dài từ những cuốn phi hư cấu như Measure What Matters, Bad Blood hay Educated tới những cuốn sách khoa học bao trùm những chủ đề như vắc-xin và cơ học lượng tử.

Một người bạn của Bill Gates còn kể rằng trong một ky` nghỉ, ông mang theo tới 14 quyển sách: “Anh ấy không chỉ đọc một mà tới năm cuốn sách khác nhau về cùng một chủ đề, không phải ai cũng có thể hấp thụ được nội dung có trong số sách đó. Bill luôn là người hiểu biết rộng hơn bất ky` ai đang đối thoại với anh”

Thói quen đọc sách của ông cũng xuất hiện ở người bạn Warren Buffett. Warren từng cho rằng tri thức được xây dựng lên giống như một khoản lãi kép. Càng đọc nhiều ta càng biết nhiều. Dù Bill Gates thường tới những địa điểm thú vị và gặp gỡ với những nhà khoa học hàng đầu trên thế giới nhưng ông vẫn khẳng định rằng: “Đọc sách vẫn là các thức chính giúp tôi học được điều mới và thử thách vốn sống của mình. Mỗi quyển sách sẽ mở ra những con đường tri thức mới chờ đợi ta đến khám phá”



Bill Gates là một người đọc chủ động, điều này giúp ông tận dụng tối đa mọi cuốn sách mình đọc được. Đầu tiên, ông thường viết ra một đống ghi chú vào lề sách. Hai là Gates cam kết rằng sẽ không gián đoạn khoảng thời gian đọc của bản thân. Một cảnh quay về “tuần suy tư” của Bill Gates đã mô tả cảnh ông đang đi bộ trên một bến tàu hướng tới một cabin nhỏ với chiếc túi chứa đầy sách như thường lệ. Sau đó, ông ngồi cạnh một chiếc bàn với góc nhìn hướng về dòng nước, trên chiếc bàn chỉ có một lon Diet Coke, một quyển sổ, một cây bút và quyển sách. Có lần, ông chia sẻ rằng các bài viết trên tạp chí có thể được đọc trong một khoảng thời gian ngắn nhưng sách thì đòi hỏi ta phải dành ra ít nhất một giờ đồng hồ cho mỗi lần đọc.

Ông khuyên: “Quý vị chỉ có thể chọn ra một số hữu hạn những chủ đề mà não bộ cần phải tập trung vào. Bởi vậy quý vị nên quyết định xem đâu là thứ mình nên quan tâm”. Sau khi Gates tìm được chủ đề mà mình quan tâm, ông liền đắm mình vào nó, tự dạy bản thân về mọi khía cạnh có thể của chủ đề đó ngay cả khi cuốn sách ông phải đọc không phải là thứ dễ dàng.

Trong tập thứ ba và tập cuối của series phim trên có cảnh Gates đang đứng trong cái thư viện gia đình khổng lồ của mình và chỉ vào một cái giá chứa ít nhất ba mươi cuốn sách. Trong số đó có tên của tác giả Vaclav Smil, một nhà khoa học năng lượng người Canada. Những cuốn sách của Smil đã giúp Gates hiểu được làm thế nào để tạo ra đủ số năng lượng sạch đáp ứng được mục tiêu cắt giảm lượng khí thải của thế giới. Thậm chí còn có một số cuốn sách chuyên sâu tới mức Bill Gates cũng phải "ngán ngẩm". Ông lấy một quyển sách của Smil mà ông chưa thể đọc hết từ trên giá sách và đùa rằng: "Có khi đối tượng độc giả của cuốn sách còn ít hơn một".

Bill Gates đang để lại một bài học giá trị cho những người làm lãnh đạo. Trong một cuộc phỏng vấn, ông từng cho rằng: “Đọc sách chính là hành động tuyệt đối cần thiết để đạt được sự thành công trong bất kể mọi lĩnh vực nào. Quý vị sẽ chỉ già đi khi bản thân ngừng việc học hỏi. Mỗi quyển sách đều dạy cho tôi một thứ gì đó mới hoặc giúp tôi nhìn sự vật một cách khác đi… Đọc sách chính là nhiên liệu cho động cơ tò mò, tôi tin rằng nó là thứ đã giúp tôi đạt được nhiều thăng tiến trong sự nghiệp”

Theo nguoivietphone.com
Sau 70 năm, Trung cộng đã trở thành con quái vật!

Mạnh Kim 

Không thể bác bỏ tất cả thành tích kinh tế đưa quốc gia trở thành cường quốc, nhưng sau 70 năm, Trung Quốc cũng đã trở thành một quái vật giẫm đạp tàn bạo chữ “Nhân”. Trong lịch sử phát triển các quốc gia thế giới thời hiện đại, gần như không nước nào xây dựng sự thịnh vượng khi cùng lúc nghiền nát tuyệt đối những giá trị nhân bản như Trung Quốc...

Để chào mừng 70 năm ngày quốc khánh (1-10), ngày 22-9-2019, Cơ quan thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố “bạch thư” mang tựa “Mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân: 70 năm tiến bộ nhân quyền ở Trung Quốc” (“Vi nhân dân mưu hạnh phúc: Tân Trung Quốc nhân quyền sự nghiệp phát triển 70 niên”). Tuy nhiên, thế giới đã và tiếp tục thu thập những hồ sơ dày cộm về “thành tích bất hảo” của Trung Quốc về vi phạm nhân quyền. Tổ chức Phóng viên không biên giới “chấm” Trung Quốc hạng 177/180 quốc gia về tự do báo chí trong bảng xếp hạng 2019. Luật sư bị bỏ tù, internet bị kiểm soát, xã hội bị theo dõi, giáo dục bị nhồi sọ, tôn giáo bị “đảng hóa”, chính trị bị tham nhũng…, tất cả đều tồn tại cùng lúc với những thành phố bóng lộn ngạo mạn đắc ý. Không chỉ nhân quyền hiểu theo nghĩa liên quan những quyền căn bản con người, mọi chữ “nhân” khác, từ nhân đạo, nhân bản, đến nhân tính, đều bị phá hủy dưới bàn tay cộng sản Trung Quốc.

Cùng với cơn lốc “trí phú quang vinh” (làm giàu là vinh quang) – theo chủ trương Đặng Tiểu Bình – là sự đổ nát giá trị đạo đức. Cái xấu được nhân rộng. Cái ác tràn lan. Người ta sẵn sàng giết nhau không gươm giáo bằng mọi thủ đoạn gian trá trên con đường làm giàu. Không lĩnh vực nào có thể thấy rõ điều đó bằng vệ sinh thực phẩm. Không có gì mà không bị đầu độc. Bà bán thịt đầu độc ông bán trái cây và ngược lại. Mọi thứ đều bị nhiễm độc: từ bột sữa chứa melamine; thịt heo “phát sáng” (phát… dạ quang trong bóng tối); mì sợi “ướp” mực in; bánh bao chỉ nhồi nhân thịt thối; giá đỗ nhiễm sodium nitrite, urea, thuốc kháng sinh và hormone 6-benzyladenine (giúp tăng trưởng cấp tốc); bánh bao nhiễm… nhôm; gạo cao su; trái cây “ướp” phócmon; đến “dầu ăn” vớt từ cống thải… Đó là chưa kể nạn thuốc giả.

Song hành với nạn đầu độc thực phẩm là tình trạng ô nhiễm môi trường. Hơn ½ nguồn nước ngọt nước này (khảo sát tại 198 điểm ở 4.229 thành phố) đã bị ô nhiễm trầm trọng trong đó có 5 trong 10 lưu vực sông lớn nhất và 25 trong 60 con hồ. Và trong 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, Trung Quốc chiếm đến 16 thành phố! Ô nhiễm không khí đang nằm vị trí thứ tư các nguyên nhân gây chết người (với trung bình 1,2 triệu ca tử vong mỗi năm). Theo Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ vỏn vẹn 1% trong 560 triệu cư dân đô thị Trung Quốc là được hít thở không khí trong lành theo chuẩn EU. Ngay ở thời điểm này, ô nhiễm vẫn bao phủ toàn bộ thành phố Bắc Kinh.

Câu chuyện sau đây là một phiên bản làm giàu đặc sệt “phong cách Trung Quốc”. Khi tập đoàn khoáng sản Tử Kim (Zijin Mining Group) dọa dời trụ sở khỏi Thượng Hàng để đến Hạ Môn cách đó 270 km, tay bí thư địa phương đã lập tức đến gặp chủ tịch tập đoàn Trần Cảnh Hà và nói rằng: “Nếu muốn đi, ông cũng phải dời cả ngọn núi ở đây đến Hạ Môn!”. Với giới chức địa phương, tập đoàn Tử Kim – nhà sản xuất vàng lớn nhất Trung Quốc và là nhà khai thác đồng lớn thứ hai nước này – là nguồn doanh lợi không thể mất được. Là một trong những tập đoàn nhà nước lớn nhất Trung Quốc, với các dự án khai thác khoáng sản tại 20 tỉnh nước này và 7 quốc gia, tập đoàn Tử Kim cũng là nơi mang nhiều tai tiếng liên quan tàn phá môi trường.

Chỉ riêng tại Thượng Hàng, một dòng chất thải khổng lồ 9.100 m3 từ mỏ vàng của Tử Kim đã chảy vào một con đập và tràn vào con sông địa phương, làm chết khoảng 4 triệu con cá. Tuy nhiên, Tử Kim cũng là công ty chiếm đến 70% nguồn thu của Thượng Hàng, mang lại công ăn việc làm cho dân địa phương. Nhờ Tử Kim, chính quyền Thượng Hàng mới có tiền xây xa lộ nối với phần còn lại của tỉnh Phúc Kiến. Mất Tử Kim, Thượng Hàng không chỉ thất thu ngân sách mà còn thiệt hại về “chỉ tiêu phát triển”!

Một phần của câu chuyện cho thấy, Trung Quốc không thể trở thành một quốc gia giàu có tử tế khi cơ chế phát triển của nó dựa vào mô hình thành tích. Đảng Cộng sản Trung Quốc tạo ra một mô hình phát triển chụp giật bất chấp hậu quả. Họ khai sinh một mô hình bị lỗi ngay từ căn bản. Họ “phát triển” cái sai đến mức nó đã trở thành hệ thống của những cái sai. Họ đẻ ra và nuôi những con quái vật tàn phá chính họ. Một đảng cai trị lưu manh đã tạo ra một xã hội lấy lưu manh làm tôn chỉ sống. “Xã hội hóa” lưu manh xảy ra ngay cả trong giáo dục, trong sinh hoạt tôn giáo... và nó còn phát triển đến mức trở thành “quốc tế hóa” sự lưu manh trong đường lối ngoại giao.

