Từ Hiệp Ước Di Cư Toàn Cầu Đến Caravan và Bức Tường Biên Giới
... ở cuối một bài trước đăng ngày 30/8/2018(cùng tác giả) “…tháng 7, 10, 11 AL xã hội sẽ rung rinh, tưng bừng với những quyết định của TT Trump” và ở cuối có mấy câu góp vui để bình dân giãn xả một chút:
Màn kết 2018
Đầu thu Cao ốc khởi công
Đông về thu hoạch dọn đồng, đón xuân
Đến phiên Kèn giục ra quân,
Khỉ già cùng bạn lợn rừng ngay đuôi
Mệnh Trời đâu há dể duôi
Gươm thiêng một nhát đất trời bình yên.
Bây giờ so lại không sai chạy mấy. Khoa tử vi quả thật đã góp vui cho đời và phần nào giúp cho người ta bớt ngã chấp, ngộ nhận, sai lầm, xốc nổi, xung đột và khổ đau...
Cho dù lòng ghen ghét cái khác với mình đến cỡ nào, người ta cũng không thể phủ nhận thành quả của một con người đầy nhiệt huyết ở tuổi 70 ngoài, quyết đem tâm ý của mình cống hiến trọn vẹn cho đất nước - nơi đã cho ông một thời thi triển hết tiềm năng chiến đấu trong thương trường, và mang lại thành công vang dội khắp thế giới - một đất nước mà ông đã dõi theo dấu chân thăng trầm của nó ba thập niên trước khi ông quyết định không thể chờ lâu hơn nữa – Ông đã giành được vị trí lãnh đạo bằng tất cả tim óc, tất cả khả năng, tất cả danh dự, bất chấp hàng triệu lời lời gièm pha, mỉa mai phỉ báng suốt đêm ngày - kinh hoàng hơn những lằn mưa đạn dập vùi từng ngọn cỏ. TT Trump vẫn làm việc, đã làm việc không ngừng làm việc cho đất nước, cho dân nước này. Gần đây, ông đã có những quyết định làm cả xã hội HK rung rinh
1 1. Bức Tường Biên Giới
An ninh và di cư là vấn đề nổi cộm nhất và bức tường biên giới là thành lũy chắc cứng sau cùng - là dead end cho mọi cuộc tấn công vào an ninh biên giới.
Trong lời phát biểu, TT đã nói qua quyết định của ông không khoan nhượng về việc bảo vệ an ninh biên giới - cốt lõi là QH phải tài trợ cho bức tường. Ông nhắc lại rằng DC nhất định không đồng ý vì họ muốn bỏ ngõ biên giới, không quan tâm đến an ninh đất nước và làm ngược ý dân.
Vì an ninh quốc gia, an toàn cho dân HK, ông không ngại sẽ đóng cửa chính phủ để đặt áp lực tối đa lên QH phải giải quyết vấn đề đã tồn đọng qua nhiều đời Tổng thống. Đảng phái chính trị đưa đẩy, kéo co đã quá thừa; sự thật ông đã thấy, đã hứa và dân đã bầu cho, không còn lý do thực tế nào có thể ngăn trở ông quyết định xây bức tường nhằm giữ biên giới. Ông tuyên bố sẽ không ký dự luật đã thông qua ở T viện tối hôm thứ Tư (19/12/18), tạm thời triển hạn chi tiêu cho chính phủ mà không có chi phí $5 tỷ cho bức tường.
Vào tối thứ Ba 18/12/18,TT đã bắt đầu xuống đòn thứ nhất với một tweet bất ngờ: “DC đang nói rất lớn và rõ rằng rằng họ không muốn bức tường bằng bê-tông – nhưng chúng tôi không xây Bức Tường Bê-tông, chúng tôi đang xây dựng những Thanh Thép một cách khéo léo, để có thể nhìn xuyên qua…” “… Nó sẽ vừa đẹp và vừa đem lại an ninh mà công dân chúng ta đáng được quyền hưởng. Nó sẽ được dựng lên nhanh thôi và sẽ giúp chúng ta tiết kiệm hàng tỉ dollars hàng tháng khi nó hoàn thành!”
