TIN VẮN
1. TT Trump Ký Đạo Luật Cải Thiện Nông Nghiệp
Trước khi ký đạo luật Cải thiện Nông nghiệp, (H.R.2- (Agriculture Improvement Act) TT Trump đã phát biểu về nội dung chính của đạo luật. Đây là một trong nhiều sự kiện nổi bật trong 2018, nói lên sự thành công không thể xuyên tạc của Chính phủ Trump - là món quà cho nông gia Hoa Kỳ.
Nông gia mơ ước từ lâu, bao chính quyền đã lãng quên, đến thời Trump, họ đã được quan tâm đúng mức, nhờ TT Trump đã hứa và giữ lời. Đạo luật bảo vệ nông gia và giá trị sản phẩm của họ trên các thị trường xuất nhập cảng khắp thế giới. Đây là món quà Giáng sinh cho dân HK cũng như luật cải cách thuế vào kỳ Giáng sinh năm ngoái.
2. Hoa Kỳ cam kết viện trợ $ 10,6B cho Trung Mỹ, miền nam Mexico
Hôm thứ Ba 18/12/18, Hoa Kỳ đã cam kết viện trợ và đầu tư $5,8 tỉ để tăng cường phát triển kinh tế và chính phủ ở Trung Mỹ và thêm 4,8 tỷ đô la viện trợ phát triển cho miền nam Mexico. Tổng cộng $10.6 tỉ
Viện trợ của Hoa Kỳ nhằm mục đích giải quyết vấn nạn di cư từ gốc – nâng cao điều kiện an ninh và cơ hội việc làm tốt hơn như là một phần của kế hoạch khu vực để người Trung Mỹ và Mexico ở lại đất nước của họ thay vì di cư.
Kế hoạch này đã được công bố trong một tuyên bố chung của Hoa Kỳ-Mexico do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố, và do Bộ trưởng Ngoại giao Mexico Marcelo Ebrard đọc rõ ràng tại thủ đô Mexico
“Nói tóm lại, tôi nghĩ đây là một tin tốt, một tin rất tốt cho Mexico.”
Tổng thống mới nhậm chức, ông Andres Manuel Lopez Obrador đã ca ngợi kế hoạch cung cấp việc làm để người dân sẽ không phải di cư. Ông phát biểu trong một cuộc họp báo buổi sáng trước khi thông báo: “Tôi có một giấc mơ mà tôi muốn thấy đã trở thành hiện thực ... rằng không ai muốn đi làm ở Mỹ nữa”.
Sự kết hợp giữa đầu tư công và tư nhân cho nỗ lực – “ở lại trong nước” không cần có sự chấp thuận của quốc hội, không giống như dự án một bức tường biên giới ca ông Trump, nhằm ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố nói rằng “Hoa Kỳ đang cam kết 5,8 tỷ đô la thông qua đầu tư công và tư nhân để thúc đẩy cải cách và phát triển thể chế ở Tam giác phía Bắc”, một thuật ngữ liên quan đến Honduras, Guatemala và El Salvador.
Chính quyền của Lopez Obrador cho biết họ cũng quan tâm đến các dự án nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch ở miền nam Mexico, và Hoa Kỳ cho biết họ sẽ đóng góp cho những nỗ lực đó.
Theo tuyên bố, Tổng công ty đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ “đã chuẩn bị đầu tư và huy động $2 tỷ trong quỹ bổ sung cho các dự án ở miền nam Mexico có thể nẩy mầm và thu hút đầu tư của khu vực tư nhân. “Số tiền này ngoài số tiền $2,8 tỷ trong các dự án cho Mexico thông qua đường ống đầu tư hiện tại của OPIC.”
Ebrard cho biết, “Các cam kết được thiết lập ở đây cho thấy nhiều gấp đôi đầu tư nước ngoài ở miền nam Mexico bắt đầu từ năm 2019.”
