Tuesday, December 18, 2018

Liên hệ giữa Huawei và gia đình Clinton

Người anh (em) trai của bà Hillary Clinton là Tony Rodham đã bị dính líu trong một vụ điều tra cấp liên bang trong vụ can thiệp xin cấp visa cho hai công dân Trung Cộng sau khi các đơn xin cấp visa và đơn kháng cáo của họ bị bác bỏ.

Điều đáng nêu ra đây là một trong hai người Hoa in visa đó là Phó Chủ Tịch công ty Huawei Technologies, là công ty mà bà Meng Wenzhou làm Giám Đốc Tài Chánh và tương lai làm Chủ Tịch. Công ty Huawei nhiều lần bị tố cáo làm gián điệp, xâm nhập đánh cắp tài liệu khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ và cung cấp thiết bị cho các quốc gia thù địch của nước Mỹ.

Ông Tổng Thanh Tra của Bộ Nội An đã báo cho Quốc Hội biết ông Alejandro Mayorkas đang là mục tiêu trong cuộc điều tra về việc lạm dụng chức vụ và quyền lực để giúp cho công ty Gulf Coast Funds Management, LLC của Tony Rodhem xin được visa cho hai công dân Trung Cộng. Alejandro Mayorkas là người từng được cựu Tổng Thống Obama bổ nhiệm vào vị trí thứ hai trong bộ Nội An. Ông này làm Thứ Trưởng Nội An trong ba năm từ 23 tháng 12, 2013 đến 31 tháng 10, 2016.

Trong thời gian ông này làm Giám Đốc Cơ quan Di Trú và Quốc Tịch(2009-2013) đã tạo điều kiện dễ dàng cho các nhà đầu tư Hoa Lục được nhập tịch Hoa Kỳ đổi lấy khoản tiền 500 ngàn đô la (mỗi đầu người?)

Người môi giới giữa Hillary Clinton và ông Mayorkas là Terry McAuliffe. Ông sau này vừa là bạn rất thân, vừa là người gây quỹ, tổ chức tranh cử cho Hillary Clinton vào năm 2008. Ông này từng cho vợ chồng Clinton mượn tiền mua căn nhà sang trọng ở Chappaqua.

Vài năm trước, McAuliffe mua một công ty xe hơi Green Tech Auto của Trung Cộng và chuyển về Mỹ. Sau đó, ông ta sắp xếp công ty Rodham để nhận tiền tài trợ. Tại sao lại là công ty Rodham? Anh Rodham này chỉ là anh bán đậu phụng ở Georgia và là môi giới xin ân xá từ Tổng Thống Clinton để kiếm ăn, hoàn toàn không có kinh nghiệm gì trong lãnh vực này cả nhưng đã trở thành CEO của công ty..

Nhưng để kiếm tiền cho công ty, McAuliffe cùng Bill Clinton và Tony Rodham đi Hoa Lục kêu gọi những nhà đầu tư Trung Hoa. McAuliffe vẽ ra viễn ảnh một công ty sản xuất xe chạy bằng điện ở Mississippi với hàng ngàn công ăn việc làm. Nhưng mưu toan thất bại!

Để thay vào đó, Tony Rodham hưá sẽ cấp visa cho những ai muốn đầu tư. Công ty Huawei Technologies chụp lấy cơ hội, đổ tiền vào cho Rodham. Huawei từng có nhiều cố gắng mua lại các công ty điện thoại và viễn thông của Mỹ nhưng bị Hội đồng Xét duyệt các Đầu tư Ngoại quốc bác bỏ vì lý do an ninh quốc gia cũng như vì những mối liên hệ giữa Huawei với bộ quốc phòng Trung Cộng. Chúng ta không thể tin họ!