Cùng ngày, Tòa Bạch Ốc tỏ vẻ như sẽ xuống giọng. Bà Sanders, Tham vụ báo chí, nói rằng Tòa B. Ốc đã dò xét mọi ngõ ngách tìm thêm nguồn tài trợ, kể cả từ việc “chuyển hướng” hoặc ‘tái điều phối” các ngành khác. Bà phát biểu: “Tổng thống Trump đã yêu cầu từng Bộ trưởng nội các của mình tìm kiếm nguồn tài trợ có thể được sử dụng để bảo vệ biên giới của chúng ta và cho tổng thống khả năng thực hiện nghĩa vụ hiến pháp của mình để bảo vệ người dân Mỹ bằng cách có biên giới an toàn”
Và sáng hôm 20/12/2018, vào lúc 4 giờ 28 phút, chuẩn bị ra trận, TT Trump bắn phát đầu tiên (tweet): “Đảng DC biết những Thanh Thép (bức tường) là cần thiết cho An ninh Biên giới, nhưng đang đặt chính trị lên trên Quốc gia. Điều họ mới bắt đầu nhận ra là tôi sẽ không ký bất kỳ luật nào của họ, kể cả cơ sở hạ tầng, trừ khi nó có An ninh Biên giới hoàn hảo. Mỹ thắng! (U.S.A WINS!)
TTTT có dịp lao nhao xỉa xói rằng ông Trump quanh quẹo, tiền hậu bất nhất vân vân …, y như những con chim quạ lập tức đang kêu la inh ỏi khi thấy xác súc vật chết. Trên truyền thông xã hội như đang mở hội BBQ những “Thanh Thép”! Xã hội trở nên vui nhộn hẳn lên! Trên đấu trường tự do, ông Trump xuất chiêu chính trị trên cơ có nghệ thuật, không bẩn thỉu chút nào. Mắng chửi thì cứ tự nhiên, nhưng cũng nên nhìn cho kỹ, xem người ta đang làm cái gì và làm thế nào. Né đòn, tránh lằn đạn, vượt chướng ngại cách nào cũng được, miễn là đến đích có lợi cho dân, cho nước. Quy tắc của người kinh doanh có khác!
2 2. Về đoàn caravan,
TT Trump cũng đã thành công, đẩy lui sự xâm nhập ồ ạt của dân di cư. Sự xâm nhập đáng ngại cho an ninh quốc gia và an toàn xã hội cho cả hai nước Mexico và HK, chứ không riêng gì Hoa Kỳ. Đây dĩ nhiên không phải là phong trào tự phát. Người dân HK dễ nhận ra đoàn caravan là đội quân tiên phong trong chương trình di cư của chủ trương toàn cầu hóa, và toàn cầu hóa không chỉ là thương mại tự do như qúy cụ tỵ nạn thường hát. Khổ nạn này của đoàn di cư bỏ nước ra đi, bắt nguồn từ tuyên truyền và thổi lên phong trào của cánh tả trong và ngoài nước, cùng với những thông điệp qua lối hành xử của chính quyền cũ từ 8 năm qua cho đến hai năm nay của phía DC. Nhưng đó chỉ là nguyên nhân gần, còn nguyên nhân sâu xa là toàn cầu xã nghĩa mà bình dân HK đã nghe qua, nhưng chưa thấy. Thường thì phải chờ đến khi nước ròng, chắc chắn những cây cọc nhọn hay đá ngầm sẽ bắt đầu ló dạng, cũng như khi đêm xuống thì hình tượng khác thường mới xuất hiện.
3 3. Hiệp ước Di Cư Toàn Cầu
Hôm thứ Hai 17/12/18, Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (HĐLHQ) đã thỏa thuận một bản hiệp ước được gọi là “Hiệp ước Di Dân Toàn Cầu” gồm 34 trang.
Hiệp ước này do 193 nước thành viên HĐLHQ soạn thảo, kể cả Hoa Kỳ dưói thời Obama và đã thoả thuận bản tuyên bố 2016 rằng không một quốc gia nào được tự ý điều hành di cư quốc tế và đã đồng ý thi hành theo hiệp ước toàn cầu.