Ngày 17-9-2019, một video lọt lên YouTube đã gây chấn động thế giới như một bằng chứng về điều mà giới chính trị gia Mỹ cáo buộc Trung Quốc rằng Bắc Kinh đang cố xóa sạch văn hóa Hồi giáo ở Tân Cương. Video cho thấy hàng trăm tù nhân Duy Ngô Nhĩ bị còng và bịt mắt một cách man rợ. Sự đối xử của Trung Quốc đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ là dã man ngoài sức tưởng tượng. Không chỉ bị theo dõi bởi hàng triệu camera, tất cả người Duy Ngô Nhĩ còn bị lấy mã di truyền (ADN). Ngày 23-8-2019, Ủy ban điều hành Quốc hội Hoa Kỳ đặc trách Trung Quốc đã gửi thư cho Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass bày tỏ lo ngại về khoản cho vay 50 triệu USD mà WB dành cho chương trình huấn nghệ Tân Cương mà thật ra được dùng để mua thiết bị và vũ khí đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

Tân Cương chỉ chiếm khoảng 1,5% dân số toàn quốc nhưng khu vực này chiếm hơn 20% các vụ bắt bớ toàn quốc trong năm 2017 (New York Times 8-9-2018). Hai năm qua, Trung Quốc đã giam từ 1-2 triệu người Duy Ngô Nhĩ, tức 11,5% dân số sắc dân này từ 20 đến 79 tuổi, trong những nhà tù bí mật khổng lồ khắp Tân Cương, nơi ngày càng nghẹt thở từ khi Bắc Kinh đưa Trần Toàn Quốc (cựu bí thư Tây Tạng) về cai trị từ tháng 8-2016. Tù nhân Duy Ngô Nhĩ buộc phải từ bỏ đạo Hồi và ngôn ngữ mình cùng lúc phải học tiếng Hán và thuộc lòng các ca khúc tuyên truyền. Cuối năm 2018, theo AP, Trung Quốc đã đưa 1,1 triệu cán bộ đảng viên đến sống chung trong các ngôi nhà người dân địa phương để giám sát họ ngày đêm. Và để tiêu diệt tận gốc văn hóa Duy Ngô Nhĩ, Bắc Kinh cũng khuyến khích các giải pháp đồng hóa toàn diện. Từ năm 2014, các cặp vợ chồng Hán-Duy Ngô Nhĩ được tặng 10.000 tệ (1.442 USD)/năm, trong 5 năm, kể từ khi đăng ký kết hôn.

Đàn áp tôn giáo là hành động bất nhân nữa của chế độ phi nhân Trung Quốc. Báo cáo Tự do Tôn giáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ 2019 cho biết, chỉ trong năm 2018, Trung Quốc đã giam 310 tín đồ Tin Lành, 205 tín đồ Chúa Toàn Năng (Giáo hội “Đông Phương Thiểm Điện”), 136 tín đồ Hồi giáo (không kể người Hồi giáo Tân Cương), 22 tín đồ Phật giáo, và 9 tín đồ Cơ Đốc giáo. Từ tháng 4, các trang mua sắm trên mạng như Taobao, JD.com và Dangdang đã cấm bán Kinh Thánh Cơ Đốc giáo. Tồi tệ hơn nữa, Kinh Thánh cũng bị “biên tập” lại! Tại Liêu Ninh, công an văn hóa đã đưa ra mức phạt 400.000 tệ (58.200 USD) cho bất kỳ nhà thờ nào dùng bản Kinh Thánh “không chính thức”. Bỏ tù, bắt cóc giám mục, phá sập nhà thờ…, không gì mà Bắc Kinh không làm.

Mức độ tàn độc và phi nhân của chế độ cộng sản Trung Quốc càng khủng khiếp dưới thời Tập Cận Bình. Một cách tổng quát, sự phát triển Trung Quốc đã không mang lại những giá trị mới nào cho đất nước họ lẫn thế giới mà còn thảm sát tất cả giá trị nhân bản cũ từng tồn tại hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn năm. Trung Quốc càng tiến lên cao trên bậc thang phát triển kinh tế thì họ càng xuống dốc không phanh về mặt đạo đức. Chẳng có sự phát triển nào có ý nghĩa nếu nó không được đặt trên căn bản lợi ích nhân loại. Thế giới đáng lý cần phải nhận thức sớm hơn điều này nhưng tất cả đã bị cuốn vào ma lực hấp dẫn làm giàu từ tư duy làm giàu bất nhân của Trung Quốc. Nếu thế giới bất lực trước sự tàn phá vô nhân của Trung Quốc, tương lai thế giới sẽ là một ngày tận thế. Khi những dòng này được viết ra, người ta đã có thể thấy ngày hủy diệt đang đến rất gần với những quốc gia hạ lưu Mekong, bởi vô số con đập thủy điện mà Trung Quốc đầu tư. Và đó mới chỉ là một vết rách rất nhỏ trên tấm lụa nhân loại mà con quái vật 70 tuổi Trung Quốc đang cào cấu rách bươm từng giờ từng ngày. 

Mạnh Kim

Con Bướm Đen

Bút ký của ông 
Nguyễn Quang Thành
Nguyên Giáo sư trường nữ trung học Đà Nẵng


Lời người viết:

- Bài viết này là nén nhang thắp lên để tưởng nhớ anh tôi là Nguyễn Quang Khóa, nguyên Trung tá phi công phản lực, Trưởng phòng kế hoạch Không đoàn 41 Chiến thuật, xuất thân khóa 61A SVSQKQ đã chết tại trại tù số 3 Kỳ Sơn, Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

- Chân thành cảm ơn anh Phan Trừng, và anh Đan Hoài Bửu (Phượng Hoàng Kim Cương), nguyên Trung tá phi công phản lực, bạn học cùng khóa của anh tôi, đã giúp tôi hoàn thành bút ký này.

- Quý vị nào là bằng hữu, chiến hữu hoặc cựu tù binh biết về cái chết và mộ phần của anh tôi, xin liên lạc với tôi qua địa chỉ email:
o0o


Gia đình tôi ít anh em. Không phải do ba mẹ tôi hiếm muộn mà do thời gian ba tôi ở Pháp khá lâu. Hơn mười năm từ khi mẹ tôi sinh ra anh, hai ông bà mới gặp lại nhau, nên tôi kém anh tôi đúng một con giáp.

Mặc dù khoảng cách tuổi tác sai biệt khá nhiều, nhưng anh em tôi đều có điểm tương đồng là yêu thích toán học và ôm mộng viễn du. Vì thế chúng tôi đều học ban khoa học toán và tình nguyện gia nhập quân đội sau khi đậu tú tài toàn phần:

“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả, trả vay

Chí làm trai, nam bắc đông tây
ho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”


Hình minh họa

Mùa hè 1960, anh tôi nhập học khóa 61A SVSQKQ. Khoảng tháng sau lại có giấy báo nhập học ban Toán của trường Đại học sư phạm gửi về nhà, ba tôi mở ra, đọc đi đọc lại nhiều lần, mặt đăm chiêu, ra chiều nghĩ ngợi nhiều lắm.

Mười năm sau, tôi cũng vừa thi vào đại học sư phạm, đồng thời làm đơn xin gia nhập trường Võ bị Đà lạt để được sống và học tập trong khung cảnh hào hùng và thơ mộng của vùng đất cao nguyên, mà tôi đã bị quyến rũ trước đây qua bài “Ai Lên Xứ Hoa Đào” của nhạc sĩ Hoàng Nguyên và một số hình ảnh của người sinh viên sĩ quan Đà Lạt trong đoạn phim giới thiệu về trường Võ Bị Quốc Gia Đà lạt, đã chiếu tại trường vào dịp cuối năm lớp Đệ nhất (lớp 12) tại trường Quốc Học, Huế.

Tôi đã trúng tuyển vào trường đại học sư phạm nhưng không thấy giấy báo nhập học trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt gửi về nhà. Vì thế, sau này tôi đã trở thành một giáo sư khoa học tại một trường nữ trung học đúng theo ý nguyện của ba mẹ tôi, nhưng tôi không bao giờ quên được hình ảnh hào hùng và lịch lãm của người trai thế hệ mà mình mơ ước.

Sau khi học đại học sư phạm được vài tháng, nhân một buổi ăn tối của gia đình, ba tôi mới ôn tồn cho tôi biết là ông đã nhận được giấy báo của trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt gửi về nhà, nhưng ông không cho tôi biết, vì anh tôi đã là pilote de guerre vào sinh ra tử trên bốn vùng chiến thuật (ba tôi có thói quen nói nửa Việt nửa Pháp, như ông thường viết các toa thuốc cho bệnh nhân).

Anh tôi du học tại Hoa Kỳ năm 1961. Gia đình tôi đều đặn nhận được thư từ và hình ảnh của anh tôi, chụp tại các trường huấn luyện phi công, luôn luôn kèm bên chiếc phi cơ đã bay, hoặc các hình ảnh chụp tại các tiểu bang đã đi qua nhân dịp cuối tuần hoặc các dịp lễ lạc. Tôi ước mơ một ngày nào đó mình cũng được như vậy.

Ngoài thư từ gửi cho gia đình, anh tôi còn gửi cho chị M.T., sinh viên trường CSYT, con gái của một người bạn của ba tôi, mà ba tôi đã chấm theo tiêu chuẩn “Công-Dung-Ngôn-Hạnh” cho anh tôi, trong lúc hai người chưa một lần gặp gỡ.

Nhiều lần tôi cảm thấy xót xa cho chị, khi chị đưa lá thư anh gửi cho tôi xem với hai câu thơ mở đầu:

“Người ơi, gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không”

Năm 1963 anh về nước. Hai câu thơ trên trích trong tập truyện Kiều của cụ Nguyễn Du mà anh đã lồng vào trong bức thư, gửi cho chị M.T. như một định mệnh đã an bài.

Ba tôi đã phải nói lời xin lỗi với cha mẹ chị, vì việc đi hỏi chị là do ba tôi đơn phương quyết định.

Một lần nữa, ba tôi lại đăm chiêu, suy nghĩ nhiều lắm.

Dĩ nhiên, anh tôi từ đó không về nhà, cứ ở mãi Sài gòn. Lúc đầu, anh ở Liên Phi đoàn 33 Vận tải tại căn cứ Tân Sơn Nhứt, sau đó chuyển qua Phi đoàn 518 Khu trục tại căn cứ Biên Hòa.

