Rút Quân ở Syria Và Bộ Trưởng Quốc Phòng Rút lui. Hiểu Thế Nào?
… và thực tế cho thấy, thiên hạ thái bình trọn vẹn chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ đến với thế gian này. Hoà bình vẫn chỉ là con đường hướng về và nó luôn luôn chỉ là ước mơ. Tuy biết thế, người lãnh đạo vẫn chọn cách dịch chuyển khi cờ đến phiên, chứ không thể dừng. Làm lãnh đạo bao giờ cũng đứng mũi chịu sào, làm quyết định độc lập sau khi tập hợp nhiều ý kiến khác nhau. Cái nhìn riêng của lãnh đạo được đánh giá không phải bằng thiên kiến mà bằng kết quả nó đã mang lại.
Tuần qua, còn trong tháng 11 ÂL, theo dự đoán trong bài “Chính Trị Dị Hợm…” đăng ngày 30/8/2018, quả nhiên TT Trump đã có những quyết định làm xã hội rung rinh om sòm. Tất cả chừng như đã có an bài! Thứ nhất, quyết vì an ninh biên giới, chống lại Di Cư Toàn cầu, TT Trump không đồng ý theo chính trị phải đạo của DC nên chính phủ đóng cửa; và thứ hai là Rút quân khỏi Syria, và sau cùng là James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng từ chức. Ở đây chúng ta nói chuyện về việc:
Rút quân khỏi Syria và sự rút lui của Bộ Trưởng Quốc phòng James Mattis - biệt danh là Mad Dog
1. Việc Rút Quân khỏi Syria:
Tại sao TT Trump rút quân khỏi Syria trong lúc này? Vài dân biểu nghị sĩ DC trả lời lẹ lắm, họ cho rằng ông Trump rút quân ở Syria để hướng dư luận tránh việc đóng cửa chính phủ của ông! Hay thật! Đề nghị bình dân đưa cho ông này cái mu rùa để xưng danh thầy bói.
Bình dân ắt còn nhớ, thứ nhất, từ lúc vận động bầu cử ông Trump đã nói rất rõ, ông sẽ quét sạch ISIS thật nhanh và rút quân về, HK không sẽ không làm cảnh sát thế giới, HK không có nghĩa vụ xây dựng chính thể cho nước ngoài. Kết quả, đây là một trong rất nhiều điều ông đã lần lượt đánh dấu từng mục, làm đúng như lời hứa và dĩ nhiên ông có quyền tự hào rằng các đời tổng thống trước không ai sánh bằng. Iraq được hoàn toàn giải phóng, và quân khủng bố đã bị đánh bại tan tành.
Dĩ nhiên những ai cứ dán mắt vào những đài TV thổ thả, hoặc truyền thông chửi mướn (TTCM) thì chẳng những không biết gì cả, mà cứ bị lừa. Quân khủng bố HG sơn máu nạn nhân đỏ rực gần hết bản đồ Iraq, đến Syria, đã giúp cho bà Thủ tướng Markel [Đức] và hai ông lãnh đạo trẻ tuổi, đẹp trai và hư danh, tổng thống Macron [Pháp], và Thủ tướng Trudeau [Canada] có cơ hội nổi danh, xưng hùng, đón di dân vào tràn ngập nước mình để dân cùng nổi đóa đốt xe, đập phá, ăn mừng.
Đến thời Trump, chỉ một thời gian ngắn ISIS đã rách nát tan tành, chỉ còn chừng 1-2%, chừng 1500 tên rải rác ở Syria, nguồn tài trợ của chúng đã bị cắt đến mức không dễ gì ngoi đầu dậy được.
Quân Nga đã can thiệp vào Syria vào tháng 9 / 2015 theo lời yêu cầu của Assad, và Chính quyền Obama đưa quân vào Syria vào tháng 10/2015, tức là Obama đã không nhất quyết, nên trễ hơn Nga một bước, khi Syria đã hoàn toàn đã trở thành vùng xôi đậu giữa nhiều phe phái: Lực lượng Dân chủ Syria gốc người Kurd (SDF), Nhà cầm quyền Syria của Assad được Nga yểm trợ; quân Hoa Kỳ, quân khủng bố ISIS, biên giới thì có quân Thổ nhĩ Kỳ.