Tổng thư ký LHQ đã hoan nghênh việc chính thức áp dụng Di cư Toàn cầu vì an toàn, trật tự và thường xuyên tại Đại hội đồng. Đây là một thỏa thuận không ràng buộc về mặt pháp lý nhằm khẳng định các nguyên tắc nền tảng của cộng đồng toàn cầu, bao gồm chủ quyền quốc gia và quyền con người phổ quát, đồng thời chỉ ra hành động nhân đạo và hợp lý để mang lại lợi ích cho các quốc gia gốc, quốc gia quá cảnh và đích đến cũng như chính người di cư.
Lý do căn bản đưa ra là hiện nay, có 250 triệu người di cư trên toàn thế giới trong tình trạng nguy hiểm và trong tay của kẻ buôn lậu hoặc buôn người. Hội đồng bỏ phiếu kết quả 152 phiếu thuận, 12 phiếu trắng và 5 phiếu chống.
Năm 2015 của hơn 1 triệu người di cư - hầu hết các cuộc xung đột ở Syria hay Iraq - đã khiến Liên hiệp Âu châu (EU) rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc về di cư. Dân Trung đông có nước, có nhà nhưng rơi vào cảnh màng trời chiếu đất, dân vô tội theo tôn giáo khác đạo Hồi bị giết chóc dã man. Mặc dù DC và ông Obama một mực tránh né, không gọi đích danh quân khủng bố HG Cực đoan (ISIS), mà gọi đó chỉ là nhóm nhỏ như đội bóng trung học (JV Team), quân khủng bố vẫn không dừng tàn sát người vô tội theo điều mà họ gọi là thánh lệnh.
Tât cả hậu quả do chính quyền Obama và Biden quyết định việc rút quân toàn bộ ở Iraq. Phong trào Nhà nước khủng bố HG, ISIS bùng nổ khắp Trung đông lầp ngay lỗ hổng, chiếm phần lớn lãnh thổ Iraq và lan nhanh thành mạng lưới khủng bố khắp thế giới – trên 30 quốc gia. Chính quyền Obama không quyết tâm đánh bại ISIS, và cũng không nói gì vể những cuộc tàn sát dã man của họ, trái lại mở đường vận động các nước nhận di dân từ đó ồ ạt và các nước Liên hiệp Âu châu. Đức, bà Thủ tướng Markel đã đi tiên phong làm anh hùng, hưởng ứng nồng nhiệt nhất. Đức dang tay đón hàng triệu di dân HG tràn vào. Và xã hội Đức đã lãnh hậu quả tệ hại thế nào, bình dân đã từng thấy qua tin tràn ngập trên mạng.
Một HIỆP ƯỚC DI CƯ TOÀN CẦU sinh ra trong thời đại Obama, không có sự ràng buộc pháp lý, ai muốn theo thì theo. Bình dân nghĩ xem, có thể nào nó ngủ yên, nguyên trạng như thế mãi không? Hãy gẫm lại xem cái Obamacare thì biết liền.
Ông Obama đã nói “[người dân] muốn giữ bác sĩ của mình thì giữ, muốn giữ bảo hiểm hiện tại của mình thì giữ. Bảo đảm chắc chắn như vậy” Thậm chí mỗi gia đình sẽ tiết kiệm được $2500 mỗi năm” Có gì hại đâu mà lo! Nhưng rồi thì sao? Giá bảo hiểm tăng như phi tiễn có nơi gần 200%, toàn bộ ngành bảo hiểm y tế, bản thân ngành y tế, thuốc men, bệnh viện, và kể cả các ngành kinh doanh tư nhân có công nhân đều bị dây xích trói hết, kể cả cá nhân không mua bảo hiểm vì không thấy cần, hoặc chưa cần mua, không thích mua, mua trễ cũng bị phạt…Thế là xong rồi! Có dễ dàng quay lại để cải thiện hệ thống tự do cũ được không? Tiếp theo là khung cửa hẹp phía trước từ từ mở ra, và bên kia là tấm bảng “NHÀ NƯỚC ĐỘC QUYỀN BẢO HIỂM” (Single Payer) mà DC cấp tiến xã hội chủ nghĩa đang lãnh đạo, dẫn đầu là hai ông cháu cụ Sander và cô Cortez đang khom lưng thổi lửa phò phò cho phong trào. Lưỡng viện Quốc hội trên 500 người chọi nhau đến u đầu hơn 8 năm mà chưa quay đầu lại được!