Thỉnh thoảng anh gửi thư cho ba mẹ tôi nói rằng anh quen một người con gái gốc Bắc, con của một sĩ quan cấp tá, bạn của cậu tôi. Chị là sinh viên trường Đại học Luật khoa Sài gòn và cũng là bạn cùng học tại ĐHLK với anh tôi (sau khi ở Hoa kỳ về, anh lại ghi danh học ĐHLK).

Chị có tên rất ấn tượng: Phạm Chất L.

Thư từ giữa hai anh chị chất đầy như núi. Một lần vào cư xá thăm anh, tôi tò mò đọc được một lá thư của chị gửi cho anh, với bài thơ mà tôi chỉ nhớ được hai câu:

“Đời phi công có mấy người chung thủy
Mỗi đường bay thay một cánh hoa yêu”

Hay một lá thư khác:

“Oublie, c’est le nom d’une fleur
N’oubliez pas, c’est le vœux de mon cœur”
(Xin người giữ lấy hoa quên
Và đừng quên nhé lời nguyền trong tâm)

Chị cũng không quên ép vào những trang thư tình màu tím một con bướm đen đậu trên nhánh hoa Forget Me Not. Điều này làm tôi liên tưởng đến sự trùng hợp màu sắc một cách ngẫu nhiên: Bộ áo bay của anh tôi màu đen với khăn quàng cổ màu tím, tôi thường thấy anh tôi mặc trong những phi vụ đặc biệt.

Đời phi công thật hào hùng và bay bướm. Trong tủ sách anh tôi để lại cho tôi học, tôi thích thú khi đọc cuốn Đời phi công của Toàn Phong, Chuyến bay đêm (Vol de nuit), Cõi người ta (Terre des hommes) của nhà văn phi công Saint Exupery. Càng thích thú hơn, khi biết Toàn Phong là bút hiệu của Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, tác giả cuốn Hình học Không gian không thua kém gì các cuốn Géométrie dans L’espace của Le Bosse hoặc của Caronner mà anh em tôi xem như là quyển Tự điển Toán Hình học Không gian.

Suy cho cùng, toán học và văn chương tuy thuộc hai phạm trù khác nhau nhưng luôn luôn có sự tương quan logic. Toán học tuy khô khan, nhưng nhà toán học lại là người rất nhạy cảm. Sự nhạy cảm là khởi đầu cho bao đề tài lãng mạn trong văn chương.

Thời gian dần trôi, tình hình chiến sự ngày càng ác liệt, anh tôi được điều động ra căn cứ Đà nẵng. Ác liệt nhất là trận đánh Tết Mậu Thân 1968 và sau đó là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Hình minh họa

Phi vụ oanh tạc, giải tỏa cố đô Huế dịp Tết Mậu Thân, chiếc Khu trục cơ Skyraider AD6 do anh tôi lái bị bắn với chi chít lỗ đạn phòng không của Bắc quân, đặc biệt là bánh đáp bị bắn gãy nhưng anh tôi đã đáp bụng an toàn.

Phi vụ oanh tạc, giải tỏa cổ thành Quảng Trị, chiếc phản lực cơ A37 của anh tôi bị bắn rơi trên bầu trời cổ thành, anh đã nhảy dù thoát hiểm và may mắn được một trực thăng cứu thoát, đưa về căn cứ Đà Nẵng an toàn.

Năm đó, tôi đang học năm thứ hai. Vừa ra khỏi giảng đường, một con bướm đen to bằng bàn tay, bay lởn vởn và đậu trên vai tôi vài tích tắc rồi biến mất. Sau đó tôi gặp một viên thiếu úy phi công trực thăng đến trường tìm một người bạn, vô tình kể lại chuyên anh ta vừa cứu thoát một thiếu tá phi công phản lực A37 bị bắn rơi tại Quảng trị, tôi nghe chuyện và hỏi tên người phi công lâm nạn, thì ra người phi công phản lực đó chính là anh tôi.

Sau này, trong tập san Lý Tưởng của binh chủng Không quân có đăng bài Cánh Thiên Thần Trên Bầu Trời Cổ Thành Quảng Trị của ký giả L.R. viết về anh lúc cánh dù bung ra từ chiếc phản lực cơ lâm nạn trên vùng trời lửa đạn.

Bạn bè cùng khóa 61 A SVSQKQ và các khóa sau đã có nhiều người ra đi không bao giờ trở lại như tráng sĩ Kinh Kha qua sông Dịch không hẹn ngày về. Chiến tranh đồng nghĩa với mất mát, đau thương, cô đơn và giá lạnh:

“Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu, tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn”

Biến cố khó quên đối với gia đình tôi xảy ra vào ngày 29/3/1975 sau khi tôi nhận bằng tốt nghiệp và sự vụ lệnh bổ nhiệm làm giáo sư tại trường trung học được vài tháng. Đà Nẵng đang trong cơn hấp hối. 

Tình hình chiến sự vô cùng căng thẳng.

Anh tôi một mình lái xe jeep ra nhà, hối hả chở cha mẹ tôi vào phi trường Đà nẵng, còn tôi không liên lạc được phải chạy một mình ra cảng Tiên sa mong thoát thân bằng đường biển.

Vừa đến cảng thì bị pháo kích dồn dập, tôi chỉ kịp nằm bẹp xuống một mương nước, và chiếc vali trong tay tôi rơi lúc nào cũng không hề hay biết. Một quả đạn pháo kích rơi ngay trước mặt tôi chừng mươi thước, đúng lúc một chiếc xe jeep trờ tới, mọi người trên xe bị hất tung lên và trở thành tro bụi trong phút chốc.

Quá hoảng sợ, tôi chạy lùi theo một số người tìm đường ra biển Sơn Trà.

Lúc này có một vài chiếc phi cơ bay vút qua, hướng ra biển Đông. Tôi ngửa mặt lên trời, ước gì ở trên cao có anh tôi thấy để cứu vớt tôi. Thế nhưng, tất cả đều đã bay xa cho đến khi chỉ còn là vài chấm đen trên nền trời ảm đạm.

Lúc này tôi đã ra đến bờ biển Sơn trà, gặp được một chiếc tàu đánh cá đang đậu cách bờ chừng vài trăm thước. Mừng quá, tôi cởi vội quần áo và lao nhanh xuống biển. Lúc tay tôi chạm vào mạn tàu cũng là lúc trên bờ xuất hiện vài người có vũ khí cầm tay, ra hiệu cho tàu vào bờ. Một số người trên tàu vội vã kéo tôi lên đồng thời tàu nổ máy chạy thẳng ra khơi.

Nhóm người võ trang nhắm thẳng vào tàu bắn liên tục nhưng chỉ làm bị thương một người trên tàu, còn lại đều vô sự.

Một tiếng sau, tàu này được tàu Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa cứu vớt và chuyển lên một chiến hạm của hải quân Hoa Kỳ.

Trên boong tàu, tôi đưa mắt nhìn vào phía đất liền. Mịt mù trùng khơi. Biển vây kín biển cả. Tiếng sóng vỗ ào ào. Tàu lắc lư chao đảo. Tôi ngửa mặt lên trời, tự nhủ: Có phải đây là giờ phút vĩnh biệt của anh em tôi? Đột nhiên bầu trời trở nên u ám, vài hạt mưa đã rơi nhanh xuống sàn tàu.

Sau này, qua một người quen cho biết: khuya 29/3/1975 anh tôi đã lên và lái một chiếc phản lực cơ A 37 ra phi đạo nhưng không thể cất cánh được vì đã bị hư hại. Vì thế anh tôi đã trở thành tù binh tại trại tù số 3 Kỳ Sơn, Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Hơn một năm sau, trong lúc gia đình đang ăn cơm trưa, bỗng nhiên có một con bướm đen to bằng bàn tay, bay vòng vòng trong phòng và đậu trên vai từng người rồi cuối cùng đậu ngay chính giữa bàn thờ gia đình. Năm phút sau, nhận được tin báo là anh tôi đã chết, nằm trong một bụi cây bên ngoài trại tù chừng 800 mét. Mọi người đều sửng sốt, bàng hoàng nhưng không dám bật thành tiếng khóc.

Đến khi bình tĩnh lại, nhìn về phía bàn thờ, con bướm đen cũng đã vỗ cánh bay ra khỏi nhà.

Đêm hôm đó, tôi nằm mơ thấy anh tôi mặc bộ áo bay màu đen với khăn quàng cổ màu tím, đang lái chiếc xe jeep về nhà nhưng máu đã đẫm ướt phi bào.

Sáng dậy, nhớ lại giấc mơ đêm qua, tôi cảm thấy một vị đắng, chua cay tràn ngập cổ họng. Tôi nghe như đâu đây phảng phất tiếng hát .của một nữ ca sĩ nỗi tiếng một thời:

“Ngày xưa khi anh vừa khóc chào đời
Mẹ yêu noi gương người trước đặt lời
...
...
Người phi công giữ khung trời
Vẫn còn mang số phận con người”

Bất giác hai dòng nước mắt tuôn trào lúc nào không hay.

Hai mươi năm sau, một mình tôi trở lại vùng rừng thiêng nước độc, nơi anh tôi đã bị lưu đày, khổ nhục. Trại tù giờ đây chỉ là một vùng lau lách đầy cỏ dại, rất khó xác định.

Nghĩ mình đã vượt núi, băng rừng, lội suối trong mùa nước lũ, chẳng lẽ bó tay trở về.

Trời đã nhá nhem tối, tôi thì thầm khấn nguyện anh tôi. Bỗng từ đâu một con bướm đen to bằng bàn tay bay đến trước mặt tôi, như có ý dẫn đường. Tôi tiếp tục khấn nguyện. Con bướm đen bay vòng vòng, tôi chạy theo và bị té sấp vào một bờ đất.

Sau phút hoảng hốt, tôi lồm cồm bò dậy và nhận ra một số nấm mộ nho nhỏ nằm khuất dưới đám cỏ dại. Tất cả gồm 12 nấm mộ vô chủ. Người dân địa phương cho biết đó là mộ của tù binh tại trại 3 Kỳ Sơn. Tôi vội vàng hốt 12 nắm đất bỏ vào 12 bao nilon nhỏ và đánh dấu theo số thứ tự, rồi đến nhà dân xin ngủ tạm qua đêm.

Sáng hôm sau về lại Tam Kỳ, tìm đến nhà một thầy ngoại cảm. Thầy cho biết anh tôi nằm ở ngôi mộ số 3.