Trước đây, nhiệm vụ của HK là ủng hộ Lực lượng Dân chủ người Kurd giành chính quyền với khẩu hiệu: “Độc tài Assad phải ra đi” và tiêu diệt khủng bố. Nhưng đến khi có Putin ra mặt ủng hộ, chống lưng Assad thì mục tiêu “Assad phải ra đi” đã mắc nghẽn, không thể nào thực hiện được. Hoa Kỳ chỉ còn tiêu diệt khủng bố và cân nhắc về quyền lợi của HK trong vùng.
Quân đội Hoa Kỳ có mặt tại Syria có HAI mục tiêu còn lại. Thứ nhất là truy đuổi, đánh tan khả năng quân địch [ISIS] có thể gây nguy hại cho an ninh Hoa Kỳ. Thứ hai, là bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ. Nay, Iraq đã được giải phóng, quân khủng bố đã bị đánh bại. Hoa Kỳ đã đạt mục tiêu mà tổng thống Trump vạch trước về an ninh - chứ không phải bốc đồng như truyền thông chửi mướn đã nói bừa (TTCM). Thứ hai, còn quyền lợi về dầu hỏa ở Trung đông không còn là mục tiêu nữa vì Hoa Kỳ đã trở thành nước xuât cảng dầu có tầm cỡ quốc tế. Quyền lợi còn lại là giành cánh tay đòn để đả thông những quan hệ ngoại giao phức tạp, rắc rối và trước mắt là bán vũ khí. Trước khi tuyên bố rút quân, TT Trump và TT Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdoğan đã nói chuyện với nhau, và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã tuyên bố chấp thuận bán hệ thống hỏa tiễn Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ trị giá $3.5 tỉ. Đây là một nỗ lực nhằm đẩy lùi bớt quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ với Nga thông qua ý định mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.
Như trên ta đã thấy, lập trường của TT Trump rất rõ ràng. Khi mục tiêu đã đạt thì con dân Hoa Kỳ không còn lý do để ‘nằm gai nếm mật’ tốn hao sinh mạng và tiền của ở vùng xôi đậu, - chẳng ăn được đậu, cũng chẳng nếm được xôi. Ngoài những điều trên, còn phải làm một bài toán cân nhắc hơn thua trong quan hệ phức tạp đan chen giữa đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi và Hoa Kỳ với Nga và Iran.
Chiến tranh còn lại là gì, nếu không phải là một phần do xung đột tư tưởng chính trị và phần chính là giữa các giáo phái Hồi giáo khủng bố với nhau, hay các chủng tộc trong vùng với nhau. Mấy trăm năm nữa chưa chắc những vấn đề riêng của họ được giải quyết, và xét kỹ ra, Hoa kỳ không có nghĩa vụ sửa lại thánh kinh hay niềm tin mỗi nhóm một khác của họ. Bình dân nghĩ xem HK có thông minh không, khi đem sinh mạng con em mình và tiền bạc nằm chờ canh giữ an ninh bên ngoài cho Nga và Assad ăn cỗ bên trong? Một sự thât không thể thay đổi!
Gánh nặng nhất là tiêu diệt kẻ thù, HK đã làm xong. Bây giờ đến giai đoạn thu dọn chiến trường và tái thiết, phải để cho Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi và Syria đứng ra gánh vác trách nhiệm, tự lo vì an bình trong vùng của họ. Nhất là Nga chôn một chân ở đó phải thu dọn tàn cuộc. Nếu HK ở nán lại cho đến ngày bắt đầu tái thiết, thì sẽ bị trói chân, không thể tránh của nợ, nộp tiền, góp mồ hôi của mình thay cho bọn họ hay sao?
Suy cho cùng, Hoa Kỳ rút chân ra khỏi vũng lầy lúc này là quyết định khôn hay dại, bình dân hãy hãy tắt máy chửi mướn và tự suy gẫm xem sao.