Hiệp ước không có ràng buộc pháp lý chỉ là bực thang thứ nhất, hay nói đúng hơn, là kết quả cuộc khai hoang, dọn đường chuẩn bị cho một thế giới mới – có lẽ đây là những gì mà TT Obama đã hấp thu và thi triển. Phải chăng là “thế giới đại đồng”? Ai chưa hiểu thì hãy tham khảo kiến thức của các nhà chính trị ở Việt nam hiện nay; ở HK thì tham khảo đảng CS HK.
Từ từ chắc bình dân HK cũng nhận ra và không chừng sẽ hô lên rằng: “Chúng ta đã tới cứu cánh của chủ nghĩa Mác- Lenin rồi!” bởi vì tương lai thêm mấy chữ có tính pháp lý vào bản Hiệp ước đâu có khó khăn hơn gắn thêm một viên gạch lên đầu tường, hay ăn một chút ớt. Bình dân thử nghĩ xem, thế giới sẽ thế nào khi mà quyền người di cư bẻ quẹo thành nhân quyền, di dân đến nước nào tùy ý và quyền dân sự của họ không khác người bản xứ. Mọi người đều là công dân của toàn cầu.
Với lý do an toàn cho người muốn di cư để mở rộng biên giới, như vậy là khuyến khích tự do di cư; di cư không còn khó khăn nữa thì nạn buôn người giải tán; đem lại quyền bình đẳng nhân loại về mặt thụ hưởng lợi lộc vật chất; đem lại sự phân phối cơ hội lao động đồng đều vân vân… người ta bất chấp sự khác nhau về văn hoá, tập quán, trình độ văn minh, bất chấp những xung đột, bất chấp khoảng cách mấy mươi năm mới đuổi kịp nếp sống văn minh giữa các dân tộc, vân vân...
Liệu con người có được hạnh phúc không, trong tình trạng xã hội du nhập trộn lẫn một cách hổ lốn như thế. Và bước kế tiếp là gì nếu không phải là chính quyền trương nở đến tận chân răng và độc tài toàn trị là cách giải quyết những hệ lụy? Viễn ảnh tương lai thế nào, bình dân hãy tưởng tượng xem, nó tốt đẹp văn minh hay nhân đạo thế nào. Dân HK có khi khó tưởng tượng môt nồi cháo heo, nhưng dân Việt mấy nghìn năm văn hiến của ta thì rành lắm. Nhắc đến thì chúng ta tưởng tượng ra liền, có phải không? Và đặc biệt, chủ quyền quốc gia lúc ấy còn là cái gì?
Nói đến một Hiệp ước không ràng buộc pháp lý, bình dân lại không quên Hiệp ước vũ khí nguyên tử với Iran, hay Hoà ước Biến đổi Khí hậu ở Paris, bình dân gọi chơi là hoà ước ăn cỗ, chụp hình thường niên. Cỗ này ăn không được mà vẫn bày biện ra làm gì? Bình dân lấy làm lạ cũng có lý. Nhưng nghĩ cho cùng, muốn bắt đầu một nghị trình lớn thay đổi toàn bộ trật tự quen thuộc, liên hệ đến đời sống của sinh vật thông minh, có lý trí và có cả linh hồn như con người, thường thì người ta phải bắt đầu hấp dẫn thế nào. Chủ nghĩa Marx có nói sẽ làm cho con người khổ đau bao giờ, ngược lại người ta thấm nhuần rằng đây là con đường lên thiên đàng không cần mua vé, không cần tu tập, không phải đó sao? Cũng vậy, việc của các ngư phủ là thả câu đàn (dây), hoặc ném chài, và đàn cá đói tự dấn thân vào vì mớ mồi. Nhưng loài cá kình, cá mập thì còn lâu, không dễ gì sa lưới như thế.