Tuy nhiên tôi vẫn mong trong tương lai, khi bài viết này của tôi được nhiều người biết đến, tôi có thể có nhiều tin tức hữu ích và cụ thể để xác định chính xác mộ phần của anh tôi.
 

Nguyễn Quang Thành
Băng đảng tội phạm “Việt Kiều Đỏ” bị kết án tù ở Anh Quốc


 
Băng đảng: “Việt Kiều Đỏ” bị án tù sau khi cảnh sát ở Wales tịch thu 2,5 tấn cần sa trị giá 6 triệu bảng Anh. Tòa được nghe điều tra báo rằng hầu hết số tiền lợi nhuận của băng đảng nầy được gửi về Hà Nội họ đầu tư trên nhiều lĩnh vực đa số là bất động sản ở Việt Nam.

Vậy băng đảng: “Việt Kiều Đỏ” là ai ?. Việt kiều đỏ là ám chỉ người Việt đến từ miền bắc Việt Nam sau khi Đông Âu cộng sản sụp đổ, đa số họ xuất thân từ tầng lớp con ông cháu cha của các đảng viên cộng sản được đưa sang Liên Xô (Nga) sau đó đến các quốc gia Đông Âu để trốn sang các nước phát triển như Anh Quốc, Pháp, Đức, mang tiền từ Việt Nam sang đầu tư hợp pháp và ngược lại bất hợp pháp, tổ chức đưa người chui từ Việt Nam sang châu Âu với mục đích kiếm nhiều tiền nhanh nhất bằng mọi cách kể cả phạm pháp trồng cần sa và buôn bán ma túy.

Ở Việt Nam ít ai được biết, vì sao Việt kiều đỏ sang châu Âu chỉ thời gian vài năm họ trở về đã trở thành đại gia như những tay tài phiệt nổi tiếng trùm nhà hàng khách sạn và bất động sản tại Việt Nam hiện nay đa số là xuất thân từ Việt Kiều Đỏ khi thành công lọt lưới pháp luật nước sở tại với lợi nhuận khủng gửi về nước rửa tiền để quay trở lại Việt Nam với vỏ bọc doanh nhân thành đạt đầu tư lên đến hàng chục triệu đô-la Mỹ từ nguồn tiền buôn bán ma túy, trồng cần sa, buôn lậu thuốc lá và bảo kê các khu thương mãi của người Việt.

Phía công tố Anh Quốc nói ước tính băng đảng nầy thu được tới 25 triệu bảng Anh nhờ hoạt động phạm pháp. Đa số bị cáo vào Anh Quốc phi pháp, dùng giấy tờ giả. 21 người bị kết án tù 8 năm, hai người được trắng án, trong vụ việc bắt đầu từ 2017, khi nhiều cơ sở trồng cần sa ở Wales bị phát hiện.

Tòa ở Wales kết án ngày hôm 27.9.2019, theo đó, Bang Xuan Luong, 44 tuổi, bị 8 năm tù. Vu Thi Thu Thuy, 42 tuổi, bị 6 năm, và Tuan Anh Pham, 20, bị 5 năm. Một bị can ban đầu khai mới 14 tuổi nhưng cảnh sát chứng minh anh ta đã 26 tuổi.Toàn bộ 23 bị cáo đến từ miền bắc Việt Nam.

(Fb Trần Hên)
(Nguồn: City of London Police).

NGHỀ TỔ


Hàn Sĩ, Tiến-sĩ Vật Lý Hà Nội : 

Lúc tôi còn nhỏ, mẹ thường đe tôi “Nếu không học hành tử tế thì sau này chỉ đi hốt cứt thôi con ạ”. Hình ảnh người gánh phân suốt ngày lang thang trong cái thị trấn nghèo quê tôi làm tôi rùng mình. Cái tương lai có mùi khó ngửi này chẳng quyến rủ được ai.

Nhưng mẹ tôi lầm. Thời tôi lớn, đây là cái nghề hái ra tiền. Ít nhất cũng hơn hẳn cái sự kiếm ăn với cái bằng Tiến-sĩ của tôi. Anh biết đấy, viện Khoa-Học của tôi nằm cạnh làng Cổ-Nhuế, tôi có đủ cơ sở để khẳng định với anh điều đó. Làng này sống bằng nghề hốt cứt, có đền thờ Thành-Hoàng hẳn hòi.

Thành Hoàng làng Cổ Nhuế là một vị hốt cứt chính hiệu. Trong đền người ta thờ đôi quang và chiếc đòn gánh cùng mảnh xương trâu cầm tay…

Người làng Cổ Nhuế từ đời này qua đời khác, ngày lại ngày, làm sạch cho Thủ-đô Hà Nội. Vua Lê Thánh Tông đã từng ban cho làng này câu đối: 

“Khoác tấm áo bào, giang tay gánh vác Thiên-hạ, 
Vung hai thước kiếm, tận thu lòng dạ Thế-gian”. 

Anh đừng so sánh làng Cổ Nhuế với làng Phượng Lưu; cạnh trường Đại-học Hàng Hải của anh ở Hải Phòng. So sánh như thế là hạ nhục làng Cổ Nhuế của tôi đấy. Ngoài cái vinh quang của nghề hốt cứt (lao động là vinh quang), làng Cổ Nhuế còn là quê hương của một Đại-tướng : Đại-tướng Văn Tiến Dũng cùng một tổ tiên vinh quang như các vị đồng hương gồng gánh của ông. Hơn nữa, làng Phượng Lưu của anh tuy hốt cứt, nhưng chủ yếu sống bằng nghề đạo chích, chứ đâu có được “tôn chỉ mục đích” như dân Cổ Nhuế. Thanh niên Cổ Nhuế ta thề "Chưa đầy hai sọt, chưa về quê hương".

Nhưng dân làng Cổ Nhuế không phải lúc nào cũng được hưởng cái vinh quang của lao động đâu anh ạ. Kề từ những năm hợp-tác ồ ạt vào cuối thập niên 50, nghề hốt cứt đã phải chịu nhiều cay đắng. Người ta ngăn cấm những người nông dân đi hốt cứt, coi như họ là những người trốn lao-động bỏ việc đồng áng để đi “buôn cứt”. Người làng Cổ Nhuế phải tôn trọng Pháp-luật của Đảng, đành ngồi nhà mà tiếc rẻ những bãi… đơn côi không người chăm sóc. Chỉ mãi tới năm 1986, sau đại-hội đổi mới của Đảng, đất đai được chia ra để cho các gia đình nông dân tự canh tác. Nghề trồng rau ở ngoại thành Hà Nội sống lại, người làng Cổ Nhuế mới lại được phép…đi hốt cứt và buôn…cứt. Rau cỏ của xứ ta thơm ngon là nhờ phân Bắc. Các cụ lão-nông chi-điền dạy thế !

Phân hoá-học cho dù là sản phẩm của trí tuệ văn minh, chỉ cho những thứ rau xanh tươi, nhưng nhạt thếch. Đổi mới và cởi trói do mẫu công khai (glasnost) có cái mặt trái của nó.

Trước đây, ai muốn đi hốt cứt thì hốt. Nhưng từ ngày người người đi hốt, nhà nhà đi hốt thì theo qui luật “người khôn, của hiếm”, dân Cổ Nhuế đã chiến đấu ngoan cường đề dành lấy địa vị đầu ngành … cứt Việt Nam. Không biết tại Đại-tướng đồng hương ngày ấy có can thiệp vào chuyện này hay không, nhưng theo quy định của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, dân ngoại thành không được phép tự-do đi hốt cứt và lấy cứt nữa. Trước đây, ngoài những bãi cứt vô tổ chức, vô kỷ luật mà ai cũng có thể hốt. Người đi lấy cứt có thể đến làm vệ sinh cho các nhà-xí 2 ngăn ở các thành phố để thu về cho mình một số cứt kiếm được. Bây giờ, người nông dân ngoại thành bị bắt buộc phải mua phân tại chợ Cổ Nhuế, một Chợ tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây đều không có, được thành lập năm 1989. Giá cả tuỳ chất-lượng (nói sau).

Dân ngoại thành bây giờ trở thành người đi lấy phân thuê cho Cổ Nhuế. Họ được phân chia địa bàn hoạt động, theo lịch sắp xếp mang sản phẩm đến chợ nhưng không phải tự họ bán. Họ chỉ được nhận phần trăm tiền bán mà giá do ban quản lý chợ Cổ Nhuế quyết định. Chống lại ư? Mất việc ngay, hàng ngàn người thay chân kiếm cứt (xã hội hiện tại cứt hơi hiếm lắm, nay phải kiếm, tức là phải đi làm vệ-sinh để kiếm cứt ở các hố-xí như đã nói trên). Đi kiếm cứt hơn hẳn làm thương nghiệp, đừng nói gì đến nông nghiệp. Một lần tôi hỏi một anh Cổ Nhuế giá cả như thế chắc các anh chóng giàu lắm. Anh đáp:

“Anh Giai ơi, trông thế thôi, chứ kiếm được 2 sọt thì cũng bị ăn mẹ nó hết một sọt rồi còn gì".

Trong chợ phân, xuất hiện phân giả. Người ta dùng đất sét thuồn qua ống nứa, giã nhỏ than chuối trộn lẫn với nghệ bôi bên ngoài và cho tất cả vào phân thật. Đó là bí quyết. Phân giả gây náo loạn chợ phân khiến thanh niên Cổ-Nhuế phải cử ra một bộ phận “kiểm tra chất lượng” trước khi giao hàng. Anh còn nhớ dốc Bưởi chạy về viện Khoa Học không? Trạm kiểm tra được lập ra tại đó, hoạt động từ mờ sáng đến trưa. Mùi uế khí từ tay các kiểm tra viên thọc thẳng vào sọt phân tìm của giả. Nhờ lành nghề và cương quyết, sau đó vài tuần, những đứa làm phân giả bị cắt giấy phép. Tại chợ, cứt được chia làm bốn loại : 

- Hạng nhất (first class): là phân lấy từ khu Ba-Đình… nơi có nhiều quan chức nên cứt được gọi là “nạc" ( tiếng nhà nghề chỉ cục phân chất lượng cao )! 

- Hạng 2 : từ khu Hoàn-Kiếm, có nhiều dân buôn bán.

- Hạng 3 : từ khu Hai Bà Trưng, Đống-Đa, nơi đa số dân cư là người lao động, xài nhiều rau nên “mờ” (nhiều nước long bòng).