Huawei từng thiết kế hệ thống điện thoại cho bọn Taliban ở Afghanistan. Huawei cũng xây dựng hệ thống dây cáp fiber optic cho trung tâm phòng không của bọn loan quân Hồi ở Iraq. Tình báo Anh MI-5 cũng từng lên tiếng cảnh cáo các thiết bị do Huawei lập ra cho hệ thống Viễn thông Anh có thể được dùng để phá hoại cơ sở điện lực và giao thông nước Anh. Công ty Cisco của Mỹ từng kiện Huawei về tội đánh cắp các nhu liệu và bằng phát minh của họ. Huawei từng làm các thiết bị giả mang nhãn hiệu Cisco đưa vào Hoa Kỳ tìm cách bán cho các cơ quan chính phủ. Chắc chắn trong các thiết bị đó có ẩn chứa các con chip gián điệp. Chính phủ Mỹ đã tịch thu một lượng hàng trị giá đến 75 triệu đô la.

Vì thế, Ủy ban Dầu tư Ngoại quốc thuộc bộ Ngân Khố đã nhiều lần từ chối không cho Huawei xâm nhập thị trường Hoa Kỳ. “Huawei không đáng có mặt ở Hoa Kỳ. Họ hoàn toàn không phải là bạn của chúng ta.”

Nhưng họ đã được gia đình Rodham giúp xâm nhập vào Mỹ! Vậy ngày nay, nếu Hoa Kỳ có bị Trung Cộng, đặc biệt là Wuawei, do thám thì âu cũng là một tội tày đình của nhà Clinton.

Trung Cộng ăn cắp lý lịch khách trọ của Marriott

Tin mới nhật cho hay, vụ ăn cắp hồ sơ lý lịch 500 triệu khách hàng của tổ hợp khách sạn Marriott xuất phát từ Hoa Lục!

Đây là một vụ gián điệp điện tử do Trung Cộng chủ mưu nhằm đánh cắp các dữ kiện cá nhân của hơn 500 triệu người từng thuê các phòng khách sạn của tổ hợp Marriott. Theo các nhân viên điều tra cho hay, Trung cộng chủ trương ăn cắp tất cả những chi tiết về cá nhân nhất là về bảo hiểm sức khoẻ, hồ sơ an ninh của công dân Hoa Kỳ.

Bọn gián điệp trên mạng này làm việc dưới sự điều khiển của Bộ An Ninh Trung Cộng là cơ quan nhiều quyền lực trong việc kiểm soát mọi mặt về dân sự. Việc phát hiện vụ gián điệp này xảy ra vào lúc Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump chuẩn bị các hành động cụ thể nhắm vào việc giao thương, chính sách kinh tế, an ninh mạng để đối phó với Trung Cộng.

Những biện pháp có thể sẽ áp dụng trong những ngày sắp tới sẽ gồm có việc truy bắt bọn hackers của quân đội và an ninh Trung Cộng đang xâm nhập vào hệ thống máy điện toán của các cơ quan dân chính hay quân sự Hoa Kỳ. Hành pháp Trump cũng sẽ bạch hoá những báo cáo mật trong đó phát hiện bọn gián điệp Trung Cộng từ năm 2014 đã lập ra một danh mục với các chi tiết an ninh của nhân viên chính phủ Hoa Kỳ các cấp.

Ngoài ra, còn có biện pháp sẽ ban hành một lệnh hành chánh hạn chế các công try Trung Cộng trong việc mua hay thủ đắc những thiết bị, trang bị điện tử và viễn thông quan trọng của Mỹ. Đây cũng là một phần rất quan trọng trong kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm ngăn cản Trung Cộng ép buộc các công ty đầu tư vào Hoa Lục phải giao các kỹ thuật cho họ.

Việc ăn cắp hồ sơ cá nhân từ hệ thống của Marriott bị phát giác từ tháng 9, 2018 nhưng chỉ mời công bố trong tháng 11 vừa qua. Các khách sạn thuộc tổ hợp Marriott là nơi mà các nhân viên chính phủ và sĩ quan cao cấp trong quân đội Hoa Kỳ thường đặt phòng mỗi khi công cán.

Phe tả tấn công vào truyền thống văn hoá.

Quý vị còn nhớ nam tài tử kiêm ca sĩ đẹp trai Dean Martin từng đóng những phim khôi hài với danh hề Jerry Lewis. Ông là người hát rất hay bản nhạc “Cưng ơi, bên ngoài lạnh lắm” (Baby, It’s Cold Outside) thường được phát thanh vào dịp mùa Giáng Sinh. Bản nhạc do nhạc sĩ Frank Loesser viết năm 1944, và được dùng làm nhạc nền cho phim Neptune’s Daughter năm 1949, và đã đoạt giải Oscar về bản nhạc hay nhất.