Nói về các nước chống Hiệp ước Di cư Toàn cầu:
Hoa Kỳ, trước hết là Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của TT Trump, HK đã ba chân bốn cẳng nhảy ra khỏi cuộc thương thảo lại từ tháng 12 năm ngoái vì nhận định đây là con đường dẫn đến mất chủ quyền quốc gia. Và hôm 19/12, tại cuộc bỏ phiếu Phó Trợ lý Bộ trưởng Bộ Dân số, Người tị nạn và Di cư Hoa Kỳ, Andrew Veprek, đã bày tỏ sự phản đối của Chính phủ Trump. Ông nói: "Mặc dù Hoa Kỳ tôn vinh sự đóng góp của nhiều người nhập cư đã giúp xây dựng quốc gia của chúng tôi, chúng tôi không thể hỗ trợ một Hiệp ước hoặc một quy trình có tiềm năng áp đặt các hướng dẫn, tiêu chuẩn, kỳ vọng hoặc cam kết quốc tế có thể hạn chế khả năng đưa ra quyết định của chúng tôi, vì lợi ích cao nhất của quốc gia chúng tôi”
Ông xoáy mạnh vào tầm quan trọng của chính quyền Trump một cách tuyệt vời trong việc bảo vệ biên giới và điều chỉnh di cư vào Hoa Kỳ. Ông tuyến bố:
"Hoa Kỳ tuyên bố và tái khẳng định niềm tin của mình rằng các quyết định về cách bảo vệ biên giới và ai sẽ được cho cư trú hợp pháp hoặc quyền công dân, là một trong những quyết định có chủ quyền quan trọng nhất mà một đất nước có quyền quyết định. Họ không phải đàm phán hoặc đánh giá trong các công cụ quốc tế hoặc diễn đàn."
Hiệp ước này đã dẫn đến mối lo ngại gia tăng và chia rẽ trong cộng đồng LH Âu Châu:
Bulgaria, mặc dù Hiệp ước Di dân Toàn cầu nói trên không có sự ràng buộc pháp lý, Bulgaria cho biết họ sẽ không ký Hiệp ước.
Slolvakia, bộ trưởng ngoại giao đã từ chức để phản đối lập trường của chính phủ.
Ở Bỉ (Belgium), chính phủ đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, bị đe dọa bởi sự khác nhau về hiệp ước của liên minh. Bộ trưởng Bỉ, Theo Francken phát biếu: “Phương thức của nó ủng hộ di cư thái quá. Nó không có sắc thái cần thiết ngay cả để làm cho công dân Châu Âu dễ chịu”. “Tuy nó không có ràng buộc pháp lý, nhưng nó cũng không tránh khỏi rủi ro pháp lý”. Ông cũng nói thêm rằng luật pháp đúng đắn được diễn dịch rộng khắp ở các toà án Liên hiệp Âu Châu (EU) và những phán quyết đó trói tay các nhà hoạch định chính sách di cư. Ông tuyên bố cánh hữu của ông N-VA “không muốn nhúng tay vào”Nhưng Thủ tướng Bỉ Charles Michel đã cõng Hiệp ước đó đến quốc hội hôm thứ Năm, và được chấp thuận trái với mong muốn của N-VA, đảng lớn nhất trong liên minh cầm quyền của ông.
Những bậc gọi là chuyên gia cho rằng rời bỏ thì tốt đối với người chống di dân và nếu rút ra hiển nhiên không ảnh hưởng tiêu cực đến chính quyền. Có thật vậy không?
Thật ra, không phải vì chống di dân như bị chụp mũ; đối với bất kỳ chương trình nào không rõ ràng, không tham gia từ đầu sẽ tốt cho công dân trong nước hơn là xỏ chân vô thử rồi mới nhảy ra, vì lúc ấy xã hội đã là một đống bầy hầy, hay trở thành một vũng sình. Lúc ấy chỉ có ‘tới luôn bác tài’ chứ bỏ số ‘ze’ sao được với những hậu quả tệ hại không lường ngay dưới từng dấu chân của nó. Xưa nay có việc làm sơ xuất nào mà không có hậu quả. Tuy rằng trong hiệp ước không đặt vấn đề chủ quyền quốc gia, nhưng một khi đã thực thi, thì hậu quả bỏ cho ai, bởi các vấn đề thuộc đời sống của con người chứ nào phải như những con robot, chỉ cần lấy pin ra là xong việc. Đơn giản có vậy thôi!
Đây chính là điểm khác nhau giữa chủ nghĩa nhân bản, và chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội. Một bên qúi trọng con người, là trung tâm vũ trụ; còn bên kia, xem con người là công cụ của xã hội, những toan tính, kế hoạch, khuôn khổ định trước; và trên nền tảng đó, các lối áp đặt lên đời sống con người của giới tự xưng là trí thức đỉnh cao đều dựa theo những nguyên lý của vật thể. Nghe thì hay lắm lắm, nhưng thực tế chứng minh nó chỉ mang lại cho nhân loại sự tàn phá, xung đột và khổ đau - bởi con người là sinh vật hết sức linh động, còn có lý trí, tinh cảm, có linh hồn.