- Hạng 4 : từ ngoại thành, loại này xanh lét vì “nguồn nguyên liệu thuần túy” là rau muống. Bà con nông dân làm gì có thịt mà ăn. Có lần tại chợ xuất hiện một sọt phân để chữ “ Phân ngoại 100% ".

Dân chúng không hiểu tại sao có bọn dám qua mặt Hải Quan, dám nhập “phân ngoại” về xài. Về sau, chủ nhân sọt phân giải thích: Phân lấy về từ bể “phốt” (fosse sceptique) của các Sứ-Quán nước ngoài thì không phải là phân-ngoại thì còn là gì? 

Đây là những điều mắt thấy tai nghe, tôi ghi lại để gửi anh để có dịp kể lại cho bà con xa nước nghe chơi… Cho biết quê hương ta dưới chế-độ hiện tại có những thứ mà người ta hoàn toàn không có. Tôi bảo đảm đây là sự thực “trăm phần trăm”.

PBP
Nấu chay: Súp Tom Yam của Thái 

Tuệ Lan thực hiện
Thú nhận TL là "big fan" của món Thái. Ở gần nhà TL có một nhà hàng Thái ngon ơi là ngon, được cho là "the best in the town" luôn đó. Mỗi lần đi ăn ở đó ngon thì ngon thiệt nhưng ăn xong thì... đau bụng vì mắc quá. Phải công nhận chỗ này bán ngon thiệt, thực đơn chay măn các món nhiều ngang ngửa nhau, nên rất tiện cho mỗi khi đãi khách. Ai mặn thì ăn, ăn chay thì tùy, rất tiện lợi. 

Trong các món chay ở nhà hàng này thì TL kết nhất 2 món: súp Tom Yam và cà ri xanh (green curry). Súp Tom Yam ở đây họ nấu nước trong, ăn thanh lắm, không giống như 1 số chỗ khác, đặc biệt là những nơi nấu Tom Yam bỏ nước cốt dừa thì càng không ngon bằng. Thèm đi ăn hoài hao quá nên TL quyết tâm tập nấu để vừa ngon, bổ, rẻ, vui, hihi... rất may là nấu lần đầu đã thành công. Ông xã TL đánh giá một chín, một mười, chỉ có điều nước súp nhìn chưa trong bằng ngoài tiệm thôi. Ôi, thế cũng là may lắm rồi, nếu bằng ngoài tiệm tui xin đi qua đó làm phụ bếp cho rồi, tự tin quá hen. Rất tâm đắc với món súp này nên muốn chia sẻ với mọi người. Còn món cà ri xanh hẹn đi ăn thêm vài lần nữa về tự "giải phẫu" tập nấu sau.

Phải công nhận món súp Tôm Yam của Thái rất ư là hấp dẫn từ màu sắc, mùi thơm đến khẩu vị và cả cái hậu sau khi thưởng thức nữa, sự đặc trưng của nó mà một khi đã ăn qua một lần rồi thì lần sau nghe thoáng qua sẽ gọi đúng tên liền. Sa đà vô quảng cáo mất rồi, bắt tay vào thực hiện thôi.

Nguyên liệu cho 4 chén súp
- Nước hầm rau củ: 700 ml (hầm từ củ sắn, một ít thơm và sả cây)
- Sả: 3 cây
- Riềng: 1 củ cỡ 2 ngón tay cái
- Lá chanh: 10 lá (lá chanh này hình như hơi khác với lá chanh thường hay sao ý, nó tên tiếng Anh là kaffir lime leave)
- Ớt: 2 trái hoặc tùy ăn cay ít nhiều tự gia giảm
- Chanh: 1 trái (vắt lấy nước cốt)
- Nấm bào ngư (oyster hoặc eniko tùy thích): 150gr
- Đậu hũ non: 150 gr
- Cà chua: 1 trái
- Nước mắm chay
- Bột nêm chay, đường, dầu ăn, mỗi thứ một ít

Thực hiện
- Sả cây lấy 1 ít bằm nhuyễn (cỡ vừa 1 muỗng cà phê là đủ)
- Phần còn lại cắt khúc đập dập bỏ vào nồi nước hầm chung với củ sắn và vài lát thơm. Hầm khoảng 30p, vớt xác, để lại nước trong
- Củ riềng cắt những lát mỏng
- Cà chua cắt múi cau 
- Đậu hũ non cắt miếng vừa ăn (2x2 cm)
- Xào sả với dầu ăn cho thơm, bỏ riềng, ớt vô xào chung, trút vào nồi nước hầm rau củ, bỏ lá chanh vô đun lửa nhỏ khoảng 10p cho riềng và lá chanh ra mùi thơm.
- Bỏ đậu hũ, nấm, cà chua cho sôi bùng rồi tắt bếp, nêm nếm gia vị, nước cốt chanh và cuối cùng là nêm 1 muỗng nước mắm chay cho dậy mùi thơm của súp.

Thưởng thức
- Múc ra từng chén ăn cơm nhỏ, húp từng muỗng canh rất ngon thay vì ăn chan chung với cơm như VN mình

Ghi chú:
- 3 loại gia vị TL in đậm là sả, lá chanh và riềng là không thể thiếu được, còn những phụ phẩm khác có thể thay đổi tùy theo ý thích. 
- Cũng có người nêm 1 vài lá ngò rí nhưng cá nhân TL thấy nêm vào mùi nó ngang ngang làm sao ý
- Yêu cầu thành phẩm dậy mùi thơm của lá chanh, sả, riềng. Khi ăn có đủ vị chua, cay, một chút ngọt thôi chứ đừng quá ngọt như canh chua của VN mình.

Chúc các bạn đổi món ngon miệng với món súp Tom Yam, món này mà ăn trong khi mùa đông thì càng tuyệt vời.

Đứt Dây Chằng

Nguyễn Viết Tân

Nghe tôi bị đứt dây chằng người ta cười, cứ tưởng tôi nói đùa.

"Đàn bà mới có dây chằng chứ đàn ông, đàn ông ai mà có".

Vậy mà tôi bị đứt thiệt đó. Đứt không phải 1 mà là 2 cái dây gân nối từ bắp thịt cánh tay lên bả vai.

Ai có ngờ đâu đứt gân thì đau lắm, đau hơn đau đẻ!

Cách đây hơn 20 năm, tôi đi làm cho công ty ông Bao Phan. Lúc đứng trên một bức tường cao chừng 4 ft thôi, thấy 1 cô "Mỹ đeng" đi ngang qua, cái mông nhún nhảy, tôi tự nhủ:

-Chà, nếu đặt trên đó tô phở chắc cũng không rớt.

Cô ta đi qua rồi tôi còn liếc mắt trông theo và chân thì cứ bước, đâu biết rằng phía trước là một vũng nước đóng rêu xanh trơn trợt. Tôi ngã nhào xuống đất, tuy tường không cao lắm nhưng cái thế té không gượng lại được nên tay chống xuống đất đau điếng, mắt đổ hào quang. Tôi kêu lên:

-Hùng ơi, chắc anh bị gẫy tay.

Nó gọi phone cho ông Bao, ông tới liền chở tôi đi chụp X ray mới biết là không gẫy xương, chỉ bị trật khớp, sau đó chở tới ông thầy võ quen biết. Ông này thoa dầu nóng và nắn cho khớp xương vào đúng chỗ.

Tuy khỏi nhưng lâu lâu nó lại giở chứng đau nhức làm phiền tôi hoài.

Hồi đầu năm 2019, tôi bị cụp xương cổ khi té thang. Chuyện này tôi kể rồi, vì trèo lên bức tường hái thanh long chồm qua nhà hàng xóm. Có người ghét, nói tôi đi rình bà Mễ hàng xóm tắm chứ hái cái quái gì.

Thôi kệ, thiên hạ nói gì thì nói miễn tôi vẫn giữ lòng trong sạch là có ngày...nên thánh.

Vì vụ té này nó cấn cả vô vai đã từng bị tì vết, mà khi khỏi đau cổ rồi tôi không biết bả vai bị chấn thương, cứ ra vườn làm cỏ trồng cây.

Ngày đầu tháng 7 vừa qua tôi đào cái lỗ nhỏ bằng 2 cái tô để trồng cây hoa, thấy vai hơi ê ê, và rồi 2 hôm sau sự nhức nhối tăng dần.

Tôi đi BS vì đau quá, đi đến 3 ông BS trong 1 tổ hợp lận, mà ông nào cũng cho rằng "Chú lớn tuổi rồi, cái gì nó cũng nhão! Cơ bắp ở vai bị giãn, cứ uống thuốc đều là nó dần dần sẽ khỏi."

Đọc tới đây, nếu bạn chưa tới 65 tuổi thì nên ngưng, bởi vì vào tầm tuổi đó, tôi ngán nhất là khi nghe mấy người già gặp nhau toàn là kể chuyện bệnh, với thuốc uống, nghe phát chán.

Có lần tôi đi cùng 3 người khác vào tiệm phở, vừa thò đũa vào tô thì có 2 vợ chồng ông kia vô tiệm. Người cùng bàn với tôi gặp người quen thì chào xã giao:

-Ông bà cũng đi ăn sáng ạ. Sao hồi này khoẻ không?

Bà vợ vui mừng đến cạnh bàn:

-Thưa vợ chồng tôi cũng không được mạnh. Ông ấy cứ bị tắc ruột hoài nên không đi cầu được. Khổ lắm.

Thiệt tôi chưa thấy ai "dzô diên muộn" như cái bà này. Bữa đó ăn phở không biết ngon lành là gì.

Vì bị đau quá nên tôi có xin BS chích cortisone vào ngay chỗ đau chứ uống thuốc không thấy si-nhê gì, xin được đi chụp MRI (chụp hình cắt lớp) và chuyển đi specialist.

Người ta chích thuốc này có khi khỏi luôn, ít ra cũng mấy tháng sau mới đau lại, còn tôi chỉ 1 tuần là nó đau như cũ.

Năn nỉ ông BS cũng không chịu chích nữa, ông nói:

-Thuốc chỉ làm cho ông không cảm thấy đau chứ không chữa được bệnh. Ông thấy không đau, tưởng khỏi rồi nên cứ lái xe, cứ làm việc nặng sẽ bị tổn thương nhiều hơn nữa.

Từ ngày qua tuổi 65 tôi có mua Medical $135/tháng, đi khám bệnh hay mua thuốc không tốn đồng nào, mỗi tháng lại được mua ba cái thuốc vớ vẩn giá $30, mình không mua thì cũng uổng, mà mua cả băng dán, thuốc ho, thuốc cảm, kem đánh răng... cũng được, nên lấy làm khoái chí.

