Saturday, December 22, 2018

Bạn với mọi người, không là bạn với ai hết!

Nguyễn Nhơn 

Việt Nam 'giữ vững quan điểm' về 'Bộ tứ' Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ

Giới quan sát cho rằng Việt Nam vẫn giữ vững quan điểm về chính sách “ba không”, sau khi Hà Nội lên tiếng phản đối liên minh quân sự ở khu vực, khi đề cập tới việc hình thành “Bộ tứ”, còn gọi là “Quad”, gồm Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tân Đại sứ Việt Nam ở Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu, mới đây trả lời báo chí địa phương rằng Việt Nam “không muốn bất kỳ liên minh quân sự nào vì nó không có lợi cho an ninh khu vực”, nhưng “hoan nghênh bất kỳ sáng kiến nào đóng góp vào hòa bình khu vực”.

Trả lời VOA tiếng Việt, ông David Brown, cựu quan chức ngoại giao Mỹ ở Sài Gòn, nói rằng phát biểu của đại sứ Châu “không cho thấy bất kỳ sự thay đổi nào của Việt Nam”.

Nhiều năm qua, một điểm quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, đó là muốn làm bạn với tất cả các nước, và vì thế, nước này sẽ không tham gia bất kỳ liên minh nào”, nhà nghiên cứu về tình hình Việt Nam nói về quan điểm “ba không” của Việt Nam là “không tham gia các liên minh quân sự, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”.

Ông Brown nói thêm: “Nhưng nguyên tắc đó không cản trở Việt Nam tham gia sự hợp tác không chính thức với một số các nước, trong đó có tất cả bốn nước thành viên của Quad, bất cứ khi nào Hà Nội thấy cơ hội củng cố khả năng bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược”.

VOA - Viễn Đông 21/11/2018 )

Vua tàu chưa lên tiếng, thái thú An nam đã rướn giọng ùn oằn!

Không phải bây giờ mà đã từ lâu, ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên năm 2007, Thủ tướng Nhật bản đã đề ra học thuyết Tân Đại Đông Á với sự hình thành Liên Minh Kim Cương gồm tứ cường Mỹ - Nhật - Ấn - Úc:

HỌC THUYẾT “TÂN ĐẠI ĐÔNG Á” CỦA THỦ TƯỚNG SHINZO ABE:

Học thuyết “Tân Đại Đồng Á” hoàn toàn khác hẳn với những học thuyết “Đại Đông Á” trong quá khứ của Nhật Bản. Ý tưởng về một liên minh 4 quốc gia đã được Thù tướng Shinzo Abe nêu lên lần đầu tiên vào ngày 22/8/2007 trước Quốc hội Ấn Độ với tựa đề “Confluence of the two seas” (Hợp lưu 2 biển). Tuy nhiên vào thời điểm đó, do áp lực của Bắc Kinh, chính phủ Australia và Ấn Độ đã quyết định không tham gia.

Trong bối cảnh mới với sự trỗi dậy “không hòa bình” của Tàu Cộng. Học thuyết “Tân Đại Đông Á” giờ đây của Nhật Bản đã được Thủ tướng Abe hồi sinh sau hơn một thập niên bị đấp chiếu là mở rộng liên minh với các nước trong khu vực để chống lại hành động bành trướng của Bắc Kinh. Điều này được khẳng định trong bài viết của Thủ tướng Shinzo Abe được đăng tải vào ngày 27/12/2013 trên trang phân tích chính trị & kinh tế Project Syndicate.

Trong đó, Thủ tướng Shinzo Abe nêu rõ: “Tôi đã phát biểu tại Ấn Độ về sự cần thiết đối với Ấn Độ và Nhật Bản cùng nhau gánh vác trách nhiệm nhiều hơn để đảm bào an ninh hàng hải xuyên suốt từ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Thủ tướng Abe không chỉ muốn liên kết với Ấn Độ mà còn với Australia. Ngoài ra, đối với Hoa Kỳ, ông khẳng định: “Đối với Nhât Bản, không có gì quan trọng hơn việc tái đầu tư cho liên minh với Mỹ.” Dựa vào liên minh như thế, ông Shinzo Abe vạch ra một chiến lược liên minh như sau: “Australia, Ấn Độ, Nhật Bản cùng tiểu bang Hawaii của Mỹ sẽ tạo thành một “LIÊN MINH KIM CƯƠNG” để bảo vệ cho cộng đồng tự do hàng hải trải dài từ Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình dương. Tôi chuẩn bị đầu tư với mức tối đa cho khả năng của Nhật Bản chiến lược “liên mimh kim cương” này. Hiện nay, không – hải quân Mỹ có 9 căn cứ quan trọng từ Alaska, Hawaii đến Guam, Okinawa, Hàn Quốc và Australia.