Người ta đã cố gắng bào chữa rằng những nước chống đối chưa đọc, hoặc hiệp ước này không có tính ràng buộc pháp lý, hoặc là không đá động đến chủ quyền quốc gia. Nhưng đó mới chính là chỗ để nói. Bình dân nghĩ xem, đâu có cái bẫy nào phơi trần lên cho thú vật xem - chứ đừng nói chi đến con người. Người ta thường không hỏi nhưng thực tế ai cũng biết vào rồi cổng mới khoá, chứ có bao giờ khóa cổng rồi mới vào. Có phải không nào?
Các quốc gia EU khác quay lưng lại với hiệp ước này là Hungary và Ba Lan (Poland), đã phản đối hạn ngạch tị nạn nhằm chia sẻ gánh nặng của các nước Địa Trung Hải như Ý, Hy Lạp và mới đây là Tây Ban Nha, nơi hầu hết người di cư đang đến.
Hung Gia Lợi (Hungary), cũng có lập trường cứng rắn về di cư dưới thời chính phủ Viktor Orban, đã kiên quyết phản đối thỏa ước. Ngoại trưởng Peter Szijarto tuyên bố trước hội nghị rằng hiệp ước này là "không cân bằng, thiên vị và cực kỳ ủng hộ di cư" và nó sẽ góp phần khởi động "phong trào di cư khổng lồ mới trên toàn thế giới".
"Tài liệu này cho thấy như thể di cư sẽ là một quyền cơ bản của con người, điều này dứt khoát không phải là cơ sở". "Tài liệu này mô tả di cư như thể đó là điều tốt nhất từng xảy ra với nhân loại, nhưng điều này không đúng. Di cư là một hiện tượng nguy hiểm."
Áo (Austria) giữ chức chủ tịch Liên hiệp Âu châu (EU) cho đến cuối năm. Vì địa vị của Áo vừa là chủ tịch vừa là nước đứng đầu đàm phán hiệp ước, việc rút lui của nước này có tầm quan trọng mang tính biểu tượng rất cao, gây sửng sốt trong làng chính trị ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia. Thủ tướng Áo phía bảo thủ Sebastian Kurz, liên minh với Đảng Tự do dân tộc, chống di cư thiếu cân nhắc, tuyên bố rời khỏi hiệp ước vào tháng 10, nêu bật“một số điểm mà chúng tôi đánh giá nghiêm chỉnh và là điều chúng tôi sợ nguy hiểm đối với chủ quyền quốc gia.”
Liên hiệp Âu châu (EU) đã đưa ra thách thức đối với di dân từ các nước Bắc Phi và những nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ. Người ta đang chờ xem liệu các quốc gia này có xem đây là một dấu hiệu mới cho thấy việc quản lý di cư chỉ có thể được thực hiện theo các điều khoản của Châu Âu hay không.
Tóm lại ngoài HK, còn có Hungary, Israel, Ba Lan và Cộng hòa Séc (Czech Republic) Slovakia, Ý, Hà lan, Úc Đại Lợi (Australian), không ký vào Hiệp ước Di cư Toàn Cầu này.
Các nước hồ hởi tham gia Hiệp ước Di cư Toàn cầu:
Ái Nhĩ Lan (Ireland), một đảo quốc nhỏ hơn Việt nam (68,890 Km2), dân số chừng gần 5 triệu (4,823,426). Người ta khó trách khi nghe đại diện nước này phát biểu rằng dân Ireland của ông có lịch sử mang bị chạy khắp nơi. Đại sứ Ái Nhĩ Lan, bà Geraldine Byrne Nason phát biểu trong cuộc họp: "Đất nước của tôi, Ireland, biết di cư," "Chúng tôi có một lịch sử lâu dài về người Ireland di cư trên toàn thế giới. Chúng tôi tin rằng điều này mang lại cho chúng tôi trách nhiệm đóng vai trò của chúng tôi ngay bây giờ."… “Chúng tôi hiện đang được hưởng lợi từ sự đóng góp của người Ireland "mới" và những người đã biến Ireland thành nhà của họ". Bà nói thêm rằng có 70 triệu người gốc Ireland trên khắp thế giới, bị buộc phải di cư qua nhiều thế kỷ bất ổn chính trị và kinh tế; ngày nay, 17 % công dân Ireland sống ở nước ngoài, trong khi hơn 1/6 cư dân Ireland được sinh ra ở nước ngoài.