Tới lúc bị đau nhiều mới thấy xài Medical chán lắm. Mình phải vô group, không vô BS không chịu khám dù mình có đưa thẻ Medical..

Để được đi chụp MRI hay đi BS chuyên khoa, phải đợi giấy approve của cái Group này khoảng 16 ngày.

Có vài ông bạn già của tôi nói ổng làm đơn thế nào đó, mà không phải đóng $135/tháng, được cả 2 cái gọi là Medi-Medi của tiểu bang và liên bang, không cần vô group và muốn đi BS nào cũng được.

Hỏi ra thì tôi không được qualify, vì có tài sản là vàng chôn dưới gốc khế trước sân! Tác giả Phạm Hoàng Chương đã từng có mấy bài viết cặn kẽ về vấn đề này.

Khi đang chờ đợi thì cánh tay nhức hoài, tôi bèn đi đấm bóp ở mấy tiệm Tàu, về nhà thấy còn nhức bèn lấy máy đấm bóp ra, cho nó dộng tối đa vào khu vực bả vai.

Than ôi tôi đâu ngờ nó càng chấn thương nặng hơn, đầu bắp thịt toét toè loe ra, đến nỗi không thể nằm ngồi gì được, đau "tái đé".

Tôi rên lên như heo bị thiến, đứa con phải chở gấp tới Urgent Care, chờ cả tiếng họ mới nói đây là 1 clinic nhỏ, không nhận Medical. Họ chỉ cho 1 cái khác cũng gần đó.

Cũng may tiệm đang ế nên không phải chờ đợi, nhưng nơi đây không có BS, chỉ có 1 Practitioner. Cô ta khám xong, nói vì không có máy chụp Xray nên chỉ chích cho giảm đau thôi.

Đêm đó tôi không ngủ được chút nào, nằm ở vị thế nào cũng đau nên sáng sớm phải vô phòng cấp cứu BV Fountain Valley.

Có lẽ nhiều người có kinh nghiệm vô cấp cứu rồi, nếu bệnh nhân không đổ máu đương trường như bị đụng xe hay súng bắn, không ngáp ngáp như bị đau tim, stroke v v.... thì họ cứ để đấy, tha hồ chờ.

Tôi vào lúc 9 g sáng, ra về lúc 3g chiều, được cột chặt rồi trượt vào cái máy chụp hình MRI và chích 1 mũi thuốc giảm đau.

Được giới thiệu 1 Bs specialist, tôi về nhà gọi phone thì ông này nói không nhận Medical, thế là lại phải vòng về BS gia đình..

BS gia đình là gọi theo kiểu người Việt mình, chứ Mỹ gọi là Prime Provider. Vì đã có xin chuẩn thuận trước nên BS liền cho tôi đi BS chuyên khoa liền. Tôi kêu lên:

-Ơ hay. Ông này là BS bàn chân bữa trước cắt cái móng chân ingrown nails cho tôi đây mà.

Vậy là có lẽ mấy cô y tá lầm, lại phải re request và tôi chờ 16 ngày sau mới có giấy. Gọi phôn hoài không lấy được hẹn nên tôi tới ngay phòng mạch.

Mở cửa ra tôi muốn dội ngược vì ngồi trong đó có đến gần 30 kẻ sứt càng gẫy gọng, ngồi xe lăn, chống nạng, băng bột...mà có rất nhiều người cầm cái giấy approved giống hệt tôi.

Lại chờ chừng vài tiếng rồi nhận cái giấy hẹn 15 ngày nữa.

Vậy là bị đau từ hôm 7 tháng 7, đến 23 tháng 9 nghĩa là hai tháng rưỡi tôi mới được gặp ông Bác Sĩ chuyên khoa để được cho biết tôi có cần giải phẫu hay không.

Sau khi xem xét tấm hình tôi đã chụp MRI trên màn hình, ông BS specialist kêu y tá đem tôi đi chụp thêm 5 tấm hình nữa. Sau 1 giờ chờ đợi thì ông ấy phán:

- Ông mạnh thiệt, so hình bữa trước với bữa nay thì thấy gân đứt đã gần lành. Chúc mừng. Nhớ về nhà phải thường xuyên kiếm cái gì mềm mềm mà bóp chứ không thôi sẽ đau lại đó và bắp thịt tay sẽ teo dần đi.

Tôi dốt tiếng Mỹ nên ngớ mặt ra:

-Cái mềm mềm của tôi hay của người khác?

Ổng lừ mắt:

-Mân mê cái của mình thì biết bao giờ mới khỏi? Ông đi mua trái banh mềm- soft ball- cỡ trái cam mà bóp.

Thế là bệnh nhân hân hoan ra về, vừa đi vừa huýt sáo, bảo vợ ghé chợ mua 2 cục thịt bò Roast beef to tổ chảng mà có 21 usd, về chiều nay nướng ăn mừng.

Ông anh cột chèo của tôi nói vậy là may lắm, chứ em gái ổng cũng không có làm việc gì nặng, mà bỗng dưng vai bị sưng lên đau đớn lắm.

Bác sĩ giải phẫu phải cắt 2 lỗ rồi luồn kim như đan len vào mà dùng chỉ đặc biệt, kéo đầu gân đã đứt mà nối vào nhau.

Nói tóm lại, qua tuổi 65 rồi chúng ta nên nghỉ ngơi hoàn toàn, mang bao gạo 50lbs từ xe vô, khiêng nồi phở từ bếp nọ qua bếp kia, cắt cỏ vườn, trồng cây v.v... nếu không có con cháu ở nhà, thì nên nhờ vợ giúp.

Cẩn tắc vô áy náy các cụ ạ.

Sách có câu "núp bóng tùng quân" ý nói người chồng như cây thông cây tùng, toả bóng mát cho vợ núp dưới đó tránh mưa nắng gió sương, còn tôi từ nay phải đành "Núp bóng tùng...xèng".

Nguyễn Viết Tân
Trump làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt chưa từng thấy trong lịch sử

Bên ngoài thì chủ nghĩa toàn cầu hóa xã nghĩa đã được Obama và chính phủ toàn cầu tiềm ẩn đặt nền móng và khai triển, xâm thực gần như chỉ cần hai nhiệm kỳ thứ ba, thứ tư, đặt để cho bà Clinton nữa là xong việc, đại công cáo thành - kể như nghị trình lý tưởng toàn cầu xã nghĩa tái khởi hoàn thành sau khi sườn nhà LBXV sụp đổ, và Obama sẽ trở thành vĩ nhân thời đại như mơ ước. Có người đã đinh ninh rằng tư tưởng ấy đã sụp đổ, tan biến luôn, nhưng sự thật tất cả đều đã lầm lẫn!

Qua nghị trình "quốc gia và dân HK ưu tiên", bình dân chắc đã rõ, Tổng thống Trump đã đi ngược chiều hướng của DC và Obama. Điều đó có nghĩa là ông đã nghiên cứu rất kỹ, và đã nhìn thấu cách cứu đất nước HK như thế nào. Không phải chỉ có ông đã tuyên bố thẳng thừng đó sao: "Hoa Kỳ không bao giờ là nước xã hội chủ nghĩa"

Bây giờ bình tĩnh người biết tiếng Anh chỉ cần nghe lại video này là đủ: 


Trong nước thì, DC, chính phủ ngầm và truyền thông gọi là dòng chính, nay đã trở thành truyền thông thổ tả – còn gọi là cái “đệ tứ quyền” mà các nhà báo, phát ngôn viên, đài truyền thanh, truyền hình An-nam ăn theo DC thường xưng tụng - ngày đêm bôi lọ, sơn phết, đánh phá nhân cách Tổng thống Trump nát như tương, khiến cho nhiều kẻ - kể cả người có ăn học, trí óc cũng trở nên lu mờ, không còn nhận ra con người thật của ông. Đảng DC ra sức lăn đá cản đường bất kỳ chính sách nào của ông, bất kể đúng sai theo lẽ phải thông thường. Đen ra trắng, trắng thành đen, miễn làm sao cản cho kỳ được từng bước thực thi nghị trình mà Tổng thống đã hứa – dân đã bầu và mong chờ kết quả. Cả nhân viên chính phủ, người ủng hộ và thân nhân của ông cũng bị bới móc, chặn đường, hà hiếp, đe dọa.

Họ đã làm gì thế? Xin bình dân chịu khó xem lại hàng trăm bài viết trước đây của nhiều tác giả trung thực, khách quan, lấy việc, luận việc. Để tóm tắt, ở đây chỉ xin ghi lại tựa đề của những vở kịch có kế hoạch và dễ nhớ nhất của họ: Kỳ thị phụ nữ, kỳ thị tôn giáo, kỳ thị da màu, kỳ thị di dân, thằng hề, ngu khờ, khùng điên, dốt nát…

Sau khi ông đắc cử thì, mua chuộc cử tri đoàn không xác nhận kết quả, đếm phiếu lại, gợi ý ám sát, như Kathy Griffin xách đầu của Tổng thống Trump với máu me đầm đìa, hay show kịch diễn ám sát Tổng thống Trump tại New York; kế đến là bịa đặt bệnh tâm thần, bịa đặt chuyện ông thông đồng với Nga để điều tra rùm beng trong hai năm qua; đặt mục tiêu lật đổ, truất phế trước, rồi tìm đủ mọi cách để ghép tội cho vừa… Họ dốc hết toàn lực, chẳng khác nào điều động thiên binh vạn mã để thực hiện cho bằng được mục tiêu ấy. Và cuối cùng, tất cả chẳng những là công dã tràng, nhưng họ còn tự ghi vào lịch sử đảng một trang tệ hại mà bình dân miễn nhiễm bệnh bè phái, khó mà quên cho được.

Cử tri đã bỏ phiếu cho tương lai của mình, lại phải hồi hộp chờ đợi, tưởng chừng hy vọng mỏng manh sẽ dễ dàng tan biến. Nhưng không! Tuy Tổng thống Trump bị bao vây tứ phía, ông vẫn đứng thẳng lưng làm việc, xoay xở, tránh né, xé rào, vượt qua thử thách, và ông đã từng bước thực hiện thành công vượt bực cả về thời gian, về lượng, và phẩm của từng mục, từng mục mà ông đã hứa với cử tri.

Trong hoàn cảnh cực kỳ cay nghiệt như thế, mà ông vẫn thành công ở mức đó. Cho dù ghét ông ta bao nhiêu, ai phủ nhận sự thật hiển nhiên này là chứng tỏ lòng dạ hẹp hòi, thành kiến, hoặc u mê hết chỗ nói. Và đến đây bình dân chắc không cần xem mấy cái poll chính trị lếu láo ấy nữa.