Ở Afghanistan cũng vậy, chiến lược chi tiền, thí mạng, nhai gum, chờ đợi 17 năm chiến tranh không biết ngày chấm dứt. Đối với quân lấy cái chết làm lý tưởng, làm niềm hãnh diện, thì hòa bình đối với họ cũng như chiến tranh mà thôi. Thế giới này có bao giờ hoà bình? Chẳng qua là chọn chiến tranh kiểu này hay kiểu khác, và hoà bình mãi mãi chỉ là con đường đi tới. Sự thay đổi chiến thuật hay chiến lược là chuyện tất phải làm cũng như chọn đường này hay đường kia mà thôi.
Ông Trump đã từng làm những bài toán tổng hợp, việc rút bớt quân ở đây lẽ nào lại là bốc đồng, hay ngu dốt. Ông ta đã đúng từ bài toán kinh tế, bài toán xóa bỏ rào cản phi lý của Obama, đúng về bài toán GDP, bài toán nạn thất nghiệp, bài toán luật cắt giảm thuế, bài toán NAPTA thành USMCA, bài toán đánh Trung cộng - khiến TC phải ba lần nhượng bộ, và bài này vẫn còn tính tiếp, bài toán giao thương công bằng với EU và các đồng minh, bài toán xác nhận thủ đô Do thái cộng với rút khỏi hiệp ước Iran - ẩn tàng mối nguy, bài toán NATO, bài toán bổ nhiệm Tối cao Pháp viện, bài toán vĩ đại nhất là Bắc hàn đang trên đà thành công sẽ lưu danh muôn thuở, bài toán rút khỏi hoà ước Paris là tháo dây trói Hoa Kỳ, bài toán di dân – ngăn chặn di dân bất hợp pháp, bảo vệ chủ quyền quốc gia, mới đây đá phăng hiệp ước di dân toàn cầu, tránh mối họa mất chủ quyền cho chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa toàn cầu, làm như thế là quyết tâm làm trái hướng đi về xã hội chủ nghĩa toàn cầu của DC vân vân và vân vân… Chỉ trong vòng hai năm, trong hoàn cảnh gần như cô độc, với một vũ khí duy nhất là cái tweeter account, Tổng thống Trump đã đem lại bao nhiêu thành công, chưa có ông TT tiền nhiệm nào sánh bằng!
Khi Tổng thống Trump tuyên bố rút 2000 quân còn lại ở Syria và giảm quân số ở Afghanistan, rất nhiều người, kể cả một số lớn tướng tá về hưu và chính trị gia lập tức cho rằng ông đã lặp lại sai lầm như Obama vì ISIS sẽ trỗi dậy trở lại. Có người, như ở đâu mới đến, tội nghiệp! đến nay mà còn cho rằng ông không đủ khả năng, không xứng đáng làm tổng thống!
Hỏi xem họ có bóp trán xem mình có kinh nghiệm gì? Người có kinh nghiệm chiến đấu ngoài chiến trường thì thiếu hẳn khả năng hoạt dụng của đồng tiền, thiếu hẳn khả năng lập kế hoạch xây dựng; có khả năng chính trị phải đạo, giỏi lừa mị thì thiếu hai khả năng kia, thiếu cả khả năng lãnh đạo. Còn ông Trump là người bỏ vào chỗ nào cũng được, ra vô như chốn không người. Từng ấy, mà không đủ để thức tỉnh những kẻ chửi mướn thì còn cách nào nữa không?
Có phải họ kém trí nhớ không?! Obama có kinh nghiệm quân sự hồi nào? Chỉ huy vài anh công nhân cũng chưa bao giờ, cầm tiền chưa tới vài trăm ngàn, chưa bao giờ biết lãnh đạo là gì; chẳng qua chỉ là lấy điểm thuộc lòng mấy cuốn sách luật. Trong khi đó, ông Trump xuất thân từ trường quân sự và được phong đại úy, và trường quân sự dạy những gì? Không lẽ chỉ dạy bắn súng? Ai chưa biết thì hỏi mấy ông sĩ quan QLVNCH thì biết họ có học chiến lược, chiến thuật, có học chút gì về chiến tranh tâm lý, chính trị không? Ông Trump còn xuất thân từ trường kinh tế, ông đã thực hành làm kinh tế, từng nắm tiền tỉ, gần 50 năm lăn lộn trên thương trường để trở thành tỉ phú có có trên 500 cơ sở, nổi tiếng khắp nơi trên thế giới.