Ngoài ra. Ông Abe còn nhấn mạnh sẽ tăng cường quan hệ với các nước Anh, Pháp cùng với các nước ĐNA. Ông viết: “Tôi sẽ cùng Anh, Pháp trở lại tham gia tăng cường hoạt động an ninh cho châu Á. Anh quốc vẫn còn tìm thấy giá trị trong thỏa thuận quốc phòng với 4 nước: Malayasia, Singapore, Australia và New Zealand. Tôi muốn Nhật Bản tham gia nhóm này, tập trận chung. Trong khi đó, hạm đội Thái Bình Dương của Pháp đóng tại Tahiti,” ông khẳng định. “Sẽ tăng cường an ninh hàng hải với khu vực ĐNA dựa theo qui tắc của “luật pháp quốc tế”.

Hãng tin Jiji Press dẫn lời Thủ tướng Abe phát biểu khi thăm Indonesia vào ngày 18/1/2014, cam kết Tokyo trong quan hệ đối tác với ASEAN, sẽ nổ lực đảm bảo quản lý các đại dương bằng luật lệ chứ không bằng vũ lực.”

Nổ lực liên minh của Nhật Bản bắt đầu đẩy mạnh các liên minh trên biển từ trước khi đảng Dân Chủ Tự Do (LDP) của ông Shinzo Abe trở lại nắm chính quyền. Về vấn đề này, tờ New York Times cuối tháng 11/2012, có đăng bài nhận định với chủ đề: “Nhật Bản đang khẳng định sức mạnh quân sự để đối phó với sự trỗi dậy của Tàu Cộng” (Japan is flexing its military muscle to counter a rising China).

Cũng trong tháng 11/12, tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 4, Phó Đô Đốc về hưu Hideaki Kaneda – Giám đốc viện Okazaki của Nhật Bản – đã trình bày tham luận đề cập việc Tokyo tăng cường “Liên minh An ninh Hàng hải”. Theo đó, Nhật Bản đang thúc đẩy 2 hợp tác đa phương hẹp là: Nhật – Mỹ – Australia và Nhật – Mỹ – Ấn Độ. lần lượt đóng vai trò như trục “Bắc – Nam” và trục “Đông – Tây” để bảo đảm tự do an ninh hàng hải. Theo giới chuyên gia nhận định, Nhật Bản sẽ không dừng lại ở những nổ lực trên, chính phủ của ông Abe trong thời gian tới, chắc chắn sẽ thực hiện nhiều hành động mới đáp ứng học thuyết “Tân Đại Đông Á”.

(ÔNG ABE HỐI SINH HỌC THUYẾT “TÂN ĐẠI ĐÔNG Á” & “LIÊN MINH KIM CƯƠNG” - NGUYỄN VĨNH LONG HỒ)

Ngày nay, quan niệm Liên Minh Kim Cương đã được chánh quyền Trump triển khai cụ thể tiến tới một hình thức Liên Minh Ấn Độ - Thái Bình Dương hay thường gọi như là NATO Phương Đông:

"Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bắt đầu được chú ý đặc biệt khi Tổng thống Mỹ Donald J. Trump mở đầu bài phát biểu của mình tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) Đà Nẵng tháng 11/2017 bằng việc bày tỏ sự vinh hạnh được “hiện diện tại Việt Nam – trái tim của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.” Trong suốt chuyến công du Châu Á dài gần hai tuần của mình, Tổng thống Trump đã liên tục sử dụng thuật ngữ này như có hàm ý về chiến lược mới của Mỹ ở khu vực vẫn thường được biết đến là Châu Á – Thái Bình Dương (Asia – Pacific).