Các bang miền Nam như Chiapas và Oaxaca là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng nghèo nhất Mexico. Lopez Obrador, người nhậm chức ngày 1 tháng 12, đã tìm cách ưu tiên phát triển ở khu vực đó, bao gồm cả kế hoạch cho một “đường xe lửa Maya” kéo dài từ các khu du lịch của bán đảo Yucatan xuống Chiapas.
Không rõ liệu Mexico có trả lại bất cứ điều gì không. Một thông báo theo kế hoạch về chính sách di cư của Mexico đã bị hoãn lại cho đến thứ Tư (19/12)
Và theo tin mới nhất cho hay, Mexico đã đáp ứng yêu cầu của Hoa Kỳ để người di cư tìm kiếm tị nạn ở Hoa Kỳ ở lại Mexico trong thời gian họ làm thủ thục xin. Mexico cũng bắt đầu ngăn chặn di dân qua biên giới phía nam của họ. Nghĩa là bảo vệ biên giới như TT Trump.
Ebrard trước đây đã gợi ý rằng khoảng $25 tỷ đô la đầu tư của Hoa Kỳ sẽ là một con số thích hợp cho những gì người Mexico và Trung Mỹ đã gọi là “Liên minh vì sự thịnh vượng” trong khu vực.
Một số người trong đoàn caravan đã đòi hỏi HK phải trả $50 ngàn cho mỗi người họ mới đi về, hoặc phải cho họ vào Mỹ. Điều này ngày càng cho thấy họ đã bị tuyên truyền về quyền di cư vào HK như là quyền đương nhiên căn bản, buộc HK phải cấp nhận và thi hành. Nhưng thực tế, bây giờ họ phải nằm vạ ở Mexico, chờ đợi và không biết đến bao giờ mới được vào Mỹ.
Mexico đang lãnh đủ hậu qủa của việc cho caravan mưng đường hành quân. HK thời đại Trump chịu tốn tiền cho kế hoạch lâu dài thay vì lãnh nạn bao dung, đạp rào rước tất cả vào nhà.
3. Hiệp ước Di Cư Toàn Cầu
Hôm thứ Hai 17/12/18, Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (HĐLHQ) đã thỏa thuận một bản hiệp ước được gọi là “Hiệp ước Di Dân Toàn Cầu” gồm 34 trang.
Hiệp ước do 193 thành viên HĐLHQ, kể cả Hoa Kỳ soạn thảo dưói thời OBAMA và đã thoả thuận thực thi 2016 và tuyên bố rằng không một quốc gia nào được tự ý điều hành di cư quốc tế và đã đồng ý thi hành theo hiệp ước toàn cầu.
Tổng thư ký LHQ đã hoan nghênh việc áp dụng chính thức Toàn cầu cho việc di cư an toàn, có trật tự và thường xuyên tại Đại hội đồng.
Đây là một thỏa thuận không ràng buộc về mặt pháp lý nhằm khẳng định các nguyên tắc nền tảng của cộng đồng toàn cầu của chúng tôi, bao gồm chủ quyền quốc gia và quyền con người phổ quát, đồng thời chỉ ra hành động nhân đạo và hợp lý để mang lại lợi ích cho các quốc gia gốc, quá cảnh và đích đến cũng như chính người di cư.
Lý do căn bản đưa ra là hiện nay, có 250 triệu người di cư trên toàn thế giới trong tình trạng nguy hiểm và trong tay của kẻ buôn lậu hoặc buôn người. Hội đồng bỏ phiếu kết quả 152 phiếu thuận, 12 phiếu tráng và 5 phiếu chống
Hiệp ước này, cũng theo kiểu không ràng buộc pháp lý giống như Hoà ước Biến đổi Khí hậu ở Paris, hoặc Vũ khí với Iran, HK dưới sự lãnh đạo của TT Trump, đã gạt phắt cuộc thương thảo từ tháng 12 năm ngoái vì nhận định đây là con đường dẫn đến mất chủ quyền quốc gia.