Vì lý tưởng thiên đàng bánh vẽ của họ, TTTT biết vì sao họ cố bôi bác, cố chống Trump, nhưng đáng thương cho truyền thông chửi mướn, chỉ biết chửi mướn! Người thường, nói sai thì xin nói lại, nhưng truyền thông chửi mướn thì không. Hôm qua chửi sai, hôm nay kể như không có gì! Lời hoan hô có bao nhiêu họ đã đem ra xài hết cho Obama khi ông rút quân khỏi Iraq, nên bây giờ chỉ còn lời chửi Trump ngu dốt, không có kinh nghiệm quân sự, không đủ khả năng lãnh đạo!
Đến đây có lẽ bình dân đã rõ, cái lý do mà TT Trump rút quân. Ai muốn chửi thì hãy từ từ tìm một lý do thật đúng đắn để chửi mới thuyết phục được.
2. Bộ trưởng Quốc phòng Mattis từ chức
Ông Mattis, phải nói là người có tài thao lược quân sự, nhưng chưa chắc đã có cái nhìn xa, và tính toán lợi hại, và chưa chắc có khả năng cho cách giải một bài toán phức tạp với nhiều yếu tố, nhiều dữ kiện như Tổng thống phải làm. Tổng thống nào cũng là người độc tài khi đưa ra quyết định sau cùng trên mọi lãnh vực.
Tướng Mattis, Bộ Trường Quốc phòng, hoặc bất kỳ vị bộ trưởng hay cố vấn nào, nếu có tư tưởng cho rằng kinh nghiệm của mình là đúng và Tổng thống phải nghe theo, tức là đã có thành kiến thường tình, cho rằng điều mình nghĩ là hoàn toàn đúng, khó chấp nhận cái mới hơn, lạ hơn ,lớn hơn và có mặc cảm là như đã mất cặp tai của người lãnh đạo. Nhiều lần cảm thấy ý kiến của mình không được trọng dụng thì đâm ra buồn ý, bất mãn và rút lui là cách tốt đẹp. Nhưng họ đã lầm, chính nhờ ý kiến khác, có khi trái ngược của họ mà người lãnh đạo mới tìm thấy hướng khác hơn, thường thì mới hơn, hay hơn. Người lãnh đạo nghe nhiều ý kiến, nhưng khi lập giải pháp cho một vấn đề, phải là ý kiến quyết đoán, độc lập, tổng hợp, kể cả ý kiến trái chiều. Hầu hết những vị vua ngày xưa trở thành hôn quân vì chỉ nghe theo lời khuyên mà không đủ trí, khả năng phán đoán, cân nhắc và không quyết đoán. Họ thường là những kẻ lớn lên trong môi trường sắp xếp an toàn từ nhỏ tới lớn, chưa bao giờ biết liều, chưa bao giờ đứng trước khó khăn, chưa bao giờ đối diện với thực tế đầy phức tạp của xã hội, và cũng chưa bao giờ nhận một trách nhiệm sinh tử về bât kỳ phương diện nào.
Qua bức thư từ chức của ông Mattis cho thấy, ông và tổng thống Trump cùng quan điểm – Hoa Kỳ không thể tiếp tục làm cảnh sát quốc tế, mà phải dùng tât cả phương tiện của HK cung cấp phòng vệ căn bản kẻ cả lãnh đạo đồng minh NATO 29 nước đã cam kết sát cánh với HK sau biến cố 9-11, cũng như 74 nước chống ISIS. (Like you, I have said from the beginning that the armed forces of the Uited States should not be the policeman of the world. Instead…)
Từ một câu trong bức thư từ chức ông Mattis đã viết: “Vì ông [ngài, tổng thống] được quyền có một Bộ trưởng Quốc phòng có quan điểm phù hợp hơn với ông [tổng thống] về những điều này và các vấn đề khác, tôi tin rằng việc tôi từ chức là hợp lý.”
Qua một đoạn khác, theo ông Mattis, HK đang tăng cường nỗ lực đem lại một trật tự quốc tế có lợi nhất cho an ninh, thịnh vượng và các giá trị người Mỹ bằng sự đoàn kết các liên minh. Mục tiêu này của HK dĩ nhiên không khác của ông Trump vì nó chỉ có một chọn lựa.