Nhưng trước phong trào phe tả đang lên, họ chống phá những giá trị truyền thống tốt đẹp của Hoa Kỳ nhất là về lãnh vực tôn giáo. Nhóm #MeToo đã vận động nhiều đài phát thanh không phát ra bản nhạc này trong những ngày lễ Giáng Sinh với lý do lời bản nhạc khuyến khích tấn công tình dục mà thật ra, lời nhạc rất nhẹ nhàng, duyên dáng, lãng mạn tỏ tình. Nếu phong cách lãng mạn của bản nhạc từng làm mê hoặc các thính gia vào 50, 60 năm trước (thời Tổng Thống Franklin Theodore Roosevelt), thì quả mất sự hấp dẫn đối với lớp thính giả trẻ chỉ mê nhạc hip hop, nhạc rap… 

Sau khi một số đài phát thanh như NPR, WDOK, KOIT, rút bản nhạc ra khỏi chương trình của mình, hàng trăm thính giả đã gửi email phản đối, đòi các đài phải trả lại bài hát cho chương trình vì theo họ, đây là một bản nhạc Giáng Sinh để gợi lại kỷ niệm những ngày xưa cũ thời mà cuộc sống người dân thanh thản, nhẹ nhàng. Số người ủng hộ bản nhạc cao gấp chục lần số người gửi thư phản đối nó.

Một phụ nữ đã lên tiếng bào chữa cho lời nhạc cho rằng đó là câu chuyện một nhẹ nhàng về một sự tỏ tình tế nhị của nam giới mà người phụ nữ cũng thấy xiêu lòng.

Đài phát thanh KOSI ở Denver trước nghe theo nhóm #MeToo, sau đó đã trưng cầu ý kiến chung có đến 15 ngàn thính giả yêu cầu cho tiếp tục phát thanh bản nhạc. Giám đốc Chương trình của đài là Jim Lawson nói rằng: “Trong khi chúng ta quá nhậy cảm trước những người phản đối bản nhạc; thì đại đa số thính giả của chúng ta đã bày tỏ ý kiến của họ rằng lời bản nhạc không có gì là sai trái cả.”

Đài KOIT cũng đang suy tính để thay đổi ý định và cho phát lại bản nhạc sau khi có kết quả thăm dò trong thính gỉa của đài.

Trong tuần qua, ca sĩ Deana Martin, là con gái của cố tài tử Dean Martin đã lên đài truyền hình để ủng hộ việc trả lại chỗ đứng cho bản nhạc.

Trong hai năm qua, chúng ta đã nghe nhiều tin về các giới tả khuynh, liberal chống phá các giá trị tôn giáo, tinh thần như việc thay tên ngày lễ Giáng Sinh (Merry Christmas) thành ngày vui hội hè (Happy Holiday); tháo gỡ những tấm bia dính líu đến Thiên Chúa, dời hay đập bỏ những tượng đài nhân vật lịch sử mà họ cho là có tính kỳ thị trắng đen ra khỏi trường học, nơi công cộng… Có phải họ đang muốn thay đổi nước Mỹ trở nên một xã hội phóng khoáng, xóa bỏ hết di sản văn hoá , mà người dân Mỹ đã hấp thụ và phát huy từ hơn hai trăm năm qua.

Việc Anh rời Liên Âu chưa thực hiện được.

Việc nước Anh tách ra khỏi khối Liên Âu (gọi là Brexit) lẽ ra đã gần xong xuôi chỉ chờ đưa ra Quốc Hội biểu quyết vào ngày thứ Ba vừa qua. Nghị viện Âu Châu đã chấp thuận bản thoả ước, nhưng bà Thủ Tướng Theresa May đang đối diện với sự thất bại trong bầu cử sắp tới, nên đã trì hoãn việc đệ trình lên Quốc Hội. Bà hiện đang bị chỉ trích nặng nề bởi phe đối lập vả ngay các nghị viên trong đảng của bà. Bà lo ngại Quốc Hội sẽ bỏ phiếu không thuận bản thoả ước tách khỏi Liên Âu.