Hôm qua, tại cuộc bỏ phiếu Phó Trợ lý Bộ trưởng Bộ Dân số, Người ty nạn và Di cư Hoa Kỳ, Andrew Veprek, đã bày tỏ sự phản đối của Chính phủ Trump. Ông nói:
"Mặc dù Hoa Kỳ tôn vinh sự đóng góp của nhiều người nhập cư đã giúp xây dựng quốc gia của chúng tôi, chúng tôi không thể hỗ trợ một Hiệp ước hoặc một quy trình có tiềm năng áp đặt các hướng dẫn, tiêu chuẩn, kỳ vọng hoặc cam kết quốc tế có thể hạn chế khả năng đưa ra quyết định của chúng tôi, vì lợi ích cao nhất của quốc gia chúng tôi”
Ông xoáy mạnh vào tầm quan trọng của chính quyền Trump một cách tuyệt vời trong việc bảo vệ biên giới và điều chỉnh di cư vào Hoa Kỳ. Ông tuyến bố:
"Hoa Kỳ tuyên bố và tái khẳng định niềm tin của mình rằng các quyết định về cách bảo vệ biên giới và ai sẽ được cho cư trú hợp pháp hoặc quyền công dân, là một trong những quyết định có chủ quyền quan trọng nhất mà một đất nước có quyền quyết định. Họ không phải đàm phán hoặc đánh giá trong các công cụ quốc tế hoặc diễn đàn."
Tuyên bố của HK chứng tỏ HK đã nhận thấy đây là bước đầu dọn đường cho chủ nghĩa toàn cầu của UN, các quốc gia có thể mất chủ quyền. Khi đã xỏ chân vào thực hện hiệp ước này thì không thể nào quay đầu lại vì sửa lại xã hội tốn kém, khó khăn hơn chấp nhận đi tới. Hiện nay ở HK DC đang ủng hộ di cư và chống ông Trump rất hăng.
Hiệp ước này đã dẫn đến mối lo ngại gia tăng và chia rẽ trong cộng đồng LH Âu Châu:
Bulgaria, mặc dù Hiệp ước Di dân Toàn cầu nói trên không có sự ràng buộc pháp lý, Bulgaria cho biết họ sẽ không ký Hiệp ước. Ở Slolvakia, bộ trưởng ngoại giao đã từ chức để phản đối lập trường của chính phủ. Ở Bỉ (Belgium), cánh hữu N-VA “không muốn nhúng tay vào” Nhưng Thủ tướng Bỉ Charles Michel đã cõng Hiệp ước đó đến quốc hội hôm thứ Năm, và được chấp thuận trái với mong muốn của N-VA, đảng lớn nhất trong liên minh cầm quyền.
Các quốc gia EU khác quay lưng lại với hiệp ước này là Hung Gia Lợi (Hungary) và Ba Lan (Poland),cũng có lập trường cứng rắn về di cư dưới thời chính phủ Viktor Orban, đã kiên quyết phản đối hiệp ước.
Áo (Austria) giữ chức chủ tịch Liên hiệp Âu châu (EU) cho đến cuối năm., là nước đứng đầu đàm phán hiệp ước, cũng rút lui. Thủ tướng Áo phái bảo thủ Sebastian Kurz, liên minh với Đảng Tự do dân tộc, tuyên bố rằng: “một số điểm mà chúng tôi đánh giá nghiêm chỉnh và là điều chúng tôi sợ nguy hiểm đối với chủ quyền quốc gia.”
Người ta đang chờ xem liệu các quốc gia Bắc Phi và những nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ có xem đây là một dấu hiệu mới cho thấy việc quản lý di cư chỉ có thể được thực hiện theo các điều khoản của Châu Âu hay không.
Tóm lại ngoài HK, còn có Hungary, Israel, Ba Lan và Cộng hòa Séc (Czech Republic), Áo bỏ phiếu chống lại hiệp ước Di dân Toàn cầu.