Vậy thì “những điều này và các vấn đề khác” mà ông Mattis nói là hơi hướng bất đồng về cách cư xử thế nào mới gọi là tôn trọng đồng minh và đồng minh phải được biết rõ ràng về lập trường đối với các đối thủ chiến lược và những nước có hành động tàn ác như HK đã làm trong 4 thập niên qua.
Bức màn đã vén ra, mục tiêu của hai người không khác, chỉ có khác nhau ở chỗ phương sách thi hành. Thảo nào, ông Trump đã nói nhiều lần, đồng minh không có nghĩa là Hoa Kỳ tiếp tục đóng góp thiếu công bằng, và điều thứ hai, ông TT này cũng thường nói, ông không để cho kẻ thù đóan trước chiến thuật của ông. Phơi trần hết chiến lược của minh cho đồng minh thì đâu có khác nào cho kẻ thù biết chậm hơn một chút, bởi một lý do dễ hiểu - đâu có nước nào từ bỏ trao đổi tin tức vì quyền lợi mắc mứu riêng tư của họ. Cứ xem ông bà Clinton nhận tiền nước ngoài thì biết. Không lẽ là tiền quà sinh nhật cho cháu ngoại?
Ông Mattis đã có ý từ nhiều tháng trước, lý do rút quân khỏi Syria chỉ là một dấu hiệu sau cùng. Đầu tiên là TT Trump hủy bỏ cuộc thao diễn quân sự với Nam hàn, kế đến là ông Mattis không hài lòng về quyết định lập Lực lượng Không gian (Space Force) của TT Trump ngược lại lời khuyên của ông và sau đó là chọn ông Mark Milley làm Tham mưu Trưởng Quân đội thay cho Tướng Joseph Dunford vào chức Tham mưu Trưởng Liên quân, bỏ qua chon lựa của ông, Tham mưu trưởng Không quân David Goldfein.
Trong cuốn sách gây ồn ào mấy hôm của Bob Woodward đã khai thác rằng “ông tổng thống hành động như – và có kiến thức của - một “học sinh lớp năm, lớp sáu”. Và TT Trump đã trả lời trong cuộc phỏng vấn 60 Phút rằng ông nghĩ Mattis là “người thuộc đảng Dân chủ, nếu qúi vị muốn biết sự thật… Ông ta có thể sẽ ra đi”
Chuyện thay đổi nhân vật nội các là chuyện thường, vì lý do khác nhau như tự ý thôi việc, bị đuổi hoặc từ chức vì không cùng quan điểm. Trong thời Obama, có bốn lần thay Bộ trưởng Quốc Phòng Bob Gates từ thời TT Bush con (2006) lưu nhiệm 2008 –2011, Ash Carter 2015–2017 Chuck Hagel 2013–2015 Leon Panett 2011–2013. Có điều, Obama thay đổi thì “tốt” và “tài giỏi”, nhưng đối với ông TT Trump thì TTTT và truyền thông chửi mướn la toáng lên như Hoa Kỳ mất nước! hoặc những kẻ viết sách viết báo bôi bác kiếm tiền, không biết bẩn chỗ nào.
Thế đấy, sự kiện nào cũng có lý do nhất định của nó. Rút quân khỏi Syria hay giảm quân số ở Afghanistan đã có trong danh mục (check list – work to do) của ông Trump ngay từ khi vận động tranh cử. Chờ đến thời điểm thích hợp có lợi nhất, ông thi hành. Những nhân tài đã được trọng dụng, nhưng tiếc rằng quan điểm chẳng đồng nên phải ra đi. Đó chưa phải là điều xấu cho tương lai Hoa Kỳ. Hãy xem DC, TTTT và truyền thông chửi mướn, tất cả đã sai và không biết hổ thẹn như thế nào trước khi ông Trump - một người có một không hai mang về thành công to lớn đếm không hết trong hoàn cảnh lúc nào cũng cay nghiệt, thì rõ cả chứ gì!
Vĩnh Tường
No comments:
Post a Comment