Bình dân có lẽ nên vỗ tay hoan hô, cơ quan chuyên về di cư của LHQ nên giao cho nước này làm Chủ tịch! Nhưng xin đừng xóa biên giới của HK vì dân HK chúng tôi không chạy đi đâu cả.
Các quốc gia châu Phi hăng hái nhào vô hiệp ước này trong khi HK và các nước khác chống lại, bởi lý do dễ hiểu là một bên ngồi trên vai, còn một bên thì khom lưng gánh. Và nước nào đã vỗ ngực xưng hùng, làm gương, nhằm làm Mỹ bẽ mặt thì bây giờ chỉ còn cách ôm của nợ, nhấn ga đi luôn chứ làm sao quay đầu. Bắt đấu bằng yếu tố phải đạo chính trị thì kết quả đạt được cũng vậy. Trồng hạt dưa thì làm sao hái được đậu? Thực tế xưa nay và mãi mãi, nó không bao giờ là "đạo.", chẳng hạn, Đức, và bây giờ đến Canada...
Canada, Thủ tướng Trudeau nói đây là một bài cần học và ca ngợi sự đa dang hóa không kể mọi sự khác nhau... Đại sứ Canada Marc-Andre Blanchard nói. "Chúng ta phải tìm cách khai thác các cơ hội di cư và giải quyết các thách thức. Hôm nay, chúng ta có cơ hội để bắt đầu làm việc cùng nhau."
Pháp, mặc dù hơn năm tuần qua đất nước dậy sóng với phong trào chống di dân, toàn cầu xã nghĩa, bắt đầu bằng ngòi nổ “giá xăng cao”, nhưng TT Pháp, Macron vẫn chưa thấy ý dân, và cho dù có thấy cũng khó mà làm khác hơn, vì đã khóa tay qua cửa sổ toàn cầu rồi. Ông đã tuyên bố tán dưong Hiệp ước này.
Trên tờ báo Toàn Cầu hôm 4/12 vừa qua, Liên đoàn Chữ thập đỏ nói “Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hợp tác với nhau, ký kết thỏa thuận này và quan trọng hơn là hợp tác với chúng tôi để biến tham vọng của họ thành chính sách và luật pháp tạo nên sự khác biệt.
Như vậy thì tương lai đã rõ, sớm muộn gì Hiệp ước cũng đi vào ràng buộc pháp lý.
Bình dân HK có lẽ sẽ lên tiếng: ‘Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ di dân nhưng không phải dưới sự điều động chỉ huy của toàn cầu. Chương trình của chúng tôi có trật tự lớp lang, có tính toán hẳn hòi để HK không bị thiệt thòi, đất nước chúng tôi không rối loạn, di sản của tiền nhân không thể sụp đổ về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, và chủ quyền quốc gia. Chúng tôi xin xá ba cái, để cho HK chúng tôi tự điều hành đất nước, tự do quyết định vận mệnh của mình. Chính nhờ đó mà chúng tôi mới giàu mạnh, mới đủ sức để giúp nhân loại. Và ba vái nữa, xin cho HK chúng tôi độc lập, không nằm dưới sự chỉ huy của chính phủ toàn cầu. Xin ơn trên chứng giám! ‘
Rút chân khỏi Hoà ước ăn cỗ Paris, đến Hiệp ước Iran, đến Bắc Hàn, và TT Trump vừa đá văng cái bẫy mới, lớn nhất ấy rồi! Mặc kệ TTTT không hề đưa tin, bình dân hãy cảm ơn TT Trump đi là vừa.