Các nước hổ hởi tham hiệp ước gia có Ái Nhĩ Lan (Ireland) và các quốc gia châu Phi hăng hái nhào vô hiệp ước trong khi HK và các nước khác chống lại, bởi lý do dễ hiểu là một bên ngồi trên vai, một bên gánh.
Xem tin này, bình dân HK có nên cảm ơn TT Trump không, mặc dù không biết HK sẽ ra sao sau nhiệm kỳ của ông, nhất là khi chính quyền vào tay của DC?
4. Tin giờ chót Chính phủ Đóng cửa.
Một tuần qua, bức tường rào nhằm giữ anh ninh biên giới đã trở thành những cục gạnh để chọi nhau trong Quốc hội và dân HK lên áp huyết.
Hôm thứ ba 11/12/18, TT đã mở show giồng như ”NGƯỜI TẬP SỰ” của ông trước khi làm TT. TTTT đã lọt lưới, phải chuyển hướng khác để đánh thay vì cho rằng ông bị bệnh tâm thần hay trình độ lớp ba như bệnh cũ lâu năm của họ; còn nghề phải đạo chính trị, của hai người diễn viên đại diện DC bị phơi khô trước quốc dân. Đó là lý luận: “Hạ viện CH không có phiếu ủng hộ bức tường” Thứ hai là “Không nên nói chuyện trước truyền thông”, và thứ ba là “Các chuyên gia đã phán bức tường biên giới không hiệu quả và phí phạm”. Phần TT Trump thì vỗ ngực tuyên bố sẵn sàng và hãnh diện chịu trách nhiệm đóng cửa chính phủ vì bức tường để giữ gìn an ninh biên giới, vì người dân không thể đón nhận bất an từ di dân bất hợp pháp kéo theo những hệ lụy bất an cho xã hội, mất an ninh cho quốc gia.
Kết quả thứ nhất, mặc dù có những ông đặt việc chống Trump mặt dày, không ủng hộ bức tường giữ gìn an ninh biên giới, Hạ viện đã thông qua dự luật đáp ứng yêu cầu $5 tỷ theo kế hoạch của TT Trump tỉ lệ 217/185.
Thế là DC đã sai: 1-0.
Thứ hai, không nói tranh luận trước quần chúng, nhưng mấy ngày nay DC và TTTT chửi rân trước quần chúng. Về đức và lẽ phải thông thường, DC thua cho CH và TT Trump 2- 0.
Thứ ba, Bức tường theo lý lẽ bình dân khi ra nhìn hàng rào chung quanh nhà, cũng như thống kê, những con số cho thấy bức tường đương nhiên 100% có hiệu quả giúp cho cả người trong nước và người đòi đến đều an toàn, Về thực tế, DC thua cho TT Trump 3-0.
Thế là DC đã sai: 1-0.
Thứ hai, không nói tranh luận trước quần chúng, nhưng mấy ngày nay DC và TTTT chửi rân trước quần chúng. Về đức và lẽ phải thông thường, DC thua cho CH và TT Trump 2- 0.
Thứ ba, Bức tường theo lý lẽ bình dân khi ra nhìn hàng rào chung quanh nhà, cũng như thống kê, những con số cho thấy bức tường đương nhiên 100% có hiệu quả giúp cho cả người trong nước và người đòi đến đều an toàn, Về thực tế, DC thua cho TT Trump 3-0.
Nhưng lên thượng viện, dự luật không thông qua được vì CH chiếm đa số quá ít và những kẻ ghét Trump trong đảng và toàn bộ DC kể cả ĩTNS đã hùng hổ tuyên bố ủng hộ bức tường mà TT đề ra trước khi bầu cử để kiếm phiếu, nhưng sau bầu cử thì quen thói "quất ngựa truy phong" vì đảng ta trên hết như:
1. Joe Manchin (DC- WV) tuyên bố: “Tôi muốn Mexico trả tiền xây bức tường. Nhưng họ không đồng ý. Vậy chúng ta cần tự làm. Tôi bầu cho ngân sách xây tường của TT Trump. Hãy kiểm tra phiếu của tôi đi”
(“I wanted Mexico to pay for the wall. But they’re not. So we need to do it ourselves. I voted to fund President Trump’s wall. Check the vote.”)