Những người chống đối bà thì muốn phải đưa ra Quốc Hội theo dự trù để họ có thể bác bỏ nó với đa số phiếu. Ông Jeremy Corbyn, thủ lĩnh đảng đối lập là Đảng Lao Động cho rằng chính phủ Anh đã không còn kiểm soát được tình hình và đã đưa mọi việc trở nên tồi tệ. Theo ông, bà May không đủ tự tin vào Quốc Hội nhưng vẫn cứ khăng khăng cho rằng bản thỏa ước là cách lựa chọn độc nhất.

Còn bà May thì nhận định rằng trở ngại duy nhất cản trở việc thông qua của Quốc Hội là sự bất đồng về tình trạng Bắc Ireland mà theo thỏa ước thì sẽ xa rời nước mẹ mà gắn bó gần hơn với Liên Âu.

Các viên chức cao cấp của khối Liên Âu quả quyết rằng bản thỏa ước đã đạt được tháng trước sau nhiều tháng dài thương thảo là bản mà họ chấp thuận. Theo họ, Anh chỉ còn một lựa chọn là rời khỏi Liên Âu vào ngày 29 tháng 3 năm tới (2019) mà không cần phải có bản thỏa ước. Nếu điều này xảy ra, sẽ mang lại nhiều hậu quả trầm trọng cho cả hai bên, đặc biệt sẽ đem lại bất ổn thiệt hại về kinh tế.

Đại diện của Nghị Viện Liên Âu là Guy Verhofstadt tỏ ra không còn kiên nhẫn chờ đợi sự chấp thuận của Quốc Hội Anh. Ông thúc dục: “Tôi không thể theo đuổi nữa. Sự trì hoãn sẽ làm tăng thêm bất ổn cho dân chúng và các doanh nghiệp. Nước Anh phải quyết định ngay thôi.” Trong khi đó thì vào tuần trước, Toà Án Tối Cao Liên Âu ra phán quyết đề nghị chấp thuận cho nước Anh hủy bỏ việc rút ra khỏi khối, mà vẫn cứ là thành viên với các điều hiện hiện hữu.

Những nghị viên trong đảng Bảo Thủ muốn bản thoa ước phải phản ánh sự tách rời hoàn toàn khỏi Liên Âu. Theo họ, các điều khoản trong thỏa ước quá tệ mà Quốc Hội có thể chấp thuận. Nó phản ảnh sự yếu đuối của chính phủ và không được xem là một kế hoạch tốt.

Hiện đảng Bảo Thủ của bà May có 315 ghế trong Quốc Hội mà tổng số nghị viên là 650. Bà Theresa May nắm chức Thủ Tướng cũng nhờ thêm sự ủng hộ hợp tác với đảng Liên Hiệp Dân Chủ Bắc Ireland (Democratic Unionist Party of Northern Ireland). Nhưng đảng này là đảng nhỏ, chỉ có 10 ghế trong Quốc Hội và nay thì cũng chống bản thỏa ước Brexit.

Kế hoạch tách rời khỏi khối Liên Âu (Brexit) do bà May khởi xướng hai năm trước đây và đã được chấp thuận bởi một đa số rất bấp bênh trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016.

Hiện nay, người ta chưa rõ bà Theresa May sẽ làm gì. Những nhà lập pháp Anh thì đưa ra nhiều biện pháp trong đó có việc cứ đưa bản thoả ước ra biểu quyết. Các Nghị viên của ngay đảng Bảo Thủ của bà May cũng muốn hạ bệ bà. Các biện pháp còn có việc mở ra cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai để dân chúng quyết định có nên tách ra khỏi Liên Âu hay không. Sau cuộc bỏ phiếu trong nội bộ đảng Bảo Thủ, bà May được 2/3 phiếu tín nhiệm vì bà đã hứa sẽ rút khỏi chính trường trước cuộc bầu cử vào năm 2022.

No comments:

Blog Archive