Thành tích về kinh tế của Tổng thống Trump tính ra vượt trên thành tích của Tổng thống Reagan. Ba mươi tháng đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Trump đã tạo được gần 5 triệu việc làm – thất nghiệp xuống đến tỉ lệ 3.7%, thấp nhất trong 50 năm qua. Việc làm trong ngành công nghiệp gia tăng trung bình 15,800 mỗi tháng trong năm 2017 và 22,000 mỗi tháng trong 2018, trong khi thời Obama 2016 mất 7,000 mỗi tháng trong 2016 và tăng 5,800 mỗi tháng trong 2015. Trong 30 tháng cuối nhiệm kỳ Obama việc làm thuộc ngành công nghiệp chỉ tăng được 185,000 (1.5%), và ngược lại 30 tháng đầu, nhiệm kỳ của Tổng thống Trump việc làm công nghiệp gia tăng 499,000 (4.0%) tức là tăng 314,000 công việc (hơn 170%). Nội trong tháng 6/2019 việc làm gia tăng 225,000 việc. Chỉ số GDP tăng lên 3.2%; Một số hãng xưởng tháo giày bỏ chạy trong thời Obama đã rút về nước, tạo nhiều việc làm; thị trường chứng khoán nở rộ, chỉ số Dow Jones hiện nay lên đến +/- 27,000 điểm vân vân… không thể kể hết những kỳ tích.

Kỳ tích kinh tế mà Tổng thống Trump mang lại, bình dân chúng ta đã có thể đoán trước trong những bài đầu, bởi ta không bắt đầu bằng thiên kiến mà bằng nguyên lý đơn giản, bất biến: Đó là Obama trói chân kinh tế HK bằng nhiều cách để thực hiện một quy trình chính trị to lớn, theo giấc mơ tập thể hóa toàn cầu, trong khi đó Donald Trump lại cởi trói, thả ra. Kinh tế tư bản HK dĩ nhiên như con khủng long trở lại tự do vùng vẫy trên khung trời của nó. Cái cốt lõi ở đó, còn bao quanh là những qui trình, chi tiết ông Trump đang vận dụng như chúng ta đã thấy.

Khả năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế HK cho thấy chính sách thương mại quốc tế dựa trên nguyên tắc song phương - công bằng và đối ứng (bilateral - fair and reciprocal), hoàn toàn có cơ sở, hợp lý, và đúng thời điểm. Qua đó việc áp thuế ban đầu là thép nhôm, tiếp theo là các hàng hóa nhập cảng vào HK nhất là của Tàu, đã làm cho một số người, kể cả chuyên gia phân tích, vì thiên kiến, đoán sai bét. Hoa Kỳ đã thu hoạch $23 tỉ, mặc dù một số mặt hàng nhập đã có tăng giá không đáng kể. Và kinh tế HK đã mở ra một lối mới, một trật tự mới.



Đối với Tàu thì Tổng thống Trump lấy vũ khí công bằng và ngay thẳng sửa trị gian manh. Áp thuế không phải để thu nhiều tiền thuế hay móc túi dân HK như những suy nghĩ thiển cận, nhỏ nhen, nói năng hồ đồ của một số anh chị, mà là thế cờ triệt buộc Tàu phải tôn trọng công bằng, đối ứng và có trách nhiệm. Kinh tế Tàu bao nhiêu năm qua phát triển nhanh nhờ ma lanh, lợi dụng sự kém cõi tầm nhìn, tham lam và vô trách nhiêm của lãnh đạo HK. Tàu không sợ vũ khí mà sợ nhất là ngay thẳng. Nay buộc Tàu tức thì từ bỏ thói lưu manh, chẳng khác nào cắt đứt ngay mạch máu, kinh tế sẽ đình trệ, suy bại đột ngột khó bề day trở. Tuy đơn giản nhưng đây là đòn hiểm chẳng khác nào bỏ đỉa vào lọ vôi.

Tập Cận Bình đã bị Tổng thống Trump nâng lên đạp xuống nhiều phen. Bất ngờ gặp Kim Jong Un tại Bàng Môn Điếm là một cái tát đau điếng đáp lại cuộc gặp gấp rút của Họ Tập với Họ Kim trước G-20. Họ Tập gặp Kim vì lòng tin suy giảm, phải dùng hạ sách, tuyên bố TC - BH tuy hai nước nhưng dưới sự lãnh đạo của một đảng. Trong khi đó, cuộc gặp gỡ Trump Kim thì ngược lại, là tự nguyện và không cần chuẩn bị, chứng tỏ niểm tin tưởng lẫn nhau, khoảng cách ngày càng gần! Biến pháp như thế, còn gì độc đáo hơn?!

Họ Tập man trá chẳng vừa, dùng kế sách hoãn binh, và lật lọng nhiều lần nhằm chờ Hạ viện DC nhất là đồng minh cánh tả Dân chủ tìm mọi cách truất phế Tổng thống Trump. Nhưng vở bi hài kịch Thông đồng với Nga đã hạ màn, gian kế thất bại, DC một phen méo mặt, ê chề. Sau thất bại lần này, Tàu tiếp tục kéo lê trận chiến thương mại, và chắc đang khấn vái chờ vận may có tổng thống DC lên nắm quyền. Thảo nào, Biden cũng đã cà lăm cà lặp mớm cho Tàu một câu thế này để hy vọng: “Tàu nào giành ăn với HK chứ? Thôi đi nào! Tàu không phải là kẻ xấu đâu ạ! Hãy thử nghĩ xem. Họ nào có cạnh tranh với chúng ta đâu chứ!”

Thế đấy, bây giờ họ Tập đang chơi trò cút bắt, nay thò đầu ra, mai thụt vào, đồng ý mua nông sản rồi lại thụt lui cũng chỉ để mua thời gian, trong khi Tổng thống Trump phải lo tranh cử. Không chừng Tàu bơm tiền ủng hộ đối phương để chích chọt cho ông Trump lúng túng, và nếu chuyện này xảy ra, không biết các cụ, các anh chị chống Trump có được xơ múi gì chăng?! Dĩ nhiên Tổng thống Trump chắc chắn không bỏ dở công trình, để cho Tàu tiếp tục quen thói lưu manh làm giàu trên 4-5 trăm tỉ dollars thâm thủng mậu hàng năm của HK (như năm 2018 HK thâm thủng 419.2 ty dollars hang hóa)

Cũng vậy, vì quyền lợi của dân Hoa Kỳ và sự công bằng phải thực thi, Tổng thống Trump đã cân nhắc lại những tổ chức, những chương trình hữu danh vô thực, đầu voi đuôi chuột, chỉ còn danh xưng để hái tiền, hoặc các tổ chức nuôi ong tay áo, ăn no chống Mỹ, lãng phí tiền thuế của dân HK.

Ông quạt phăng đi ‘tuốt luốt’ các bức bình phong hỗ trợ cho toàn cầu hóa xã nghĩa. Những bất công đối với công dân HK, những đe dọa đến chủ quyền quốc gia, đến nền an ninh của HK và tự do của người dân đều được ông ra tay quét sạch - nào là những Hòa ước chỉ để mở cửa đón gió, hứng dollars, không có ràng buộc pháp lý gì cả, nhằm mời gọi vào chế độ tập thể với qui mô lớn - như Thay đổi khí hậu (Paris), Hiệp ước di cư toàn cầu (LHQ). Hiệp ước nằm chờ vũ khí nguyên tử của Iran (JCPOA) cũng hoàn toàn bất lợi cho tương lai thế giới, không được Quốc hội phê chuẩn, cũng bị TT Trump xé luôn. Những hiệp ước khác đầy kẽ hở khiến cho những thành viên khôn vặt lạm dụng, như WTO, NATO, UNICEF, NAFTA cũng đã và đang được Tổng thống chỉnh đốn lại.

Chẳng hạn các nước trong khối NATO, từ quá lâu họ đã dựa vào HK đến mức có thể nói là lợi dụng thái quá. Sau khi Tổng thống Trump chỉ ra sự bất công, họ dùng dằn nhưng rồi cũng phải đầu hàng lẽ phải - họ đã phải đóng góp công bằng vì an ninh của chính họ.

Trước đây, Tổng thống Trump bị chúng chửi rằng ông sẽ bế quan, toả cảng, biến HK thành nước tự cô lập (isolate), vì đối với nước bạn, anh em không tình cảm, không chịu nhường! Nói như thế là tự trói bởi nghĩa đơn thuần của từ ngữ. Bạn bè, anh em trong ngoại giao giữa hai nước đâu có thể nào đồng nghĩa với bạn nối khố, bạn tri kỷ, hay bạn hàng xóm vân vân… Tất cả các mối quan hệ đồng minh không phải vì HK đòi hỏi công bằng, sòng phẳng mà trở nên bệnh hoạn. Trái lại đó chính là một lần sửa đổi, làm cho quan hệ trở nên lành mạnh, bền vững lâu dài hơn vì không ai lợi dụng ai. Trong đời sống hàng ngày giữa chúng ta cũng vậy ‘sòng phẳng mới là tri kỷ’.

Hòa ước Thay đối Khí hậu: Hâm nóng toàn cầu – không thấy đủ nóng nên được cải danh thành: Thay đổi khí hậu cho dễ tuyên truyền. Chính trị gia có tư tưởng cực đoan về khí hậu có thể cho rằng nền kinh tế mạnh mẽ và năng lượng sôi động có thể làm cho môi trường kém lành mạnh. Nhưng thực tế họ đã sai bởi một nền kinh tế lành mạnh, vững vàng sẽ giúp điều kiện cải thiện môi trường tốt hơn.

Tổng thống Trump đã trình bày quan điểm của ông về ‘Thay đổi Khí hậu’, với nhà báo Peers Morgan tại Luân đôn trong dịp dự lễ D-Day rằng, ông tin khí hậu thay đổi là hiện tượng thiên nhiên có cả hai mặt - tức là có tốt có xấu; và ông cũng quan tâm đến thay đổi khí hậu. Lập trường của ông là không thể chỉ vì môi trường mà làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, sự thịnh vượng của quốc gia và công ăn việc làm của người dân. Một nền kinh tế vững mạnh là điều kiện tiên quyết tạo ra các nguồn lực thúc đẩy và thực hiện công nghệ mới, cơ sở hạ tầng giúp bảo vệ và cải thiện môi trường. Kinh tế khó khăn suy bại, không thể đáp ứng những đòi hỏi cao về môi trường.