1. Joe S. Donnelly (DC - Indiana)tuyên bố: ”Tôi thực sự đã bỏ phiếu cho tài trợ tường biên giới ba lần khác nhau. Tôi đồng ý với điều đó. Tôi đồng ý $3 tỷ , 3,5 tỷ, 4 tỷ hoặc 5 tỷ” (“I actually voted for border wall funding three different times. I’m fine with that. I’m fine with $3, $3.5, $4, or $5 [billion].”)
2. NS Jon Tester (DC Mont.) Tháng Tám trước bầu cử giữa mùa, phát ngôn viên của Thượng nghị sĩ Jon Tester đã nói với Politico rằng Thượng nghị sĩ sẽ bỏ phiếu tài trợ cho bức tường, nói rõ: Jon Jon muốn bảo đảm biên giới của chúng tôi và sẵn sàng đầu tư có trách nhiệm vào nhân lực, công nghệ, hàng rào và tường ở một số nơi” (… “Jon wants to secure our border and is willing to make responsible investments in manpower, technology, fencing and, in places, a wall.”)
3. TNS Heidi HeitKamp (DC- N.D.). Cũng trong tháng Tám, TNS Heidi Heitkamp nói với báo Breitbart: Tuy nhiên, tôi đã hỗ trợ an ninh biên giới gia tăng và tăng cường dọc theo biên giới phía tây nam của chúng tôi với Mexico … và vâng, cả chi phí cho bức tường nữa” (“I’ve always supported increased and enhanced border security along our southwest border with Mexico … and yes, wall funding as well.”)
Nhưng bây giờ bầu cử xong có kẻ thắng, có kẻ thua rồi, chắc đang nhai kẹo chewing gum nên không tiện nói. Obama, H. Clinton, Chuck Schumer vn vn … cũng vậy, mấy cái video còn oang oang những lời chống di dân bất hợp pháp và xây tường rào, bảo vệ biên giới vẫn còn “sống mãi trong sự nghiệp của DC.
Wolf Blitzer (CNN), đã không đưa ra được một bằng chứng nào cho thấy DC thật sự ủng hộ an ninh biên giới. Và ông Miller, cố vân cho TT Trump đã nổ một tràng rằng:
DC đã bỏ phiếu chống luật Kate law. Họ đã bỏ phiếu chống lại dự luật chấm dứt thành phố bảo hộ -bỏ phiếu chống lại truy đuổi thành viên băng đảng MS-13, họ đã bỏ phiếu chống lại sự trừng trị các tội phạm bạo lực, họ đã hét lần này đến lần khác chống lại một bức tường biên giới để ngăn chặn sự xâm nhập bất hợp pháp. Không có bằng chứng cho thấy DC tiếp tục ủng hộ giữ gìn an ninh biên giới? Họ chỉ nói suông và đã không làm gỉ cả. Họ phản đối xóa bỏ kẽ hở luật lệ xin tị nạn.
Thế đấy! Bình dân nên cảm ơn TT Thiệu một lần nữa vì câu nói bất hủ của ông “Đừng nghe … nói mà hãy nhìn những gì họ làm”
Và đêm nay, phần lớn 9/15 ngành của chính phủ tạm thời bắt đầu đóng cửa. Ngón trỏ và bộ khẩu nay sẽ hoạt động không biết mỏi để chỉ trích TT. Nhưng sự thật là ai đã đóng cửa? DC nắm 10 phiếu TV không chịu cho đất nước và dân HK một cơ hội giải quyết một vấn nạn treo hoài trên cổ, hay vì TT Trump thích xây tường lấy oai mà ra?
Vĩnh Tường biên soạn
No comments:
Post a Comment