... Sau chuyến công du Châu Á đó của Tổng thống Trump, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã công bố lần lượt “Chiến Lược An Ninh Quốc Gia” và “Chiến Lược Quốc Phòng” trong đó khẳng định sự ưu tiên của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
... Trong những năm trở lại đây, với Sáng Kiến Vành Đai & Con Đường (BRI), Trung Quốc đã đầu tư ồ ạt vào xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường biển ở các nước Trung Á, Nam Á, và Châu Phi để mở rộng ảnh hưởng của mình. Nhiều dự án làm dấy lên hoài nghi và sự lo ngại ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Nhật Bản và Ấn Độ. BRI bị phương Tây chỉ trích là thiếu minh bạch, chất lượng thấp, xâm phạm lãnh thổ và làm nhiều nước nghèo ngập trong nợ nần. Tuy nhiên, sự tham gia ở mức độ khác nhau của đông đảo các nước trong khu vực vào sáng kiến này cho thấy sức ảnh hưởng ngày một gia tăng của Trung Quốc.

... Bốn nước và cũng là các cường quốc về kinh tế, quân sự đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và Mỹ. Đây là những nước thành viên của nhóm “Đối thoại an ninh bốn bên” (gọi tắt là nhóm “Bộ tứ,” hay “Tứ giác kim cương”) được hình thành từ năm 2007 do sáng kiến của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Quan điểm của chính quyền bốn nước về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mặc dù rất gần với nhau nhưng cũng không hoàn toàn trùng khớp. Trong khi Mỹ cho rằng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là khu vực trải từ bờ tây nước này tới bờ tây Ấn Độ thì tầm nhìn của Nhật Bản lại tham vọng hơn khi mở rộng tới tận bờ đông của Châu Phi. Tuy chưa có định nghĩa chính thức của mình nhưng Ấn Độ có quan điểm tương tự Nhật Bản; còn cách nhìn của Australia về cơ bản giống Washington. Một điểm chung nổi bật đó là: dù còn khác biệt về quan điểm nhưng cả bốn nước đều ủng hộ và nhấn mạnh vai trò trung tâm của Ấn Độ với chiến lược mới. Ấn Độ có tiềm năng và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm an ninh khu vực.

... Mặc dù không được biết đến như một người luôn nói thật nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không “ngoa” khi gọi Việt Nam là “trái tim của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” khi tham dự APEC 2017. ASEAN chính là minh hoạ chân thực nhất khi Thủ tướng Nhật Bản nhắc tới “sự hợp lưu của hai đại dương.” Đây có thể được coi là khu vực đa dạng nhất về văn hoá, chính trị, tôn giáo và hình thái xã hội với ảnh hưởng sâu rộng từ Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây.

Về kinh tế, ASEAN là một trong những khu vực năng động phát triển năng động nhất thế giới, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao. Nhiều nhà quan sát cho rằng trọng tâm động lực của kinh tế thế giới không chỉ đang dịch chuyển từ Tây sang Đông (Mỹ & châu Âu sang châu Á) mà còn từ Bắc xuống Nam (Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á). Số liệu cho thấy từ năm 2013 – 2016 khu vực ASEAN thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn Trung Quốc.

Ngoài những tiềm năng về kinh tế, quan trọng hơn, ASEAN còn nắm giữ vị trí địa chính trị quan trọng hàng đầu. Eo biển Malacca kết nối Ấn Độ Dương vào Biển Đông là cửa ngõ để hàng hoá và năng lượng từ Trung Đông, Ấn Độ đi tới Đông Bắc Á và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, giống như bản chất của chính ASEAN, quan điểm của các nước trong khu vực cũng rất đa dạng. Trong khi Việt Nam, Singapore, Indonesia và Thái Lan ngày càng thể hiện rõ sự ủng hộ chiến lược mới thì những nước nằm trong tầm ảnh hưởng lớn của Trung Quốc như Philipines, Malaysia, Campuchia lại giữ im lặng.

(Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Kỷ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược
- Nguyễn Nhật Huy & Sơ Nguyên nghiencuuquocte.org/2018/04/07/an-do-duong-thai-binh-duong/ )

Đứng trước sự vận động liên minh nhằm ngăn chặn chiến lược " Nhất Lộ - Nhất Đới " của chệt cọng với ý đồ độc chiếm Biển Đông làm đoạn mở đầu trọng yếu cho " Vành Đai ", tức là " Con Đường Tơ Lụa trên Biển " như vậy, đáng lý ra Việt Nam chẳng những phải hoan nghinh mà còn tích cực tham dự mới phải lẽ.