Đó cũng là lý do ông rút chân ra khỏi Hòa ước Paris, kể như HK không còn đi ăn cỗ, chụp hình, nộp tiền hàng năm nữa.

Lập trường của Tổng thống khác với cánh tả DC. Đảng DC chọn và cổ võ một mặt, cho rằng thay đổi khí hậu chỉ do con người mà ra, và TT Obama đã vin vào đó, đặt quá nhiều qui luật trói buộc, bất chấp ảnh hưởng đối với mặt kinh tế như thế nào. Điều này có lẽ bình dân đã rõ.

Hôm ngày 8/7 vừa qua, Tổng thống Trump đã ăn mừng thành quả tiến bộ về môi trường đã thực hiện dưới thời của ông. Theo báo cáo của cơ quan môi trường, phẩm chất không khí hàng năm sạch hơn 1% từ năm 2018, và 74% kể từ đầu thập niên 1970.

Tổng thống Trump tuyên bố rằng đây là nghĩa vụ bảo trì vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước mà ông đã đưa ra trong chương trình làm việc “nước và không khí sạch nhất hành tinh,” khi vận động bầu cử. Như vậy, dù tiếp tục đứng chung trong Hòa ước Khí hậu Paris hay không, HK cũng đạt được thành công: nước và không khí ở HK đã đạt độ tinh khiết đứng đầu thế giới. Hơn nữa, Hòa ước này cũng đã bất công đối với người tiêu thụ ở HK, các nhà sản xuất và nền kinh tế của HK.

Trong khi DC lo chỉ trích CH không quan tâm đến khí hậu và môi trường và lo đánh đấm ông Trump, nhóm bảo tồn môi trường của đại diện Cộng Hòa ở lưỡng viện QH, gọi là Roosevelt Conservation Caucus (RCC) từ các bang Texas, Nam Carolina, Alaska và Montana đã âm thầm soạn thảo chương trình cải cách trong 4 năm qua và tung ra hàng loạt đạo luật khó mà chống đối, như Đạo luật Phục hồi Động vật hoang dã ở Mỹ, Đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng hoặc có nguy cơ khác - các vấn đề của đất công, cải thiện quản lý rừng và công viên, cũng như tăng sự hợp tác công tư nhằm tài trợ cho các công viên quốc gia, bảo tồn đại dương và quyền sở hữu tư nhân. Họ đã giúp vượt qua quỹ tài trợ đất công lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, những cải cách lớn về giảm thiểu ô nhiễm nhựa, nhiều loại dự luật hỗ trợ các nguồn năng lượng gió, mặt trời, hạt nhân và thủy điện, và hỗ trợ các công nghệ quan trọng giúp cải thiện khả năng lưu trữ năng lượng sạch. Như vậy DC chuẩn bị thua trong mặt trận này nữa!

Nghị trình Xanh Mới (Green New Deal): Bắt đầu từ chị dân biểu Cấp tiến mới ra lò, Alexandria Ocasio Cortez (AOC) mà ông chủ tịch đảng DC quốc gia, Tom Perez gọi là đại diện của đảng DC tương lai. Nghị trình xanh Mới của đảng Dân chủ Cấp tiến XHCN, ước tính sẽ ngoạm $93 nghìn tỉ trong thập niên; đó là chưa kể chương trình này sẽ thổi bay hàng triệu việc làm, sẽ thiêu ruội giấc mơ của những người Mỹ nghèo nhất và là làm hại các cộng đồng thiểu số vì giá sinh hoạt sẽ không thể kiềm chế, và bất lợi trên nhiều phương diên khác đối với thể chế tự do tư bản và nền Cộng hòa của HK.

Cuộc chiến biên giới phía Nam: Mễ tưởng rằng DC sẽ toàn thắng, Tổng thống Trump sẽ thua tiếp trận thông đồng với Nga, và sẽ thua luôn trận chiến di dân lậu ở hạ viện khi DC nắm đa số, kế hoạch xây tường sẽ sụp đổ, biên giới sẽ như nong nia bung vành, và dòng chảy di dân bất hợp pháp cứ việc tràn vào HK. Mễ sẽ đi tiên phong thực hiện được Hiệp ước Di cư toàn cầu của chủ nghĩa toàn cầu xã nghĩa - không biên giới – lý tưởng thiên đàng trên trái đất ngày càng đến gần...

Vượt qua bao nhiêu ách tắc của DC, cuối cùng bức tường biên giới cũng đã có cơ hội để hoàn thành, có nghĩa là con đê được đắp, và nhất định dòng chảy di dân bất hợp pháp sẽ đọng lại tại Mễ như nước lụt ắt sẽ dâng lên, nhận chìm nước Mễ. Thừa thắng TT Thống giáng cho Mễ một đòn chí tử, sẽ áp thuế lên hàng nhập để buộc Mễ phải có hành động. Đảng DC ở HK xem như là đồng minh của Mễ, là một trong những tác nhân của trận chiến di dân bất hợp pháp, như là đội quân tiên phong của kế hoạch lớn - chương trình di cư toàn cầu. DC phản ứng ngày càng thất thế, yếu ớt, loay hoay cứu mình chưa xong.

Trước tình thế nước dâng do đầu nguồn cứ đổ xuống, và biên giới HK đang đắp đập ngăn sông. Mễ ít nhất là tạm thời không coi DC là đồng minh nữa. Tổng thống tả khuynh Andrés Manuel López Obrador của Mễ, đành phải mau mau rút lui, qui hàng để tự cứu. Chính phủ Obrador điều động ngay 6 ngàn quân ngăn chặn, đẩy lui đoàn caravan ở đầu vào từ biên giới phía Nam của họ, đồng thời vội vàng đi trước một bước phê chuẩn ngay hiệp ước USMCA [thay thế NAFTA].

Canada cần Tổng thống Trump đưa vấn đề giải cứu công dân của họ tại Hội nghị G-20, đã bị Trung cộng bắt để trả đũa sau khi Mạnh Vãn Chu, giám đốc công ty Hoa Vi bị bắt vì hành vi bất chính có thể tổn hại đến an ninh HK và thế giới. Ngày kết thúc gần kề, Mễ đã thông qua, Canada không đồng ý cho đảng DC mổ xẻ Hiệp ước USMCA. Dân chủ lại thua tiếp, không kể hết đây là lần thứ mấy mươi, họ đã thua cho sự thật và lẽ phải!

Đúng sai thật quá dễ hiểu. Chính DC đã gửi đi thông điệp, khiến người ta bán nhà, bỏ quê nhập đoàn, liều lĩnh vượt ngàn trùng nguy hiểm, mong đến HK vì một tương lai không ai bảo đảm, bằng cách:

Lập thành phố bảo hộ, đòi dẹp bỏ cả cơ quan Thuế quan và Di trú (ICE), đòi đạp bỏ tường rào tức là mở rộng biên giới, đòi cho trợ cấp xã hội, bảo hiểm sức khỏe cho tất cả, hễ ai xỏ một chân qua biên giới thì được xin cư trú. DC cắt tiền, thu hẹp nơi tạm trú để di dân bất hợp pháp được sớm thả vào cộng đồng, đã tạo nguyên nhân của những rủi ro, bệnh hoạn chết chóc xảy ra, để rồi đổ hết lên đầu Tổng thống Trump trong khi ông làm theo lẽ phải thông thường, nước có biên cương, nhà có rào giậu, nhất là lúc thế đạo suy vi.

Bình dân nghĩ xem, nếu ngõ không mở, thông điệp không mời gọi, thì sao lại có chuyện gia đình người ta tan nát chia lìa, bán đổ bán tháo nhà cửa, ruộng vườn, bỏ quê hương mà đi!

Nay DC cứ lằng nhằng chuyện tách rời trẻ em với cha mẹ di dân bất hợp pháp, nào là thiếu đạo đức, thiêu gia trị người Mỹ, nào là kỳ thị, thật chẳng đi vào đâu cả, bởi cái lý tự nhiên của cơ quan hành pháp là thi hành luật của anh đã làm ra. Bắt tội phạm dĩ nhiên đâu có thể nào bắt luôn con cái của họ đi theo! Cha mẹ trèo rào vào nhà người, và bị bắt, cảnh sát đâu có thể nào bắt luôn các em bé đi cùng?

Tổng thống Trump đã dùng thế “lấy củi đậu nấu đậu” để DC phơi bày bộ mặt thật. Bữa nọ ông đã khơi mào sẽ đưa di dân bất hợp pháp về những nơi mà đảng DC nêu cao gương đạo đức, giá trị người Mỹ, mở rộng vòng tay chào đón. Tức thì, DC la hoảng lên là ông Trump định đổ dân không giấy tờ xuống thành phố của họ! (dump = đổ như đổ đồ phế thải)

Đến đây, bình dân chắc đã dư biết đạo đức thiệt, đạo đức giả, thuộc về ai rồi chứ gì?!

Về Bắc hàn: Chúng ta cùng ôn lại một chút về chương trình vũ khí nguyên tử của Bắc hàn. Đây là ván cờ phức tạp có nhiều tay chơi. Đã mấy đời tổng thống HK nơm nớp lo sợ, vuốt ve nịnh bợ BH, Bill Clinton cho tiền BH làm vũ khí rồi nằm chờ, George W Bush nhờ năm nước trói chân, Obama thả ra và tiếp tục theo kiểu Clinton, rồi đành tuyên bố thua cuộc và giao lại cho TT Trump trong hoàn cảnh dầu sôi đến độ. Kim Jong un ngang ngược lộng hành, Tàu thì tác oai tác quái ở biển Đông, lấy BH làm cánh tay đòn để ép Mỹ. Tổng thống Trump đã dùng thế bài lật ngữa, lấy sức mạnh kinh tế và quân sự của HK ra thách đấu, chạy đua xả láng.

Biển Đông như chảo dầu sôi, ông lại quạt thêm lửa. Thiên hạ, kể cả những tay làm báo 30, 40 năm la hoảng, tưởng ông Trump ngu dốt làm càn! Thế giới sẽ sụp đổ! Nhưng ông thì bình tĩnh thản nhiên, chờ đón thành quả vĩ đại như đã định, sau khi giàn THAAD chống hỏa tiễn có lý do được đặt ở Nam hàn, và áp dụng dịch lý âm dương, một đóng một mở để dắt Kim Jong un ra khỏi cơn say thuốc súng để nhìn về tương lai. Đây là một cuộc đấu trí tuyệt vời chưa từng thấy trong lịch sử.

Vĩnh Tường

Blog Archive