TT Trump đã tổ chức cuộc họp lãnh đạo DC ở lưỡng viện Quốc hội, như diễn lại Show Apprentice ở phòng Bầu dục. Thực ra đây là kế hoạch phơi đốt cặp đũa thần lỗi thời phải đạo chính trị hết linh của DC, để kéo họ về với thực tế cùng nhau bảo vệ quốc gia. Nhưng DC vẫn một mực đặt đảng và Di Dân Toàn Cầu lên trên thực tế an ninh quốc gia. Cho đến hôm nay, DC vẫn nhất quyết không chịu chi $5 tỉ để tiếp tục xây cho xong bức tường biên giới. Trong khi đó $10.6 tỉ viện trợ cho các nước Trung Mỹ, hoặc chi cả sinh mạng người Mỹ và hàng tỉ tỉ cho việc bảo vệ an ninh biên giới nước ngoài, hoặc 18 tỉ dollars, và mỗi người di dân bất hợp pháp tốn $70 ngàn mỗi năm thì bỏ phiếu bằng cả tay lẫn chân!
Sắp tới Hạ viện nằm dưới quyền của DC thì TT sẽ bị khóa tay, một số lớn chính sách có lợi cho đất nước, và việc xây tường bảo vệ biên giới sẽ có nguy cơ sụp đổ. Dân HK sẽ tiếp tục lãnh nạn. Ai chống Trump bàng cách này hay cách khác cũng khó có hy vọng thoát khỏi.
Bình dân đã nhìn toàn cục bức tranh thời đại, nhận thấy cái lớn thật lớn, trong khi thiên hạ không ít người đang bị che mắt bởi những chi tiết nhỏ mọn. Từ sợi dây hâm nóng toàn cầu nay là Hoà ước Biến đổi khí hậu Paris mà bình dân thường nói chơi là hoà ước ăn cỗ chụp hình, đến đoàn caravan, đội quân tiên phong của Hiệp ước Di cư Toàn cầu, đang nằm vạ ở bên kia biên giới HK, cho đến trong nước, DC chống ông Trump kịch liệt vì ông quyết tâm bảo vệ an ninh biên giới, tất cả khiến người ta tưởng y như có nội công, ngoại kích, thống nhất, nhịp nhàng chứ không phải rời rạc.
.
Và bức tường biên giới - một lẽ phải thông thường sao lại trở thành mục tiêu của cuộc chiến mà TT Trump và Thượng viện, nhất là phía DC chọi nhau thiếu điều mẻ trán, tháo mồ hôi, sôi bọt mép, bao vây bên ngoài là TTTT đâu miệng chen chét suốt ngày đêm, mắng chửi ông Trump thành chuyên nghiệp, hoặc đến sinh bệnh loạn Trump hay dị ứng Trump. Tất cả chỉ vì bức tường ở đây, lúc này là lũy cao, hào sâu - là lá chắn, là chốt canh sau cùng, kết hợp với phong trào yêu nước, bảo vệ quốc gia, xã hội của TT Trump, chống lại toàn cầu xã nghĩa thời đại.
.
Vậy liệu phương tiện vật chất và điều kiện tinh thần ấy có giúp HK ngăn chặn được Toàn cầu Xã nghĩa chừng như đang tổng tấn công trong ngoài HK hay không.
.
Và bức tường biên giới - một lẽ phải thông thường sao lại trở thành mục tiêu của cuộc chiến mà TT Trump và Thượng viện, nhất là phía DC chọi nhau thiếu điều mẻ trán, tháo mồ hôi, sôi bọt mép, bao vây bên ngoài là TTTT đâu miệng chen chét suốt ngày đêm, mắng chửi ông Trump thành chuyên nghiệp, hoặc đến sinh bệnh loạn Trump hay dị ứng Trump. Tất cả chỉ vì bức tường ở đây, lúc này là lũy cao, hào sâu - là lá chắn, là chốt canh sau cùng, kết hợp với phong trào yêu nước, bảo vệ quốc gia, xã hội của TT Trump, chống lại toàn cầu xã nghĩa thời đại.
.
Vậy liệu phương tiện vật chất và điều kiện tinh thần ấy có giúp HK ngăn chặn được Toàn cầu Xã nghĩa chừng như đang tổng tấn công trong ngoài HK hay không.
Tin rằng trong lúc quốc gia lâm nguy, bình dân HK sẽ nhận ra rằng, nên ủng hộ người xả thân cho họ, cũng như cho đất nước, trước khi tất cả bị cuốn trôi vào con đường một đi không ngày trở lại.
Vĩnh Tường
No comments:
Post a Comment