Đàng nầy trái lại, tên đại sứ việt cọng lại công khai tuyên bố ngay tại nước chủ nhà Ấn Độ: Ngày 15/11/2018 vừa qua, VN đã tái khẳng định việc ngã theo tàu cộng qua tiếng nói của đại sứ Việt Nam tại Ấn, ông Phạm sinh Châu: "Chúng tôi không muốn thấy bất cứ liên minh quân sự nào tại biển đông bởi vì chúng tôi tin nó không có lợi cho an ninh khu vực."

Vậy thử hỏi: Biển Đông là của ai?

Nếu như Biển Đông là " Thuộc Chủ Quyền Bất khả Tranh cải của Việt Nam " như tự ngàn xưa cho tới trước ngày tàu cọng xâm lăng Hoàng Sa năm 1974 và Gạc ma, Trường Sa năm 1988 thì bọn việt cọng đương quyền phải nhân cơ hội liên minh với tứ cường chận đứng âm mưu bành trướng bá quyền uy hiếp Việt Nam thì mới phải lẽ.

Đàng nầy, bọn hán ngụy minh thị hành động ngược lại:

Chủ tịch Tập gặp Thủ tướng Phúc ở Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 4/11 đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi người đứng đầu chính phủ Việt Nam tới Thượng Hải dự Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế khai mạc ngày 5/11.

Reuters dẫn lời ông Tập nói rằng 2018 đánh dấu 10 năm ngày thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Chủ tịch Tập nói thêm rằng Trung Quốc và Việt Nam “nên duy trì truyền thống trao đổi cấp cao, gần gũi, giữa hai đảng và hai nhà nước, thúc đẩy cho ‘Sáng kiến vành đai và con đường’ của Trung Quốc cũng như kế hoạch ‘Hai hành lang một vành đai’ của Việt Nam, đồng thời xác nhận các lĩnh vực hợp tác ưu tiên”.

Theo Reuters, ông Tập nói rằng Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á, và nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẽ nhập khẩu thêm các hàng hóa của Việt Nam có thể bán được tại thị trường Trung Quốc.

Chủ tịch của Trung Quốc còn được trích lời nói rằng “hai bên nên cùng nỗ lực để duy trì ổn định và hòa bình hàng hải, cũng như tăng cường hợp tác hàng hải”.

VOA 5/11/2018

Như vậy hán ngụy việt cọng quyết lòng tích cực hợp tác với giặc chệt bành trướng trong sách lược "Một Vành Đai - Một Con Đường":
- Thoái nhượng Biển Đông cho chệt làm đoạn mở đầu Vành Đai biển,
- Nhượng một phần lãnh thổ 6 tỉnh biên giới và Điện Biên làm khu vực trung chuyển hàng hóa chệt xuống cảng Hải Phòng thông qua dự án "Hai hành lang - Một vành đai."

Đó là lý do vì sao nhân dân Việt trong ngoài nước kết án bọn việt cọng đương quyền là bọn phản quốc bán nước cho chệt cọng.

Còn nói rằng: "Nhiều năm qua, một điểm quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, đó là muốn làm bạn với tất cả các nước, và vì thế, nước này sẽ không tham gia bất kỳ liên minh nào”, nhà nghiên cứu về tình hình Việt Nam nói về quan điểm “ba không” của Việt Nam là “không tham gia các liên minh quân sự, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”.

Đó là hán ngụy việt cọng quen thói dối trá, nói mép để che dấu hành động trá ngụy, bán nước của chúng.

Bởi vì sách Hoa Kỳ có chữ: Bạn với mọi người, không là bạn với ai hết!

Thời đại ngày nay là thời đại "Liên lập" (Interdependence): Các đại cường như Mỹ - Nhật - Ấn - Úc mà còn phải kết ước liên minh để chống chệt đỏ bành trướng.

Hà huống gì việt cọng xã nghĩa 3 không, đơn độc, ngồi chò hỏ một mình thì chỉ có đưa đầu cho chệt đột chớ làm thế nào được!

Cho nên Quân dân cán chính ty nạn việt cọng hải ngoại có lý khi nêu cao khẩu hiệu:
MUỐN CHỐNG TÀU XÂM LĂNG, TRƯỚC TIÊN DIỆT NỘI GIAN VIỆT CỌNG. 

Nguyễn Nhơn
Mùa Thu 21/11/2018

No comments:

Blog Archive